Triều Đường (618 – 907)
1. Sự thành lập triều Đường và nền thịnh trị thời Đường Thái Tông
Sau khi Tuỳ Dưỡng để rời khỏi kinh đô, năm 617, một viên quan của nhà Tuy tên là Lý Uyền cùng với con mình là Lý Thế Dân khởi binh ở Đường. Đó là Đường Cao tổ (618–626).
Tiếp đó, Đường tập trung lực lượng để đánh bại quân nông dân và tàn quân của Tuỳ. Ngay năm 618, Lý Mặt phải đầu hàng, đến năm 621, Đậu Kiến Đức cũng bị Lý Thế Dân đánh bại và bị bắt, lực lượng hoàn toàn tan rã. Sau 10 năm chắn, đến năm 628, mọi thế lực cát cứ đều bị tiêu diệt, Trung Quốc lại hoàn toàn thống nhất.
Trong quá trình ấy, năm 626 do ghen tị, người con trưởng của Lý Uyên là Lý Kiến Thành và người con thử tên là Lý Nguyên Cát đã tổ chức đầu độc Lý Thế Dân nhưng không thành công, do đó đã bị Lý Thế Dân và vây cánh giết ở cửa Huyền Vũ của hoàng thành.
Cũng năm đó, Lý Uyên thoái vị, Lý Thế Dân lên nổi ngôi. Đó là Đường Thái tông”.
Phong trào đấu tranh của nhân dân và sự diệt vọng của các triều đại trước đã làm cho Đường Thái tông nhận thức được rằng : “Thuyền ví như vua, nước vị như dân, nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Ông còn nói : “Tai hoạ của vua không phải từ bên ngoài đến mà thường tự mình mà ra. Nếu muốn phô trương thì phải chi tiêu rộng, chi tiêu rộng thì phải thu thuế nặng, thu thuế nặng thì dân sấu oán, dân sấu cắn thì nước ngay, nước nguy thì vua chết”.
Chính nhờ hiểu được như vậy, nên Đường Thái tông đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho dân như thi hành chế độ quân điền, giảm bớt lao dịch, hạn chế lãng phí, giảm nhẹ hình phạt, chọn quan lại thanh liêm v.v… Do đó, chỉ sau mấy năm, kinh tế được khôi phục và phát triển, chính trị ổn định, lịch sử Trung Quốc gọi là nền thịnh trị thời Trinh Quán (niên hiệu của Thái tổng từ 627 – 649).
2. Sự chuyển quyền của nữ hoàng Võ Tắc Thiên
Năm 649, Đường Thái tông chết. Cao tông, vua nổi ngôi, là một người nhu nhược ốm yếu, nên dẫn dẫn mọi việc đều do hoàng hậu Võ Tác Thiên quyết định.
Võ Tắc Thiên là con một công thần của nhà Đường ; năm 14 tuổi được tuyển làm cung phi của cung Đường Thái tông. Thái tông chết, Võ Tắc Thiên được bố trí cho vào chùa đi tu, rồi ít lâu sau được đón về làm cung phi của Đường Cao tông. Là một phụ nữ xinh đẹp, khôn ngoan, xảo quyệt, tàn nhẫn, cương quyết, lại biết nhẫn nhục chờ thời, đến năm 655, Võ Tác Thiên giành được ngôi hoàng hậu.
Năm 683, Cao tông chết, Trung tông, Duệ tông lần lượt được cử lên làm vua bù nhìn, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay Thái hậu họ Võ. Tuy vậy vẫn chưa thoả mãn, nên đến năm 690 Võ Tác Thiên chính thức xưng làm hoàng đế, đổi quốc hiệu thành Chu (690 – 705).
Trong suốt mấy chục năm chấp chính, nhất là sau khi làm vua, Võ Tắc Thiên thẳng tay khủng bố những quý tộc chống đối bằng những nhục hình vô cùng thảm khốc. Kết quả là rất nhiều tôn thất, quý tộc, công thần bị giết hại. Trong khi đó, nhân dân phải gánh chịu những nghĩa vụ thuế khoá, lao dịch, binh dịch nặng nề hơn trước, lại bị bọn quan lại tham ô tàn bạo nhũng nhiều hà hiếp, nên đời sống ngày càng cực khổ.
