Nước Đức trước khi diễn ra cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

1. Tình hình kinh tế 

Nước Đức được thành lập từ năm 843 sau hiệp ước Vécđoong. Lãnh thổ của nó nằm ở phía Đông của đế quốc Sáclơmanhơ cũ. Từ khi thành lập cho đến khi diễn ra cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân đầu thế kỉ XVI, nước Đức luôn ở trong tình trạng phong kiến phân tán trầm trọng. Ở đây có sự cấu kết rất chặt chẽ giữa hoàng đế Đức và Giáo hoàng. 

Ngay từ thế kỉ X, vua Đức được Giáo hoàng phong làm Hoàng đế La Mã để chứng tỏ rằng Giáo hoàng công nhận vua Đức là người thừa kế Hoàng đế La Mã trước kia. Đến thế kỉ XII, nước Đức còn được gọi là “đế quốc La Mã thần thánh”. 

Đến thế kỉ XV, lãnh thổ nước Đức mở rộng (bao gồm Tây Ban Nha, Neđéclan và Đức hiện nay) lớn hơn cả Anh và Pháp. Tuy nhiên, tình trạng phân tán cát cứ vẫn tiếp tục phát triển, đe doạ sự tồn tại của chính quyền trung ương, ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế Đức. 

Đến thế kỉ XVI, mặc dù trong nền kinh tế Đức, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn chiếm địa vị chủ yếu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đã xuất hiện và phát triển trong mọi ngành kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp khai mỏ, công nghiệp dệt, công nghiệp làm giấy và in. Các công trường thủ công – hình thức thấp nhất của sản xuất tư bản chủ nghĩa – xuất hiện ngày một nhiều. Nhiều trung tâm sản xuất ra đời như Nurămbe, Colonha.

Tuy bị sự cạnh tranh của Anh và Hà Lan, nhưng do có vị trí ven biển thuận lợi, nền công thương nghiệp Đức cũng giữ được sự phát triển khá mạnh. Có nhiều thành thị khá sầm uất như Auxbuốc, Nurămbe… Sự phát triển của thương nghiệp đã dẫn tới việc thành lập nhiều hội buôn lớn. Đồng minh Hanxơ (Thương hội Hanxơ) là tổ chức thương nghiệp bao gồm 70 thành phố ở Đức. 

Sự phát triển của công thương nghiệp đã có tác dụng phá hoại nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn. Trong nông nghiệp người ta không chỉ trống lương thực mà còn trong các loại cây dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp như cây lanh, day, và các cây làm thuốc nhuộm.

Tuy nhiên, so với các nước phát triển ở Tây Âu như Anh và Pháp khi đó thì Đức vẫn là nước kinh tế lạc hậu. Tình trạng cát cứ và sự phát triển rời rạc của thành thị đã làm cho nền kinh tế Đức phát triển chậm. Vào thế kỉ XVI, chế độ nông nô ở Đức vẫn được duy trì, trong khi ở nhiều nước khác nông nô đã được giải phóng. Tình hình đó, làm cho mẫu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến Đức càng thêm gay gắt. 

2. Tình hình Kitô giáo ở Đức 

Từ thế kỉ XII, quyền lực của giáo hội Kitô rất lớn. Giáo hoàng Inôxentô III đã nói : “Giáo hoàng là đại diện cho thượng để trên trái đất, không những là chủ của tăng lữ mà cũng là thủ lĩnh của hoàng đế nữa”. 

Song song với quyền lực, tài sản của Giáo hoàng tăng lên rất nhanh nhờ nhiều thủ đoạn kiếm tiền như “quỹ nhà thờ thập tự”, thu thuế, cống phẩm của tăng lữ ở các nước theo Kitô giáo, buồn bạc qua ngân hàng… Một nguồn thu nhập chính nữa của Giáo hoàng là bán thể “miễn tội”. Giáo hội tuyên truyền rằng, những kẻ tội lỗi sẽ được ăn xã nếu như họ mua thẻ “miễn tội”. Thẻ này được bán rất nhiều và nhờ đó Giáo hội thu được món tiền lớn. Giáo hoàng có nhiều tiền, nhiều đất đai, sống xa hoa đổi truy như vua chúa. 

Đặc biệt ở Đức, Giáo hội Kitô hoành hành mạnh nhất. Nó chiếm tới 1/3 diện tích ruộng ở đây. Không những thế, Giáo hội còn tìm cách củng cố cục diện cát cứ của nước Đức, làm suy yếu chính quyền trung ương để có điều kiện vơ vét, cướp bóc được nhiều nhất. Trong khi đó, Hoàng đế Đức cũng muốn dựa vào Giáo hoàng để tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Do vậy, Giáo hoàng và Giáo hội tìm mọi cách bốc lột nhân dân Đức. Hàng năm, tiền của chở từ Đức sang La Mã rất nhiều trong khi nhân dân chết đói, dân nghèo thành thị không có việc làm, tiểu quý tộc phá sản, tăng lữ cấp dưới sống thiếu thốn chật vật. Mọi tầng lớp nhân dân Đức đều trực tiếp hoặc gián tiếp oán hận Giáo hội La Mã. 

Ăngghen, trong tác phẩm “Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức” đã nhận xét : “Nhờ có uy quyền và số lượng đông của các giáo sĩ, nên những thuế má của giáo hội đã thu được đều đặn và chặt chẽ ở Đức hơn bất cứ một nước nào khác”. Tình hình trên khiến cho những phản ứng của các tầng lớp nhân dân ở Đức đối với giáo hội cũng mạnh mẽ nhất ở Tây Âu. 

3. Tình hình giai cấp ở Đức 

Do tình trạng trên, sự phân hoá giai cấp trong xã hội Đức diễn ra rất phức tạp. Ngoài những giai cấp, tầng lớp xã hội cũ còn xuất hiện tầng lớp xã hội mới là tư sản và vô sản. Có thể chia các giai tầng trong xã hội Đức thời kì đó làm hai bộ phận : có đặc quyền và không có đặc quyền. 

Trong bộ phận thứ nhất, có thể lực hơn cả là các lãnh chúa phong kiến thế tục và giáo hội. Họ là những ông vua nhỏ trong các lãnh địa, toàn quyền bóc lột nông dân bằng mọi thủ đoạn. Đứng đầu các lãnh chúa thế tục là hoàng đế và các vương công (Đại quý tộc). Các vương công mở triều đình riêng. xây dựng quân đội thường trực riêng và luôn luôn gây chiến với nhau. Dưới vương công là quý tộc hạng vừa lúc này bị phân hoá. Một bộ phận trở thành vương công độc lập, một bộ phận khác rơi xuống hàng tiểu quý tộc.

Tăng lữ giáo hội Đức chia ra làm hai loại. Một loại là tăng lữ cao cấp quý tộc gồm giáo chủ, giám mục, tổng quản. Loại này rất giàu vì có nhiều ruộng đất và nông nổ. Họ bắt các tín đồ nộp nhiều thứ thuế để lấy tiền tích trữ và ăn chơi xa xỉ. 

Đứng dưới tăng lữ cao cấp là tăng lữ bình dân gồm những linh mục, thầy dòng ở nông thôn và thành thị. Họ thường là những người có học thức, nhưng địa vị kém cỏi, quyền lợi vật chất nhỏ nhoi, sinh hoạt thường thiếu thôn. Họ có cảm tình với quần chúng lao động. 

Bên cạnh lãnh chúa phong kiến còn có quý tộc thành thị. Tầng lớp này mạnh vì có nhiều của cải, có địa vị quý tộc được hoàng đế công nhận. Họ làm giàu với những món tiền thu được bằng thuế, bằng cho vay nặng lãi, bóc lột thị dân và cả nông dân chung quanh thành thị. 

Bộ phận thứ hai – bộ phận không có đặc quyền bao gồm nông dân và bình dân thành thị, trong đó nông dân là đông đảo nhất. Cho đến thế kỉ XVI, nông dân Đức vẫn chưa thoát khỏi thân phận nông nổ. Họ bị coi như đồ vật, phải đóng nhiều thứ thuế má, lực dịch rất nặng nề, phải làm trăm công nghìn việc cho chủ. Lãnh chúa có quyền vi phạm đến thân thể nông nó như đánh đập, bỏ tù, chặt đầu một cách tuỳ tiện. Không ai bảo vệ cho họ cả. Toà án là do quý tộc, tăng lữ, chủ đất cầm đầu.

Tuy bị áp bức nặng nề, nhưng nông dân vẫn khó nổi dậy vì họ ở rất phản tán nên rất khó liên minh với nhau. Quan niệm về số mệnh, ý thức tự ti, tư tưởng hẹp hòi cục bộ, không được sử dụng vũ khí… là những điều đã hạn chế họ nổi dậy. Chỉ khi nào có một sự phát động mạnh mẽ, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản thì giai cấp nông dân Đức mới có thể tập hợp lại và tiến hành cuộc đấu tranh chống sự áp bức phong kiến. 

Bộ phận bình dân thành thị bao gồm thị dân sa sút và thị dân nghèo ngoài ra còn có nhiều người vô sản lưu manh không có nghề nghiệp. Trong các nước Tây Âu không có nước nào đồng vô sản lưu mãnh như ở Đức, vì những người bắn cùng phá sản ở Đức chưa có công nghiệp phát triển để thu hút họ vào làm công nhân. Tầng lớp này đa số đi ăn xin, một số khác gia nhập quân đội của quý tộc, quân đội của các đảng phái tư sản và tham gia vào các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhưng tư tưởng họ dao động, kỉ luật lỏng lẽo làm cho quân đội dễ bị tan rã.