Triều Minh (1368 – 1644)
1. Thời kỳ cường thịnh của triều Minh
Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều Nguyên và gần hai chục năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.
Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Minh Thái tổ (Chu Nguyên Chương) vẫn thông cảm được các nỗi khổ của nhân dân, đồng thời cũng hiểu rõ sức mạnh của quân chúng. Chính vì vậy ông nói: “Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trắng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng”. Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái tổ đã thi hành các chính sách sau đây :
– Trả lại tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dẫn tự do làm nô tì.
– Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế ; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để giúp họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Nhà nước còn chú ý đến vấn đề thuỷ lợi, giảm nhẹ thuế khoá, cứu tế cho nhân dân những nơi bị mất mùa.
– Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiền v.v…, đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong việc xét xử.
– Nghiêm trị bọn quan lại tham ô. Nếu quan lại phạm tội này thì bị xử bằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ, thậm chí còn lột da độn cỏ treo ở công đường để làm gương. Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
Song một mặt khác. Minh Thái tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, vì vậy năm 1380, ông quyết định bỏ chức Thừa tướng để tập trung mọi quyền hành vào tay Hoàng đế.
Năm 1398, Minh Thái tổ chết. Vì người con cả chết sớm nên cháu đích tôn của ông được lên nối ngôi, nhưng người con thứ là Yên vương Chu Đệ đã từ miền Bắc đem quân tấn công Kim Lăng. Cuộc nội chiến giữa hai chủ cháu bùng nổ. Năm 1402. Chu Đệ thắng và giành được ngôi Hoàng đế. Đó là Minh Thành tổ, một ông vua nổi tiếng của triều Minh.
Trong thời kì trị vì của mình, Minh Thành tổ tiếp tục thi hành những chính sách thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp như tu sửa và xây dựng các công trình thuỷ lợi, chỉnh đốn thuế khoá, cứu tế dân đối v.v…
Đối với bên ngoài. Minh Thành tổ tích cực thi hành chính sách “viễn giao cận công”, “dĩ Di trị Di”. Ông đã 5 lần tự mình đem quân đánh người Tácta và người Oirát, hai chỉ nhánh của tộc Mông Cổ, mua chuộc và xúi giục họ đánh lẫn nhau. Ông còn hết sức lôi kéo sự thần phục của tộc Nữ Chân. Kết quả là có lúc thủ lĩnh các tộc Tácta, Oirát, Nữ Chân tạm thời quy phục, nhưng quan hệ ấy không bền chặt, trái lại sau đó đã trở thành mối đe doạ lớn đối với Trung Quốc trong một thời gian dài. Cũng chính vì để được thuận lợi hơn trong các hoạt động quân sự ở phía bắc, nên năm 1421, Minh Thành tổ dời đô lên Bắc Kinh.
Ngoài ra, Minh Thành tổ còn nhiều lần cử sứ giả đến các nước Đông Nam Á. Nam Á, Tây Á để phô trương sự giàu mạnh của Trung Quốc và lối kéo các nước ở những vùng này thần phục nhà Minh. Trong những hoạt động ngoại giao đó, rầm rộ nhất là những chuyến đi biển do viên Thái giám Trịnh Hoà dẫn đầu xuống các nước ven biển phía nam từ năm 1405 đến năm 1433.
Đối với Đại Việt. Minh Thành tổ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược vào năm 1406 và kéo dài cho đến khi ông ta chết (1426) vẫn chưa kết thúc.
Như vậy, thời kì trị vì của Minh Thành tổ là thời kì cường thịnh nhất, nhưng ngắn ngủi của triều Minh.
2. Sự suy yếu của triều Minh
Từ thập kỉ 30 của thế kỉ XV về sau, triều Minh bắt đầu suy sụp. Lúc bấy giờ, vua thường lên ngôi khi còn ít tuổi, chỉ biết ăn chơi, mọi quyền hành đều bị các quan hoạn lũng đoạn. Nhân đó, cả tập đoàn quan lại chỉ lo vợ vét cho đầy túi tham, giai cấp địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất. Thêm vào đó, Trung Quốc nhiều lần bị người Mông Cổ xâm nhập, thậm chí trong cuộc tấn công năm 1449, Minh Anh tông đã bị bắt làm tù binh. Do vậy, nhân dân hết sức đói khổ phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Nhiều nơi nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
Trước tình hình đó, đến thời Gia Tĩnh (1522 – 1566), nhà Minh phải thì hành một số chính sách xoa dịu mâu thuẫn xã hội như giảm nhẹ tô thuế lao dịch, hạn chế sự lộng quyền của các quan hoạn và việc chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ. Nhưng những cải cách ấy chẳng bao lâu do việc tranh quyền đoạt vị trong triều dẫn đến sự rối loạn về chính trị, nên không thực hiện được.