Năm 705, Võ Tắc Thiên ốm nặng, trong cung đình nổ ra chính biến. Võ Tác Thiên buộc phải thoái vị. Triều Chu ngắn ngủi của vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc kết thúc.
3. Những cuộc chiến tranh xâm lược đầu đời Đường
Đến đời Đường Thái tông. Trung Quốc lại bước vào một thời kì thống nhất ổn định. Với điều kiện chủ quan ấy, nhà Đường lại phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh.
Ở phía bắc, Thái tông lần lượt chinh phục Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà. Vào cuối đời Tuỳ, thế lực của Đông Đột Quyết tương đối mạnh, đã từng đưa 2.000 kị binh và 1.000 con ngựa giúp Lý Uyên trong cuộc nổi dậy chống Tuỳ. Nhưng sau khi nhà Đường thành lập, Đông Đột Quyết thường xuyên tấn công Trung Quốc. Đến năm 629, nhân khi nội bộ Đồng Đột Quyết có nhiều mâu thuẫn gay gắt, Thái tông đã liên minh với Tiết Diên Đà cư trú ở phía bắc sa mạc Gobi cùng tấn công Đồng Đột Quyết. Năm 630, Đông Đột Quyết thua, quốc vương của họ bị bắt, quốc gia tan rã.
Sau khi Đông Đột Quyết diệt vong, thế lực của Tiết Diên Đà mạnh hẳn lên. Lo ngại trước tình hình đó, nhà Đường lại khôi phục nhà nước cho người Đột Quyết để tạo nên một thế đệm ở giữa Đường và Tiết Diên Đà. Năm 641, nhân khi Tiết Diên Đà tấn công Đột Quyết, nhà Đường đem hơn 10 vạn quân đánh Tiết Diên Đà. Tiết Diên Đà phải rút lui. Năm 646, nhân khi nội bộ Tiết Diên Đà lục đục, Đường lại tấn công Tiết Diên Đà. Quốc vương nước này bỏ chạy, sau bị tộc Hồi Hột giết chết. Tiết Diên Đà diệt vong. Nam 647, nhà Đường thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là Yên Nhiên đô hộ phủ, năm 663 đổi tên thành Hàn Hải đô hộ phủ, năm 669 lại đổi tên thành An Bắc đô hộ phủ.
Về phía tây, năm 635, nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn, năm 640, chiếm được nước Cao Xương rồi thành lập ở đây An Tây đô hộ phủ. Tiếp đó, Đường chiếm thêm được một số nước, một số nước nhỏ bé khác phải thần phục.
Ở phía đông bắc, lúc bấy giờ mâu thuẫn giữa ba nước Cao Câu Li, Bách Tế và Tân La rất gay gắt. Riêng ở Cao Câu Li, năm 642, Tuyển cái Tổ Văn giết vua Cao Vũ rồi lập Cao Tạng lên ngôi, còn tự mình thì làm Mạc li chỉ (tương tự như Tế tướng) và nắm lấy mọi quyền bính.
Năm 643, Tân La bị liên quân Cao Câu Li và Bách Tể tấn công, nên sai sứ sang Trung Quốc xin cứu viện. Nhân cơ hội ấy, dưới chiêu bài để “báo thù cho con em của Trung Quốc và rửa nhục cho vua cha của Cao Li”, Đường Thái tổng quyết định tấn công Cao Câu Li.
Với 10 vạn quân thuỷ bộ và 500 chiến thuyền, năm 645 Đường Thái tông tự mình chỉ huy cuộc viễn chinh. Tán La cũng đem 5 vạn quân phối hợp tác chiến. Quân Đường vây thành An Thị (ở Liêu Ninh Trung Quốc ngày nay) 88 ngày không hạ được, lực lượng bị tổn thất nhiều, nên phải rút quân.
