Các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp
Thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất. Ở Trung Quốc nền kinh tế nói chung mà trước hết là nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình chính trị.
Dưới thời Tần, nông dân liên tiếp phải bỏ sản xuất để đi làm lao dịch. tiếp đó ở Trung Quốc lại trải qua mấy năm nội chiến, nên nông nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng.
Khi nhà Hán mới thành lập, ruộng đất phần lớn bị bỏ hoang, dân cư thưa thớt, khắp cả nước đều đói khổ, thậm chí có hiện tượng người ăn thịt người, đến vua cũng không có đủ bốn con ngựa cùng màu để kéo một cỗ xe, các quan lớn thì có kẻ phải ngồi xe bò.
Vì vậy, muốn khôi phục và phát triển sản xuất, làm dịu mâu thuẫn giai cấp để ngai vàng của mình được vững bền, các vua đầu thời Tây Hán đã thi hành một số chính sách nhằm nới rộng sức dân như giải phóng những người phải bán thân làm nô lệ trong thời gian chiến tranh, kêu gọi những người lưu tán trở về làng cũ, phục viên binh lính v.v… để tăng thêm nguồn lao động nông nghiệp trong xã hội. Đồng thời, nhà nước còn nhiều lần ban hành chính sách giảm nhẹ tổ thuế phu dịch, khuyến khích việc sửa chữa và xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Trong khi đó, kĩ thuật sản xuất được cải tiến nhiều : nông cụ bằng sắt được sử dụng càng rộng rãi, việc dùng bò ngựa để kéo cày càng phổ biến hơn, ngoài cày xới đất ra, loại cây gieo hạt cũng bắt đầu được áp dụng. Nhiều kinh nghiệm sản xuất được một số học giả viết thành sách để phổ biến cho nhân dân. Đồng thời diện tích trồng trọt không ngừng được mở rộng. Kết quả là năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng lên rất nhiều.
Ca ngợi tình hình đó, thiên “Thực hóa chí” (thượng) của sách Hán thư đã chép một cách khuếch đại rằng :
“Đến đầu thời Vũ đế, trong khoảng 70 năm, nước nhà vô sự, nếu không gặp lụt lội hạn hán thì nhân dân người no nhà đủ. Lẫm vựa ở các đô thị cho đến những nơi hẻo lánh đều đầy ắp, kho tàng của nhà nước thì thừa của cải. Tiền ở kinh đô tích luỹ hàng trăm hàng vạn, đây xâu tiền mục mà không xếp lại được. Thóc kho để hết năm này sang năm khác đầy tràn ra bên ngoài, mục không ăn được. Nhân dân khắp mọi đường mọi ngô đều có ngựa, trên đồng có từng đàn. Những người cưỡi ngựa cái bị khinh thường. không được đến dự hội hè”.
Nhưng đến cuối thời Tây Hán, do vua quan trong triều bất lực lại sống xa hoa, thuế khoá tăng lên, các địa chủ lớn không ngừng chiếm đoạt ruộng đất nên nhân dân đói khổ phải lưu tán và nổi dậy khởi nghĩa, việc sản xuất nông nghiệp lại bị đình đốn.
Đầu thời Đông Hán, Lưu Tú lại thi hành những chính sách tương tự như đầu thời Tây Hán nên nông nghiệp lại được khôi phục và phát triển. Đáng chú ý là lúc bấy giờ công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến. Vào cuối thời Đông Hán, xe đạp nước bắt đầu được phát minh và đến thời Tam quốc thì được hoàn thiện thành cái xe đạp nước ngày nay. Phương pháp lợi dụng sức nước để kéo cối xay bột cũng bắt đầu ra đời.
