Hậu quả kinh tế của những phát kiến địa lý
Những phát kiến lớn về địa lí thế kỉ XV và XVI đã gây nên những hậu quả kinh tế lớn lao không chỉ đối với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mà còn với cả châu Âu và cả thế giới nữa.
Trước hết việc phát kiến địa lí này dẫn đến sự mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp. Trước phát kiến địa lí, thị trường buôn bán quốc tế của châu u còn hạn chế, việc buôn bán với phương Đông phải qua sự môi giới của người Ả Rập. Sau phát kiến địa lí, châu u đã tìm được nhiều đường sang phương Đông, châu Phi và châu Mĩ, đặt cơ sở cho việc trao đổi hàng hoá trực tiếp với các khu vực này. Vì thế phạm vi liên hệ kinh tế đã tăng lên gấp 5 lần trước đó. Từ đó trở đi, tư bản châu Âu có được lĩnh vực hoạt động rộng bao la.
Sự mở rộng phạm vi buôn bán thể hiện ở sự tăng lên rất nhiều số lượng hàng hoá và các loại hàng hoá. Nhiều sản phẩm trước đây chưa hề đến Tây Âu, cũng đã gia nhập phạm vi lưu thông hàng hoá như thuốc lá, ca cao, cà phê, chè lá và nhiều loại hàng hoá khác. Bản thân tính chất thương nghiệp cũng thay đổi theo sự mở rộng phạm vi buôn bán quốc tế. Các trung tâm thương nghiệp mới ở châu Âu xuất hiện. Mỗi thành phố ở châu Âu đều có một sở giao dịch dành cho thương nhân.
Trước đây việc buôn bán giữa phương Đông và phương Tây chủ yếu thông qua Địa Trung Hải, nhưng lúc này Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và sau nữa là Thái Bình Dương đã giành lấy vai trò đó. Trung tâm kinh tế thương mại ở Tây Âu vì thế cũng thay đổi. Các thành thị Italia đã từng sám uất một thời, sa sút dần, trái lại các thành thị của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nedéclan .. trở nên phồn vinh chưa từng thấy. Vào thế kỉ XVI, thành phố Anvecpen (Hà Lan) đã trở thành trung tâm thương nghiệp lớn nhất châu Âu, đến thế kỉ XVII thành phố Amxtecdam vươn lên trở thành thủ đô thương nghiệp của thế giới.
Nhưng hậu quả lớn nhất mà các phát kiến địa lí tạo nên là cuộc “cách mạng giá cả”. Nó diễn ra do vàng chạy vào châu Âu nhiều hơn bao giờ hết. Tây Ban Nha là nước kiếm được nhiều vàng nhất do khai thác và cướp bóc được ở châu Mĩ, vàng bạc đã được tung ra để mua hàng hoá khiến cho giá cả tăng lên vùn vụt. Ở Anh, Pháp, Đức giá cả tăng trung bình từ 2 đến 2,5 lần. Ở Tây Ban Nha giá cả tăng lên mức độ cao nhất từ 4 đến 5 lần. Sự cao vọt của giá cả hàng hoá chỉ có lợi cho thương nhân và các nhà sản xuất hàng hoá, còn quán chúng nhân dân, nhất là nông dân bị bản cùng hoa nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng là nhân tố kích thích quá trình tích luỹ tư bản ban đầu và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất.
Những phát kiến địa lí về khách quan là sự cống hiến rất quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Nó đem lại nhiều kiến thức về địa lí, thiên văn, kĩ thuật và kinh nghiệm hàng hải. Đồng thời việc phát hiện những vùng đất mới và cư dân mới đã mở ra một phạm vi rộng lớn cho sự phát triển và nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, như Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Sinh vật học, Địa chất học, Nhân chủng học v.v…