Những thành tựu chính của phong trào văn hóa phục hưng

1. Văn học Phục hưng 

Thành tích sáng chói nhất trong Văn hoá Phục hưng là văn học và nghệ thuật. Trên lĩnh vực văn học thành tựu nổi bật nhất là thơ, tiểu thuyết và kịch.

Người đi tiên phong trong phong trào Văn học Phục hưng đồng thời là một nhân vật xuất chúng là Đantê (1265–1321), người Italia. Ông được coi là hiện thân của thời kì chuyển tiếp. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Latinh và tiếng Italia. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập Hài kịch thần thánh (Divina Comedia), được viết bằng tiếng Italia, cũng là tác phẩm lớn trong thi ca Italia. 

Trong tác phẩm này, Đantê kể lại cuộc hành trình của ông qua địa ngục, nơi rửa tội và thiên đường. Bị lạc trong một khu rừng rậm, Đantê được thi sĩ Viếcgin của thời La Mã cổ đại hiện lên, dẫn ông qua địa ngục. Ở đây, ông gặp những kẻ phạm tội bị xử phạt như những kẻ phản bội, giả dối, đầu hàng, những nhà văn giáo điều chủ nghĩa của giáo hội và giáo hoàng Bonifaxiô VIII đương thời nữa. Rồi sau đó qua “nơi rửa tội”, ông gặp những nhà văn cổ điển mà ông yêu mến, những người sinh ra trước Chúa, nên chưa được rửa tội như Hôme, Platôn, Xócørat, Xeda cùng những nhân vật huyền sử như Hectô, Uylixơ… Nơi rửa tội được Đantê miêu tả như một nơi trời yên, biển lặng, không mưa gió, sương sa, nơi đối lập với đen tối và khủng khiếp. 

Đến thiên đường, thi sĩ Viếcgin biến mất, Đantê được một cô gái Phirenxe (mà Đante đã yêu trong thời trai trẻ, nhưng chỉ là một tình yêu lí tưởng, vì cô gái đã chết sớm) dẫn đường đưa ông đi trong cõi thiên đường đầy hào quang. 

Qua tác phẩm, chúng ta thấy Đantê chấp nhận diễn giảng tất cả triết lí của một tín đồ Kitô trung cổ, nhiệt thành, nhưng tránh những gì trừu tượng. Ông để cho những nhân vật lịch sử quen thuộc nói thay cho mình những tư tưởng về thiện, ác. Qua đó, ông phê phán giáo hội và có một thái độ phản biệt thiện, ác rất rõ ràng. Đó cũng là giá trị của tác phẩm. 

Tuy Đantê còn nặng quan niệm tôn giáo trong Hài kịch thần thánh nhưng ý thức của ông đã có những đặc trưng mới mẻ chống lại quan niệm hẹp hòi của giáo hội, đề cao ý thức tự do, tinh thần nghiên cứu sâu sắc và cố gắng nhận thức thế giới. 

Dẫn đầu thế hệ các nhà nhân văn chủ nghĩa tiếp theo là Petraca (1304–1374), người Italia. Ông là một người rất say mê các tác giả cổ điển. Ngay từ thuở còn trẻ, Petơraca đã yêu chuộng sách cổ, những nhà văn cổ điển, và nghiên cứu các trước tác của các nhà văn La Mã nổi tiếng. Nhờ sự sưu tầm của ông, nhiều bản chép tay đã bị thất lạc của các nhà văn nổi tiếng đã được tìm thấy và giữ lại. Ông lập nên một thư viện lớn. 

Petơraca để lại nhiều trước tác văn học. Bắt chước thi sĩ Viếcgin, ông viết thiên trường thi Châu Phi ca ngợi những người chinh phục Cactagio. Ông là người đặt ra loại thơ trữ tình 14 câu viết bằng tiếng Italia (chia làm hai phần : một phần 8 câu và một phần 6 câu, mỗi phần có vẫn riêng). Những bài thơ viết tặng nàng Lora yêu quý của ông là những bài thơ duyên dáng được dùng làm mẫu mực cho thơ trữ tình Italia. 

