Triều Tùy (581 – 618)
1. Sự thống trị đối với nhân dân trong nước
Dưới thời Văn đế, nhà Tuỳ đã thi hành nhiều chính sách tích cực như tiếp tục áp dụng chế độ quân điền, giảm nhẹ tỏ thuế và lao dịch, thống nhất tiền tệ, mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài bổ sung vào bộ máy nhà nước v.v… do đó kinh tế bước đầu phát triển, xã hội tương đối ổn định, chính quyền triều Tuỳ tỏ ra rất vững chắc.
Năm 604, Tuỳ Văn để bị con mình là Dương Quảng đầu độc chết. Dương Quảng lên ngôi, hiệu là Dưỡng đến). Từ đó, mâu thuẫn giữa nhà Tuỳ với nhiều tầng lớp xã hội ngày càng gay gắt.
Là một bạo chúa nổi tiếng, Dưỡng để đã bóc lột nhân dân vô hạn độ để thoả mãn những dục vọng ngông cuồng của mình. Ngay khi mới lên làm vua, năm 605, Dưỡng để huy động hàng triệu dân phu để xây dựng Đông đô Lạc Dương, vườn Tây Uyển, hàng chục hành cung, và một mạng lưới sông đào nối liền các con sông lớn trong nước. Tiếp đó, Dưỡng để còn bắt đắp một hệ thống đường sá dài mấy nghìn dặm, và bắt đóng hàng vạn chiếc thuyền để cho vua đi chơi. Sau khi gấp rút hoàn thành hệ thống kênh đào và đường sá, năm nào Tuỳ Dưỡng để cũng tổ chức những cuộc viễn du, trong đó rầm rộ nhất là cuộc đi chơi thuyền xuống Trường Giang năm 605. Lần này, đoàn tuỳ tùng của Dưỡng để đồng đến 50 vạn người bao gồm hoàng hậu, cung phi, quý tộc, quan lại, binh lính… với hơn 5.000 chiếc thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau dài hơn 200 dặm.
Trong khi đó, Dưỡng để còn huy động nhiều sức người sức của để phát động những cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài, đặc biệt là đối với Cao Câu Lĩ, một nước ở Bắc bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc ngày nay.
Để chuẩn bị chiến tranh, Dưỡng để đã huy động trai tráng trong cả nước phải gấp rút vận chuyển lương thực, vũ khí quân trang đến Trác Quận (vùng Bắc Kinh ngày nay). Do vậy, binh lính và dân công ngày đêm đi lại trên đường về căn cứ địa có đến hàng chục vạn. Vì vất vả, đói khát, người gối đầu lên nhau mà chết đầy đường.
Đã thế, ba lần viễn chính Cao Câu Li đều bị thất bại thảm hại, do đó số người bị thiệt mạng càng nhiều. Tình hình đó làm cho lực lượng lao động bị giảm sút trầm trọng, ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều, nhân dân khắp cả nước thường xuyên đói khổ.
2. Những cuộc chiến tranh xâm lược
Từ cuối thời Đông Hán đến thời Nam Bắc triều, do tình hình rồi ren ở trong nước, các triều đại phong kiến Trung Quốc không thể xâm lược bên ngoài được, nhưng đến khi đất nước vừa thống nhất, nhà Tuy liền phát động chiến tranh để thôn tính các nước xung quanh.
Lúc bấy giờ, Triều Tiên đang chia thành ba nước đối địch với nhau là Cao Câu Li ở phía Bắc, Bách Tế ở Tây Nam và Tân La ở Đông Nam, trong đó địa bàn của Cao Câu Li gồm miền Bắc bán đảo Triều Tiên và phần lớn vùng Đông Bắc của Trung Quốc ngày nay.
Để gây sự, năm 597, Tuỳ Van để gửi thư kể tội vua Cao Câu Li nhiều lần sai quân kị giết hại cư dân ở biên giới và ngầm mua chuộc thợ cung nỗ làm việc trong binh công xưởng của Trung Quốc trốn sang Cao Câu Li. Năm 598, lại lấy cớ Cao Câu Li cho quân cướp phá ở biên giới, Tuỳ Văn Đế bèn đưa 30 vạn quân thuỷ bộ chia đường đánh Cao Câu Li. Nhưng bộ binh thì gặp lụt không tiếp tế lương thực được, thuỷ quân thì gặp bão, phần lớn chiến thuyền bị đám, quân sĩ chết mất tám chín phần mười, quan Tuỳ phải vội vàng rút lui.
Ở nước ta, từ năm 544, Lý Bí đã đánh đuổi được quân Lương, thành lập nước Vạn Xuân, giành lại quyền tự chủ cho Tổ quốc.
Nam 603, Tuỳ Văn đế sai Lưu Phương đem 10 vạn quân sang tấn công nước, Vạn Xuân. Nước ta lại bị nội thuộc Trung Quốc.
Năm 605, Lưu Phương lại đem quân xuống phía nam đánh Lâm Ấp (Chiêm Thành). Tuy tạm thời chiếm được đô thành nhưng bị tổn thất nặng nề khi phải đương đầu với đàn voi trận, nên phải vội vàng rút lui. Bản thân Lưu Phương cũng “gặp nạn” mà bỏ mạng trên đường rút quân.
