Đế quốc Mông Cổ

1. Những cuộc chiến tranh xâm lược thời Thành Cát Tư Hãn 

Để mở rộng phạm vi thống trị của mình, sau khi thành lập nước Mông Cổ thống nhất, Thành Cát Tư Hãn đã động viên toàn bộ lực lượng để tiến hành những cuộc chinh phục đến tận những miền xa xôi ở châu Á và châu Âu làm kinh động thế giới lúc bấy giờ. 

Ngay từ năm 1205, Mông Cổ đã từng tấn công Tây Hạ. Sau khi thành lập nước, mưu mô xâm lược của Thành Cát Tư Hãn trước tiên là nhằm vào hai nước láng giềng : Tây Hạ và Kim. Năm 1209, Mông Cổ đánh Tây Hạ. Không chống cự nổi, Tây Hạ phải nộp con gái xin hoà. Người Mông Cổ bất nhân dân Tây Hạ phải vớt tên, làm thuẫn và nộp lạc đà cho mình để chuẩn bị đánh Kim. 

Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn đem quân ở ạt tấn công nước Kim. Đến năm 1214, quân Mông Cổ đã chiếm được rất nhiều đất đai của Kim rồi bao vây Trung Đô (Bắc Kinh). Kim phải xin hoà với điều kiện phải gà công chúa cho Thành Cát Tư Hãn (lúc ấy Thành Cát Tư Hãn đã 59 tuổi) và phải nộp nhiều vàng lụa, con trai con gái và ngựa để làm của hồi môn. Tuy Mông Cổ đã rút quân, nhưng để tránh xa sự uy hiếp của Mông Cổ, vua Kim dời đồ xuống Biện Lương. Cho rằng vua Kim thiếu chân thành, mùa thu năm đó, Thành Cát Tư Hãn lại tấn công một lần nữa, toàn bộ phần lãnh thổ ở phía bắc Hoàng Hà của nước Kim bị nhập vào bản đồ Mông Cổ. Nam 1216, Thành Cát Tư Hãn cử một viên tướng của mình ở lại đóng giữ đất đai đã chiếm được, còn mình thì đem quân trở về Mông Cổ để chuẩn bị cuộc chinh phục mới. 

Lúc bấy giờ ở phía tây nam Mông Cổ có nước Tây Liêu do dòng dõi vua nước Liêu lập nên từ năm 1124. Năm 1218, Thành Cát Tư Hãn sai Giêbê đem 20.000 quân tấn công và chiếm được Tay Liêu. Từ đấy, cương giới của Mông Cổ sát liền với nước Khôrezmơ, một quốc gia do người Tuyếc lập nên ở Trung Á vào thế kỉ XII. 

Năm 1218, một đội buồn của Mông Cổ gồm 450 người, với 500 lạc đà chở đầy vàng bạc, da thú và hàng hoá quý sang Trung Á buôn bán. Khi vừa mới đến biên giới Khôrezmơ đội buôn này bị quân đóng giữ ở đây nghỉ là gián điệp, nên giết gần hết, chỉ còn một người sống sót chạy về báo tin. Việc đó trở thành ngòi lửa của cuộc tấn công ác liệt, thảm khốc của Mông Cổ đối với Khôrezmơ. 

Mùa thu năm 1219, Thành Cát Tư Hãn đem 200.000 quân mở cuộc tấn công ào ạt nước Khôrezmơ. Chỉ sau mấy tháng, quân Mông Cổ đã chiếm được nhiều thành trì và đất đai của nước này. Vua Khôrezmơ là Mohamét chạy dài đến một hòn đảo nhỏ ở Lí Hải rồi đến tháng 12 năm 1220 thì bị bệnh chết ở đó. 

Hoàng tử Giêlan Átdin lên nổi ngôi, chỉnh đốn lực lượng để bảo vệ thành Uốcghensơ kinh đồ cũ của Khôrezmơ. Quân Mông Cổ tấn công Uốcghensơ và sau 6 tháng bao vây thì chiếm được thành này. Sau khi hạ được thành, trừ một số thợ thủ công, phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ, còn đại bộ phận cư dân, người thì bị giết, người thì bị quân xâm lăng cuồng bạo phá để sông Amu Đaria để nước tràn vào thành cho chết đuối. 

Trong khi thành Uốcghensơ đang bị quân Mông Cổ vây đánh, một số tướng lĩnh định giết Gillan Átdin, nên ông phải đem theo 300 tướng sĩ thân tín chạy đến Horaxan. Bị Thành Cát Tư Hãn truy đuổi, Giélan Átdin phải chạy sang Ấn Độ. Quân Mông Cổ lại truy kích đến tận Ấn Độ, và trong một trận giao chiến tại bờ sông Ấn, Giêlan Átdin thua to, phải bỏ lại tất cả, một mình cưỡi ngựa bơi qua sông chạy đến vùng ngoại Cápcado. Nước Khôrezmơ diệt vong. Sau khi đánh bại Giêlan Atdin ở bên bờ sông Ấn, Thành Cát Tư Hãn định tấn công Ấn Độ, nhưng quân Mông Cổ đã gặp phải sự chống cự mạnh mẽ, nên phải lui về vùng Trung Á. Đến năm 1225, Thành Cát Tư Hãn cùng với ba người con của mình là Sagatai, Ôgođây và Tolui rút về Mông Cổ. 