Sau mấy năm rối ren, đến thời Vạn Lịch (1573 – 1619), tình hình lại được ổn định trong vài mươi năm nhờ những cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự. Nhưng từ giữa thời Vạn Lịch về sau, phải cải cách bị bài trừ, phái quan hoạn lại thắng thế. Đặc biệt, đến đầu thế kỉ XVII, triều đình nhà Minh bị quan hoạn Ngụy Trung Hiền lũng đoạn, thậm chỉ y có thể cách chức những quan đại thần không ăn cánh.
Lúc bấy giờ, những quan lại bị gạt ra khỏi triều đình lập thành một tổ chức chính trị gọi là Đảng Đông Lâm nhằm chống lại tập đoàn quan hoạn và phê phán nền thống trị đen tối đương thời.
Dựa vào quyền thế của mình. Ngụy Trung Hiền và vây cánh đã phản kích Đảng Đông Lâm, giết hại một số thủ lĩnh quan trọng của đảng này. Về sau, tuy Ngụy Trung Hiền bị giết chết, nhưng cuộc đấu tranh giữa tập đoàn quan hoạn và Đảng Đông Lâm vẫn tiếp diễn cho đến khi nhà Minh diệt vong.
3. Phong trào chiến tranh nông dân cuối triều Minh
Đến cuối triều Minh, đồng thời với tình hình rồi ren trong triều đình, việc tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cũng diễn ra rất nghiêm trọng. Trước kia, các vương tôn quý tộc nhiều lắm cũng chỉ được ban 100.000 mẫu ruộng nhưng này được ban 1.000.000 mẫu trở lên là chuyện bình thường. Ngay như quan hoạn Ngụy Trung Hiền cũng được phong 1 triệu mẫu. Do nạn tập trung ruộng đất như vậy nên ở các tỉnh ven biển ở Đông Nam Trung Quốc có nơi cứ 10 người, thì 9 người không có ruộng.
Những nông dân còn giữ lại được một ít ruộng đất thì phải chịu sưu cao thuế nặng, nhiều người không thể nộp thuế phải đi vay nợ lãi, hoặc phải cảm ruộng đất, hoặc phải bán vợ đợ con, rồi bán thân mình trở thành tá điền, người làm thuê, nó tì hoặc tha phương cầu thực. Đời sống của tá điển lại càng cực khổ. Họ phải nộp tô cho địa chủ từ một nửa số thu hoạch trở lên. Nếu thiếu tỏ, thiếu nợ họ bị chủ ruộng ngang nhiên treo lên tra khảo.
Lúc bấy giờ, nhân dân cả nước nói chung đều khốn khổ, nhưng nghiêm trọng nhất là vùng Thiểm Tây, vì ở đây bị hạn hán lụt lội mấy năm liền. Đã thế, nhà nước và giai cấp địa chủ vẫn thu tỏ cao thuế nặng như thường lệ. Nhân dân đói đến nỗi phải ăn rễ cỏ, vỏ cây, thậm chí ăn cả đất, bột đã. Vì vậy, Thiểm Tây trở thành nơi bùng nổ đầu tiên của phong trào chiến tranh nông dân cuối triều Minh.
Năm 1627, nông dân ở Thiểm Tây bắt đầu nổi dậy khởi nghĩa. Đến năm 1631, các nhóm khởi nghĩa riêng lẻ ấy đã tập hợp lại thành 36 doanh do các thủ lĩnh như Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành v.v… cắm đầu. Số người tham gia đã lên đến 20 vạn. Quân khởi nghĩa vượt Hoàng Hà đến hoạt động ở vùng Hà Nam, thanh thể ngày một lớn.