Học trò danh tiếng của ông là Bocaxiô (1313–1375) cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa lớn của thời Phục hưng. Bocaxiô đã từng học nghề hàng hải, nhưng ghét những thủ đoạn buôn bán và miệng lưỡi của kẻ giàu sang. Giống như Petơraca, Ông cũng yêu thích những tác phẩm cổ điển và có công sưu tầm được nhiều tác phẩm đã thất lạc như việc ông tìm thấy một bản viết tay của Taxit, một nhà sử học nổi tiếng thời cổ La Mã. Ông biết tiếng Hy Lạp và từng dạy ở trường đại học Phirenxe. Tuy nhiên, ông nổi tiếng nhờ tác phẩm Mười ngày (Decameron) viết bằng tiếng Italia. Tác phẩm ghi lại những câu chuyện do mười thanh niên Italia kể trong 10 ngày vào thời kì họ phải lánh xa Phirenxe để tránh bệnh dịch hoành hành năm 1348. Trong tác phẩm này chúng ta được thấy một loạt những nhân vật tội lỗi được hiện ra với lối kể nhẹ nhàng, phóng khoáng, như những ông chồng bị lừa, những bà vợ ngoại tình khôn khéo, những nhà buồn xảo quyệt, những thanh niên phóng đăng, những nhà tu tham dục v.v… Qua đó, Bocaxiô chế giễu sự mộ đạo giả dối, những kì tích quái đản của nhà thờ, chế giễu giáo hoàng và tăng lữ. Ông kêu gọi mọi người đi vào cuộc sống vui vẻ. Bicaxio đánh giá rất cao thơ văn Italia, ca ngợi tác phẩm của Dante và Pêtơraca. Khi Phirenxe cần một người thấu triệt và có thể giảng về tác phẩm “Hài kịch thần thánh” của Đantê, ông đã được chọn. 

Nhưng “đệ nhất học giả” trong nền Văn học Phục hưng không phải là người Italia, dù đất nước Italia là nơi có nền Văn học Phục hưng sớm và phát triển nhất, mà là Eraxmut (1466–1536). Ông là người Rottécđam của xứ Neđéclan. Ông được mệnh danh là “Ông hoàng của chủ nghĩa nhân văn”, vì mọi ý tưởng, mọi nguyện vọng của chủ nghĩa nhân văn đều thấy trong tác phẩm của Eraxmut. Ông đã từng học, dạy học và sống ở Oxfớt, Kembørit và Pari, cũng đã từng ở Italia, Đức và Thụy Điển. Ông thông thạo tiếng Hy Lạp và đã xuất bản bộ Tân ước bằng tiếng Hy Lạp. Ông soạn sách để dạy sinh viên tiếng Latinh đồng thời chỉ trích những “Xưởng kiến trúc” giả dối do nền giáo dục nhà thờ đẻ ra. Ông đã kích những lập luận của triết học kinh viện, chế giễu mọi nhóm hay giai cấp nào tự cho là quan trọng, kể cả thương gia, giáo sĩ, khoa học gia, triết gia, quan lại và vua chúa. 

Tác phẩm xuất sắc của ông là tác phẩm Tán dương sự điên rồ, một tác phẩm trào phúng độc địa. Eraxmut công kích giới tăng lữ, nhất là giáo hoàng đã dựa vào sự ngu xuẩn của loài người mà hoành hành, chế giễu tăng lữ bàn cãi những vấn đề rỗng tuếch, để dạy đời, nhưng bản chất là ngu xuẩn, tham lam, truy lạc. Tác phẩm này có tiếng vang rất lớn ở Tây Âu thời đó. Chỉ trong vài tháng nó đã được xuất bản tới 7 lần và dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu. 

Học giả vĩ đại nhất trong Văn học Phục hưng Pháp là Phrăngxoa Rabole (1494–1553). Tác phẩm Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gác găng chuya và người con Păngtagruyen là một tác phẩm hài hước bất hủ của ông. Với tác phẩm này Rabole đã trở thành cha đẻ của hai nhân vật khỏi hài nhất trong lịch sử văn chương.

Truyện kể Gác găng chuya là một người khổng lồ. Khi còn nhỏ đi học, do lối giáo dục giáo điều trống rỗng của nhà thờ nên không tiến bộ được, càng học càng “ngắn ngắn, ngơ ngơ. Về sau được một thầy giáo dạy theo phương pháp thực tiễn thì mới có kết quả. Lớn lên, Gác găngchuya lấy vợ và có con. Con của Gác găngchuya cũng là một người khổng lồ, lớn lên được theo học ở nhiều trường đại học. Gác gắng chuya thường viết thư khuyên con cố gắng học tập. 

Păngtagruyen kết bạn với Panuyếcgia. Panuyếcgiơ được cai quản cả một thành, nhưng chỉ tiêu xài 14 hôm thì hết cả cơ nghiệp. Anh ta băn khoăn không biết nên lấy vợ hay không, hỏi tất cả mọi người nhưng không ai trả lời được, Panuyếcgiơ cùng với người bạn của mình là Păngtagruyen quyết định đi đến Cà Thủy (Trung Quốc) để hỏi “Lp nước thần”. Cuộc phiêu lưu của đôi bạn thật gian truân nhưng thú vị. Họ qua những hòn đảo của đủ các giống chim chỉ hót suốt ngày và ăn cho béo, hoặc đảo của giống mèo xóm và chuyên ăn của đất. Cuối cùng họ đến ngôi đền “Lọ nước thần”, “Lọ nước thần” chỉ phán có một điều “Uống !”. 

Tác phẩm của Rabole đã phê phán xã hội phong kiến rất sâu sắc, từ bọn vương công thủ tục, đến bọn quan toà làm tiền. Ông chế giễu độc địa giới tăng lữ dốt nát, nhưng bịp bợm, chế giễu những thói tục mê tín do họ bảy đạt ra như thờ ảnh, tượng, lễ giải bệnh… Ông tin tưởng vào những đức tính tốt của con người, tin tưởng con người sẽ được sung sướng nếu tự do hoạt động. Trong tác phẩm, ông vẽ lên khung cảnh kiểu một tu viện mới, tu viện Telem. mà châm ngôn hoạt động của nó là “Thích gì làm nấy”. Trong tu viện, các tu sĩ được sung sướng, thích ngủ lúc nào cũng được, ăn uống ngủ nghề tuỳ hứng và làm tất cả những gì họ thích. Thanh niên nam nữ đến tu hoàn toàn được tự do yêu đương, hưởng mọi thứ lạc thú ở đời. Vì vậy, Rabole bị giáo hội rất thù ghét. 

Trong nền Văn học Phục hưng Tây Ban Nha, nổi lên một học giả lừng danh, đó là Xécvantét (1547 – 1616). Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết Đôn Kyhôtê đã được dịch ra gần hết các thứ tiếng trên thế giới và ngày nay nó vẫn thuộc vào hàng kiệt tác thế giới. 

Cuốn tiểu thuyết đó là một bức tranh chân thực rõ ràng về xã hội Tây Ban Nha ở thế kỉ XVI, đồng thời cũng là tác phẩm châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến. 

Xécvantét kể lại câu chuyện buồn cười mà cảm động của một con người cuồng vọng là Đồn Kyhote. Vì xem những tiểu thuyết kị sĩ, Đôn Kyhote ôm một ý nguyện trở thành kị sĩ đi ngao du các nơi làm nên những sự nghiệp vĩ đại, quyết tâm chiến đấu với mọi bất bình bằng một tinh thần dũng cảm không hoang mang. Nhưng Đôn Kyhote hoàn toàn không hiểu được cuộc sống hiện thực, đã gặp những cảnh buồn cười và đáng thương. Xécvantét đã châm biếm một cách nhẹ nhàng tinh thần mã thượng đã làm quẫn trí nhân vật đáng thương của ông. Trong cuốn tiểu thuyết Xécvantét không chỉ mô tả giai cấp quý tộc Tây Ban Nha lỗi thời với quan niệm vinh dự cổ hủ mà còn nêu rõ xã hội Tây Ban Nha điển hình là xã hội của một nền quân chủ đang nghiêng ngả trong vũng lầy của chế độ phong kiến giãy chết. 

