Tư tưởng, Tôn giáo
1. Sự phát triển của Nho học
Người đầu tiên đề xướng Nho học là Khổng Tử sống vào thời Xuân Thu. Đến thời Chiến quốc, đại biểu trung thành nhất của phái này là Mạnh Tử, nhưng lúc bấy giờ vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội, nên Nho học chưa có vai trò đáng kể.
Trong quá trình ấy, nước Tần dùng đường lối của phái Pháp gia nên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng những chủ trương của phái này đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội.vô cùng gay gắt, do đó triều Tán chỉ tồn tại được 15 năm thì sụp đổ. Rút kinh nghiệm thất bại ấy, các vua đầu đời Tây Hán chủ trương nới lỏng về mặt tư tưởng nhưng chưa quyết định dùng hệ tư tưởng nào để chỉ đạo đường lối thống trị của mình.
Đến đời Hán Vũ đế (140 – 87 tr. CN), nhà Hán đã trở nên cường thịnh. Tuy nhiên, có một vấn đề cấp bách cần được giải quyết, đó là việc tăng cường chế độ tập quyền trung ương để ngăn chặn xu hướng chia cắt của các vương quốc. Vì vậy, Hán Vũ đế muốn tìm một hệ tư tưởng chỉ đạo cho việc giải quyết vấn đề ấy, nhưng với điều kiện không làm căng thẳng thêm mâu thuẫn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã được chọn làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến, vì với chủ trương thống nhất và đường lối nhân chính, trường phái này đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó. Năm 136 tr. CN, Hán Vũ để chính thức ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tồn Nho thuật” (bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học), do vậy Nho học mới bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Cũng từ đó, Nho học được phát triển thêm một bước mà người có nhiều đóng góp vào việc đó là Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr. CN)
Về mặt triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra thuyết “Thiên nhân cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người). Với thuyết đó, ông cho rằng tất cả đều do trời sinh ra và xếp đặt, mà trời không bao giờ thay đổi, nên sự xếp đặt ấy cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, dòng họ nào làm vua, người nào làm vua, người nào được ở ngôi đều là do ý trời, vì vậy mọi người phải tuyệt đối phục tùng.
Hơn nữa, để cho đượm vẻ thần bí, Đổng Trọng Thư còn dùng thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự tạo lập của trời. Ví dụ :
“Trời lấy những con số trong một năm để lập nên thân thể của người, cho nên 366 đốt nhỏ để tương hợp với số ngày, đốt lớn 12 phần hợp với số tháng. Ở trong có 5 tạng hợp với số ngũ hành. Ở ngoài có tứ chỉ tham hợp với số 4 mùa. Chợt thấy chợt mở, tham hợp với ban đêm, ban ngày, chợt rắn chợt mềm hợp với mùa Đông mùa Hạ, chợt thương đau, chợt vui mừng hợp với khí âm dương…”
Đối với thuyết Tinh thiện và tinh ác của Mạnh Tử và Tuân Tử, Đồng Trọng Thư nêu ra một thuyết chiết trung là tính người vừa thiện vừa ác. Ông nói: “Trời ban ra hai khí âm dương, thân người ta cũng có hai bản tính thiện và ác. Đông Trọng Thư còn chia tính người làm ba bậc phù hợp với ba tầng lớp khác nhau : tính thiện là của các thánh nhân, tính ác là của những người bị trị, tính vừa thiện vừa ác là của những người trung bình.
Như vậy, tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư thuộc chủ nghĩa duy tâm khách quan và mang nhiều yếu tố thần học.
Về mặt đạo đức, Đổng Trọng Thư phát triển các quan niệm về vua tôi, cha con và nhân, nghĩa, lễ, trí của Khổng Mạnh thành những hệ thống hoàn chỉnh gọi là tam cương, ngũ thường.
Tam cương là ba cặp quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, trong đó vua là cương (chỗ dựa) của bề tôi, cha là cương của con, chồng là cương của vợ, vì vậy bề tôi phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng.