Cay cú vì thất bại. Đường Thái tông định đánh Cao Câu Li một lần nữa, nhưng sau khi bàn luận, cả triều đình cho rằng : “Cao Li dựa vào núi làm thành, tấn công không thể hạ nhanh được”. Vì vậy, vua quan nhà Đường chủ trương thay đổi chiến lược chỉ “sai những đội quân nhỏ thay nhau quấy nhiều biên giới” làm cho nhân dân Cao Câu Li “mỏi mệt vì phải trốn tránh, bỏ cày cuốc để vào trong đồn luỹ, sau mấy năm thì cả ngàn dặm bị tiêu điều, do đó lòng người tự li tán. Đến lúc ấy thì vùng phía bắc sống Áp Lục có thể không cần đánh cũng lấy được.
Ngay sau đó, nhà Đường nhiều lần đưa những đội quân từ 1 đến 3 vạn người sang đánh phá các thành của Cao Câu Li rồi rút về. Nam 649, Đường Thái tổng chết, mưu đồ chinh phục Triều Tiên phải tạm thời gác lại.
Đến thời Đường Cao tông (650 – 683), sự xung đột giữa các nước ở Triều Tiền vẫn tiếp diễn. Với sự giúp đỡ của Cao Câu Li, Bách Tế nhiều lần xâm nhập Tân La. Vì vậy, năm 660, Tân La lại cầu cứu nhà Đường một lần nữa.
Lần này, Nhà Đường đưa 10 vạn quân thuỷ bộ sang đánh Bách Tế. Bách Tế diệt vong.
Ở Cao Câu Li, năm 666, Tuyển cái Tổ Văn chết. Vì tranh giành quyền lực, giữa các con của ông đã xảy ra xung đột vũ trang. Nhân cơ hội ấy, năm 667, nhà Đường phái quân tấn công Cao Câu Li. Năm 668, Cao Câu Li thất bại, phải đầu hàng.
Trên đất đai mới chiếm được, nhà Đường thành lập An Đông đô hộ phi” ở Bình Nhưỡng. Nhưng chỉ 8 năm sau, do sự đấu tranh của nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Tan La, năm 676, thế lực của Đường phải rút khỏi bán đảo và phải dời An Đông đô hộ phủ về Liêu Đông.
Như vậy, trải qua gần 40 năm, các vua đầu đời Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào bậc nhất thế giới đương thời.
4. Vụ loạn An Sử và sự suy thoái của nhà Đường
Sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị, Trung tổng lại được lập lên làm vua, nhà Đường được khôi phục. Tuy vậy, tình hình trong triều rất rối ren, chỉ trong 7 năm, chính biến xảy ra nhiều lần, ba vua được lập lên rồi bị phế truất.
Năm 712, Huyền tông lên ngôi. Trong thời kì đầu, Huyền tông tỏ ra là một ông vua có năng lực, đã thi hành một số chính sách nhằm ổn định tình hình trong cả nước. Về chính trị, Huyền tông chỉnh đốn lại bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương, phải các vương đi làm Thứ sử ở các châu để họ khỏi gay chính biến ở kinh đô. Về kinh tế, ông rất chú ý đến việc sản xuất và tiết kiệm như ra lệnh ngừng một số công trình xây dựng. phái quan lại về các địa phương đốc thúc việc diệt châu chấu cắn lúa, cấm tìm ngọc dệt gấm, bỏ các xưởng dệt gấm ở hai kinh đô Trường An và Lạc Dương, thậm chí còn ra lệnh đốt huỷ tất cả châu ngọc gấm vóc.
Qua một thời gian, trật tự xã hội ngày càng ổn định, kinh tế phát triển, chính quyền nhà Đường vững vàng, Trung Quốc bước vào một thời kì phồn thịnh, gọi là nên thịnh trị thời Khai Nguyên (niên hiệu của Huyền tông, 713 – 741).
Nhưng đến cuối đời mình Huyền tông say đắm Dương Quý Phi, mọi việc trong triều đều giao cho Dương Quốc Trung (anh của Dương Quý Phi) và những người thân tín khác, do đó những người này tha hồ làm mưa làm gió ở kinh đô.
Ở các địa phương, giai cấp địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, chế độ quân điền tan rã, thế lực của các Tiết độ sứ ở vùng biên cương phát triển, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa trung ương với địa phương trở nên sâu sắc.