Nhà soạn kịch vĩ đại nhất của thời Phục hưng là Sếchxpia (1564 – 1616) người Anh. Ông đã viết lịch sử biên niên về những đề tài lớn trong thời kì đầy bão táp của lịch sử nước Anh thành những bi hài kịch phi phạm, như các vở kịch Hămlét, Rômêô và Giuliét, Otenlô… Những nhân vật của Sechxpia là những người có tư tưởng cương trực, ý chí kiên cường, nhiệt tình sôi nổi trước mọi khó khăn và luôn luôn tiến lên. Những tác phẩm của ông vừa mang tính chất bi kịch, vừa mang tính chất hài kịch, nhưng tràn đầy một sức sống huy hoàng mạnh mẽ. Sếchxpia trở thành nhà soạn kịch vĩ đại, vượt lên trên nhiều người cùng thời cũng như nhiều người của nhiều thời. Mác và Ăngghen đánh giá rất cao thi hào Sếchxpia và thường dẫn Sechxpia trong các tác phẩm của mình. 

2. Nghệ thuật Phục hưng 

Những thành tựu Nghệ thuật Phục hưng chủ yếu bao gồm hội hoạ, điều khắc và kiến trúc. Tuy nhiên sự khác biệt của thời kì này với thời kì trước là ở chỗ hội hoạ và điêu khắc đã tách ra khỏi sự lệ thuộc vào kiến trúc, nó không còn là một phần của kiến trúc nữa. 

Trong hội hoạ và điêu khắc, các nghệ sĩ Phục hưng chú ý nhiều đến tính cách biểu hiện cá tính, nội tâm khác hẳn với thời kì trước. Kiến trúc Phục hưng lại phản ảnh sự phục hồi cổ điển, thay đổi từ kiến trúc Gotích cao vời vợi sang kiến trúc Roma dùng nhiều đường ngang và cấu trúc cân đối. Các dinh thự và biệt thự thời Phục hưng bắt đầu được xây cất lộng lẫy không kém gì nơi thờ phụng, phản ánh sự giàu có và tính cách duy vật thời Phục hưng. 

Nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc thời Phục hưng nói chung bớt đi tính cách tôn giáo và thêm nhiều tính cách thế tục. Ngoài các đề tài lấy trong kinh thánh Kitô giáo như Đức mẹ, Chúa, các thánh thần, Ađam, Eva… các nghệ sĩ còn chú ý tới các thánh thần ngoại đạo và con người trần tục. Vì vậy, ngoài các tác phẩm tôn giáo còn có các tác phẩm thế tục. 

Về phương pháp thể hiện, các nghệ sĩ Phục hưng tuy bắt chước các bậc thấy cổ điển, nhưng đã tìm cách diễn tả mới. Do vậy về hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc không phải là sự biến đổi phương tiện diễn tả thông thường, mà là sự biến đổi phương tiện diễn tả thành một công cụ nghệ thuật phi thường. Điều khác Phục hưng có thể sánh ngang với thế kỉ vàng son trong nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp thời cổ đại. 

Những nghệ sĩ thời Phục hưng có nhiều hơn các văn sĩ, thi sĩ, triết gia. Nhưng nổi tiếng hơn cả phải kể đến là Leona đơ Vanhxi (1452–1519), Mikenlanggiơ (1475–1564), Raphaen (1483–1520) ở Italia và Rembran (1606–1669) ở Hà Lan. 

