Quá trình phát triển chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp

1. Chế độ quân chủ chuyên chế thời Frangxoai 

Trong quá trình phấn đấu để thống nhất nước Pháp, Luy XI và Sáclơ VIII đã đạt những cơ sở đầu tiên cho chế độ quân chủ chuyên chế. Đến nửa đầu thế kỉ XVI, dưới thời Frăngxoa I (1515–1547), chế độ quân chủ chuyên chế đã được xác lập hoàn toàn.

Cũng như ở một số nước Tây Âu khác, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp là biểu hiện của sự liên minh tạm thời giữa giai cấp quý tộc phong kiến, tầng lớp giáo sĩ và giai cấp tư sản mới ra đời. 

Trụ cột của chính quyền chuyên chế là giai cấp quý tộc phong kiến. Cuộc cách mạng giá cả đã làm cho thế lực kinh tế của giai cấp này vốn dựa vào sự bóc lột bằng tổ tiền bị giảm sút nghiêm trọng. Để bù đắp sự thiếu hụt đó và để được hưởng cuộc sống xa hoa, số đông quý tộc đã tập trung về kinh đô đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Do đó, họ đã tích cực ủng hộ chế độ chuyên chế của nhà vua. 

Tầng lớp giáo sĩ cũng muốn có những ông vua theo Thiên chúa giáo có đầy đủ quyền uy và sức mạnh để giúp đỡ họ đánh bại phải Tân giáo đang lộng hành. 

Song, kẻ ủng hộ tích cực nhất đối với chính quyền chuyên chế là giai cấp tư sản, vì chỉ dưới chế độ tập quyền trung ương thì công thương nghiệp mới có thể phát triển thuận lợi. Lúc bấy giờ đặc quyền thu thuế quan của giai cấp quý tộc ở các địa phương vẫn chưa bị thủ tiêu, nên hàng hoá chở từ nơi này sang nơi khác phải nộp thuế rất nhiều lần, ví dụ hàng hoá chở từ Oócleang đến Năngtơ phải nộp thuế 28 lần, từ Ruãng đến Pari phải nộp 15 lần. Hơn nữa, trong điều kiện lúc bấy giờ, sự lớn mạnh của chính quyền quân chủ còn đem lại cho họ một số quyền lợi chính trị như được đảm nhiệm một số chức vụ về pháp luật, tài chính v.v… và như vậy cũng được biến thành một loại quý tộc. 

Do được sự ủng hộ tích cực của ba lực lượng quan trọng nhất trong xã hội, Fràngxoa I đã thi hành nhiều biện pháp để đề cao quyền lực của mình. 

Trước hết, Frăngxoa I đã khống chế được Giáo hội ở Pháp. Năm 1916, tức là năm thứ hai sau khi lên ngôi, ông đã kí với Giáo hoàng Leo X Hiệp ước Bolona, trong đó quy định các giáo phẩm ở Pháp như Tổng giám mục, Giám mục. Linh mục… đều do nhà vua chỉ định, đồng thời nhà vua được quyền hưởng phần lớn thu nhập của Giáo hội Pháp. Như vậy, vua Pháp thực tế đã trở thành người đứng đầu Giáo hội Pháp. 

Frăngxoa I còn tự mình nắm lấy quyền lập pháp hay nói đúng hơn, ý chỉ của nhà vua tức là pháp luật. Các nhà luật học lúc bấy giờ đã tuyên bố rằng : Quyền lực của đức vua không thể bị bất cứ ai hoặc bất cứ cái gì hạn chế. Năm 1527, Chánh án toà án Pari đã nói với Frăngxoa Irằng : “Bệ hạ ở trên pháp luật. Pháp luật và mệnh lệnh không thể rằng buộc bệ hạ, hoàn toàn không có một loại quyền lực nào có thể bắt buộc bệ hạ làm một việc gì”. 

Quyền hành chính ở trung ương thì thuộc về Hội đồng nhà vua, trong đó gồm các bộ tương đương với các bộ Nội vụ, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính… sau này. Những việc quan trọng hơn thì có một số người thân cận nhất của nhà vua giải quyết. Những viên quan cai trị các địa phương cũng do nhà vua bỏ nhiệm và quy định chức năng quyền hạn của họ. Hơn nữa, để quản lí chặt chẽ các tỉnh, hạn chế quyền tự trị của các quan địa phương, nhà vua thường cử các đoàn khâm sai về các nơi trong nước để theo dõi tình hình và giải quyết những vấn đề cần thiết. 

Do sự lớn mạnh của quyền lực nhà vua, trong suốt thời trị vì của Frăngxoa I, hội nghị ba cấp không được triệu tập một lần nào. Nước Pháp. đã hoàn toàn biến thành một nước quân chủ chuyên chế. 

Song song với quá trình xác lập nhà nước tập quyền trung ương, từ năm 1494 đến 1559, các vua Pháp Sáclơ VIII, Luy XII, Frăngxoa I và Hãngri II đã tích cực thi hành chính sách bành trướng lãnh thổ mà mục tiêu là Italia. Đặc biệt, Frăngxoa I đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh xâm lược Italia nhưng ông ta đã gặp phải một đối thủ đáng gờm là Saclo V của đế quốc Rôma thần thánh ; vì vậy năm 1525 trong chiến dịch Pavi (ở Italia), ông đã bị bắt làm tù binh và bị đưa sang Tây Ban Nha, phải nộp khoản tiền lớn mới chuộc được tự do. Mặc dù vậy, ông còn tiếp tục tấn công Italia ba lần nữa. Sau khi Frăngxoa I chết, dưới thời Hangri II, cuộc chiến tranh Italia lại tiếp diễn cho đến năm 1559 mới kết thúc. Theo Hoà ước Cato Cambredi (Cateau Cámbrési) kí kết giữa Hãngri II và vua Philíp II của Tây Ban Nha, Hãngri II phải từ bỏ yêu cầu đối với Italia, nhưng được tỉnh Loren và các thành phố Metdơ (Metz), Tun (Toul) và Vectoong 

2. Cuộc chiến tranh tôn giáo – thời kỳ suy sụp của chế độ quân chủ chuyên chế 

Cuộc chiến tranh Italia kéo dài trên nửa thế kỉ vừa chấm dứt thì ở Pháp lại nổ ra một cuộc nội chiến kéo dài 36 năm giữa hai tập đoàn phong kiến đại biểu cho hai giáo phái Cựu giáo và Tần giáo, lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Huygonð (Huguenot)

a) Hoàn cảnh lịch sử 

Vào nửa đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo ở Đức đã có ảnh hưởng đáng kể ở Pháp, đặc biệt tôn giáo cải cách của Canvanh càng được hoan nghênh nhiệt liệt, do đó Tan giáo ở Pháp chủ yếu là Tần giáo Canvanh. Đổi theo Tan giáo chủ yếu là giai cấp tư sản mới lên, do đó ở Pháp lúc bấy giờ có câu : “Giàu như tín đồ Tan giáo”. Ngoài ra, theo Tân giáo còn có nhiều quý tộc hạng nhỏ và hạng vừa, một số ít quý tộc lớn, còn nông dân cũng có tham gia, nhưng không nhiều lắm. Về khu vực, Tôn giáo chủ yếu truyền bá ở Tây nam và Tây bắc nước Pháp, còn miền Đông và Pari vẫn là địa bàn vững chắc của Cựu giáo. 

Trước sự phát triển nhanh chóng của phong trào Tôn giáo, các vua Pháp như Frăngxoa I, Hàngri II đã thi hành nhiều biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, nhưng số tín đồ Tàn giáo không giảm sút mà trái lại ngày càng đông, thậm chí có một số đại quý tộc như Angtoan của vương quốc Nava, Đô đốc hải quân Colinhi (Coligny) cũng theo Tôn giáo. 

Mặt khác, từ năm 1559 về sau, tức là sau khi Hangri II chết, chính quyền nhà vua rất suy yếu. Con Hãngri II là Frăngxoa II mới 15 tuổi, lên ngôi được 1 năm thì chết. Một người con khác là Sáclơ XI (1560–1574) lên ngôi lúc 10 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành đều ở trong tay Thái hậu Cathorin do Medixi (Catherine de Médicis). 

Trong hoàn cảnh ấy, ở Pháp hình thành hai tập đoàn phong kiến đại biểu cho hai giáo phái, đó là họ Ghido (Guise) đứng đầu phải Cựu giáo và Ăngtoan đơ Buốcbông (Antoine de Bourbon) đứng đầu phái Tân giáo. Họ Ghido vốn được tín nhiệm từ thời Frăngxoa I nhờ những chiến công của họ. Đến thời kì này, hai anh em công tước Frăngxoa và Luy được Thái hậu Cathorin giao cho nắm giữ binh quyền và công việc nội chính. Họ nêu chiêu bài bảo vệ vua, chống Tần giáo, nhưng thực chất đang nuôi âm mưu chiếm đoạt ngôi vua của nước Pháp. Còn họ Buốcbông vốn là một nhánh họ gần với vua Pháp, nên nếu dòng vua Pháp tuyệt tự thì Angtoan có hi vọng được làm vua nước Pháp. Như vậy, mâu thuẫn về quyền lợi chính trị giữa hai tập đoàn này hết sức căng thẳng, nhưng nó được nguy trang bằng cuộc đấu tranh về tôn giáo. 

b) Diễn biến của chiến tranh 

Cuộc chiến tranh tôn giáo ở Pháp có thể chia làm ba giai đoạn lớn : 

– Giai đoạn thứ nhất : (1562–1572) : Ngôi lửa của cuộc chiến tranh tôn giáo là vụ thảm sát ở Vatxi (Wassy). Ngày 1–3–1562, Công tước Frăngxoa đơ Ghido cho tuỳ tùng xông vào đánh đập những tín đồ Tan giáo đang làm lễ trong một nhà kho ở vùng Vatxi (thuộc Sampanhơ) làm 60 tín đồ Tàn giáo bị chết và rất nhiều người bị thương. Ngay sau đó, cuộc xung đột vũ trang giữa hai phe Tân giáo và Cựu giáo lan ra các nơi khác. Phe Cựu giáo tranh thủ được sự ủng hộ của Philip II của Tây Ban Nha, còn phe Tan giáo thì nhận được viện binh của Nữ hoàng Anh Êlidabét. Ba cuộc chiến tranh đã liên tiếp diễn ra trong giai đoạn này làm cho cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề : Frăngxoa đỡ Ghido và Ăngtoan đơ Buốcbóng đều chết. Để chấm dứt chiến tranh, năm 1570, chính phủ Pháp ban bố “Sắc lệnh Hoà bình”, trong đó thi hành một số nhượng bộ đối với Tan giáo như cho họ tự do làm lễ, cử đô đốc Colinhi làm Cố vấn của nhà vua, gả công chúa Macgorit, em gái vua cho con của Angtoan là Hangri do Nava mà lúc bấy giờ đã trở thành thủ lĩnh của phe Tân giáo. Cuộc xung đột tạm ngừng, nhưng cả hai bên đều không hạ vũ khí. Vì vậy, Thái hậu Cathơrin và họ Ghido dự định dùng âm mưu để tiêu diệt phe Tan giáo.

– Giai đoạn thứ hai (1572–1576) : Giai đoạn này bắt đầu bằng vụ thảm sát trong đêm lễ thánh Báctelơmi (Barthélemy) (24–8–1572). Nhân dịp Hangri đơ Nava cùng rất nhiều tín đồ Tân giáo về Pari để làm lễ thành hơn với công chúa Macgørit, phải Cựu giáo đã gây ra vụ thảm sát vào đêm lễ thánh. Cuộc tàn sát tín đồ Tân giáo từ Pari lan rộng ra các tỉnh khắc và kéo dài trong hai tuần lễ, kết quả khoảng 300.000 tín đồ Tần giáo bị giết chết trong đó có cả Đô đốc Colinhi. 

Trước sự tráo trở của thái hậu và phe Cựu giáo, các quý tộc Tôn giáo liên minh với các thành thị miền Nam lập thành một tổ chức chính trị gọi là Liên minh Tân giáo (Union Portestante). 

Về thực chất, đó là một nhà nước cộng hoà có chính phủ, toà án, giáo hội riêng và có một lực lượng quân đội gồm 20.000 người. 

Để chống lại Liên minh Tần giáo, năm 1576, phe Cựu giáo cũng thành lập một tổ chức gọi là Đồng minh thần thánh (Sainte Ligue) do Ghidơ cầm đầu. Nước Pháp đã bị rơi vào tình trạng phân liệt rất nghiêm trọng.

– Giai đoạn thứ ba (1576–1598) : Sự thành lập Đồng minh thần thánh mở ra một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh tôn giáo mà người ta thường gọi là cuộc chiến tranh của ba Hangri : Hangri III, Hãngri đơ Ghido và Hangri đơ Nava. 

Năm 1987, Hàngri III sai quân đi đánh Hãngri đơ Nava, nhưng bị thất bại. Trong khi đó Hãngri đơ Ghido công khai để lộ đã tâm muốn giành ngôi vua Pháp. Để đối phó với tình hình ấy, năm 1588, vua Pháp điều quân về Pari để bắt Hãngri đơ Ghidơ, nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì ở Pari nổ ra cuộc khởi nghĩa của thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ và những người làm công nhật. Hãngri II phải trốn khỏi Pari. Tháng 12–1588, Hãngri III cho mời Hãngri đo Ghido đến để hoà giải, nhưng đã ra lệnh cho quân cận vệ đâm chết khi ông ta vừa tới. Căm phẫn trước hành động đó, Pari và nhiều thành phố khác tuyên bố không phục tùng nhà vua nữa mà thành lập những nước cộng hoà độc lập. Không còn cách nào khác, Hãngri III phải kết đồng minh với Hangri đơ Nava, tuyên bố Hangri đơ Nava là người kế thừa của mình và quân đội của hai vua sẽ tiến vào Pari. Nhưng chưa kịp trở về Pari, ngày 1-8–1589, Hãngri III bị một giáo sĩ Đôminicanh ám sát. Vương triều Valoa đến đây kết thúc. Hãngri do Nava được cử lên làm vua Pháp. Triều Buốcbông bắt đầu. 

Tuy được coi là người thừa kế hợp pháp, nhưng trong những năm đầu, Hàngri gặp rất nhiều khó khăn : phe Cựu giáo không thừa nhận, vua Philíp II của Tây Ban Nha đưa quân sang Pháp để giúp Cựu giáo, nông dân nhiều nơi khởi nghĩa. Để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhiều thế lực, năm 1593, Hãngri đổi theo Cựu giáo. Năm 1594, Hãngri cử hành lễ gia miện, lấy hiệu là Hangri IV. 

Sau khi đã làm yên lòng phe Cựu giáo, sau 1598, Hãngri IV ban hành sắc lệnh Nangtơ, trong đó quy định một số nhượng bộ đối với phe Tan giáo như mọi người được tự do tín ngưỡng, tín đồ Tan giáo và Cựu giáo bình đẳng về chính trị và trước pháp luật ; ở những thành phố do Tôn giáo chiếm lĩnh trước kia, Tần giáo được cử quan lại và duy trì quân đội của mình, tức là được hưởng quyền tự trị. Cuộc chiến tranh tôn giáo đến đây kết thúc. 

3. Sự phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế nửa đầu thế kỉ XVII 

a) Những chính sách của Hăngri IV 

Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh tôn giáo, nước Pháp bị chia năm xẻ bảy, chính quyền trung ương suy yếu, đồng thời nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Trước tình hình ấy, là một trong những ông vua lỗi lạc của nước Pháp, Hãngri IV đã thi hành nhiều chính sách tích cực để phát triển kinh tế và để cao quyền lực của chính phủ trung ương. 

Biện pháp hàng đầu trong chính sách kinh tế của Hãngri IV là khuyến khích việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, vì theo ý kiến của Xuyli (Sully), Tổng trưởng tài chính và là cố vấn của nhà vua thì “trồng trọt và chăn nuôi là hai bầu sữa nuôi sống nước Pháp”. Trong khi đó, nhà nước lại giảm nhẹ thuế cho nông dân, nên họ lại càng tích cực sản xuất. 

Bên cạnh nông nghiệp, Hangri IV còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp như khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm, nghiêm cấm việc xuất khẩu nguyên liệu, hạn chế việc nhập khẩu hàng công nghiệp của nước ngoài. Năm 1604, bắt chước Anh và Hà Lan, Pháp cũng thành lập Công tỉ Đông Ấn Độ. Cũng năm đó, Pháp chiếm được một mảnh đất ở Canada đặt tên là Po Royan (Port Royal) nay là Anapoli ; bốn năm sau (1608), lại chiếm được Kêbếch (Québec). Những chính sách đó rất phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản, nên Hãngri IV được họ tích cực ủng hộ. 

Song song với những biện pháp nhằm phát triển kinh tế, Hãngri IV đã thi hành nhiều chính sách nhằm khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế đã bị suy sụp trong thời chiến tranh tôn giáo. Nhận được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội, Hangri IV đã tập trung mọi quyền lực về hành chính và tài chính vào tay mình. Ngay như công việc của giáo hội Pháp, Hàngri IV cũng không cho giáo hoàng can thiệp. Đối với các lãnh chúa phong kiến Cựu giáo cũng như Tần giáo, Hãngri IV chủ trương dùng tiền một cách hào phóng để mua chuộc họ, nhưng nếu ai chống lại thì sẽ bị thẳng tay trừng trị. Chính Hãngri IV đã nói : Trầm muốn rằng không ai được thắc mắc về những mệnh lệnh của trầm. Trầm là chúa tể, trầm muốn được mọi Người vâng lệnh”. Do vậy, sau lần họp năm 1593, từ khi Hangri IV chính thức làm lễ gia miện cho đến khi ông chết, hội nghị ba cấp không hề được triệu tập. 

Mặc dù Hãngri IV đã có những cống hiến đáng kể đối với đất nước và ông đã đổi theo Cựu giáo, nhưng đối với những phần tử cực đoan trong Thiền chúa giáo, ông vẫn bị coi là một kẻ tà giáo và là người bạn của bọn tà giáo. Vì vậy, năm 1610, ông bị một tên thích khách thuộc phe Cựu giáo ám sát trên đường phố Pari 

b) Risơliơ và sự phát triển chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp 

Sau khi Hangri IV bị giết chết, Luy XIII (1610–1643) mới được 9 tuổi lên nổi ngôi cha, nên mẹ ông là Mari đờ Medixi” phải làm nhiếp chính. Trước tình hình ấy, giai cấp quý tộc phong kiến rất phấn khởi, họ nói rằng : “Chúng ta thì đã trưởng thành mà nhà vua thì còn nhỏ dại”. Một số trong hàng ngũ quý tộc nuôi âm mưu chống lại chính quyền trung ương, còn nói chung thì tỏ ra rất hống hách, thiếu tinh thần hiệp lực với các tầng lớp khác để xây dựng đất nước. Để giải quyết khó khăn về tài chính, năm 1614, chính phủ Pháp lại triệu tập hội nghị ba cấp. Trong hội nghị này, một đại biểu của đẳng cấp thứ ba để nghị nhà vua nên coi “ba đẳng cấp như ba anh em : tăng lữ là anh cả, quý tộc là anh thứ hai, thị dân là em thứ ba”, nhưng đại biểu của quý tộc đã trả lời một cách ngạo mạn rằng họ không thể làm anh em với “con của người thợ giày”.

Trong khi đó, phe Tần giáo vẫn là một lực lượng đáng kể. Họ có địa bàn riêng, có chính quyền tự trị và có lực lượng vũ trang riêng. Đó là một chướng ngại lớn đối với việc xây dựng chế độ tập quyền trung ương. 

Trong hoàn cảnh ấy, nước Pháp đã xuất hiện một nhà chính trị tài năng không những đã văn hối tình trạng khó khăn nói trên mà còn nhanh chóng làm cho nước Pháp trở thành một quốc gia hùng mạnh. Đó là Risalig (Richelieu) (1585-1642). 

Risơliơ vốn là một giáo sĩ xuất thân từ giai cấp quý tộc. Năm 1614, ông được dự hội nghị ba cấp với tư cách là một đại biểu của đẳng cấp tăng lữ, năm 1616 làm Tổng trưởng Ngoại giao, đến năm 1624 làm Tể tướng, đồng thời được phong chức Hồng y giáo chủ. Sau khi được giữ trọng trách, Risơliơ tự xác định cho mình nhiệm vụ như sau : 

“Tôi đã hứa với đức vua là sẽ sử dụng toàn bộ tâm trí của tôi và tất cả mọi quyền hành mà ngài đồng ý giao phó cho tôi để làm tan rã đảng Huygono, giảm bớt sự kiêu ngạo của các ngài quý tộc, bắt buộc các thần thuộc phải thực hiện nghĩa vụ của họ và đề cao uy danh của đức vua ở các nước láng giềng đến mức độ xứng đáng”. 

Như vậy mục tiêu phấn đấu của Risơliơ là : làm tan rã phe Tan giáo với tư cách là một đảng phái chính trị, làm yếu thế lực của tầng lớp quý tộc lớn và đề cao địa vị quốc tế của nước Pháp. 

Lúc bấy giờ, ở miền Nam đang tồn tại nước cộng hoà Tần giáo mà cảng La Rosen thực chất là thủ đô của nước cộng hoà ấy. Phe Tan giáo có một hạm đội mạnh hơn hạm đội của nhà vua. Họ lại được sự viện trợ tích cực của vua Anh. Năm 1626, họ tập hợp lực lượng để bảo vệ quyền tự do của họ đang bị đe doạ. Năm 1627, Risơlic tự mình cầm quân đi tấn công La Rosen và bao vây thành phố này trong 15 tháng. Cuối cùng, vì không chịu nổi nạn đói, La Rosen phải đầu hàng. Năm 1629, Risơlic ban bố “Sắc lệnh ân huệ” cho tín đồ Tần giáo được tự do tín ngưỡng và được tha thứ tội làm phản, nhưng thành luỹ của họ phải phá bỏ, quân đội phải giải tán và quyền tự trị bị thủ tiêu. 

Đối với tầng lớp quý tộc, Risoliơ đề nghị nhà vua ra lệnh phá huỷ những pháo đài không cần thiết về mặt quốc phòng và những thành trì ở những nơi đã nổi dậy phiến loạn. Đồng thời, nhà nước ra lệnh cấm giới quý tộc không được dùng biện pháp đấu kiếm để giải quyết mâu thuẫn, nếu vì phạm sẽ bị xử tử. Đối với những âm mưu chống đối chính quyền nhà vua, Risơliơ kiên quyết thẳng tay trừng trị. Trong 18 năm cầm quyền, ông đã xử tử 2 công tước, 4 bá tước và 41 đại quý tộc. 

Đối với bên ngoài, Risoliơ tích cực thi hành chính sách xâm chiếm thuộc địa và đã chiếm được một số cứ điểm mới ở Canada, ở quần đảo Angti. Năm 1635, người Pháp đến Guyan (ở Nam Mĩ) và thành lập ở đó cứ điểm Cayen. Với sự giúp đỡ của chính phủ. Công ti Đông Ấn Độ của Pháp đã đến thành lập Sở đại lí ở Madagaxca và tiếp đó là Xenegan và Tây Phi. Đồng thời, mặc dù là một Hồng y giáo chủ, nhưng Risơliơ đã ủng hộ phái Tân giáo ở Đức, Đan Mạch, Thụy Điển để chống vương triều Hápxbua của đế quốc Rôma thần thánh nhằm mở rộng cương giới nước Pháp. 

Như vậy, với những chính sách của Risơliơ, đến giữa thế kỉ XVII, nước Pháp đã trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền và là một quốc gia hùng mạnh ở Tây Âu.