Trong thời gian đó, khi vua Mohamét chạy đến Lí Hải, Thành Cát Tư Hãn sai Giébé và Xubutai đem quân đuổi theo, nhưng khi quân Mông Cổ đến bên bờ Lí Hải thì Mohamét đã chết. Quân Mông Cổ tràn vào Adécbaidan rồi đóng tại đó chờ cho qua mùa đông. 

Năm 1222, Giêbé và Xubutai xâm nhập Grudia rồi vượt núi Cápcado tiến lên phía bắc. Năm 1223, tại chiến dịch trên bờ sông Canca, quân Mông Cổ đánh bại 80.000 liên quân Nga. Bọn tướng lĩnh Mỗng Cổ bắt trói các vương công Nga, bắc ván lên đầu họ rồi ngồi lên đó để ăn mừng chiến thắng. Sau đó, quân Mông Cổ quay về phía đông. 

Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn lại tấn công Tây Hạ, huỷ diệt nhiều thành phố rồi tiến quân vây kinh đô. Thấy không thể chống cự nổi, vua Tây Hạ xin hàng và xin một tháng sau sẽ nộp thành. Nhưng trước kì hạn ấy một hôm, ngày 25-8-1227, Thành Cát Tư Hãn chết. Trước lúc lâm chung. Thành Cát Tư Hãn dặn phải đợi đến lúc vua Tây Hạ nộp thành, bắt giết đi rồi mới được phát tang. 

Thế là, chỉ trong vòng vài chục năm, bằng những cuộc chiến tranh thần tốc, ồ ạt, huỷ diệt, Thành Cát Tư Hãn đã dựng nên một đế quốc rộng lớn, bắc đến hồ Bai Can, nam đến Hoàng Hà, đông đến sông Tùng Hoa, tây đến Lí Hải, bao gồm nam Xibêri, bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cápcado. 

Khi còn sống. Thành Cát Tư Hãn đã chia đất đai của đế quốc cho 4 người con trai của mình : 

Con trưởng Giôsi được vùng từ sông Irotusơ về phía tây. 

Con thứ hai Sagatai được vùng đất cũ của Tây Liêu bao gồm Tân Cương ngày nay và một phần Trung Á. 

Con thứ ba Ôgôđây được miền Tây Mông Cổ.

Con út Tolui theo tập quán Mông Cổ được kế thừa đất của cha từ lưu vực sông 

Ônôn về phía đông. Giôsi chết trước Thành Cát Tư Hãn, nền đất phong giao cho con Giôsi là Batu.

2. Những cuộc chinh phục thời Ôgôđây, Mông Ca và Hốt Tất Liệt 

Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, vì chưa triệu tập được hội nghị quý tộc (khurintai) nên Tôlui tạm thời nắm quyền trị nước. Năm 1229 Hội nghị quý tộc công nhận Ôgôđây kế ngôi đại hãn theo di chúc của Thành Cát Tư Hãn, đồng thời Hội nghị này còn bàn kế hoạch tấn công nước Kim, Nam Tống, Triều Tiên, Ba Tư và Tây Âu. 

Một điều chưa mãn nguyện của Thành Cát Tư Hãn là chưa chinh phục được nước Kim, vì vậy khi sắp chết có dặn lại rằng : 

“Quân tinh nhuệ của nước Kim đóng ở Đông Quan, phía nam dựa vào núi dài, phía bắc ngăn bởi sông lớn (Hoàng Hà), khó thắng nhanh được. Nếu mượn đường của Tổng, Tống và Kim đời đời thủ nhau, chắc sẽ cho ta mượn. Ta sẽ đem quân xuống đất Đường, đất Đặng rồi đánh thẳng đến Đại Lương (Biện Kinh). Trong lúc cấp bách, Kim tất phải điều binh ở Đông Quan về, nhưng với số quận mấy vạn phải đi nghìn dặm về cứu viện, người ngựa đều mệt mỏi, tuy đến nơi nhưng không thể đánh được, vì vậy có thể đánh bại quân Kim là một điều chắc chắn”.

