Triều Nguyên (1271 – 1368)

1. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ và sự thành lập triều Nguyên 

Năm 1206, một thủ lĩnh bộ lạc là Temusin (Thiết Mộc Chân, 1155 – 1227) được Hội nghị quý tộc bầu làm Đại Hãn, lấy hiệu là Singhit. Đó là nhân vật ta quen gọi là Thành Cát Tư Hãn. Sự kiện ấy đánh dấu nhà nước Mông Cổ chính thức thành lập. Ngay sau đó, với những đội kị binh hết sức thiện chiến, Thành Cát Tư Hãn tích cực chuẩn bị chinh phục bên ngoài. 

Năm 1209, Mông Cổ tấn công Tây Hạ, Tây Hạ thấy thể không thể chống nổi phải nộp con gái xin hàng. Nam 1211, Thành Cát Tư Hãn tấn công nước Kim, đến năm 1215, chiếm được toàn bộ vùng đất từ Hoàng Hà trở về Bắc. Năm 1216, Thành Cát Tư Hãn tạm ngừng chiến sự ở phía nam để chuẩn bị chinh phục phía tây. 

Nam 1218, cuộc viễn chinh sang phía tây bắt đầu. Chỉ trong vòng 7 năm, quân Mông Cổ lần lượt chiếm được Trung Á, một phần Tay Á và lưu vực sông Đniép ở Đông Âu. Nam 1226, Mông Cổ lại đánh Tây Hạ và năm sau (1227), Tây Hạ diệt vong. Thành Cát Tư Hãn bị bệnh chết mấy ngày trước khi Tây Hạ nộp thành đầu hàng.

Nam 1230, Mông Cổ lại tấn công nước Kim. Năm 1232, Mông Cổ sai sứ đến lôi kéo Nam Tổng cũng đánh Kim và giao hẹn rằng, sau khi diệt được nước Kim, đất đai ở phía nam Hoàng Hà sẽ giao lại cho Tống. Năm 1234, quân Mông Cổ với sự tham gia của quân Tống ào ạt đánh Kim. Nước Kim diệt vong. 

Theo sự giao ước trước kia, Tổng đưa quân thu hồi Lạc Dương và Khai Phong, nhưng bị quân Mông Cổ chặn đánh và tháo nước Hoàng Hà làm cho quân Tống chết đuối. Việc đó mở đầu cho sự xung đột giữa Nam Tống và Mông Cổ. Tuy nhiên, do sự đấu tranh trong cung đình Mông Cổ, cuộc chinh phục Nam Tổng phải tạm hoãn một thời gian. Năm 1251, Mong Ca (cháu Thành Cát Tư Hãn) giành được ngôi đại hãn. 

Để tạo nên một thế bao vây đối với Nam Tống. Mồng Ca sai em mình là Hốt Tất Liệt (Khubilai) chinh phục khu vực phía tây và tây nam của Trung Quốc ngày nay và đã tiêu diệt nước Đại Lít) ở Vân Nam vào năm 1233. Năm 1258, Mông Ca và Hốt Tất Liệt đem quân tấn công Nam Tống, nhưng đến năm 1259, Mông Ca bị tử trận. Hốt Tất Liệt vội vàng rút quân về Bắc để tranh ngôi đại hẳn. 

Sau 4 năm huynh đệ tương tàn, Hốt Tất Liệt giành được thắng lợi. Là một người chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc, năm 1271, Hối Tất Liệt đổi xưng làm Hoàng đế, đặt tên nước là Nguyên, dời đô từ Khai Bình (ở Nội Mông Cổ) đến Đại Đô (Bắc Kinh), đặt chế độ quan lại giống như các triều đại phong kiến Trung Quốc. Sau đó, năm 1274, Hốt Tất Liệt sai tướng đem đại quân đi đánh Nam Tống. Năm 1276, kinh đô Lâm An (Hàng Châu) của Nam Tống bị hạ, triều đình Nam Tống đầu hàng, nhưng một số quan lại yêu nước lập dòng dõi nhà Tống lên làm vua ở Phúc Châu (Phúc Kiến) và tiếp tục kháng chiến đến năm 1279 mới hoàn toàn bị tiêu diệt. 