Đối với Khổng Tử và Mạnh Tử, đó chỉ là những vấn đề xã hội thuần tuý. nhưng Đổng Trọng Thư thì cho những quan hệ ấy cũng do trời quy định. đồng thời ông còn dùng thuyết âm dương để biện hộ cho địa vị của vua, cha và chồng trong ba cặp quan hệ ấy. Ông cho rằng trời thiên về dương chứ không thiên về âm, nên dương được trọng hơn âm mà “vua là dương. bề tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là ám”, do đó bé tôi phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng là lẽ tự nhiên, là làm theo ý trời.
Còn Ngũ thường là nhận, nghĩa, lễ, trí, tín. Quan niệm này vốn đã có trong tư tưởng Khổng Tử và Mạnh Tử, đến Đổng Trọng Thư thì mới ghép thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Về quan điểm chính trị. Đồng Trọng Thư không có chủ trương gì mới mà chỉ cụ thể hoá và phát triển thêm những chủ trương của Mạnh Tử.
Đối với chủ trương thống nhất, thời Đổng Trọng Thư, Trung Quốc đã thống nhất đất nước rồi. Do vậy, ông phát triển chủ trương ấy ở hai điểm : một là, ông dùng thần học để giải thích sự thống nhất, cho rằng thống nhất “là điều thường xuyên của trời đất, là nghĩa chung cho cả cổ kim” hai là, không những chỉ thống nhất về lãnh thổ về chính trị mà còn phải thống nhất về tư tưởng. Chính vì thế ông để nghị với Hán Vũ đế chỉ đề cao Nho học và cấm các học thuyết khác để khỏi lung lạc tư tưởng của nhân dân.
Về đường lối nhân chính, Đổng Trọng Thư đã nêu ra những đề nghị cụ thể như : “hạn chế ruộng đất tư của dân để cấp cho những người không đủ, ngăn chặn đường chiếm đoạt : muối, sắt đều giao về cho dân ; bỏ nó tồ, trừ khử tệ dùng uy quyền để giết người: giảm nhẹ thuế khoá, bỏ bớt lao dịch để nới sức dân”.
Đồng thời, ông chủ trương phải chú trọng việc giáo dục cảm hoá, do đó, ở trung ương phải mở trường Thái học để dạy con em quý tộc, quan lại. Ở các địa phương thì khuyến khích việc học tập, trên cơ sở ấy hàng năm các quan sở tại phải tiến cử người có tài đức lên trung ương để sung vào hàng ngũ quan lại.
Như vậy, Đổng Trọng Thư đã năng học thuyết của Khổng Mạnh thành một hệ thống lí luận tương đối hoàn chỉnh, nhưng đồng thời cũng làm cho học thuyết này nhuốm màu sắc thần học. Hơn nữa, do việc thần thánh hoá Khổng Tử, tôn ông làm giáo chủ của Đạo Học, do việc đề cao các sách Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu thành năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh), Nho học từ một trường phái tư tưởng đã biến thành một học thuyết mang màu sắc tôn giáo mà người sau quen gọi là Nho giáo. Cũng từ đó, học thuyết này trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hơn 2.000 năm lịch sử.
Sau khi Nho học giữ địa vị thống trị được ít lâu thì Đạo giáo ra đời và Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Ba luồng tư tưởng ấy không ngừng bài bác lẫn nhau.
Đến đời Tống, các học giả cho rằng quan điểm triết học của Nho giáo quá đơn giản, không được sâu sắc như quan điểm triết học của Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, họ đã khai thác quan niệm về vũ trụ của kinh dịch, đồng thời tiếp thu phương pháp luận của Đạo giáo và Phật giáo để giải thích nguồn gốc của vũ trụ và chú thích lại các sách kinh điển của nhà Nho. Về cụ thể, quan điểm của các nhà Nho đời Tống có khác nhau ít nhiều, nhưng về cơ bản họ đều cho rằng nguồn gốc của vũ trụ gồm có hai yếu tố là lĩ (tinh thần) và khí (vật chất), trong đó lí là yếu tố có trước, vì vậy họ được gọi chung là phái Li học.
