Sử học
Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Với tác phẩm Sử kí, bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng đế đến thời Hán Vũ đế, trong đó chia làm 5 phần là bản kỉ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện. Bản kỉ là sự tích các vua ; Biểu là bảng tổng kết về niên đại ; Thư là lịch sử các chế độ, các ngành riêng biệt như lễ, nhạc, kinh tế… ; Thế gia là lịch sử các chư hầu và những người có danh vọng : Liệt truyện chủ yếu là truyện các nhân vật lịch sử khác.
Sử kỉ là một tác phẩm rất có giá trị về mặt sử liệu cũng như về tư tưởng. Sau Sử kí, trong giai đoạn từ Hán đến Nam Bắc triều có Hán thư của Ban Cổ, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp v.v…
Bắt đầu từ đời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là “Sử quán” được thành lập. Sử quán đời Đường đã soạn được các bộ sử của các triều đại từ Tấn đến Tuỳ gọi là Tấn thư, Lương thư, Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tuỳ thư. Từ đó về sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn.
Bên cạnh các bộ sử nói trên, thời Đường còn có một số tác phẩm lớn viết theo các thể tài khác như Sử thông của Lưu Trị Cơ, Thông điển của Đỗ Hữu. Sử thông là tác phẩm viết về phương pháp biên soạn lịch sử sớm nhất của Trung Quốc. Thông điển là tác phẩm đầu tiên viết lịch sử theo từng chuyên để như kinh tế, chế độ thi cử, chức quan v.v… từ thời thượng cổ đến cuối đời Đường Huyền Tông.
Tác phẩm sử học lớn nhất đời Tống là Tư trị thông giám do Tư Mã Quang chủ biên. Đây là bộ biên niên sử đồ sộ ghi chép lịch sử Trung Quốc từ thời Chiến quốc đến thời Ngũ đại.
Thời Minh – Thanh, Quốc sử quán cũng biên soạn được nhiều tác phẩm như Minh thực lục, Minh sử, Đại Minh nhất thống chí, Thanh Thực lực, Đại Thanh nhất thống chỉ v.v… Ngoài ra, những tác phẩm sử học do tư nhân viết theo các thể biên niên kỉ sự bản mạt, tạp sử, bút kí v.v… cũng rất nhiều.
Bên cạnh những bộ sử ấy, thành tựu lớn nhất trong công tác biên soạn thời Minh – Thanh là đã hoàn thành được mấy bộ sách hết sức đồ sộ. Đó là Vĩnh Lạc đại điển, Cổ kim để thư tập thành và Tử khổ toàn thư.
Bộ Vĩnh lạc đại điển do Minh Thành tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) tổ chức biên soạn, bao gồm các nội dung : chính trị, kinh tế, văn học, nghệ thuật, tôn giáo v.v… Đây là một công trình tập thể của hơn 2.000 người làm việc trong 5 năm. Bộ sách này gồm 11.095 tập, nhưng năm 1900 khi liên quân 8 nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, nhiều công trình văn hoá đã bị cướp hoặc đốt phá. Vì vậy, bộ Vĩnh Lạc đại điển hiện nay kể cả ở nước ngoài chỉ còn hơn 300 tập.
Cổ kim đồ thư tập thành biên soạn dưới thời Thanh Khang Hi (1662 – 1722) bao gồm các nội dung : chính trị, kinh tế, đạo đức, văn học, khoa học v.v… được chia thành 10.000 chương. Vĩnh lạc đại diễn và Cổ kim đó thư tập thành là hai bộ bách khoa toàn thư lớn của Trung Quốc thời trung đại.
Còn Tử khổ toàn thư thì biên soạn dưới thời Thanh Càn Long (1736 – 1795), gồm có bốn phần là: Kinh (các sách kinh điển nhà Nho); Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến quốc) và Tập (văn, thơ, từ, khúc). Bộ sách này được chia thành 36.000 tập.
Những bộ sách nổi trên là những di sản văn hoá vô cùng quý báu của Trung Quốc nói chung và riêng về mặt lịch sử cũng có giá trị rất lớn.