Lêông đơ Vanhxi là nhà danh hoạ người Italia đã cống hiến cho hội hoạ những chân dung nổi tiếng không những vì bố cục vững chắc, màu sắc hài hoà mà còn thể hiện thành công nội tâm phong phú của nhân vật. Những hoạ phẩm của ông đến nay đã bị hư hại nhiều. Rất may là chúng ta còn có thể thưởng thức tài nghệ của ông qua các sưu tập những bức hoạ và các tập ghi chú của ông. Tác phẩm của ông bao gồm đủ thứ : từ những bảng phác hoạ sơ sài các máy móc chiến tranh đầy tưởng tượng, những hình vẽ nguệch ngoạc đến các bức chân dung tuyệt hảo. Có thể kể đến những bức hoạ nổi tiếng của ông như : “La Giôcông”, “Đức mẹ đồng trinh trong hang đá”, “Bữa tiệc cuối cùng” và bức bích hoạ ở tu viện Milan cũng như nhiều hoạ phẩm khác. 

Nhờ nghiên cứu về cơ thể học, ông đã lập ra những quy tắc chỉ các hoạt động của bắp thịt và tỉ lệ các phần thân thể. Ông ưa thích sự hoà hợp giữa tính chính xác với những gì kì dị, do vậy, ông phác hoạ nhiều tranh người dị dạng hay đang bị xúc động hoặc đau khổ mãnh liệt. Đồng thời, ông cũng áp dụng những nguyên tắc kĩ hà học vào hội hoạ. Trong bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”, ông không diễn tả sự phản bội của Giuđa bằng cách tách Giuđa ra khỏi nhóm tông đồ trong giây phút nghiêm trang như các hoạ sĩ trước ông. Ông đã chọn giây phút căng thẳng nhất khi Giêsu báo trước sự phản bội sẽ đến và vẫn để Giuđa ở giữa nhóm tông đồ, chỉ dùng nét mặt và dáng người diễn tả về tội lỗi của Giuđa và sự kinh hoàng của những người kia. 

Mikenlănggia sống cùng thời với Leona đơ Vanhxi. Ông cũng là một nhà điêu khắc, hoạ sĩ và kiến trúc vĩ đại, sống một cuộc đời khắc khổ, nhưng cương trực và thẳng thần. Thiên tài của ông đã đưa điêu khắc thời Phục hưng đến tuyệt đỉnh. Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của ông là những pho tượng khác các nhân vật trong kinh Cựu ước như Moixơ, Đavít…, với hình dạng mạnh mẽ phản ánh một bản chất trong đấu tranh. 

Những thành công trong hội hoạ của Mikenlănggiơ cũng tuyệt đỉnh như trong điều khắc của ông. Tác phẩm hội hoạ nổi tiếng hơn cả là bức bích hoạ khổng lổ ông vẽ trang trí trần nhà thờ Xíchxtin (Sixtine) ở điện Vatican. Bức hoạ này là một tác phẩm vĩ đại với chiều dài 34m, chiều rộng 14m và gồm 343 nhân vật. Mikenlănggiơ đã phải bỏ ra hoa 4 năm trời (1508–1512)với một người thợ nề và một người trộn màu giúp mới hoàn thành bức hoạ. Mikenlănggiơ đã tóm tất tất cả những kiến trúc hội hoạ Phục hưng vào tác phẩm của ông những kiến thức về viễn ảnh, cơ thể học và cử động của sinh vật. 

Ông còn là kiến trúc sư danh tiếng. Năm 1946, lúc ông 70 tuổi, ông nhận làm kiến trúc sư chính cho thánh đường Xanh Pie. Ông mất năm 1564. Mãi tới năm 1626 công trình xây cất mới được hoàn thành. Nhiều chỉ tiết đã bị thay đổi, nhưng những đặc điểm chính của nhà thờ này vẫn theo mẫu đầu tiên do ông để ra. 