Người đầu tiên đề xướng Lí học là Chu Đôn Di (1016–1073) sống vào thời Bắc Tống. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là thái cực. Thái cực vận động thì sinh ra dương, ngừng vận động thì sinh ra âm. Âm dương giao cảm với nhau mà sinh ra ngũ hành, trời đất, rồi sinh ra người, vạn vật cho đến vô cùng. Còn trước thái cực thì không có vật chất tồn tại, chỉ có “vỏ cực” tức là “If” mà thôi. Như vậy quan điểm triết học của Chu Đôn Di thuộc loại duy tâm khách quan. Sau Chu Đôn Dị còn có nhiều nhà Lí học nổi tiếng khác như Trình Hạo, Trình Di, Trương Tài, Lục Cửu Uyên v.v…
Đến thời Nam Tống, đại biểu xuất sắc nhất của phái Lí học là Chu Hi (1130–1200). Ông cho rằng lí và khí không thể nói cái nào có trước cái nào có sau, nhưng nếu suy đến cùng thì hình như lí có trước.
Tuy Chu Hi không có đóng góp gì mới về mặt lí luận, nhưng thành tích chủ yếu của ông trong việc phát triển Nho học đời Tống là ông đã dùng quan điểm lí học để chú thích lại các sách kinh điển của nhà Nho. Ví dụ ông cho rằng bốn mặt đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí mà Mạnh Tử nêu ra đều là những biểu hiện của lí nhờ đó mà làm cho người ta biết thương xót, xấu hổ, nhường nhịn và phân biệt phải trái. Đồng thời, cùng với Trình Hạo, Chu Hi đã rút ra thiên Đại học do Tăng Sam soạn và thiên Trung dung do Tử Tư soạn ở trong sách Lẻ kỉ thành hai sách riêng. Từ đó, bốn quyển sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung trở thành bộ kinh điển thứ hai của Nho gia gọi là Tử thư. Như vậy, mặc dầu chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm, nhưng phái Lí học đã làm cho triết học Nho giáo thêm phần sâu sắc trừu tượng, nhưng đồng thời do sự câu nệ giáo điều trong việc học tập Khổng Mạnh nên Nho học đời Tống cũng trở nên khát khe bảo thủ hơn trước.
Trong khi đó, nhiều vua đời Tống cũng rất tôn sùng Nho học ; do vậy, Tống Chân Tông (998–1022) truy tặng Khổng Tử danh hiệu “Chỉ thánh Văn tuyển vương” còn 72 đệ tử thì được truy phong làm Công, Hầu, Bá. Tổng Thần Tông (1065–1085) thì phong Mạnh Tử làm “Chim quốc vương” được tạc tượng cùng Nhan Từ ngôi hầu Khổng Tử. Đến thời Độ Tông (1265–1275), Tăng Tử, Tử Tư cùng với Nhan Tử, Mạnh Tử được ngồi hầu Khổng Tử gọi là “tử phổi”. Bằng những việc làm nói trên, các vua Tống đã làm cho Nho học càng đượm thêm màu sắc tôn giáo.
Tóm lại. Nho học hoặc Nho giáo thực chất không phải là một tôn giáo mà chỉ là một trường phái tư tưởng chính trị chủ trương dùng đạo đức để làm cơ sở cho đường lối trị nước, đồng thời chú trọng đến việc giáo dục cảm hoá nhân dân. Nhờ áp dụng đường lối này, sự tàn bạo của giai cấp thống trị có thể được hạn chế một phần, đồng thời nền văn hoá giáo dục Trung Quốc thời trung đại đã đạt được những thành tựu rất lớn. Nhưng đến cuối thời phong kiến, do tính chất bảo thủ, sùng cổ, cứng nhắc của nó, Nho giáo đã trở thành một lực lượng ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ chật hẹp lỗi thời và kìm hãm sự tiến bộ của xã hội.
2. Đạo giáo
Đạo giáo bắt đầu ra đời từ cuối thời Đông Hán. Lúc bấy giờ, chính trị rối ren, nhân dân khốn khổ. Vì vậy, nhân dân muốn tìm sự giúp đỡ của một lực lượng siêu nhiên, đồng thời muốn có một tổ chức để đoàn kết đấu tranh chống lại giai cấp thống trị. Trong khi đó, những hình thức mê tín dị đoan như bói toán, xem sao, tướng số, phù phép v.v… vốn lưu hành từ xưa trong dân gian đã được kết hợp với một số yếu tố trong tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử để sáng tạo ra loại Đạo giáo này.