Từ cuối Đông Hán, trải qua thời Tam quốc đến thời Nam – Bắc triều, chiến tranh xảy ra liên miền, tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nông nghiệp. Đầu thời Tuỳ, đất nước lại được thống nhất, kinh tế đang có chiều hướng phát triển thì sự xa hoa vô hạn độ của Tuỳ Dưỡng để và tiếp theo đó, những cuộc chiến tranh xâm lược và những cuộc nội chiến kéo dài hơn chục năm đã làm cho kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nặng nề.
Rút bài học thất bại của nhà Tuỳ, Đường Thái Tông thi hành những chính sách kinh tế tương đối tốt, nên nông nghiệp lại phát triển. Đặc biệt đến năm trị vì thứ tư của Đường Thái tông (630), Trung Quốc được mùa lớn, “gạo mỗi đấu bốn năm tiền, cổng ngoài mấy tháng không đóng, ngựa bò đầy đồng, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực.
Sang đầu thế kỉ VIII, dưới thời Đường Huyền tông, nền kinh tế Trung Quốc càng phát triển một cách toàn diện, do vậy đất nước một lần. nữa lại xuất hiện cảnh thái bình thịnh vượng. Nhưng từ giữa thế kỉ VIII về sau, xã hội Trung Quốc có nhiều biến cố : loạn An Sử, chiến tranh nông dân, nội chiến ; nền nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, mãi đến thời Tổng mới được phát triển ít nhiều.
Đến thế kỉ XII, miền Bắc Trung Quốc bị người Nữ Chân thống trị, phần vì trình độ phát triển xã hội của họ tương đối thấp, phần vì người Hán bỏ chạy xuống miền Nam rất nhiều, nên nông nghiệp ở miền Bắc bị đình đốn. Trái lại, ở miền Nam, kinh tế được phát triển nhanh chóng, trong đó đáng chú ý là nhiều loại nông sản mới như lúa Chiêm Thành (đưa từ Đại Việt sang), bông v.v… được trồng ngày càng nhiều ở Trung Quốc.
Trong thời gian chinh phục của người Mông Cổ, nền kinh tế Trung Quốc, nhất là ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề do chính sách giết sạch để lấy đất làm bãi cỏ chăn nuôi. Nhưng sau khi triều Nguyên thành lập, Hốt Tất Liệt đã thay đổi chính sách thống trị, do vậy nông nghiệp cũng có một số thành tựu nào đó mà điểm nổi bật là việc trồng bông càng phổ biến hơn trước.
Đến cuối thời Nguyên, nông nghiệp lại bị suy sụp do đê điều bị hư hại không được sửa chữa, thiên tai xảy ra liên tiếp và nhất là do cuộc chiến tranh lan rộng trong cả nước và kéo dài 17 năm trời.
Sau khi nhà Minh thành lập, qua một thời gian khôi phục, đến đầu thế kỉ XV, nông nghiệp lại có nhiều tiến bộ mới về kĩ thuật gieo mạ. Diện tích trồng trọt cũng vượt xa thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. Đặc biệt ngoài việc cây bông được trồng phổ biến khắp cả nước và được đặt ngang hàng với dầu và day là những nông sản cổ truyền của Trung Quốc, sang thế kỉ XVI, cây thuốc lá cũng được đưa từ Philipin vào trống ở Trung Quốc.
Đến đầu triều Thanh, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, cả xã hội Trung Quốc bị xơ xác tiêu điều. Lúc bấy giờ, phần lớn ruộng đất bị bỏ hoang, dân cư thưa thớt, có nơi dân cư lưu tẫn mất sáu, bảy phần mười.
Trước tình hình ấy, để hoà hoãn mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, các vua đầu đời Thanh cũng tỏ ý muốn “dốc sức mưu việc thịnh trị” nên đã thi hành những chính sách như khuyến khích khai khẩn đất hoang, chăm lo việc chống lụt, ổn định thuế khoá, tiêu dùng tiết kiệm v.v… Vì vậy, đến thời Càn Long nông nghiệp được phục hồi ngang với thời phát triển nhất của triều Minh.