Năm 1230, Ôgôdây, Tolui cùng với con mình là Mỏng Ca đem quân đánh nước Kim, mở màn cho một cuộc trường chỉnh mới. Năm 1232, theo di chúc của Thành Cát Tư Hãn, Ôgôđây cử sứ giả đến Nam Tổng lôi kéo Nam Tống cùng đánh Kim và giao hẹn rằng sau khi thắng lợi sẽ giao đất phía nam Hoàng Hà cho Tống. Năm 1233, quân Mông Cổ liên tiếp chiếm được nhiều châu của Kim rồi bao vây Biện Kinh. Vua Kim phải chạy đến Thái Châu (Cát Lâm). Đến lúc ấy, Nam Tống mới đưa 20.000 quân đến phối hợp. Năm 1234, quân Mông Cổ và Nam Tống vây Thái Châu, vua Kim tự tử, nước Kim diệt vong. 

Đồng thời với việc đánh nước Kim, năm 1231, Mông Cổ bắt đầu tấn công Cao Li. Quân Mông Cổ đánh đến kinh đô Khai Thành, vua Cao Li xin giảng hoà với điều kiện phải nộp nhiều lễ vật và phải để cho Mông Cổ đặt 72 Đaruhasi (quan trấn thủ) ở các nơi trọng yếu. 

Năm 1232, vì Cao Li giết bọn Đaruhasi và tỏ thái độ chống lại, Mông Cổ tấn công Cao Li một lần nữa. Do tinh thần kháng chiến của nhân dân Cao Li nên mãi đến năm 1253, Mông Cổ mới thần phục được nước này. 

Năm 1236, dưới sự chỉ huy của Batu, 150.000 quân Mông Cổ ồ ạt tiến sang phía tây. Mùa đông năm 1237, quân Mông Cổ tấn công Nga, đến cuối năm 1238, quân Mông Cổ đã chiếm được nhiều công quốc ở Nga, trong đó có Matxcơva. 

Đến cuối năm 1240, quân Mông Cổ chiếm và tàn phá thành Kiếp cổ kính. 

Năm 1241, quân Mông Cổ chia làm hai đạo để tấn công Hunggari và Ba Lan, vua Hunggari bỏ chạy. Đầu năm 1242, quân Mông Cổ truy kích vua Hunggari đến bờ biển Nam Tư gần Vênêxia. Cả châu Âu chấn động. Ở Đức người ta phải cầu nguyện : “Xin chúa cứu vớt chúng con thoát khỏi cơn thịnh nộ của Tác Ta”. Còn giáo hoàng La Mã Grégoa IX thì hô hào tổ chức quân Thập tự để chống lại quân Mông Cổ. 

Tuy giành được thắng lợi liên tiếp, nhưng lực lượng Mông Cổ cũng bị hao tổn không đủ sức tiếp tục tiến sâu vào châu Âu, bởi vậy ngay năm 1242, Batu phải quay về hướng đông, đóng quân tại vùng sông Vônga. Do cuộc chinh phục của Batu, đất phong của Giôsi được mở rộng và lập thành hãn quốc Kim trưởng. 

Trong khi đó, năm 1241, Ôgôđây chết. Sau 5 năm tranh giành ngôi vua, năm 1246, Hội nghị quý tộc cử Guyúc con Ôgôdày lên kế ngôi đại hãn. Hai năm sau (1248), Guyúc chết, việc tranh ngôi lại xảy ra, đến năm 1251, Mong Ca, con Tolui được cử lên làm đại hãn. 

Sau khi lên ngôi, Mong Ca lại tiếp tục tổ chức những cuộc viễn chinh xâm lược mà mục tiêu chính là Nam Tống và Tây Á. 

Năm 1252, để tạo nên thế bao vây đối với Nam Tống, Mỏng Ca sai em thứ hai của mình là Hubilai (Hốt Tất Liệt) dẫn một cánh quân tiến xuống Tứ Xuyên rồi tiến xuống Văn Nam diệt nước Đại Lí (1253). Ngay năm ấy, Hubilai sai Uriangkhađa tấn công Thổ Phôn, còn bản thân mình trở về bắc. Năm 1254, Thổ phồn phải thần phục. Đầu năm 1258, Uriangkhađa (Ngọt Lương Hợp Thai) đem quân tấn công Đại Việt không những để “đánh dẹp các xử Man Di chưa phụ thuộc” mà còn dự định chiếm Đại Việt làm bàn đạp để chọc vào lưng Nam Tống. Tuy cánh quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt bị thất bại, nhưng nhận thấy điều kiện tấn công Nam Tống đã chín muối, ngay năm đó (1258), Mong Ca, Hubilai chia quân thành hai mũi tấn công xuống miền Tứ Xuyên, Hồ Bắc của Trung Quốc. Năm 1259, Mong Ca tử trận, Hubilai tạm ngừng cuộc chinh phục Nam Tống, kéo quân về Bắc để tranh ngôi. 

Năm 1260, Hubilai tự ý triệu tập những người thân tín họp Hội nghị khurintai ở Khai Bình (Thượng Đo) để công nhận ông ta làm đại hãn. 