Tương truyền rằng, người đầu tiên sáng lập ra Đạo giáo là Vu Cát. Tư tưởng tôn giáo của ông được chép trong sách Thái bình thanh lĩnh. Về sau, vì bị quy tội là tuyên truyền những điều nhảm nhí, Vu Cát bị Tồn Sách (anh của Tôn Quyền, vua nước Ngô thời Tam quốc) giết chết. Tuy vậy, tiếp đó, ở Trung Quốc đã xuất hiện hai tổ chức Đạo giáo là Đạo Thái bình của Trương Giác và Đạo Năm đấu gạo của Trương Lãng, Trương Hành, Trương Lỗ. Đạo Thái bình là gọi theo tên sách Thái bình thanh lĩnh, còn sở dĩ gọi là Đạo Nam đấu gạo là vì ai theo đạo thì phải nộp 5 đấu gạo.
Đạo Thái bình và Đạo Nam đấu gạo tuy là hai tổ chức khác nhau nhưng nội dung thì tương tự như nhau. Cả hai giáo phái này đều thờ ma quỷ, đều chú trọng bùa chú phù phép và đều dùng nước bùa để chữa bệnh.
Lí tưởng của Đạo Nam đấu gạo là muốn xây dựng một xã hội không tưởng, trong đó không có quan lại thống trị mà chỉ có những người quản lí, đồng thời còn lập những quán tự giác gọi là “nghĩa xã”, trong đó treo gạo thịt để cung cấp cho những người đi đường. Khách qua đường có thể vào đó ăn cho đủ, nhưng không được ăn quá nhiều, nếu không sẽ bị quỷ thần trừng phạt. Còn chủ trương chính trị của Đạo Thái bình không thấy ghi chép cụ thể, mà chỉ được biết rằng đạo Năm đấu gạo đại thể cũng giống như bọn Khăn vàng (quân khởi nghĩa của tín đồ Đạo Thái bình) do đó có lẽ lí tưởng của Đạo Thái bình cũng tương tự như vậy.
Sau khi tập hợp được đông đảo tín đồ, Trương giác đã biến Đạo Thái bình thành một lực lượng chính trị của nông dân để nổi dậy chống chính quyền Đông Hán. Phong trào khởi nghĩa này tuy bị đàn áp đẫm máu và tôn giáo của nông dân tuy bị giai cấp thống trị thù ghét, gọi là “tà giáo”, là “đạo yêu quái”, nhưng vẫn tiếp tục lưu hành trong dân gian.
Trên cơ sở đạo Thái bình và đạo Nam đầu gạo, đến đời Tấn, Đạo giáo chính thống được hình thành. Người đặt cơ sở đầu tiên của tôn giáo này là Cát Hồng, hiệu là Bảo Phúc Tử.
Thời kì này, tình hình xã hội Trung Quốc cũng rất hỗn loạn. Nắm quyền thống trị là tầng lớp địa chủ sĩ tộc, nhưng họ chỉ biết ăn chơi phóng đăng nên cuộc sống cảm thấy hết sức trống rỗng vô vị. Trong hoàn cảnh ấy, họ thấy chủ nghĩa thoát li thực tế của Lão Trang rất phù hợp với tư tưởng của họ, do đó trong giới quý tộc đã xuất hiện phái Thanh đàm, cả ngày chỉ cầm phất trần nói những chuyện huyền diệu vu vơ không liên quan gì đến thực tế. Trên cơ sở ấy, Cát Hồng đã chính thức sáng lập ra một tôn giáo mới.
Loại Đạo giáo này hoàn toàn dựa vào học thuyết của Lão Trang, do đó Lão Tử bắt đầu được tôn làm “Đạo đức quản” và Trang Tử được tôn làm “Chân nhân”, tức là những vị tiên.
Nội dung tư tưởng chính của tôn giáo này là chủ trương thoát li hiện thực, không vướng mắc bụi đời, chỉ tu dưỡng nội tâm để kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa, nếu luyện được thuốc tiền mà uống chỉ có thể sống mãi không già. Ngoài ra, Đạo Thần tiên cũng tin vào bùa chú phù phép, ví dụ cho rằng nếu có bùa đeo vào mình thì lên núi hổ không dám ăn thịt.
Như vậy. Đạo Thần tiên là sự kết hợp học thuyết của Lão Trang với các hình thức cầu tiên, luyện đan và phù phép.
Đến đời Đường, với lí do thuỷ tổ của Đạo giáo là Lão Tử cùng họ Lý với nhà Đường””, Đạo giáo được tôn làm quốc giáo.
