Sự thành lập tân giáo Luthơ

Trong thời gian diễn ra chiến tranh nông dân, giáo hội Thiên Chúa bị tổn thất rất nặng nề. Ngược lại có một số vương hầu nhờ phong trào nông dân mà chiếm được nhiều tài sản của giáo hội. Để được tiếp tục chiếm giữ những tài sản ấy, từ năm 1525 – 1528, những vương hầu này đã đổi theo tân giáo Luthơ. Họ trở thành người đứng đầu giáo hội trong lãnh địa của họ. 

Trong khi đó, hoàng đế Sáclơ V và nhiều vương hầu khác văn trung thành với đạo Thiên Chúa. Do vậy, các vương hầu ở Đức chia thành hai phe : phe Tan giáo và phe Cựu giáo. 

Năm 1529, Sáclơ V triệu tập một cuộc hội nghị toàn đế quốc ở Xpayơ (Speyer). Trong cuộc hội nghị này. phe Cựu giáo chiếm ưu thế, do đó hội nghị đã thông qua quyết nghị lên án chủ trương cải cách tôn giáo của Luthơ. Các vương hầu Tan giáo chống lại quyết nghị ấy nên bị gọi là “những kẻ chống đối” (protestants). 

Năm 1531, các vương hầu Tân giáo tổ chức thành đồng minh Sơmancaden (Schmankaden) để chống lại phe Cựu giáo. Trong thời gian ấy, Sáclơ V đang bận đánh nhau với vua Pháp Frangxoa I ở Italia, mãi đến năm 1946, sau khi kí hoà ước với Frăngxoa I mới kéo 40.000 quân Tây Ban Nha về Đức. Năm 1547, Sáclơ V đánh bại các vương hầu Tân giáo. 

Sự lớn mạnh của thế lực hoàng đế làm cho tất cả các vương hầu kể cả Tần giáo và Cựu giáo đều lo lắng. Vì vậy, họ đã liên minh với nhau để chống lại Sáclơ V, ngay cả Giáo hoàng cũng ủng hộ họ. Năm 1952, Sáclơ V bị hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến tranh với các vương hầu và suýt nữa thì bị Công tước Dacsen bắt làm tù binh. 

Sau một thời gian dài đàm phán, năm 1555, hai bên đã kí hoà ước Aoxbua (Augsbung). Hiệp ước này nếu ra nguyên tắc “Đất nào đạo nấy” (Cujus regio, ejus relegio), tức là vương hầu theo tôn giáo nào thì thần dân của họ theo tôn giáo ấy. Như vậy, hiệp ước này đã chính thức công nhận địa vị hợp pháp của Tần giáo Luthơ. 

Ngoài vùng Bắc Đức, Tan giáo Luthơ còn truyền sang các nước Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển. Ở những nước này, Tan giáo được quốc vương bảo hộ. Ở các nước châu Âu khác như Ba Lan, Hunggari, Anh, Pháp, Tân giáo Luthơ cũng có khá nhiều tín đồ.