Cuộc cải cách tôn giáo của Dvingli ở Durich

Phong trào Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ trải qua hai giai đoạn do hai người lãnh đạo ở hai nơi khác nhau, trong đó màn thứ nhất của phong trào là cuộc cải cách ở châu Durích do Unrich Dvingli (Uirich Zwingli, 1484–1531) lãnh đạo. 

Dvingli xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả ở Xanh Galen, tốt nghiệp Trường Đại học Viên, đã từng dạy tiếng Latinh ở Trường Đại học Buxen, trở thành Giáo sĩ từ năm 1506 và đến năm 1518 thì đến nhận chức ở nhà thờ Durích. 

Là một người sớm có tư tưởng nhân văn, từ năm 1516, ông đã kịch liệt phản đối chế độ mộ lính đánh thuê và chủ trương làm trong sạch hoá tôn giáo. Sau khi đến Durích, ông bắt đầu tuyên truyền chủ trương cải cách tôn giáo của mình. 

Tương tự như quan điểm tôn giáo của Luthơ, Dvingli cho căn cứ của học thuyết tôn giáo là kinh Phúc âm chứ không phải là những quyết định của Giáo hoàng, đồng thời ông cực lực phản đối việc thờ ảnh tượng và di vật các thánh, phản đối việc bán giấy miễn tội. Dvingli cũng chủ trương thành lập giáo hội rẻ tiền, không có hệ thống đẳng cấp phức tạp, không có tu viện, không chiếm hữu nhiều tài sản, không có những lễ nghi mang tính chất phô trương lãng phí. 

Nhưng tư tưởng Dvingli lại có những mặt triệt để hơn, tiến bộ hơn Luthơ. Ông chủ trương bãi bỏ cả hai lễ mà Luthơ còn giữ lại là Lễ rửa tội và Lễ ăn bánh thánh vì ông phản đối quan niệm cho rằng bánh mì và rượu nho sẽ biến thành thịt và máu của chúa. Về quan điểm chính trị, trong khi Luthơ không chủ trương cải cách xã hội và dựa hẳn vào các vương hầu thì Dvingli phản đối chế độ nông nô, chống việc cho vay nợ lãi, lên án các vương công là những bạo chúa, tán thành chế độ cộng hoà. 

Như vậy quan điểm tôn giáo và chính trị của ông phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đồng thời phù hợp với yêu cầu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. 

Dưới ảnh hưởng của phái Dvingli, năm 1519 Hội đồng thành phố Durich ra quyết định cấm việc bán giấy miễn tội và đến năm 1522 thì bắt đầu tiến hành cải cách tôn giáo. Biện pháp đầu tiên là tuyên bố giáo hội Durích độc lập, không lệ thuộc vào giám mục Cônxtanxơ ở Đức nữa. Chế độ ăn chay và sống độc thân đối với tu sĩ được bãi bỏ. Tiếp đó, người ta thực hiện việc hoàn tục ruộng đất của giáo hội, bỏ lễ mét, lễ hành hương và lễ rước. Hơn 19.80 nữa, các tượng và tranh ảnh đều bị đưa ra khỏi nhà thờ, thậm chí các bức phù điều trang trí trên tường cũng bị quét với trắng. 

Giáo hội Dvingli được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ. Những người giảng đạo và các mục sư đều do tín đồ bầu ra. Quyền lãnh đạo cao nhất của giáo hội thuộc về chính quyền châu. Thuế 1/10 trước kia nộp cho toà thánh Roma, nay dùng để nuôi các mục sư. 

Những chủ trương cải cách tôn giáo nói trên của Dvingli được trình bày trong tác phẩm nhan đề là Quyển sách bàn về sự đúng dẫn và sai lầm của tôn giáo (De vera et falsa religione commentarius) công bố vào năm 1928. 

Như vậy, nhờ có sự ủng hộ của chính quyền châu, tôn giáo Dvingli đã được thực hiện ở Durích và đã nhanh chóng lan sang các châu thành thị khác. Đến năm 1528–1529, Becnơ, Baxen, Xanh Galen, Glarut, Sáphaoden cũng tiến hành cải cách tôn giáo. Trên cơ sở thắng lợi bước đầu của cuộc cải cách tôn giáo, phái Dvingli chuẩn bị thực hiện việc thống nhất Thụy Sĩ dưới sự lãnh đạo của Durích. 

Các châu rừng núi vốn đã phản đối cải cách tôn giáo, giờ đây càng kiên quyết chống lại kế hoạch ấy của Durích, do đó Durich đã phát động chiến tranh chống các châu rừng núi. Nam 1529, Durích tạm thời giành được thắng lợi, nhưng đến năm 1531, trong trận Cappen, Durich hoàn toàn bị thất bại, và bản thân Dvingli, một người hãng hái tham gia cuộc chiến tranh này đã bị chết trong chiến dịch ấy. Sự thất bại của Durích đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn thứ nhất của cuộc Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ.