Tính chất của phong trào văn hóa phục hưng
Phong trào Văn hoá Phục hưng là một phong trào của giai cấp tư sản, nên nội dung của nó cũng mang tính chất tư sản, bao gồm hai mặt tiến bộ và hạn chế. Tuy nhiên trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng tư tưởng lớn trong thời Trung đại, nên nội dung tiến bộ của nó là chủ yếu.
Tính chất tư sản tiến bộ của Van hoa Phục hưng trước hết thể hiện ở nội dung chồng Giáo hội và phong kiến của nó. Bởi vì trong thời Trung cổ, Giáo hội chi phối tư tưởng con người, cản trở bước tiến của xã hội. Giai cấp tư sản có những nhu cầu mới về văn hoá đòi hỏi phải thủ tiêu sự kiểm soát của Giáo hội đối với tư tưởng. Vì vậy họ đã kích Giáo hội và đưa văn hoá thoát khỏi sự ràng buộc của thần học, tôn giáo. Trong tác phẩm Cuộc đời dáng chân của người khổng lồ Gác găngchuya và người con Păngtagruyen, Rabole đã chăm biếm sâu cay Giáo hội khi ông kể về đảo Xonnăngtơ có đủ các loài chim. Ông ám chỉ giới tu sĩ như những con đen tuyển, con khoang trắng, Hồng y giáo chủ như con đỏ chót, và Giáo hoàng là con chúa tể. Tất cả chúng chỉ biết ăn cho béo.
Xa hơn nữa, giai cấp tư sản đã tiến đến một vũ trụ quan mới, một nhận định mới về con người với tự nhiên. Họ gạt bỏ quan niệm coi thượng để là trung tâm và lấy thiên nhiên và con người làm đối tượng nghiên cứu. Con người trước đây chỉ biết ngừng lên nhìn thượng để hư không, giờ đây đã chú ý đến chính bản thân mình. Những trò bịp bợm của Giáo hội bị phơi trấn, sự thống trị của chúng bị động chạm.
Tính chất phản phong của Văn hoá Phục hưng cũng thể hiện khá rõ ở sự công phản đối với giai cấp phong kiến. Makiaveli, một nhà văn Italia đã nói : “Bọn quý tộc là những kẻ sống đời ăn không ngồi rồi” và “đặc biệt nguy hiểm”.
Tính chất tư sản tiến bộ của Văn hoá Phục hưng còn thể hiện ở việc đề cao giá trị con người và tự do cá nhân. Con người trong Văn hoá Phục hưng không còn là trò chơi của tầng lớp thống trị nữa mà trở thành “Mẫu mực và kích thước đo lường vạn vật” ; cũng không phải lệ thuộc nhiều vào thượng đế nữa mà có khả năng vô tận. Giá trị con người được nâng lên thật cao trong tác phẩm Đơn Kỳhôtê của Xécvantét. Trong tác phẩm đó Xécvantét đã mượn lời của Đôn Kyhôtê để nói rằng : Dòng dõi thì chẳng qua là lưu truyền, còn việc làm tốt đẹp thì do tự mình mà có. Đạo đức tự nó có giá trị gấp bao lần dòng dõi.
Đề cao giá trị con người đi đối với quan niệm tự do hưởng lạc trong khi giáo hội và chế độ phong kiến giam hãm con người trong vòng khổ hạnh, các nhà nhân văn chủ nghĩa Phục hưng kêu gọi mọi người đi vào cuộc sống tự do, vui vẻ, hưởng lạc. Xécvantét viết : “Tự do là một trong những của cải quý báu nhất mà thượng đế ban cho con người” và “Kẻ nào ăn miếng bánh tự mình làm ra mà không phải mang ơn ai, là kẻ sung sướng nhất trên đời”. Còn Rabole có ý đồ xây dựng một tu viện Telem mà phương châm là “Thích gì làm nấy”. Nhà thơ Pháp Angtoan Đuybaíp trong bài thơ Hoa hằng đã kêu gọi mọi người không nên bỏ lỡ tuổi thanh xuân để hưởng lạc :
“Này cô thiếu nữ xinh tươi
Hoa hồng đang độ kịp thời hai đi
Kéo rồi sẽ có một khi
Tuổi thanh xuân hết hoa kia cũng tàn”
Sau nữa, tính chất tư sản của Văn hoá Phục hưng còn thể hiện ở việc để cao tinh thần dân tộc. Đó là vì giai cấp tư sản muốn kinh doanh làm giàu thì phải xóa bỏ sự cát cứ địa phương để xây dựng quốc gia thống nhất. Xu hướng này mang vào văn nghệ một tinh thần mới, tinh thần dân tộc quốc gia.
Tinh thần dân tộc biểu hiện qua lòng yêu nước, tin tưởng ở khả năng của dân tộc, của tiếng nói, chữ viết của dân tộc. Rồngxa (1524 – 1585), nhà thơ lớn nhất trong tao đàn “Thất tinh” của Văn hoá Phục hưng Pháp đã cho rằng, những ai tôn kính tiếng mẹ đẻ và đề cao dân tộc mình “xứng đáng được đúc tượng và tặng hoa”. Còn Makiaveli thì nói : “Trong đời sống của mỗi người, cái nghĩa vụ vĩ đại nhất là đối với Tổ quốc”.
Tuy nhiên, là một phong trào văn hoá của giai cấp tư sản, Văn hoá Phục hưng không tránh khỏi những hạn chế. Trước hết, giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội, phong kiến. Đó là do giai cấp tư sản mới trỗi dậy nên khi chống Giáo hội, phong kiến vẫn phải e dè, có khi còn dựa vào phong kiến và Giáo hội. Nhiều nhà nhân văn chủ nghĩa và cả các nhà khoa học vẫn công nhận có thượng đế, vẫn chủ chương duy trì Giáo hội, thậm chí sống dưới sự bảo trợ của giáo hoàng, quý tộc. Do vậy, họ không tránh khỏi mặt hạn chế thoả hiệp. Bên cạnh đó, trong khi đề cao giá trị con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để làm giàu. Đó là mâu thuẫn trong tư tưởng của giai cấp tư sản. Một số nhà nhân văn đã nêu cao các đức tính tư sản như “khôn ngoan”, “nghị lực”, “kiên nhẫn” mà thực chất là đức tính gian ngoan, xảo quyệt. Họ kêu gọi giai cấp tư sản “phải vận động với nghệ thuật cao độ sự giả dối và bịp bợm ; con người bằng máu và bằng sắt sống bằng cướp đoạt và cướp đoạt bằng bạo lực với đủ mọi hình thức, mọi thủ đoạn”. Ủng hộ bóc lột để làm giàu, đó là mặt hạn chế chủ yếu của phong trào Văn hoá Phục hưng.