Về hướng tây, năm 609, Tuỳ Dưỡng để tự mình đem quân đánh nước Đột Dục Hỗn, một nước nhỏ của người Tiên Tỉ ở vùng Cam Túc ngày nay. Tiếp đó, Dưỡng để tiếp tục tiến sang phía tây, các nước Tây Vực lại phải thần phục Trung Quốc. Trên đất đai chiếm được, nhà Tuỳ thành lập bốn quận rồi đây tội phạm trong nước đến lập đồn điền để trấn giữ. Nhưng chẳng bao lâu, tình hình Trung Quốc hỗn loạn, triều Tuy diệt vong, các nước Tây Vực lại thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc.
Ở phía đông bắc, Cao Câu Li là một mục tiêu quan trọng mà nhà Tuỳ chưa chinh phục được. Hơn nữa, vua tôi Tuy Dưỡng để cho rằng Cao Câu Là vốn là đất Trung Quốc, nay mới không thần phục, lập thành một vùng riêng, chả lẽ lại để “mảnh đất của mũ đai này vẫn là xứ sở của bạn Man Di hay sao. Vì vậy năm 611, Dưỡng để hạ chiều chuẩn bị đi đánh Cao Câu Li.
Đầu xuân năm 612, Dưỡng để huy động 1.130.000 quân thuỷ bộ chia làm hai đạo tấn công Cao Cau Li trong đó cánh quân bộ do Dưỡng để đích thân chỉ huy. Cả đoàn quân xâm lược khổng lồ ấy xuất phát 40 ngày mới hết. Thế nhưng, cả hai cánh quân đều bị thất bại hết sức nặng nề, nên đến tháng 7 năm đó, Tuỳ Dưỡng để phải ra lệnh rút toàn quân về nước.
Nam 613, Dưỡng để lại đem quân tấn công Cao Câu Li lần thứ hai. Đang tấn công Liêu Đồng chưa hạ được thì nghe tin Thượng trụ quốc Dương Huyền Cảm khởi binh chống Tuỳ, Dưỡng để phải vội vàng đem quân về.
Dẹp xong cuộc nổi dậy của Dương Huyền Cảm, năm 614 Dưỡng để lại “dốc binh lính cả nước” đi xâm lược Cao Câu Li lần thứ ba. Nhưng trong thời gian đó, nông dân khắp nơi trong nước nổi dậy khởi nghĩa. Dưỡng để lại phải vội vàng kéo quân về để đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
Như vậy, chỉ trong vòng 16 năm, nhà Tuỳ đã kéo đại quân sang xâm lược Cao Câu Li 4 lần, nhưng đều bị thất bại hết sức nhục nhã.
3. Phong trào chiến tranh nông dân cuối Tuỳ
Sự ăn chơi xa xỉ của Tuỳ Dưỡng đế và những cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Li đã làm cho nhân dân Trung Quốc vô cùng khốn khổ, trong đó nghiêm trọng nhất là vùng Hà Bắc, Sơn Đông. Ở đây, từ năm 611, máy năm liền bị lụt hạn và ôn dịch. Đã thế, Dưỡng để lại lấy vùng này làm căn cứ xuất phát của các cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Li, nên nhân dân ở đây phải gánh chịu nghĩa vụ lao dịch và binh dịch nặng nề hơn những nơi khác. Chính vì vậy, đây là nơi đầu tiên nổ ra khởi nghĩa.
Ngay từ năm 611, khi nhà Tuỳ đang gấp rút chuẩn bị chiến tranh thì ở Sơn Đông đã có rất nhiều người nổi dậy hô hào khởi nghĩa. Một người trong số đó là Vương Bạc tự xưng là “Tri thế lang” (người hiểu thời thế) đã sáng tác bài hát Đừng đi chết uống ở Liêu Đông để kêu gọi phản chiến. Sự hô hào ấy đã được phần lớn những người trốn tránh lao dịch và binh dịch hưởng ứng, do đó lực lượng của Vương Bạc phát triển rất nhanh chóng. Nam 613, nhân khi nhân dân khắp nơi sôi sục đấu tranh, một số quan lại mà tiêu biểu là Thượng thư Bộ Lễ Dương Huyền Cảm lợi dụng thời cơ Dưỡng để đang đem quân đi xâm lược Cao Cau Li lần thứ hai đã nổi dậy chống Tuỳ. Cuộc khởi binh này bị thất bại nhanh chóng, nhưng càng làm cho nội bộ giai cấp thống trị chia rẽ và do đó càng thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đến cuối năm 615, phong trào khởi nghĩa lan rộng khắp cả nước, tính ra có đến trên dưới trăm nhóm nghĩa quân với số người tham gia hàng mấy triệu. Dần dần các nhóm khởi nghĩa riêng lẻ ấy đã liên hợp lại thành nhiều lực lượng lớn mạnh, trong đó chủ yếu nhất là lực lượng của Lý Mật ở Hà Nam và lực lượng của Đại Kiến Đức ở Hà Bắc. Hai lực lượng này đã đánh bại quân Tuỳ nhiều trận, làm chủ được một vùng rộng lớn ở bắc và nam Hoàng Hà.
Để tránh xa phong trào đấu tranh của nhân dân miền Bắc, năm 616, Dưỡng để phải rời kinh đô Trường An đã xuống Giang Đô ở miền Nam, nhưng đến năm 618 thì bị các tướng tuỳ tùng làm binh biến giết chết. Triều Tùy diệt vong.