Năm 1635, để bàn kế hoạch chống lại quân Minh, quân khởi nghĩa hợp đại hội ở Huỳnh Dương (Hà Nam). Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành được giao nhiệm vụ tấn công hướng Đông. Cánh quân này từ Hà Nam nhanh chóng tiến đến Phượng Dương (An Huy), đốt làng tẩm của tổ tiên nhà Minh để tỏ rõ quyết tâm lật đổ nên thống trị của triều đại này.
Sau đó, vì ý kiến không thống nhất. Cao Nghênh Tường, Lý Tự Thành dẫn một cánh quân quay về Hà Nam, còn Trương Hiến Trung chỉ huy một cánh quân tiếp tục tiến xuống phía nam. Năm 1636, Cao Nghênh Tường từ trận. Lý Tự Thành trở thành người lãnh đạo của lực lượng khởi nghĩa ở miền Bắc.
Năm 1638, nhà Minh huy động toàn bộ quân chủ lực đến tấn công quân nông dân. Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung tạm thời phải lãnh đi, lực lượng hoàn toàn tan rã. Nhưng chỉ một vài năm sau, Trương Hiến Trung và Lý Tự Thành lại nhanh chóng tập hợp quần chúng xây dựng lực lượng tiếp tục đấu tranh.
Lần này, trong hàng ngũ Lý Tự Thành có một số trí thức như Lý Nham, Ngưu Kim Tinh… tham gia. Chính họ đã giúp Lý Tự Thành vạch đường lối chiến lược và sách lược, trong đó có các khẩu hiệu như “trọng hiến sĩ”, “chia ruộng”, “miễn thuế” v.v… Nhờ vậy, quân khởi nghĩa càng được nhân dân hoan nghênh, lực lượng càng phát triển nhanh chóng, và từ đó liên tiếp giành được thắng lợi.
Năm 1644, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế ở Tây An (Thiểm Tây), đạt tên nước là Đại Thuận, lập bộ máy quan lại mới phân phong công thần khỏi phục hệ thống tước vị quý tộc Công. Hầu, Ba, Tử, Nam. Tiếp đó, Lý Tự Thành tấn công và chiếm được Bắc Kinh. Vua Sùng Trinh nhà Minh phải treo cổ tự tử tại Bắc Kinh. Lý Tự Thành lên ngôi vua và bắt tay vào việc củng cố chính quyền mới.
Trong khi đó, viên Tổng binh của nhà Minh là Ngô Tam Quế, với 10 vạn quân ở trong tay, vẫn đóng ở Sơn Hải Quan mà nhiệm vụ của ông vốn là để phòng ngự sự xâm nhập của quân Mãn Thanh. Nhưng khi nghe tin nhà Minh sụp đổ, sau một thời gian dao động. Ngô Tam Quế quyết định đầu hàng Mãn Thanh để chống lại Lý Tự Thành.
Dùng chính sách chiêu hàng không có kết quả, Lý Tự Thành đem quân đánh Ngô Tam Quế, nhưng bị liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Thanh đánh bụi, do đó phải rút khỏi Bắc Kinh sau 43 ngày làm chủ chốn để độ này. Trên đường rút lui, quản Lý Tự Thành phải nhiều lần đánh trả sự truy kích của quân Thanh. Đến Hồ Bắc, phần lớn lực lượng đã tan rã, Lý Tự Thành cùng 20 quân kị đi cướp lương ăn, bị thôn dân bao vây, thể không thể thoát phải thất cổ tự tử.
Còn Trương Hiến Trung ở miền Nam cũng nhanh chóng phát triển lực lượng, không ngừng giành được thắng lợi. Năm 1644, Trương Hiền Trung tiến vào Tứ Xuyên, chiếm được Thành Đô, tự xưng là Quốc vương của nước Đại Tây và lập một triều đình riêng gồm Tả. Hữu Thừa tướng, Lục bộ… chẳng khác gì triều đình phong kiến. Năm 1646, trong một trận chiến đấu với quân Thanh, Trương Hiền Trung bị thương rồi bị quân Thanh bắt và giết chết.
Như vậy phong trào chiến tranh nông dân cuối Minh đến đây về cơ bản bị thất bại, nhưng lực lượng còn lại quay sang liên minh với triều Nam Minh, tiếp tục chống Thanh trong 20 năm nữa mới hoàn toàn tan rã.