Những quyết định của hội nghi tôn giáo Tơrentê
Trong làn sóng của phong trào cải cách tôn giáo, Giáo hội Thiên chúa đã bị tổn thất nặng nề : uy tín bị giảm sút, nhiều tài sản ruộng đất bị tịch thu, rất nhiều tín đồ đổi theo Tôn giáo. Cả một khu vực rộng lớn của châu Âu bao gồm Na Uy, Đan Mạch Thụy Điển, Êcôtxơ, Anh, Nềđéclan, phần lớn nước Đức, Thụy Sĩ đã thoát li khỏi Rôma. Ở Pháp, Ba Lan, Hunggari, tín đồ Tôn giáo cũng ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ Giáo hội Thiên chúa vẫn còn khá mạnh, trong đó quan trọng nhất là Tây Ban Nha, Áo – những nước lớn nhất Tây Âu lúc bấy giờ. Sau cơn choáng váng do phong trào Cải cách tôn giáo rầm rộ gây nên, từ những năm 40 của thế kỉ XVI, Giáo hội Rôma và các thế lực trung thành nhất với đạo Thiên chúa đã tổ chức phản công mạnh mẽ vào Tàn giáo. Trong số các biện pháp nhằm chống phá phong trào cải cách tôn giáo, nổi bật nhất là những quyết nghị của hội nghị tôn giáo Torente và những hoạt động của Hội Giêsu.
Để tìm biện pháp củng cố thể lực của Giáo hội Thiên chúa và chống cãi cách tôn giáo, Giáo hoàng đã ba lần triệu tập hội nghị tôn giáo ở Torente (Bắc Italia) vào các năm 1945 – 1947, 1951–1552 và 1562–1563, trong đó các quyết nghị của cuộc hội nghị lần thứ ba là quan trọng nhất. Nội dung chủ yếu của những quyết nghị ấy thể hiện ở ba mặt sau đây :
1. Chỉnh đốn nội bộ
Giáo hội không thể làm ngơ trước một sự thật là do sự dốt nát và sự đổi bại về tư cách đạo đức của các giáo sĩ, uy tín của Giáo hội Thiên chúa bị giảm sút nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng đó, giáo hội khẳng định lại một số quy chế vốn có của nó và yêu cầu các giáo sĩ phải nghiêm chỉnh chấp hành như phải sống độc thân, cấm mua bán chức vụ, thủ tiêu chế độ kiêm nhiệm (một giáo sĩ quản lí nhiều xứ đạo) v.v…, đồng thời mở trường huấn luyện các linh mục để bồi dưỡng thêm kiến thức cho họ.
2. Nhượng bộ các vua chúa Thiên chúa giáo
Đối với các quốc vương vẫn trung thành với đạo Thiên chúa ở một số nước quân chủ chuyên chế, Giáo hội thừa nhận việc thế tục hoá một phần tài sản của Giáo hội, đồng thời thừa nhận những quyền lực lớn hơn của họ. về những công việc của tôn giáo như đồng ý cho các quốc vương có quyền kiểm soát việc bổ nhiệm các chức vụ trong Giáo hội nhằm lôi kéo các quốc vương ấy phối hợp với Giáo hội để chống phe Tôn giáo.
3. Kiên quyết chống lại cải cách tôn giáo
Quyết nghị Tơrentê tuyên bố các loại Tàn giáo đều là tà giáo mà Giáo hội Thiên chúa kiên quyết không nhân nhượng ; khẳng định giáo lí và nghỉ lễ của đạo Thiên chúa là hoàn toàn đúng đắn, do vậy việc thờ ảnh tượng. thờ các thánh, thờ di vật lễ mét, tuần chạy, lễ hành hương, chế độ tu hành… vẫn tiếp tục duy trì như cũ : đồng thời khẳng định Giáo hoàng là người có quyền uy cao nhất trong Giáo hội.
Ngoài ra, hội nghị Torentê còn quyết định thành lập một cơ quan theo dõi sát sao các thư tịch mới xuất bản để lập những bản mục lục sách cấm, tức là những bản danh sách các tác phẩm mà tín đồ không được phép đọc. Bị liệt vào bản thư mục ấy không phải chỉ có những tác phẩm châm biếm công kích Giáo hoàng và Giáo hội Thiên chúa mà còn có cả các sách khoa học tự nhiên, nhất là về thiên văn học vì những tác phẩm ấy giải thích vũ trụ khác với kinh thánh. Giáo hội còn thành lập toà án tôn giáo tối cao ở Roma để trừng trị những kẻ bị kết tội phản bội tôn giáo. Hàng nghìn hàng vạn nạn nhân đã bị đưa đến đây và phải chịu những hình thức tra tấn hết sức tàn khốc.