Như vậy, nhìn chung, nền nông nghiệp Trung Quốc càng về sau càng có những thành tựu mới, nhưng trong quá trình đó, cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị, nền nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác cũng phát triển hoặc suy thoái một cách tương ứng.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Trung Quốc có nền thủ công nghiệp phát triển rất sớm. Đến thời trung đại, số ngành nghề càng nhiều, quy mô sản xuất càng lớn và kĩ thuật càng tỉnh xảo. Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời kì này là nghề luyện sắt, nghề dệt tơ lụa, nghề làm đồ sứ, nghề đóng thuyền, nghề làm giấy v.v
Nghề luyện sắt vào khoảng thế kỉ II đã có những tiến bộ mới như đã biết dùng ống bể đẩy bằng sức nước, dùng than đá làm chất đốt. Đến thế kỉ XVI, người Trung Quốc biết dùng đất pha muối để xây lò, và có nơi đã xảy được những lò cao 1 trượng 2 thước, chứa được hơn 1000 kg quặng. Việc phân công lao động trong dây chuyên sản xuất cũng khá tỉ mỉ : các công việc như lấy than, làm than, quạt lò, đỗ quặng vào lò….. đều giao cho những bộ phận khác nhau phụ trách.
Nghề dệt tơ vốn là một nghề thủ công cổ truyền của Trung Quốc. Đến thời trung đại, nghề này càng phát triển mà biểu hiện nổi bật là ngày càng có nhiều mặt hàng mới ra đời. Thời Tam quốc, ở nước Thục đã dệt được gấm, thời Đường đã sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đến thời Minh thì dệt được các loại lụa hoa.
Nghề làm đồ sứ chính thức xuất hiện từ thời Hán. Đến thời Đường đồ sứ đạt đến trình độ kĩ thuật rất cao : sứ trắng, trắng như tuyết, sứ xanh, xanh như ngọc bích. Đến đời Minh đó sử càng tiến bộ mà tiêu biểu là đồ sứ trắng vẽ hoa xanh. Nơi sản xuất sử nổi tiếng là Giang Tây.
Nghề đóng thuyền cũng phát triển rất sớm. Thời Tam quốc, nước Ngô đóng được loại thuyền lớn cao 5 tầng, có thể chứa được 3.000 người. Thời Tùy đóng được chiến thuyền cao hơn 50 thước, có 5 tầng, chứa được 800 người. Còn thuyền rồng thì cao 45 thước, rộng 50 thước, dài 200 thước, có 4 tầng. Tầng trên cùng, ở giữa có chính diện, nội diện, hai bên có phòng cháu, còn hai tầng giữa có đến 120 phòng. Thời Tống thì đóng được loại thuyền có 24 bánh xe, chứa được 1000 người và có tốc độ khá nhanh. Đến thời Minh những loại thuyền lớn dùng trong nghề hàng hải đã ra đời. Thuyền loại lớn cao ba bốn tầng, dài 44 trượng, rộng 18 trưởng, chở được hàng trăm người. Tầng trên cùng khi cần thiết có thể dùng để làm nơi chiến đấu.
Nghề làm giấy cũng ra đời từ thời Hán. Đó là một nghề riêng của Trung Quốc trong mấy thế kỉ và càng ngày càng sản xuất được nhiều loại giấy tốt và đẹp, cung cấp cho nhu cầu trong nước và nhiều nước khác.
Ngoài ra, các nghề làm đồ đồng, đồ sơn, đồ gốm, dệt vải đay v.v… cũng đều phát triển từ sớm. Riêng nghề in, nghề dệt vải bông tuy ra đời muộn (từ Đường, Tống về sau), nhưng đã nhanh chóng trở thành những nghề giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Ở Trung Quốc, nhà nước cũng kinh doanh, thậm chí giữ độc quyền sản xuất một số nghề thủ công. Đó thường là những nghề quan trọng và đòi hỏi nhiều vốn như khai mỏ, luyện sắt, đúc tiền, làm vũ khí, làm muối, dệt các loại lụa cao cấp, làm đó sử v.v… Người quản lí ở đây là quan lại, còn người sản xuất là nô lệ, thợ thủ công phạm tội, thợ thủ công làm nghĩa vụ lao dịch và thợ thủ công làm thuê sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao dịch.
