Diễn biến của cách mạng

1. Cách mạng bùng nổ 

a) Tình hình đêm trước của cách mạng và hoạt động hợp pháp của một số quý tộc 

Đến đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XVI, lòng căm thù của quần chúng nông dân và bình dân thành thị đối với bọn thống trị Tây Ban Nha và các giáo sĩ Thiên chúa giáo càng bộc lộ một cách công khai. Họ nhiệt liệt hưởng ứng các học thuyết chống lại giáo hội Thiên chúa giáo như đạo Canvanh hoặc phái Rửa tội lại, do đó đã tụ tập thành những đám đông có vũ trang để nghe các nhà tuyên truyền Tán giáo diễn thuyết. Một vài vụ xung đột lẻ tẻ với hiến binh đã xảy ra. 

Trong khi đó, giai cấp tư sản cũng hết sức oán giận chính sách thống trị của Tây Ban Nha : vì vậy thông qua các công xã Canvanh giáo, họ đã tập hợp và lãnh đạo quán chúng đấu tranh theo lợi ích của giai cấp họ.

Ngay trong giai cấp quý tộc, cũng có một bộ phận bất mãn với chính sách áp bức dân tộc của Tây Ban Nha và chính họ là những kẻ đầu tiên lên tiếng yêu cầu sửa đổi những chính sách ấy. 

Năm 1963, ba thành viên của Hội đồng nhà nước và cũng là ba nhà đại quý tộc của Nědéclan là Hoàng thân Vinhem Orăng!, Bá tước Écmỏng (Egmont) và Đô đốc Hoócnơ (Hornes) trước Hội đồng nhà nước đã yêu cầu chính quyền Tây Ban Nha phải tôn trọng các đặc quyền của Nêđéclan, rút quân đội Tây Ban Nha, triệu hồi Hồng y giáo chủ Gravenla, thủ tiêu các sắc lệnh trừng trị Tần giáo. 

Năm 1564, chính quyền Tay Ban Nha chỉ đáp ứng hai yêu cầu là rút quân đội chiếm đóng về nước và triệu hồi Gravenla, còn những vấn đề cơ bản thì không giải quyết. Vì vậy, năm 1965, Bá tước Écmỏng thân hành sang Tây Ban Nha triều kiến Philíp II để trình bày các điều thỉnh nguyện, nhưng vẫn không có kết quả. Trong khi đó tinh thần đấu tranh của quần chúng ngày càng dâng cao. 

Trước tình hình ấy, cuối năm 1565, 20 thanh niên quý tộc do Luy Nát xô (em Vinhem) cầm đầu đã thành lập một đồng minh quý tộc gọi là Hội hoà giải. Ngay sau đó, số hội viên đã tăng lên nhanh chóng. 

Ngày 5–4–1566, Hội hoà giải cử một đoàn đại biểu đến gặp Toàn quyền Mácgơrit để đưa một thỉnh nguyện thư mà nội dung chủ yếu vẫn là những yêu cầu của các quý tộc nói trên, đồng thời còn bày tỏ sự trung thành đối với Philíp II. Khi đến phủ Toàn quyền, họ ăn mặc rất rách rưới để tượng trưng cho sự nghèo khổ của đất nước mình. Thấy thế, một viên quan ở đó đã cười họ là “bọn ăn mày” (les guenx). Vì vậy, về sau chữ “ăn mày” được sử dụng với ý nghĩa là “cách mạng” và do đó đồng minh quý tộc đã đổi tên thành “Hội ăn mày”. Các thành viên của tổ chức này mặc áo dài như người ăn mày, bên thắt lưng đeo một cái bị. Họ còn đúc huy hiệu của Hội trên đó một mặt là hình Philip II, một mặt khác là hình cái bị ăn mày và hai tay nắm chặt vào nhau, xung quanh còn có dòng chữ “Tất cả đều trung thành với vua, ngay cả cái bị ăn mày”. 

Đợi mãi không thấy chính phủ trả lời, các thủ lĩnh của Hội bắt đầu tìm kiếm đồng minh. Ở trong nước họ liên minh với những người lãnh đạo các công xã Canvanh giáo. Ở ngoài nước, họ xin sự giúp đỡ của các quý tộc Luthơ giáo ở Đức và phái Huygợnô ở Pháp. 

b) Sự nổi dậy của quần chúng (1566–1567) 

Nhận thấy sự đấu tranh hợp pháp của một số quý tộc không đem lại kết quả. ngày 11-8–1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Nam nổi dậy khởi nghĩa mà mục tiêu đấu tranh đầu tiên của họ là Giáo hội Thiên chúa, chỗ dựa chắc chắn của chính quyền Tây Ban Nha. Từng đoàn thợ thủ công và nông dân mang theo gậy sắt, búa, thang, dây thừng xông vào các nhà thờ đạp phá tượng thánh, đồ thờ… và hô to : “Ăn mày muôn năm”. Quần chúng khởi nghĩa còn tịch thu tài sản của Giáo hội, huỷ bỏ các văn khế ruộng đất, giấy vay nợ và các loại giấy chứng nhận các đặc quyền khác. Chẳng bao lâu, phong trào lan rộng đến miền Bắc. Như vậy, nhân dân ở 12 trong số 17 tỉnh đã nổi dậy khởi nghĩa, họ đã phá huỷ 5.500 nhà thờ và tu viện. 

Trước khí thế cách mạng của quần chúng, bọn thống trị Tây Ban Nha phải tạm thời ngừng việc trừng trị Tàn giáo, cho phép tín đồ đạo Canvanh được làm lễ ở những nơi quy định. 

Hành động cách mạng của quần chúng cũng làm cho giai cấp quý tộc sợ hãi và một số người trong giai cấp tư sản dao động, nên khi Mácgorit đồng ý chấp nhận một số nhượng bộ thì họ sẵn sàng thoả hiệp với chính phủ. Giới quý tộc tuyên bố giải tán tổ chức của mình và phối hợp với quân đội của chính phủ để đàn áp khởi nghĩa. Bản thân Bá tước Écmông và Đô đốc Hoócng cũng tích cực tham gia việc đó. Còn những đại biểu tư sản đứng đầu các công xã Canvanh giáo thì kêu gọi nhân dân “ngừng bạo động”. thậm chí ở Anvécpen, họ còn đồng ý để chính quyền thành phố xử tử một số người đã tham gia phong trào phá hoại tượng thánh. Tuy vậy, phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn tiếp tục ở Anvécpen và Valangxiên (Valenciennes) mãi cho đến mùa xuân năm 1567 mới bị dập tắt. 

c) Chính sách khủng bố và vơ vét của chính quyền 

Tây Ban Nha Sự nhượng bộ của chính quyền Tây Ban Nha chỉ là kế hoãn binh mà thôi. Một khi cuộc nổi dậy đầu tiên của nhân dân Nédéclan đã chấm dứt, các thế lực đối lập ở Nédéclan đã bị chia rẽ, Philíp II quyết định thi hành chính sách cứng rắn đối với Neđéclan. 

Tháng 8-1967, Philíp II cử Công tước Anba đem 18.000 quân sang Nedéclan và Mácgơrít bị triệu về nước. Anba là một kẻ cuồng tín Thiên chúa giáo, một nhà chỉ huy lão luyện và tàn ác. Vừa đặt chân lên Neđéclan, Anba lập tức thi hành chính sách khủng bố hết sức tàn bạo : bố trí quân đội chiếm đóng tất cả các thành phố và đồn luỹ, cho binh lính được tự do cướp bóc cư dân ; thành lập “Uỷ ban điều tra bạo lực” để bắt bớ tịch thu tài sản, xử tử những người đã tham gia đấu tranh hoặc bị tình nghỉ. Khắp đất nước Nédéclan, đâu đâu cũng đầy rẫy máy chém và giá treo cổ. Chỉ trong vòng hai năm (1567–1569), uỷ ban này đã xử tử 8000 người, trong đó có cả Bá tước Écmông và Đô đốc Hoócnơ, những kẻ trước sau đều bày tỏ lòng trung thành với Philíp II và đã từng tham gia đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng. 

Song song với chính sách khủng bố, Anba còn dùng mọi biện pháp để vơ vét của cải của nhân dân Nédéclan. Ngoài việc tịch thu tài sản, những kẻ bị giết và bị bắt ở các thành phố phải nộp tiền dưới danh nghĩa “vay”. Anba còn đặt ra chế độ thuế mới rất nặng nề đánh vào tất cả các loại tài sẵn. Chế độ ấy quy định mọi loại động sản và bất động sản phải nộp thuế 1%, ngoài ra khi bán các loại bất động sản như ruộng đất thì phải nộp thuế 5%, còn bán các loại động sản thì phải nộp thuế 10%. Mục đích của chính sách này không chỉ thuần tuý nhằm làm giàu cho quốc khổ Tây Ban Nha mà còn nhằm làm cho nhân dân Nêđéclan kiệt quệ phải khuất phục. Chính Anba nói : “Thủ để lại một đất nước nghèo khổ, thậm chí phá sản cho Chia và quốc vương còn hơn là nhìn thấy một đất nước ấy phần vinh hưng thịnh ở trong tay quỷ Xatăng và bọn tà giáo”. 

Kết quả của những chính sách của Anba là làm cho nhiều xưởng thủ công và hiệu buôn phải đóng cửa, nhiều thợ lành nghề phải chạy ra nước ngoài, trong đó chỉ riêng chạy sang Anh đã hơn 60.000 người. Do vậy, nhiều thành phố bị tiêu điều, đặc biệt thành phố Anvecpen trước kia sắm uất thế, mà này xơ xác và về sau vĩnh viễn không phục hồi được nữa. 

Nhưng đồng thời những chính sách tàn bạo của Anba đã làm cho lòng căm thù bọn thống trị Tây Ban Nha của nhân dân Nědéclan càng tăng và quyết tâm cách mạng của họ càng kiên định. 

d) Hoạt động quân sự của Vinhem Orăng và sự thành lập các đội du kích 

Ngay khi Anba kéo quân Tây Ban Nha sang Nědéclan, Vinhem Orăng đã chạy sang Đức. Nhờ sự giúp đỡ của phái Luthơ ở Đức và phái Huygơn ở Pháp, Vinhem đã quyên góp một số tiền và chiêu mộ được một đội quân đánh thuê gồm 30.000 người. Năm 1568, Vinhem kéo quân đánh thuế về tấn công quân Tây Ban Nha ở Frixlan nhưng bị đánh bại. Sau đó, Vinhem còn tấn công mấy lần nữa, nhưng đều không thành công. Sở dĩ như vậy là vì đội quân này không có tinh thần chiến đấu, lại thường cướp bóc nhân dân, đánh lại quân khởi nghĩa ; do đó không được quần chúng ủng hộ. 

Trong khi đó, một bộ phận trong giai cấp tư sản, công nhân, thợ thủ công, nông dân trốn vào vùng rừng núi ở Flăngđro và Henô lập thành những đội du kích lấy tên là “Đội ăn mày trên rừng”. Họ thường tập kích các toán quân của Tây Ban Nha, xử tử các giáo sĩ đạo Thiên chúa và các quan toà theo sự phán quyết của toà án tôn giáo bí mật của họ. Hàng trăm người lưu vong sang Anh tự vũ trang trở về phối hợp với họ. 

Cũng thời gian ấy, ở miền Bắc, tại các tỉnh Holan, Delan, Frixlan, thuỷ thủ, ngư dân, công nhân bến cảng cũng thành lập những đội du kích gọi là “Đội ăn mày trên biển”. Họ thường sử dụng những chiếc thuyền nhẹ nhàng cơ động tập kích các cứ điểm ở ven biển và tàu thuyền của Tây Ban Nha. Sau một thời gian hoạt động tự phát, họ đã liên hệ với Vinhem Drăng và được nước Anh cho mượn cửa biển để làm căn cứ. 

Chính phong trào chiến tranh du kích của nhân dân là sự chuẩn bị cho phong trào cách mạng sắp diễn ra. 

2. Phong trào khởi nghĩa giành chính quyền ở các thành phố (1572-1578) 

a) Phong trào khởi nghĩa ở miền Bắc và sự đối phó của chính quyền Tây Ban Nha 

Bị nữ hoàng Êlidabét trục xuất khỏi hải cảng nước Anh ngày 1-4-1972, một đội du kích trên biển đã tập kích và chiếm được Brien (Brielle), một thành phố nhỏ trên đảo thuộc tỉnh Delan. Từ đây, đội du kích trên biển mới bắt đầu có căn cứ địa trên đất nước mình. Sự kiện đó là một tín hiệu mở đầu của phong trào khởi nghĩa rầm rộ ở các tỉnh miền Bắc. 

Tiếp đó, ngày 5–4–1572, nhân dân ở thành phố Vlixinhghen (Vlissingen) thuộc Delan cũng nổi dậy khởi nghĩa. Họ mở cổng đón đội du kích trên biến vào thành. Cứ thế, như một đám cháy, phong trào khởi nghĩa không ngừng lan rộng và giành được thắng lợi ở nhiều nơi. Đến mùa hè năm 1572, hai tỉnh Holan và Delan đã được hoàn toàn giải phóng. Kẻ tổ chức và lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ấy là những đại biểu của giai cấp tư sản dân tộc và một số quý tộc theo Canvanh giáo. Ngoài đội du kích, các thành thị còn thành lập quân đội cách mạng. Các lực lượng vũ trang này đã chiến đấu với quân Tây Ban Nha ở trên đất liền và trên biển, trừng trị các giáo sĩ Tây Ban Nha và bọn phản bội. Nông dân lại đốt phá nhà thờ, tu viện, trang viên quý tộc, không chịu nộp thuế 1/10 và thi hành mọi nghĩa vụ phong kiến. 

Trên đà thắng lợi ấy, tháng 7–1572, ở tỉnh Holan đã họp hội nghị đại biểu của các thành phố. Hội nghị quyết định thừa nhận Vinhem Orang là Tổng đốc hợp pháp của Philíp II ở Hôlan và Delan, đồng thời trao cho Vinhem quyền chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang trên đất liền và trên biển, quyền điều hành tối cao và quyền bổ nhiệm cũng như bài miễn các chức vụ cao cấp. 

Đến cuối năm 1573, các tỉnh khác như Frixian, Utørét, thượng Ixen (Overyssel) Ghenđéclan cũng lần lượt tuyên bố độc lập. Như vậy, tuy về hình thức vẫn thừa nhận Philip II là quốc vương của mình, nhưng thực tế các tỉnh miền Bắc đang trên con đường hình thành một nước độc lập. 

Lúc đầu, Anba coi phong trào khởi nghĩa của quần chúng chỉ là những vụ bạo động của “bọn nhà quê” chẳng đáng quan tâm, nhưng về sau mới thấy hết tính nghiêm trọng của nó. Vì vậy, cuối năm 1572, Anba điều quân tiến lên miền Bắc và ra lệnh “giết tất cả mọi người, phá huỷ tất cả mọi thành phố”. Kết quả là quân Tây Ban Nha đã tàn sát và thiêu huỷ các thành pho Dútphen (Zutphen), Nacden (Naarden), Háclem (Haarlem). Trong số đó, cư dân thành phố Háckem đã hết sức kiên cường chống lại sự bao vây của quân Tây Ban Nha trong 7 tháng trời, nhưng cuối cùng vì bị đổi nên phải đầu hàng. Tuy hạ được thành, nhưng phía Tây Ban Nha cũng mất 12.000 quân. 

Nhận thấy chính sách tàn bạo của Anba không giải quyết được vấn đề, tháng 12-1573, Philíp II đã rút Anba về nước và cử Rekeden, một người mà ông ta cho là ôn hoà và rộng lượng sang làm Toàn quyền để chấm dứt chiến tranh. 

Lúc đầu, Rekéden vẫn tiếp tục chính sách vây đánh các thành phố, trong đó thành Layden bị vây hai lần, nhưng quân Tây Ban Nha vẫn không hạ nổi. Trong lần vậy thứ hai (từ tháng 5 đến tháng 10–1574), trong khi nhân dân đang chịu đói để có thủ thành thì đội du kích trên biển đã mở cửa cống để cho nước tràn ngập xung quanh thành. Quân Tây ban Nha bị thiệt hại nặng nề phải rút lui. 

Không có cách nào khác, Rekéden phải thi hành một số chính sách hoà hoãn như tha tội cho nghĩa quân đã đầu hàng trừ tín đồ Tân giáo, bỏ các loại thuế mới, giải tán Uỷ ban điều tra bạo động. Tháng 3–1576, Rekéden chết vì bệnh dịch. Đồn Hoan, một người con riêng khác của Sáclơ V được cử sang thay thế giữa lúc bọn thống trị và quân đội ở Tây Ban Nha đang hết sức lúng túng.

b) Phong trào khởi nghĩa ở miền Nam và hiệp định Ghentơ

Những thắng lợi của cách mạng ở miền Bắc đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân các tỉnh miền Nam. 

Ngày 4-9–1576, ở Brucxen nổ ra khởi nghĩa. Dưới sự chỉ huy của những người thuộc phái Orăng, dân quân thành phố chiếm được trụ sở Hội đồng nhà nước và bắt giữ các quan chức. Thế là cơ quan thống trị cuối cùng của Tây Ban Nha ở Neđéclan bị lật đổ. Từ đó trung tâm của cuộc chiến tranh cách mạng chuyển xuống miền Nam và vai trò ấy được tiếp tục duy trì cho đến năm 1585 khi Anvecpen thất thủ mới chấm dứt. 

Từ lâu, những người thuộc phái Drăng đã có ý muốn liên hợp với các tỉnh miền Nam, nay nhân sự chuyển biến của tình hình cách mạng bèn tích cực đề nghị hai bên gặp gỡ để bàn bạc. Tháng 10 – 1576, ở Ghentơ đã triệu tập một cuộc hội nghị ba cấp toàn Neđéclan. Chiếm đa số trong hội nghị này là đại biểu của quý tộc phong kiến, giáo sĩ đạo Thiên chúa và những thị dân giàu có vốn là thành viên cũ của chính quyền thành phố. Vì vậy, những chủ trương cách mạng tích cực của các đại biểu Holan và Delan nếu ra không được chấp nhận. 

Trong khi Hội nghị Ghentơ đang tiếp tục tranh luận thì tình trạng vô chính phủ của quân Tây Ban Nha ngày càng nghiêm trọng. Trên đường rút về miền Nam, chúng ngang nhiên cướp phá và giết hại cư dân. Đặc biệt man rợ là ngày 4-11–1576, chúng đã tràn vào thành phố Anvécpen tàn sát trên 8000 người, thiêu huỷ gần 1000 ngôi nhà. Sự kiện đó đã thúc đẩy hai bên thông qua một văn kiện gọi là Hiệp định Ghentơ (8–11–1576). 

Hiệp định này đề cập đến các vấn đề như liên hợp lực lượng cả nước để trục xuất người Tây Ban Nha ra khỏi Neđéclan, xoá bỏ sự xét xử của toà án do Anba lập ra, khôi phục tài sản của các giáo sĩ đạo Thiên chúa trừ hai tỉnh Holan và Delan v.v… Nhưng những vấn đề cơ bản như độc lập dân tộc và thủ tiêu chế độ ruộng đất phong kiến thì không được nhắc đến. 

Không thoả mãn với hiệp định Ghentơ, năm 1577, nhân dân nhiều nơi như Brucxen, Ghentơ, lepe (eper), Anvécpen và các thành phố khác ở Flăngđrơ, Brabăng đều nổi dậy khởi nghĩa. Tại nhiều thành phố nhân dân đã lật đổ chính quyền cũ và thành lập chính quyền cách mạng gọi là Uỷ ban 18 người, đồng thời thi hành nhiều biện pháp cứng rắn đối với kẻ thù, như ở Ghento đã đánh đuổi quân đội Tây Ban Nha, bắt bọn quý tộc mưu phản, tịch thu tài sản của giáo hội, xử tử những tên quý tộc tay sai của Tây Ban Nha và có nhiều nợ máu.

Quyền lợi của nông dân không hề được Hiệp định Ghentơ đề cập đến, nghĩa vụ phong kiến vẫn nặng nề như cũ. Đã thế, họ còn bị quân Tây Ban Nha cũng như quân lính đánh thuê do Orăng dẫn về cướp bóc giày xéo. Vì vậy, nông dân nhiều nơi ở miền Nam và miền Bắc đều nổi dậy khởi nghĩa. Họ từ chối không nộp tô thuế, phá thành luỹ của quý tộc, lấy ruộng đất của lãnh chúa và giáo hội, tiêu diệt nhiều binh lính Tây Ban Nha. Những phong trào khởi nghĩa ấy đều mang tính chất tự phát và đã bị Hội nghị ba cấp điều quân đội đến đàn áp. 

3. Thắng lợi ở miền Bắc và sự thành lập nước cộng hoà Hà Lan 

Hiệp định Ghentơ mặc dù còn mang nhiều tính chất tiêu cực, nhưng giới quý tộc ở miền Nam vẫn không hài lòng với những biện pháp dung hoà ấy và muốn thoả hiệp với Tây Ban Nha. Mùa thu năm 1578, bọn quý tộc phản động ở hai tỉnh Heno và Actoa đã dấy lên một vụ phiến loạn nhằm tấn công các thành phố cách mạng, nhưng đã bị thị dân thành phố Ghentơ phối hợp với các đội tự vệ của nông dân đập tan. 

Chưa chịu thất bại, ngày 6-1-1579, chúng thành lập Đồng minh Arát, định liên hợp với Tây Ban Nha để dập tắt phong trào cách mạng trong cả nước. Như vậy, bọn quý tộc phản động đã công khai xé bỏ Hiệp định Ghento. 

Để đối phó với tình hình ấy, 7 tỉnh miền Bắc và 5 thành phố lớn nhất ở Flangđro và Brabăng đã thành lập Đồng minh Utơrét. Đồng minh này tuyên bố :

– Các tỉnh miền Bắc lập thành một đồng minh vĩnh viễn không thể phân chia.

– Cơ quan quyền lực cao nhất của đồng minh là Hội nghị ba cấp gồm đại biểu của các tỉnh. Cơ quan này có quyền quyết định các việc quan trọng có tính chất cả nước như tuyên chiến, kí hoà ước, ban hành pháp luật và chế độ thuế khoá… 

– Việc lưu thông tiền tệ phải được cùng nhau bàn bạc, nếu không được các tỉnh khác đồng ý thì không tỉnh nào được thay đổi tiền tệ. 

Về mặt tôn giáo, cư dân Holan và Delan thì theo Tần giáo Canvanh, còn ở các tỉnh khác thì bảo đảm cho mọi người được tự do tín ngưỡng. 

Đồng minh Utorêt tuy chưa chính thức tuyên bố phủ nhận Philíp II, nhưng thực tế thì trong cơ cấu chính quyền mới không có chỗ để vua Tây Ban Nha thể hiện quyền lực của mình. Như vậy, Đồng minh Utørét chính là cơ sở của việc thành lập nước cộng hoà tư sản ở miền Bắc Nêđéclan trong thời gian tới và những nội dung của bản hiệp nghị do đồng minh kí kết cũng là nền móng đầu tiên của chế độ chính trị và hiến pháp của nước cộng hoà ấy. 

Do sự tiến triển của cách mạng, ngày 26–7–1581, Hội nghị ba cấp chính thức tuyên bố phế truất Philíp II với tư cách là vua Nědéclan. Miền Bắc Neđéclan trở thành một nước cộng hoà. gọi là Nước Cộng hoà Liên tỉnh, về sau thì gọi theo tên tỉnh lớn nhất và quan trọng nhất là Holan (Holland) mà ta quen gọi là Hà Lan. 

Cũng vào tháng 7–1581, Vinhem Orăng được thừa nhận làm Tổng đốc ba tỉnh Holan, Delan và Utørét. Dù ông là một kế lừng chừng thoả hiệp, Philíp II vẫn coi ông là lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Nědéclan. Vì vậy, từ năm 1580, Orăng đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và đến tháng 7–1584 thì bị tay sai của Philíp II ám sát. 

Nhân khi tình hình Neđéclan đang có nhiều khó khăn, Toàn quyền mới của Tây Ban Nha là Phácnedo (Farnese), với sự giúp sức của Đồng minh Arát đã tấn công mạnh mẽ vào lực lượng khởi nghĩa. Từ năm 1581 đến năm 1585, quân Tây Ban Nha đã chiếm được nhiều đất đai ở Flăngđrơ và Brahãng. Các thành phố quan trọng ở đây như Brugiơ, Kentơ, Brucxen, Anvécpen lần lượt rơi vào tay quân Tây Ban Nha, trong đó sự thất thủ của thành phố Anvécpen năm 1985 đánh dấu sự thất bại của phong trào cách mạng và chiến tranh giải phóng ở miền Nam Neđéclan. Tiếp đó, Phácne đơ đưa quân lên tấn công miền Bắc. 

Lúc bấy giờ (1585), con của hoàng thân Orăng là Morixơ (Maurice) được bầu làm Tổng đốc Holan và Delan. Ông là một nhà chính trị và quân sự có tài, đã phát huy lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng của quần chúng nhân dân để chống lại quân Tây Ban Nha. 

Trong khi đó, Tây Ban Nha lại gặp khó khăn liên tiếp. Năm 1588, “Hạm đội vô địch” của Tây Ban Nha được điều đi tấn công nước Anh, nhưng đã bị hải quân Anh với sự phối hợp tác chiến của hải quân Hà Lan đánh tan. Năm 1589–1998, Tây Ban Nha đưa quân sang Pháp để can thiệp vào cuộc chiến tranh Huygono cũng bị thất bại. Những sự kiện đó làm cho Tây Ban Nha không những vĩnh viễn mất địa vị cường quốc số một về hải quân mà còn suy yếu một cách nhanh chóng. 

Trái lại, phía Hà Lan thì đang có nhiều thuận lợi. Về quan hệ quốc tế, Hà Lan được Anh và Pháp ủng hộ và trở thành đồng minh của hai nước này. Từ năm 1590 về sau, dưới sự lãnh đạo của Morixơ, Hà Lan đã liên tiếp giành được những thắng lợi vẻ vang, không những đã đánh đuổi được quân Tây Ban Nha ra khỏi miền Bắc mà còn tiến quân xuống miền Nam đánh chiếm được miền Bắc Flangđro, Brabăng và nhiều đất đai ở các tỉnh phía đồng. Đồng thời, hải quân Hà Lan đã hoạt động một cách táo bạo từ vùng ven biển Nědéclan đến các cửa biển của Tây Ban Nha và các thuộc địa. 

Tuy so sánh lực lượng ngày càng không có lợi cho Tây Ban Nha, nhưng Philíp II vẫn chưa chịu thừa nhận sự thực đó. Mãi đến năm 1609, sau khi Philíp II chết, Tây Ban Nha mới kí với Hà Lan Hiệp định đình chiến 12 năm. Theo hiệp định này, Tây Ban Nha thừa nhận nền độc lập của miền Bắc Nédéclan trong thời gian đình chiến, thương nhân Hà Lan được buôn bán với thuộc địa của Tây Ban Nha, đồng thời của sông Sendo (tức Excô) bị phong toả để thành phố Anvécpen không được thông thương với bên ngoài. 

Hiệp định đình chiến năm 1609 là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu cuộc cách mạng ở miền Bắc Néđéclan đã giành được thắng lợi, sau khi hiệp định hết hạn, năm 1621, chiến tranh giữa hai bên lại xảy ra và dần dần hoà vào cuộc Chiến tranh 30 năm(1) với sự tham gia của nhiều nước ở châu Âu. Đến năm 1648, trong Hội nghị đình chiến Vétphalen (ở Đức) nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận. 

Còn các tỉnh miền Nam, tức là nước Bỉ sau này, vẫn là xứ bảo hộ của vua Tây Ban Nha đến thế kỉ XVIII lại lệ thuộc vào Áo và Pháp cho đến năm 1830 mới được độc lập.