2. Chính sách thống trị của triều Nguyên 

Trong quá trình chinh phục nước Kim, mỗi khi đánh chiếm được nơi nào, quân Mông Cổ đều thi hành chính sách giết sạch, cướp sạch, đốt sạch để lấy đất làm bài chân nuôi. Bởi vậy những cảnh “thủy người hàng vạn, đầu lâu chặt đóng cao hơn thành”, “những cảnh đồng trồng trọt biến thành nơi mọc dầy gai góc”… đầy rẫy khắp nơi. Những người còn sống sót thì bị bắt làm lao động khổ sai như vận chuyển củi, đá hoặc biển thành nô lệ của bọn tướng lĩnh. Về sau, theo đề nghị của Gia Luật Sở Tài (người Khất Đan), Ôgôdày – kẽ nối ngôi Thành Cát Tư Hãn – mới bắt đầu chữ ý đến việc sản xuất nông nghiệp, chiêu hồi nông dân trốn tránh trở về quê hương cày cấy để thu thuế khoá. 

Sau khi tiêu diệt Nam Tống, triều Nguyên một mặt hoàn toàn bắt chước cách tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ phản phong ruộng đất, chế độ thuế khoá… của Trung Quốc, nhưng mặt khác lại thi hành chính sách áp bức dân tộc rất trắng trợn. Để giành quyền ưu tiên cho dân tộc chinh phục, triều Nguyên chia cư dân cả nước làm bốn loại : 

Loại 1 là người Mông Cổ. 

Loại 2 là người Sắc Mục, bao gồm người Tây Hạ, Duy Ngô Nhĩ, các tộc ở Trung Á, Ba Tư… 

Loại 3 là “người Hán”, bao gồm người Khất Đan, Nữ Chân, Hán, Cao L… vốn là cư dân của nước Kim. 

Loại 4 là “người Nam” tức là cư dân của Nam Tổng. 

Bốn loại người đó có sự phân biệt rõ rệt về mọi mặt. Các chức quan cao cấp trước hết giành cho người Mông Cổ rồi đến người Sắc Mục. Quyền chỉ huy quân đội hoàn toàn thuộc về người Mông Cổ. Về pháp luật, nếu “người Hán”, người Nam phạm tội giết người thì bị xử tử, còn người Mông Cổ chỉ bị phạt đánh bằng gậy và đưa lên biên giới phía bắc sung vào quân đội. Nếu “người Hán”, người Nam bị người Mông Cổ đánh thì không được đánh lại, nếu họ đánh người Mông Cổ bị thương thì bị xử phạt rất nặng, thậm chí có thể bị xử tử. Để để phòng nhân dân Trung Quốc nổi dậy đấu tranh, pháp luật nhà Nguyên còn nghiêm cấm người Hán, người Nam không được tụ họp đông người như đi săn, rước thần và không được cầm vũ khí. 

Đồng thời với việc thi hành chính sách áp bức dân tộc, nhà Nguyên đã ban cấp nhiều ruộng đất cho các quý tộc Mông Cổ và các chùa chiền. Ngoài ruộng đất được phong, các quý tộc quan lại Mông Cổ còn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Nhân đó, ở Hoa Nam, các địa chủ Hán tộc cũng tìm mọi cách phát triển thế lực kinh tế của mình. 

Do các chính sách khủng bố, cướp đoạt và nô dịch đó, nông dân Trung Quốc rất cực khổ. Rất nhiều người bị biến thành nô tì mà đời Nguyên gọi là “khu khẩu” hoặc “khu đinh”. 