Raphaen cũng là một hoạ sĩ Italia nổi tiếng. Hội hoạ của ông diễn tả những hình ảnh êm dịu, những quang cảnh vui tươi, yên tĩnh, cuộc sống sung sướng. Ông thích vẽ nhất những bức hoạ phụ nữ đẹp và hiền hậu, những trẻ em ngày thơ. Raphaen diễn tả cái đẹp của người phụ nữ, người mẹ khiến người ta say mê, làm tăng vẻ đẹp tự nhiên và giảm bớt đi ý nghĩa trang nghiêm của hội hoạ thời cổ đại. Ông cùng với Leona do Vanhxi và Mikenlinggiơ là ba người khổng lồ trong nền hội hoạ Phục hưng Italia. 

Nếu như Italia tự hào vì đã sản sinh ra ba người khổng lồ trong hội hoạ Phục hưng thì vùng Bắc Âu đã nổi lên 3 thiên tài hội hoạ khác là : Franxở Hanxe (khoảng 1580–1666), Vécmer Van Đenpơ (1471 – 1528) và Rembran, trong đó người đại diện xuất sắc nhất là Rembran. Chính ông, giữa chùm sao ba ngói, đã tạo nên “thế kỉ vàng” của hội hoạ Bắc Âu. 

Rembran là danh hoạ người Hà Lan. Ông là biệt lệ trong hội hoạ không chỉ bởi một khối lượng tranh đồ sộ được người đời này biết đến (khoảng 350 tác phẩm sơn dầu) mà còn là một trong những hoạ sĩ vẽ chân dung và tranh sinh hoạt lớn nhất của mọi thời đại. Nổi tiếng nhất trong các tác phẩm hội hoạ của ông là các tác phẩm : “Đi tuần đêm”, “Bài học giải phẫu bác sĩ Tuyn”, “Người con tha hương trở về” và “Đanae”… Trong các tác phẩm ấy, thiên tài hội hoạ của ông đã đạt tới trình độ viên mãn trong bố cục, để tài và biểu hiện tính cách nhân vật. Nghệ thuật của ông thể hiện tính hiện thực không mang nhiều chất lí tưởng hay thi vị hoá theo kiểu hội hoa Phục hưng Italia, mà gần gũi với cuộc sống hiện thực và tính cách của người phương Bắc : bộc trực, khoẻ khoản và nhẫn nại trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành giật từng tấc đất. Những tác phẩm của Rembran mãi mãi là bài ca về giá trị con người. 

3. Khoa học và triết học Phục hưng 

Khoa học thời Văn hoá Phục hưng thường gắn với triết học, vì triết học kinh viện đã làm tê liệt mọi tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm, ngăn trở mọi tiến bộ của khoa học. Khoa học muốn phát triển, nó phải đấu tranh với triết học kinh viện và kẻ bảo vệ nó là Giáo hội. Thành quả của khoa học cũng có nghĩa phá huỷ thần học. Cho nên Giáo hội coi khoa học và các nhà khoa học là kẻ thù không đội trời chung. 

Trong thời kì Phục hưng nổi lên các nhà khoa học xuất sắc như Copécních, Bruno, Galilė, Kêple. 

Côpécních (1473 – 1543) là người Ba Lan gốc Đức, đã từng học luật và y khoa và giữ chức Tư giáo trong một nhà thờ khoảng 30 năm. Công cuộc nghiên cứu toán pháp và thiên văn của ông đã khiến ông bác bỏ giả thuyết quả đất là trung tâm của vũ trụ. Với tác phẩm Bàn về sự xoay vẫn của các thiên thé (De revolutionibus orbium coelestium) xuất bản năm 1543, Côpécních đã chứng minh rằng, quả đất quay quanh trục của nó và vận chuyển xung quanh mặt trời như những hành tinh khác…”. Ông còn chứng minh rằng, quả đất trong hàng các thiên thể không phải là lớn lắm. Học thuyết của ông đã lật đổ những giáo lí của nhà thờ Cơ đốc. Học thuyết đó còn phát triển quan niệm duy vật về vũ trụ, cho vũ trụ là vật chất vô tận tự nó chuyển động do những quy luật về bản thân nó. Ăngghen cho rằng học thuyết Copécních đã xoá bỏ chức vụ của thần học. Về sau, sách của Copécních bị Giáo hội cấm cũng như số phận của mọi tác phẩm chứng minh quả đất quay. 