Trong bộ phận thủ công nghiệp tư doanh trước hết phải kể đến nghề dệt vải gia đình để tự túc quần áo cho nông dân theo sự phân công lao động cổ truyền “trai cày gái dệt”. Ngoài ra, những nghề thủ công độc lập cũng xuất hiện ngày càng nhiều mà phần lớn đều tập trung ở thành thị.
Do sự phát triển của nền thủ công nghiệp tư doanh, đến đời Đường, tổ chức phường hội đã xuất hiện và đến đời Tống lại càng phát triển. Đứng đầu phường hội có ông trùm gọi là “Hàng lão”, dưới đó là thợ thủ công và thợ học việc. Hàng lão trông coi việc sản xuất trong phường hội của mình, quyết định việc thuê thợ hoặc cho thợ mới vào học việc và chịu trách nhiệm trước nhà nước. Ở Trung Quốc và nhiều nước phương Đông khác, các phường hội đều có đền thờ Tổ sư (người đầu tiên truyền nghề cho phường hội). Do sự quản lí chặt chẽ của nhà nước phong kiến đối với thủ công nghiệp, nên phường hội ở Trung Quốc không có thể lực gì đáng kể.
Đến thế kỉ XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá, các hình thức công xưởng thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa cũng đã xuất hiện mà chủ yếu là ở trong các nghề dệt, làm giấy, làm đồ sứ, luyện sắt… Ví dụ, trong nghề dệt có những chủ xưởng có hàng vạn bạc vốn, hàng chục khung cửi và thuê hàng chục thợ. Những người thợ này đều là “dân lành” (dân tự do), khi làm thuê, họ “tính ngày lấy tiền công” và quan hệ giữa họ với chủ xưởng là “chủ xuất vốn, thợ xuất sức”.
Thế kỉ XVII, nền kinh tế Trung Quốc bị suy sụp toàn diện, nhưng đến thế kỉ XVIII, cùng với sự khôi phục của các ngành sản xuất, các công xưởng thủ công xuất hiện càng nhiều. Lúc bấy giờ, trong nghề dệt, có một số chủ đem bỏng và tơ giao cho những người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Có một số trong nhà còn sắm khung cửi để thuê thợ dệt lấy một phản. Trong nghề làm đường, về mùa xuân, người chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía để đến mùa đông thì thu lại bằng đường.
Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, nền thương nghiệp của Trung Quốc cũng phát triển từ sớm. Thời Hán, không những nội thương mà ngoại thương cũng ngày càng mở rộng. Những mặt hàng chủ yếu đem trao đổi thường xuyên trên thị trường trong nước là sắt, muối, đồ đồng, đồ gỗ, vải lụa, lương thực, súc vật v.v… Đối với bên ngoài, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với các nước vùng Trung Á mà Trung Quốc gọi chung là Tây Vực. Mặt hàng được cư dân ở đó ham chuộng nhất là lụa. Lụa Trung Quốc thời bấy giờ còn được chở sang bán tận La Mã. Người đứng đầu nhà nước La Mã là Xéda mặc áo dài bằng lụa Trung Quốc được coi là hết sức sang trọng.
Ngay khi mới bắt đầu phát triển, nghề buôn đã tỏ ra là một nghề dễ phát triển nhất. Vì vậy, Tư Mã Thiên đã nhận xét rằng : “Nghèo mà muốn làm giàu thì nóng không bằng công, công không bằng thương.