3. Những cuộc chiến tranh xâm lược 

Đầu thời Nguyên, chỉ trong vòng 20 năm, Hốt Tất Liệt đã phát động nhiều cuộc chiến tranh để xâm lược Nhật Bản, Miến Điện, Chiêm Thành. Đại Việt và Giava. 

Từ lâu, Nhật Bản là một mục tiêu chinh phục của Mông Cổ. Nam 1266. Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ đưa thư sang Nhật Bản yêu cầu lập quan hệ ngoại giao và giục vua Nhật Bản cử ngay sứ giả sang triều đình Mông Cổ, nếu không đáp ứng yêu cầu đó, thì chiến tranh sẽ không thể tránh khỏi nhưng trước sau Nhật Bản vẫn không trả lời. 

Vì vậy, sau khi thành lập nhà Nguyên, năm 1274, Hốt Tất Liệt sai Hàn Đô, Hồng Trà Khâu đưa quân sang đánh Nhật Bản. Quân Nguyên chiếm được các đảo nhỏ Susima và Iki rồi đổ bộ lên miền Tây Bắc đảo Kiusư. Tuy nhiên tự nhận thấy chưa đủ lực lượng tiến sâu hơn nữa, quân Nguyên phải rút lui. 

Năm 1281, nhà Nguyên lại sai các tướng A Tháp Hải, Phạm Văn Hổ, Hán Đô, Hồng Trà Khâu đưa quân sang tấn công Nhật Bản lần thứ hai. Khi quân Nguyên vừa mới tới Nhật Bản chưa kịp giao chiến thì gặp bão, nhiều thuyền bị đám. “Văn Hồ cùng các tướng khác tự chọn lấy những chiếc thuyền chắc chắn và tốt để về, bỏ lại hơn 10 vạn binh lính ở dưới chân núi… mọi người đang chặt gỗ đóng thuyền để về thì người Nhật Bản đến đánh, binh sĩ chết gần hết, còn lại hai, ba vạn người thì bị bắt đem đi… Thế là 10 vạn quân chỉ có 3 người trở về được mà thôi.

Nhà nguyên dự định đánh Nhật Bản một lần nữa, nhưng khi đang chuẩn bị binh lính thuyền bè thì cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt năm 1285 bị thất bại nặng nề, nên năm 1286, Hốt Tất Liệt phải quyết định “Bỏ việc Nhật Bản để chuyên vào việc Giao Chỉ

Đối với Miến Điện, năm 1271, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ sang yêu cầu Miến Điện đầu hàng, nhưng Miến Điện không chịu thần phục, thậm chí có lần còn giết sứ giả. Vì vậy, Hốt Tất Liệt đã cho quân sang tấn công Miến Điện ba lần vào các năm 1277, 1283 và 1287. Kết quả, Miến Điện phải thần phục dưới hình thức phải nhận phong hiệu và phải tiến cống nhà Nguyên.

Sau đó, chính quyền Miến Điện bị ba anh em Athinhcaya thuộc tộc San (Thái) lũng đoạn. Năm 1298, Athinhcaya bắt vua Miến Điện cầm tù rồi giết chết. Con rễ và con trai vua Miến Điện chạy trốn sang Trung Quốc. 

Lợi dụng sự rối ren ấy, năm 1300, nhà Nguyên lại xâm lược Miến Điện lần thứ tư. Bị quân Nguyên bao vây, anh em Athinhcaya đã đem nhiều vàng bạc đến đút lót cho các tướng của địch, do đó Nguyễn lấy lí do “trời nóng. lam chướng phát sinh, quân khổ nhọc, nếu không về sợ bị tội vì tử thương” rồi lập tức rút quân. Về đến nước, hai tướng Cao Khánh và Sát Hàn Bát Hoa đều bị xử tử vì tội ăn hối lộ làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược. 