Học thuyết của Côpécních được Brunô (1548–1600), một nhà thiên văn học, nhà tư tưởng Italia, tiếp thu và phát triển. Từ học thuyết Côpécních, Brunô đã rút ra được nhiều kết luận triết học. Những kết luận đó đều đối lập với giáo lí nhà thờ. Brunô chứng minh rằng, không gian của thế giới là vô hạn. Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của thái dương hệ. Thái dương hệ chỉ là một trong những vũ trụ hệ bao la khác. Cả vũ trụ đều phục tùng một quy luật vĩnh viễn. Cuối cùng ông bị toà án của giáo hoàng giam 7 năm trong nhà ngục ở Venexia và La Mã. Nhưng Brunô không hề từ bỏ quan điểm của mình. Ngày 17–2–1600, Brunô bị xử hoa hình ở La Mã. 

Một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thời Phục hưng là Galilé (1564–1642). Ông có vai trò vĩ đại với khoa học. Galilê nghiên cứu về quy luật vận động của vật thể, đặt cơ sở đầu tiên cho môn cơ học, đồng thời có nhiều phát kiến về thiên văn. Ông từng chế tạo ra ống nhòm và dùng nó để quan sát bầu trời. Những quan sát của ông được ghi chép trong cuốn Sứ giả của không gian. Đương thời người ta phải kinh ngạc thốt lên : Colombo phát hiện được đại lục mới, Galilê phát hiện được vũ trụ mới. Tuy không dám công khai nhưng ông ngầm ủng hộ học thuyết Côpécních. Toà án dị giáo đã bắt ông hạ ngục năm ông 70 tuổi và bắt ông phải công khai tuyên thệ bỏ học thuyết quả đất quay và phải “sám hối” không ngừng thì mới được thả. 

Cũng trên lĩnh vực thiên văn học, đã xuất hiện một học giả vĩ đại người Đức là Képle. Ông có vai trò to lớn đối với thiên văn học. Côpécních suy đoán quả đất và các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo hình tròn. Suy đoán này không chính xác ; sau được Kêple đính chính. Kêple chứng minh tốc độ vận động của các hành tinh không đều, càng gần mặt trời tốc độ càng cao và đường vận động theo hình bầu dục. 

Những thành tựu về mặt kĩ thuật thời Phục hưng cũng rất to lớn. Phát minh quan trọng nhất là thuật ấn loát của Gutenbéc. Người ta dùng chữ rời bằng kim khí nhờ đó có thể in hàng loạt sách. Ngoài ra, do sự du nhập thuốc súng từ Trung Hoa vào châu Âu mà súng và hoả pháo đã xuất hiện và được sử dụng vào đầu thế kỉ XV. Súng và hoả pháo có tác dụng chấm dứt vai trò của hiệp sĩ và các lâu dài châu Âu thời Trung cổ. 

Nhiều dụng cụ đi biển mới cũng được phát minh nhất là chiếc địa bàn nam châm và những bản độ chính xác. 

Về triết học, trong thời kì Phục hưng do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên và khuynh hướng tách các khoa học cụ thể (toán học, hoá học, cơ học, thiên văn học…) ra khỏi triết học, mà chủ nghĩa kinh viện bị tan rã. Cũng trong thời kì này, chủ nghĩa duy vật phát triển dưới nhiều hình thức phản ánh thế giới quan của giai cấp tư sản mới hình thành và chủ trương giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc giáo hội. 

Việc thừa nhận giá trị con người và các quyền con người về tự do, hạnh phúc đòi hỏi nhất thiết phải đem đối chiếu chủ nghĩa kinh viện thần học với tri thức, đối chiếu chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo với niềm vui lí tính của cuộc sống. 