Trong hoàn cảnh ấy, năm 755, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi binh chống Đường, sử sách gọi là loạn An Sử.
An Lộc Sơn vốn là người Hồ, nhờ có nhiều chiến công được phong làm Tiết độ sứ ba trấn rồi được phong làm Đông bình quận vương.
Dưới chiều bài giết Dương Quốc Trung, nhưng thực chất là muốn giành lấy ngai vàng của nhà Đường, từ Phạm Dương (Hà Bắc), An Lộc Sơn tiến quân nhanh chóng xuống Lạc Dương rồi tiến sang Trường An. Huyền tông cùng triều đình phải chạy sang Tử Xuyên. Vừa mới đến Mã Ngôi (Thiểm Tây), theo yêu cầu của quân sĩ, Huyền tông buộc lòng phải cho giết Dương Quốc Trung và Dương Quý Phi.
An Lộc Sơn chiếm được Trường An, nhưng từ đó nội bộ thường xảy ra những vụ chém giết lẫn nhau để tranh quyền. Còn nhà Đường thì vừa khẩn trương tập hợp lực lượng vừa mượn viện binh của tộc Hỏi Hột để lấy lại Trường An. Cuối năm 754, Đường chiếm lại được hai-kinh, nhưng đến năm 759, một lần nữa Lạc Dương lại rơi vào tay quân phiến loạn, mãi đến năm 762, với sự giúp đỡ của Hồi Hột, Đường mới thu hỏi được thành phố này. Đến đây, hàng ngũ quân phiến loạn đã tan rã, nhiều tướng lĩnh đầu hàng Đường, đến năm 763 thì hoàn toàn thất bại.
Vụ loạn An Sử đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều vùng cư dân trù mặt trở nên hoang vắng không có bóng người. Đây cũng là cái mốc đánh dấu nhà Đường từ chỗ thịnh trị bước vào thời kì suy yếu. Từ đó về sau trong triều đình, vua Đường chỉ làm bù nhìn, mọi quyền hành đều do quan hoạn lũng đoạn. Bọn quan hoạn có thể tự ý phế lập các vua, khống chế các quan từ Tể tướng trở xuống. Bị quan hoạn o ép, các quan trong triều nhiều lần liên kết với nhau để chống lại, nhưng đều bị thất bại. Ở các địa phương, thế lực các Tiết độ sứ ngày càng lớn mạnh, trở thành những lực lượng cát cứ độc lập không chịu sự quản lí của chính phủ trung ương.
Trong quá trình đó, nhà Đường lại bị Thổ Phồn và Nam Chiếu tấn công và chiếm mất nhiều đất đai. Từ thế kỉ VII, Thổ Phồn (tiền thân của Tây Tạng) trở thành một quốc gia thống nhất hùng mạnh và đã nhiều lần đánh bại quân Đường. Năm 763, sau khi chiếm được một vùng rộng lớn ở Tây Bắc Trung Quốc, Thổ Phồn đem 20 vạn quân tiến sang phía đông cướp phá Trường An 15 ngày rồi rút lui.
Còn Nam Chiếu là quốc gia của tộc Bạch ở Vân Nam thành lập vào thế kỉ VIII. Lúc đầu Nam Chiếu cũng thần phục Đường, nhưng sự tàn ác của bọn quan lại Trung Quốc đã đẩy họ chuyển sang thần phục Thổ Phồn. Do vậy, Đường đã hai lần sai quân đi đánh Nam Chiếu nhưng toàn quân bị tiêu diệt. Năm 829, Nam Chiếu tấn công vào đất Thục đến tận Thành Đô, cướp bốc trong 10 ngày và bắt đem đi hàng vạn thợ thủ công Trung Quốc. Mỗi đe doạ của Nam Chiếu kéo dài mãi cho đến khi nhà Đường diệt vong.
5. Phong trào chiến tranh nông dân cuối Đường
Sau loạn An Sử, chế độ quân điền bị phá hoại, hiện tượng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ ngày càng trầm trọng, do đó “kẻ giàu có ruộng hàng vạn mẫu, người nghèo không có chỗ đặt chân”.