Đường Cao Tổng truy tôn Lão Tử làm “Thái thượng huyền nguyên hoàng đế”, vợ Lão Tử làm “Tiên thiên thái hậu”, thậm chí còn tạc tượng Khổng Tử đứng hầu bên cạnh Lão Tử.
Thời Bắc Tống, Đạo giáo vẫn rất được tôn sùng. Tống Chân Tông lại phong Lão Tử làm “Thái thượng lão quân hỗn nguyên thượng đức hoàng đế”. Nhà Tổng còn đặt ra nhiều cấp bậc trong tầng lớp đạo sĩ, tương đương với các cấp bậc quan lại. Tống Huy Tông còn tự xưng là “Thượng để nguyên tử thái tiên để quản” giáng thế và bảo các quan lại tôn mình là “Giáo chủ đạo quân hoàng đế”.
Cùng với việc đề cao Đạo giáo, các vua Đường, Tống đã cho xây dựng nhiều đạo quán (chùa) đẹp đẽ, cấp cho các cơ sở tôn giáo ấy nhiều ruộng đất và thu nhận một số đạo sĩ làm quan lại. Đó là thời hoàng kim của Đạo giáo ở Trung Quốc. Sau đó, trong các thời kì Nam Tống, Minh, Thanh, Đạo giáo tuy không được thịnh như trước nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.
3. Đạo Phật
Từ cuối thời Tây Hán, Phật giáo của Ấn Độ bắt đầu truyền vào Trung Quốc, nhưng đến thời Đông Hán chỉ mới có một số quý tộc theo đạo Phật. Mãi đến thời Tam quốc, Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiền mới bắt đầu được xây dựng.
Từ Đông Tấn đến Tuy Đường. Phật giáo ngày càng thịnh hành. Để nghiên cứu một cách tường tận giáo lí của đạo Phật, nhiều nhà sư Trung Quốc như Pháp Hiển thời Đông Tấn, Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đời Đường đã tìm đường sang Ấn Độ. Ngược lại, nhiều nhà sư nước ngoài như Ấn Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc để truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra Hán ngữ ngày càng nhiều, nhất là sau chuyến đi Ấn Độ của Huyền Trang.
Khi Bắc Tổng mới thành lập, Triệu Khuông Dân cũng tôn sùng Phật giáo, do đó đã cho xây chùa, tạc tượng, in kinh, lại còn cử một đoàn gồm 157 nhà sư sang Ấn Độ để tìm hiểu thêm về đạo Phật.
Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo đã ảnh hưởng đến nguồn thuế khoá và lực lượng lao động của nhà nước, vì ruộng đất của chùa chiền được miễn thuế, các nhà sư được miễn lao dịch. Vì vậy nhiều hoàng đế Trung Quốc thời Đường và thời Ngũ đại đã từng ra lệnh “bỏ Phật” tức là bỏ bớt chùa chiến, lấy tượng đồng và chuông khánh để đúc tiền, buộc phần lớn sư sãi phải hoàn tục ; hoặc như Tống Huy Tông thì cực lực bài bảng Phật giáo và chủ trương đề cao Đạo giáo để thay thế vai trò của tôn giáo ngoại lai này. Tuy vậy, nếu vua trước bài bảng Phật giáo thì vua sau lại nâng đỡ Phật giáo, cho nên Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại.
Trong quá trình ấy, giữa ba học thuyết Nho, Phật, Lão đã không ngừng bài bác lẫn nhau. Ngược lại có một số người chủ trương thống nhất ba học thuyết ấy làm một vì họ cho rằng “Nho Phật nhất trí”, “Lão Phật cùng một thể chỉ khác nhau về vận dụng” v.v… Có người như Trương Dung thời Nam Tề, lúc sắp chết, tay trái cầm Hiểu kinh và Lão Tử, tay phải cầm Pháp hoa kinh để biểu thị sự nhất trí của ba tôn giáo ấy. Vương Thông thời Tuy cũng chủ trương hợp nhất Nho, Đạo, Phật trên cơ sở Nho học. Tuy rằng chủ trương này không thành công, nhưng kết quả là học thuyết nào cũng có tiếp thu một số yếu tố của học thuyết khác để làm phong phú thêm học thuyết của mình.