Lorenxơ Vanla (1407–1457), người Italia, là nhà tư tưởng đầu tiên của thời Phục hưng phê phán một cách khoa học những bài văn cổ tôn giáo, đồng thời phủ nhận chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo. Sau ông, nhiều nhà tư tưởng của thời Phục hưng đã lên tiếng tấn công vào chủ nghĩa duy tâm thần học ở nhiều khía cạnh khác nhau như : Petơrô Pompanaxi (1462–1525), Misen do Môngten (1533-1592), Eraxmút (1469-1536)… 

Trong số các nhà văn hoá Phục hưng, Lêôna đơ Vanhxi (1452–1519) không chỉ là một nhà danh hoạ lớn mà còn là một nhà khoa học và triết học. Ông cho rằng, mọi hiện tượng tự nhiên đều tồn tại tự nó và phục tùng quy luật khách quan. Quy luật khách quan là những khuynh hướng, những mối liên hệ tất nhiên, vĩnh viễn trong những hiện tượng tự nhiên. Theo ông. nhận thức của con người có nguồn gốc là cảm giác. Ông còn có nhiều khẳng định biện chứng như khẳng định sự chuyển biến từ trạng thái vận động này sang trạng thái vận động khác : mọi vật sinh ra, mất đi và tái sinh trong trạng thái khác. 

Nhiều học giả thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên thời Phục hưng cũng có những quan điểm triết học tiến bộ, đóng góp vào sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Côpécních đã đề xướng quan niệm về tính phổ biến của những liên hệ tự nhiên. Theo ông, sợi dây nối liền tất cả các hiện tượng vật chất chính là “dây chuyển vàng” của những quan hệ nhân quả. Ông còn cho rằng, lí luận phải phù hợp với bản tính của sự vật, đồng thời ông thừa nhận ý nghĩa quan trọng của sự trừu tượng trong quá trình nhận thức. 

Nhà khoa học Gioócđanô Brunô bị coi là kẻ thù của tôn giáo và triết học kinh viện. Ông viết nhiều tác phẩm triết học khẳng định duy vật, vô thần rằng, thế giới chỉ có một, nó là vật chất vĩnh viễn, vô tận và thực thể vật chất là cơ sở của mọi hiện tượng tự nhiên. Ông còn đưa ra tư tưởng biện chứng về sự phù hợp giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật, hiện tượng. 

Về nhận thức, Brunô coi sự vật cảm tính là nguồn gốc để đi đến nhận thức chân lí. Theo ông, muốn đến chân lí phải trải qua ba giai đoạn : cảm giác, lí trí và trí tuệ.

Tiếp tục những tư tưởng của Côpéních và Brunô, nhà khoa học Galile đã làm tiêu tan các câu chuyện hoang đường của tôn giáo về việc tạo lập vũ trụ, đồng thời chống lại triết học kinh viện. Ông khẳng định tính khách quan và vô hạn của thế giới, khẳng định tri thức chỉ có thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Theo ông, kinh nghiệm cảm tính và thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lí. 

Ngoài ra, các nhà tư tưởng khác của thời Phục hưng như : Tômát Moro (1478–1535), Campanela (1568–1639), Becơn (1561–1626)… đã lên tiếng đấu tranh chống lại thần học, triết học kinh viện và đấu tranh cho việc giải phóng hoàn toàn khoa học và triết học khỏi tôn giáo.

Tuy vậy, cần phải thấy rằng, chủ nghĩa duy vật trong triết học thời Phục hưng còn nhiều hạn chế. Nó chưa xây dựng được quan điểm riêng, phương pháp riêng mà chỉ phát triển quan điểm và sử dụng phương pháp của các nhà triết học trước và phương pháp của các nhà khoa học tự nhiên lúc đó. Do vậy, triết học duy vật thời Phục hưng còn có những biểu hiện của khuynh hướng máy móc, siêu hình.