Thuế khoá cũng là một gánh nặng mà nhân dân không thể chịu đựng nổi. Đến kì thu thuế, nhân dân thường phải dỡ nhà bán ngói bán gỗ hoặc cắm vợ bán con để lấy tiền đong thóc nộp thuế, nhưng nhiễu khi các thứ đó chỉ mới đủ dọn cơm rượu thết đãi bọn quan lại về thu thuế, chứ chưa có gì nộp vào kho nhà nước. Gặp năm mất mùa, nhân dân phải ăn lá hoè trừ cơm, những người già yếu không đi kiếm được, đành phải chịu chết đối.
Ngoài ra, nhân dân còn phải chịu nhiều nỗi khổ khác như không có muối mà ăn vì muối cũng như rượu, chè đều do nhà nước độc quyền mua bán hoặc bị quan hoạn tự do cướp hàng hoá ngoài chợ v.v…
Sự khốn khổ cùng cực của nhân dân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa liên tiếp cuối đời Đường.
Năm 874, phong trào khởi nghĩa nông dân lớn bùng nổ ở Sơn Đông. Lúc bấy giờ ở vùng này, đế Hoàng Hà bị hỏng, nạn lụt xảy ra luôn, vụ thu năm đó hầu như mất trắng ; mặt khác, chính phủ quản lí muối rất chặt, giá muối cao. Vì vậy đời sống của nhân dân ở đây càng cực khổ.
Người lãnh đạo lúc đầu là Vương Tiên Chi, một người buồn muối lậu. Quân khởi nghĩa truyền lệnh lên án nhà Đường thối nát, quan lại tham nhũng, thuế khoá nặng nề. Chẳng bao lâu, nghĩa quân đã chiếm được nhiều nơi ở Sơn Đông.
Năm 875, Hoàng Sào cũng tụ tập được mấy nghìn người nổi dậy hoạt động ở Sơn Đông rồi gia nhập lực lượng của Vương Tiên Chi. Từ đó, hàng ngũ nghĩa quân phát triển nhanh chóng, địa bàn hoạt động cũng từ Sơn Đông mở rộng đến vùng Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy.
Năm 877, do bất đồng ý kiến, Vương Tiên Chỉ ở lại Hồ Bắc, còn Hoàng Sào đem quân lên vùng Hà Nam, Sơn Đông. Năm 878, Vương Tiên Chi bị quân Đường đánh bại. Bản thân Vương Tiền Chi và hơn 5 vạn nghĩa quân bị giết chết.
Từ đó, Hoàng Sào trở thành người lãnh đạo chủ yếu của phong trào. Để tránh chỗ mạnh của địch, năm 878, Hoàng Sào quyết định tiến hành cuộc trường chính xuống miền Nam, nơi đang tồn tại nhiều thế lực cát cứ, lực lượng giai cấp phong kiến không thống nhất.
Xuất phát từ Hà Nam, quân Hoàng Sào đi qua Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến đến Quảng Đông. Do không quen khí hậu miền Nam, nghĩa quân bị ốm chết đến ba bốn phần mười, nên cuối năm-879, từ Quảng Đồng. Hoàng Sào lại kéo quân trở lên miền Bắc. Khi quân nông dân tiến gần đến Trường An, triều đình nhà Đường hoảng sợ bỏ kinh thành chạy sang Tứ Xuyên. Nam 880, quân Hoàng Sào tiến vào kinh đô. Năm 881. Hoàng Sào tự xưng là Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Tề.
Trước tình hình ấy, giai cấp phong kiến liên hợp với nhau để bao vây Trường An. Quân nông dân cầm cự được hơn 2 năm, đến năm 883, phải rút về Hà Nam, Sơn Đông, đến năm 884 thì bị quân Đường đánh bại. Hoàng Sao phải tự tử.
Như vậy, phong trào khởi nghĩa này chưa lật đổ được nền thống trị của nhà Đường, nhưng đã làm cho đế quốc Đường càng bị chia năm xẻ bảy, trong cung đình càng hỗn loạn, nhà Đường chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa mà thôi.