Chiêm Thành cũng là một mục tiêu chinh phục của triều Nguyên. Nam 1279, Hốt Tất Liệt sai sứ đi yêu cầu vua Chiêm Thành đến cháu. Để tránh hiếm hoạ chiến tranh. Chiêm Thành tỏ ý thần phục, nhưng không đồng ý để nhà Nguyên lập cơ quan hành tỉnh ở nước mình. Vì vậy, năm 1283, quân Nguyên tấn công kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành đốt kho tàng tạm thời rút vào rừng. Sau đó, vua Chiêm Thành giả vờ xin hàng để nhữ quân Nguyên vào trận địa bố trí sẵn. Quân Nguyên phải liều mình đánh mới thoát được về đồn cổ thủ và đến đầu năm 1284 phải lặng lẽ rút lui. 

Đối với Đại Việt, trước khi thành lập triều Nguyên, đầu năm 1258, quân Mông Cổ ở Vân Nam đã mở cuộc tấn công lần thứ nhất nhằm mục đích “đánh dẹp các xứ Man Di chưa phụ thuộc” ; đồng thời để khép kín vòng vậy đối với Nam Tống. Thế nhưng chỉ trong vòng nửa tháng, lần đầu tiên, quân Nguyên bị đánh bại hoàn toàn. Hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên vào các năm 1285 và 1287 – 1288 cũng đều bị thất bại thảm hại. 

Đối với Giava, năm 1292, Hốt Tất Liệt sai Mạnh Kì đi yêu cầu nước này. thần phục nhà Nguyên, nhưng bị vua Kritanagara (1268 – 1292) thuộc triều Xinggaxari thích chữ vào mặt đuổi về. 

Vin vào cớ ấy, cuối năm 1292, nhà Nguyên cử Sử Bạt, Cao Hưng đem 2 vạn quân với 1.000 chiếc thuyền vượt biển tiến xuống phía nam và đến đầu năm 1293 thì đến Giava. 

Vào lúc đó, Kritanagara bị một chúa phong kiến là Giayacatvang giết chết để cướp ngôi. Người con rể của ông là Rajen Vijaya giả vờ đầu hàng quân Nguyên để mượn lực lượng quân xâm lược trả thù cho nhạc phụ. Nhờ vậy, quân Nguyễn tạm thời thu được thắng lợi, nhưng sau đó Rajen Vijaya tổ chức phản công, quân Nguyên thất bại phải rút lui. Về đến nước, Sử Bật bị phạt đánh 17 gậy và bị tịch thu 1/3 gia sản.

4. Phong trào khởi nghĩa cuối Nguyên 

Dù đã Trung Quốc hoá, triều Nguyên vẫn là một triều đại của kẻ chinh phục ngoại tộc, do đó trong thời kì này, xã hội Trung Quốc tồn tại hai màu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Chính vì thế, trong suốt thời kì thống trị của triều Nguyên, các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra liên tiếp. Đặc biệt, đến cuối đời Nguyên, tập đoàn thống trị Mông Cổ ngày càng xa xỉ, trong khi đó để điều hồng nặng không được tu bổ, các loại thiên tai thường xuyên xảy ra, dịch bệnh lan tràn, do đó nhân dân càng khốn khổ. Trong hoàn cảnh ấy, các hình thức tôn giáo như đạo Di lặc, đạo Bạch liên và Minh giáo đang âm ỉ lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là ở vùng lưu vực Hoàng Hà. 

Năm 1351, đê Hoàng Hà sau nhiều lần bị vỡ, nhà Nguyên bất đắc dĩ phải điều 15 vạn dân phu đi đắp đê. Nhân cơ hội ấy, Giáo trưởng đạo Bạch liên là Hàn Sơn Đông cùng đồ đệ của mình là Lưu Phúc Thông mưu tính việc khởi nghĩa. Để tranh thủ sự đồng tình của quần chúng, Lưu Phúc Thông phao tin rằng Hàn Sơn Đông chính là cháu 8 đời của Tống Huy Tông từ Nhật Bản đem quân về để đánh đổ triều Nguyên. Nhưng trong khi đang chuẩn bị khởi nghĩa thì kế hoạch bị bại lộ. Hàn Sơn Đồng bị bắt và bị giết chết. Tuy vậy, Lưu Phúc Thông vẫn tiếp tục lãnh đạo khởi nghĩa. 

