Sự thành lập đế quốc thực dân Tây Ban Nha
Kể từ cuộc thám hiểm đầu tiên của Crixtôp Colombo, người Tây Ban Nha đã chiếm đảo Haiti làm thuộc địa. Bốn mươi người Tây Ban Nha đã tình nguyện ở lại đảo với hi vọng có thể kiếm được vàng. Đó là một xóm đầu tiên của người châu Âu ở châu Mĩ. Từ đó về sau, nhất là 15 năm sau khi Côlômbò chết, Tây Ban Nha đã dần dần chiếm lục địa châu Mĩ.
Dân cư ở châu Mĩ trước khi người Tây Ban Nha xâm lược phần lớn đều đang sống trong giai đoạn phát triển cao của chế độ thị tộc. Chỉ có ba tộc : Maya, Adotech và Inca là ở trình độ văn minh. Người Maya, Adotech là chủ nhân của lãnh thổ Mêhicô ngày nay. Vào thế kỉ XV hai tộc người này đã có một nền văn hoá cao và lâu đời. Họ có thành thị, lâu đài xây bằng đá và gạch, có đền chùa rất nguy nga, lộng lẫy. Họ biết chế tạo những đồ dùng bằng vàng, đồng và làm những nghề thủ công tinh xảo như khám, thêu, dệt. Họ chú trọng phát triển nông nghiệp, biết làm ruộng bậc thang và xây dựng hệ thống tưới nước. Xã hội người Maya và Addtech đã là một xã hội có giai cấp và nhà nước, với một nền văn hoá độc đáo và tôn giáo riêng biệt của chính mình.
Người Inca là chủ nhân của lãnh thổ Peru ngày nay. Tộc Inca là tộc lớn nhất, chiếm địa vị lãnh đạo nên lãnh thổ Peru vẫn được coi là đất nước của người Inca. Đời sống kinh tế căn bản của người Inca là nông nghiệp. Họ tổ chức thành những công xã nông thôn để tiến hành sản xuất. Họ cũng có nhiều công trình kiến trúc bằng đá nổi tiếng, đặc biệt là những đền đài đồ sộ. Và cũng như người Maya và Adotêch, người Inca có chữ viết của mình. Những chữ cổ của người Inca được thêu trên những tấm vải thờ và liệm. Lòng tham lam đi tìm vàng đã thúc đẩy người Tây Ban Nha thực hiện âm mưu xâm lược Mêhicô. Tháng 2 năm 1519, Coóctếc, một người Tây Ban Nha, đã chỉ huy 11 chiến thuyền và 600 người đổ bộ vào Mehicô. Mặc dù đã kiên quyết chống lại, nhưng vì trình độ văn hoá và kĩ thuật thấp hơn, vũ khí kém hơn, nên các thổ dân Mehico không thể tránh khỏi thất bại. Ít lâu sau, người Tây Ban Nha chinh phục được toàn bộ lãnh thổ Mehico.
Mười năm sau, năm 1531, một người Tây Ban Nha khác là Pixarô lại cầm đầu một đội quân chinh phục mãnh đất Pêru giàu có. Đội quân này gồm 200 người và 50 con ngựa. Bằng chiến thuật bất ngờ đánh úp đội quân bảo vệ lãnh chúa Inca, Pixaro đã bắt giam được thủ lĩnh của người Inca, sau đó bắt họ phải chuộc lại thủ lĩnh bằng vàng ; nhờ đó Pixarô chiếm được một số lượng vàng rất lớn.
Pixarô trở thành viên Toàn quyền Tây Ban Nha ở Peru. Năm 1534, một sĩ quan của Pixaro là Benancaxaro đã đánh chiếm Kitô (là vùng đất thuộc thủ đô của nước cộng hoà Ecuado ngày nay).
Tiếp theo cuộc chinh phục của Coóctếc và Pixarô, người Tây Ban Nha còn tiến hành nhiều cuộc chinh phục đẫm máu khác. Từ năm 1535 đến 1537, họ chinh phục Chilê ; từ 1526 đến 1535, chinh phục vùng lưu vực sông Laplata. Sau đó, họ vượt qua dãy núi Ăngđơ, và năm 1541 đã kiểm soát được khu vực thượng nguồn sông Amadon.
Sau khi chinh phục được nhiều vùng đất ở châu Mĩ, người Tây Ban Nha đã cướp đi rất nhiều vàng bạc. Họ dùng bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất, mỏ vàng, mỏ bạc của thổ dân, thậm chí phá huỷ đền đài, cung điện để thu lượm vàng bạc. Thổ dân còn bị cưỡng bức làm việc tại hầm mỏ, đồn điền trồng mía, trong những điều kiện cực kì gian khổ, thiếu thốn. Họ chết dẫn, chết mòn trong các hầm mỏ, đón diễn. Vì thế, thổ dân bị tiêu diệt rất nhanh chóng. Đến nửa sau thế kỉ XVI, hầu như toàn bộ thổ dân ở những nơi người Tây Ban Nha thống trị (bao gồm Mehico, Trung Mĩ và phần lớn Nam Mĩ) đã bị tiêu diệt. Để bù vào sự thiếu hụt lao động đó, Tây Ban Nha đã tiến hành săn bắt và mua bán người da đen châu Phi. Người da đen bị bắt, bị xiềng xích rồi đưa xuống hầm tàu chở sang châu Mĩ. Trong thời gian đi đường, họ phải chịu đựng một điều kiện sống hết sức tồi tệ, nền có tới một nửa số người kiệt sức mà chết.
Chính sách thực dân của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có điểm khác nhau. Chính sách thực dân của Bồ Đào Nha chủ yếu là buôn bán cướp bóc, còn Tây Ban Nha thì cướp phá tài sản và khai thác tài nguyên. Nhưng có điểm giống nhau giữa chúng là những chính sách đó đều hết sức tàn bạo, gây ra sự đau khổ, mất mát to lớn cho các cư dân thuộc địa.