Tình hình Thụy Sĩ trước cải cách tôn giáo

Thụy Sĩ là một nước nhỏ nằm ở vùng giáp ranh của ba nước lớn là Pháp, Đức và Italia, đất đai nhiều rừng núi, dãy núi Anpơ chiếm hơn một nửa lãnh thổ. Tuy nhiên, Thụy Sĩ lại có những cửa ải trọng yếu như Xemplông, Xanh Gota kiểm soát các con đường giao thông giữa Pháp, Đức với Italia. 

Thời cổ đại, Thụy Sĩ nằm trong bản đồ của đế quốc Rôma, về sau lần lượt bị sáp nhập vào lãnh thổ của các vương quốc Buốcgôngđơ, Frăng và để quốc Roma thần thánh. 

Để chống lại sự thống trị của ngoại tộc, năm 1291, ba châu Svixơ (Schwyz), Uri và Untecvan (Unterwald) đã kí hiệp ước vĩnh viễn, đặt cơ sở cho việc thành lập liên bang Thụy Sĩ. Sau đó, trong hai thế kỉ XIV, XV, nhiều châu khác như Durích, Bécnơ … tiếp tục gia nhập liên bang. Ngoài ra, nhiều vùng đất khác như Giơnevơ, Valait, Xanh Galen v.v… cũng nhập vào liên bang với tư cách là những lãnh địa liên minh. Trong quá trình đó, Thụy Sĩ không những đã đánh thắng sự tấn công của các thế lực phong kiến Pháp. Bắc Italia và nhất là của triều Hápxbua, bảo vệ được độc lập của mình mà còn chiếm được một số đất đai ở Áo, ở Milanô… và biến những vùng đó thành đất phụ thuộc của liên bang. Do sự lớn mạnh của Thụy Sĩ, đến năm 1499, hoàng đế Macximiliêng đã phải kí hiệp ước Balen chính thức công nhận nền độc lập của các châu Thụy Sĩ. Đến đầu thế kỉ XVI, bản đổ Liên bang Thụy Sĩ bao gồm 18 châu (trong đó có 6 châu rừng núi và 7 châu thành thị), 10 lãnh thổ liên minh và một số vùng phụ thuộc.

Thụy Sĩ là một liên bang gồm nhiều vùng khác nhau, tình hình kinh tế xã hội và chính trị ở các châu không giống nhau, tuy nhiên về đại thể có thể chia làm hai loại : các châu rừng núi và các châu thành thị. 

Ở các châu rừng núi như Svixơ, Uri, Untecvan, Luxécnơ, Dugơ, sự phát triển về kinh tế rõ ràng là còn có nhiều hạn chế. Ngành kinh tế chủ yếu ở đây là nghề chăn nuôi bò cừu, còn diện tích đất canh tác không nhiều, công thương nghiệp lại càng không đáng kể. Vì vậy cư dân ở đây phải bản các sản phẩm của nghề chăn nuôi như lõng, da, bơ, pho mát cho các châu thành thị để họ chở sang bán ở Italia, Đức và mua lương thực do các cháu Baxen, Durích chở từ Đức về bán. 

Do nền kinh tế còn tương đối lạc hậu như vậy, quan hệ phong kiến ở các châu này chưa phát triển mấy. Hầu như chỉ ở trong các lãnh địa nhỏ bé của Giáo hội và ở các vùng phụ thuộc, quan hệ phong kiến mới chiếm vị trí quan trọng. Trong khi đó, công xã nông thôn tồn tại lâu dài, đến thế kỉ XVI vẫn đang ở trong quá trình tan rã. Trước đó, bãi cỏ và đất rừng núi là tài sản công cộng mọi người cũng được sử dụng, nhưng giờ đây việc sử dụng đất công đã trở thành đặc quyền của tầng lớp giàu có ở nông thôn, còn nông dân nghèo muốn sử dụng rừng núi, bãi cỏ thì phải nộp thuế cho tầng lớp trên. Ruộng đất ít, công thương nghiệp không phát triển làm cho trong xã hội có một lực lượng lao động không có chỗ sử dụng. 

Trong khi đó, vào thế kỉ XVI việc tuyển mộ quân đánh thuê rất thịnh hành, mà bộ binh Thụy Sĩ đã từng nổi tiếng là một lực lượng thiện chiến trong quá trình chiến tranh giải phóng. Vì vậy, giai cấp thống trị các nước khác đều thích tuyển mộ người Thụy Sĩ, sung vào quân đội của mình. Thông qua những hợp đồng do nhà đường cục các châu kí kết với nước ngoài, việc đi lính đánh thuê trở thành một nghề hợp pháp của người Thụy Sĩ. Theo các hợp đồng ấy, hằng năm có khoảng 80.000 quân đánh thuê Thụy Sĩ tổ chức thành những đơn vị do sĩ quan của họ chỉ huy đến làm nhiệm vụ ở các nước khác, trong đó nước tuyển mộ nhiều quan đánh thuê Thụy Sĩ nhất là Pháp. 

Việc tuyển mộ lính đánh thuê cho nước ngoài trở thành một biện pháp làm giàu nhanh chóng cho tầng lớp trên trong công xã và những kẻ cầm quyền ở các cháu. Chính những địa chủ mới này và các sĩ quan trọng các đội quân đánh thuê đã tạo thành một tập đoàn chia nhau nắm giữ các chức vụ trong cơ quan hành chính ở các châu ấy. 

Tình hình ở các châu thành thị như Durích, Bécnơ, Baxen v.v… thì khác hẳn. Nằm trên giao điểm của các đường giao thông giữa Italia, Pháp và