Đến thời Tam quốc, nhờ kĩ thuật đồng thuyền tiến bộ, người nước Ngô còn vượt biển đến buôn bán với Giao Châu (tức nước ta lúc bấy giờ). Lâm Ấp, Phù Nam.
Từ thời Tam quốc đến thời Nam – Bắc triều, phần thì do chiến tranh loạn lạc, sức sản xuất bị phá hoại, phần thì do chế độ diễn trang với nền kinh tế tự cấp tự túc phát triển, nên thương nghiệp bị suy thoái. Nhưng từ thế kỉ VII về sau, Trung Quốc được thống nhất trong một thời gian khá dài, nông nghiệp và thủ công nghiệp đều phát triển, nên thương nghiệp cũng phát đạt. nhất là ngoại thương. Thời kì này, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc chở các thứ hàng quý như ngọc, hổ phách, mã não, ngà voi, sừng tê, thuỷ tinh, hồ tiêu, bông v.v… đến bán ở Trung Quốc và chở về nước mình vàng bạc và những sản phẩm thủ công nổi tiếng như lụa, đồ sứ, chè, đồ đồng, đỗ sắt, giấy bút v.v…
Đến thế kỉ XVI, người phương Tây cũng đến buôn bán với Trung Quốc, nhưng sang thế kỉ XVIII nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa biển, không những việc buôn bán của lái buồn Tây Âu bị hạn chế, mà thương nhân Trung Quốc cũng không được ra nước ngoài bằng đường biển, do vậy nên ngoại thương của Trung Quốc bị giảm sút.
Sự phát triển sớm của công thương nghiệp làm cho thành thị cũng sớm trở nên đồng đúc nhộn nhịp. Đặc biệt, từ thế kỉ VII về sau, thành thị xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phồn thịnh. Những thành phố lớn trước. hết là các kinh đô của các triều đại như Trường An, Lạc Dương thời Tuỳ, Đường ; Biện Kinh (Khai Phong), Lâm An (Hàng Châu) thời Tống, Bắc Kinh, Nam Kinh thời Nguyên, Minh, Thanh. Những thành phố này vừa là những trung tâm chính trị vừa là những trung tâm kinh tế. Ví dụ : thành phố Trường An đời Đường được chia thành hai khu vực : phía bắc là kinh thành, phía nam, ở giữa là dinh thự các quan lại, hai bên là chợ Đông và chợ Tây, mỗi nơi có 220 phường hội. Cả thành phố có khoảng 1 triệu rưỡi người gồm đủ mọi thành phần : quý tộc, quan lại, tài tử giai nhân, thợ thủ công, dân buôn bán. Ngoài ra còn có rất nhiều người nước ngoài mà chủ yếu là khách buôn bán Ả Rập và Trung Á.
Còn Nam Kinh thời Minh có 1 triệu người, Bắc Kinh có 600.000 người. Ở hai thành phố này công thương nghiệp rất phát triển. Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phường Gấm, phường Đông, phường Sắt v,v…
Ngoài các kinh đô, các thành phố lớn cũng xuất hiện ngày một nhiều mà chủ yếu tập trung ở phía nam Trường Giang và miền ven biển Đông Nam như Tổ Châu, Minh Châu (Ninh Ba), Tuyền Châu, Quảng Châu v.v…
Tóm lại, tuy Trung Quốc có nền công thương nghiệp phát triển rất sớm, nhưng suốt thời kì phong kiến, nền kinh tế tự nhiên luôn luôn chiếm địa vị thống trị. Hơn nữa, do thái độ coi nhẹ các nghề công thương và do những đợt khủng hoảng có tính chất chu kì về chính trị, nền công thương nghiệp của Trung Quốc phát triển không được thuận lợi. Và cũng chính vì vậy, từ thế kỉ XVI, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã nảy nở, nhưng đến giữa thế kỉ XIX vẫn còn rất nhỏ yếu, chưa gây được ảnh hưởng gì rõ rệt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá tư tưởng của Trung Quốc.