Được tin Lưu Phúc Thông dựng cờ khởi nghĩa, nhân dân nhiều nơi nổi dạy hưởng ứng, trong đó những nhóm tương đối lớn là lực lượng của Từ Thọ Huy ở Hồ Bắc, Quách Tử Hưng ở An Huy, Quần chúng khởi nghĩa đều chít khăn đỏ làm hiệu nên gọi là quân Khăn đỏ (Hồng cần quân). Khẩu hiệu đấu tranh của họ là tiêu diệt nhà Nguyên, khôi phục triều Tống. 

Lúc đầu lực lượng khởi nghĩa của Lưu Phúc Thông đã giành được thắng lợi to lớn, đã tôn con Hàn Sơn Đồng là Hàn Lâm Nhi lên làm vua, và đặt tên nước là Đại Tống. Nhưng đến năm 1363, Lưu Phúc Thông bị Trương Sĩ Thành, một thủ lĩnh nông dân đã thần phục Nguyên, đánh bại. 

Khi quân Khăn đỏ của Lưu Phúc Thông đang tiến quan thuận lợi ở miền Bắc thì nghĩa quân do Từ Thọ Huy lãnh đạo cũng thu được nhiều thắng lợi ở vùng lưu vực Trường Giang. Năm 1360, Từ Thọ Huy bị một viên tướng của mình là Trần Hữu Lượng giết chết. Trần Hữu Lượng tự xưng làm vua, đặt tên nước là Hán. Năm 1362 một tướng khác của Từ Thọ Huy là Minh Ngọc Trân không phục Trần Hữu Lượng cũng xưng vương ở vùng Tứ Xuyên Vân Nam, đặt tên nước là Hạ. 

Cũng trong thời kì này, lực lượng quân Khăn đỏ do Quách Tử Hưng lãnh đạo không ngừng phát triển. Trong hàng ngũ của họ Quách có một nhân vật về sau trở nên rất quan trọng, đó là Chu Nguyên Chương. 

Chu Nguyên Chương xuất thân từ một gia đình bần nông, đã từng làm sư khất thực một thời gian. Năm 1352, ông tham gia lực lượng khởi nghĩa của Quách Tử Hưng. Năm 1355, Quách Tử Hưng chết, Chu Nguyên Chương trở thành người lãnh đạo chủ yếu của nghĩa quân. 

Năm 1356, Chu Nguyên Chương thành lập chính quyền ở Kim Lăng (Nam Kinh), tự xưng là Ngô quốc công, rồi đến năm 1364 thì xưng làm Ngô vương. Sau khi lần lượt đánh bại các tập đoàn quân phiệt Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành v.v… đến năm 1367, Chu Nguyên Chương đã thâu tóm được hầu hết miền Hoa Nam rộng lớn. 

Ngay năm đó, Chu Nguyên Chương sai tướng đem quân tiến đánh miền Bắc, đồng thời truyền hịch nói rõ mục đích của việc tiến quân là để “đánh đuổi giặc Hồ, khôi phục Trung Hoa, lập lại cương kỉ cứu với nhân dân, khôi phục uy nghi cho quan lại người Hán”. 

Trong khi quân Bắc tiến không ngừng giành được thắng lợi, năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Kim Lăng, đặt tên nước là Minh. Mùa thu năm đó, quân đội của Chu Nguyên Chương tấn công Đại Đó, triều đình nhà Nguyên vội vàng chạy lên phía bắc, ra khỏi Trưởng thành. Nền thống trị của nhà Nguyên ở Trung Quốc kết thúc. Tiếp đó, Chu Nguyên Chương tiêu diệt thế lực cát cứ của Minh Ngọc Trân và các lực lượng còn lại của triều Nguyên, đến năm 1387 thì hoàn toàn thống nhất Trung Quốc.