Một bộ phận quý tộc Mông Cổ khác họp ở Caracðrum (Hoa Lâm) cử Aribuga, em út của Mông Ca làm đại hãn. Sau 4 năm huynh đệ tương tàn, Hubilai thắng lợi. Năm 1271, Hubilai đổi xưng làm Hoàng đế, đạt tên nước là Nguyên, dời đô xuống Yên Kinh gọi là Đại Đô. Sau khi ổn định tình hình, năm 1274, Hubilai lại đem đại quân chinh phục Nam Tống. Nam 1276, triều đình Nam Tống đầu hàng, nhưng lực lượng còn lại tiếp tục kháng chiến đến năm 1279 thì hoàn toàn thất bại. 

Ở hướng tây, năm 1253, Mong Ca cử người em thứ ba của mình là Hulagu đem quân tấn công vùng Tây Á. Năm 1258, quân Mông Cổ chiếm được Bát Đa, Calipha Arập là An Muxtaxin bị bỏ vào một cái túi rồi cho ngựa xéo chết. Vương triều A Bát của Arập diệt vong. Tiếp đó quân Mông Cổ đánh sang Xiri, Ai Cập, nhưng năm 1260 bị quân Ai Cập đánh bại, nên phải dừng lại. Trên lãnh thổ chinh phục được ở Tây Á, Hulagu lập nên một quốc gia của người Mông Cổ gọi là hãn quốc Ilơ hoặc gọi là quốc gia của triều Hulagu. 

Thế là, trong vòng nửa thế kỉ, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành Á Âu, gày nên những thảm hoạ chiến tranh vô cùng khủng khiếp. Kết quả là người Mông Cổ đã lập nên một đế quốc rộng bao la từ Thái Bình Dương đến tận Hắc Hải. 

3. Sự phân liệt của đế quốc Mông Cổ 

Đế quốc Mông Cổ tuy rộng lớn nhưng ngay từ đầu đã chứa đựng những yếu tố của sự phân liệt. Do sự phân chia của Thành Cát Tư Hãn và do kết quả của những cuộc chinh phục tiếp theo, từ những năm 60 của thế kỉ XIII đế quốc Mông Cổ chia thành 5 khu vực :

– Bộ phận chủ yếu của đế quốc, nơi đại hãn trực tiếp quản lí bao gồm đất cũ của Mông Cổ, Mãn Châu và Bắc Trung Quốc. Ở đây có hai kinh đô là Caracðrum và Khai Bình.

– Lãnh địa của con cháu Ogoday ở vùng núi An Tai.

– Lãnh địa của con cháu Sagatai từ Tân Cương đến phía đông sông Amu Đaria (đến năm 1308 – 131, hai lãnh địa này nhập làm một). 

– Hãn quốc Kim trướng bao gồm đất phong cũ của Giôsi và vùng mà Batu mới chinh phục được ở Nam Nga. 

– Hãn quốc của Hulagu bao gồm miền Tây sông Amu Đaria, Nam Cápcado, Iran và Irác. 

Khi Hubilai lên ngôi đại hãn, tuy về danh nghĩa các vùng đất phong này vẫn là những bộ phận của đế quốc, bề ngoài vẫn nhận sắc phong, nhưng thực tế đã biến thành những nước độc lập, không còn chịu sự khống chế của đại hãn nữa. 

Tiếp đó, sau khi diệt Nam Tống, giai cấp thống trị Mông Cổ càng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Quốc, về tôn giáo thì theo đạo Lạt ma (phái áo đỏ). Còn người Mông Cổ ở các nước phía tây thì dần dần đóng hoá với các tộc ở Trung Á, Nam Nga như Udơbếch, Cúpsác, Adécbaidan v.v…, và dùng tiếng nói thuộc ngữ hệ Tuyến (chỉ có người Mông Cổ ở phía tây Hắc Hải và ở Ápganixtan thì vẫn dùng ngôn ngữ của mình trong một thời gian dài nữa). Về tôn giáo, đến cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV, họ theo đạo Hồi. 

Như vậy, do sự phân tán về chính trị, khác nhau về văn hoá, tôn giáo, nên quan hệ giữa các quốc gia do người Mông Cổ lập nên ngày càng xa Xôi, và đến đầu thế kỉ XIV, về danh nghĩa, họ cũng không thừa nhận chính quyền của đại hãn nữa, thậm chí còn coi đại hãn là một kẻ xa lạ vì là tín đồ dị giáo. Cũng vì vậy, từ thập kỉ 60 của thế kỉ XIII, lịch sử của các nước Kim trưởng, Ilơ, Sagatai không thuộc vào lịch sử Mổng Cổ nữa, mà mỗi nước có lịch sử riêng của mình, còn lịch sử của đế quốc Nguyên thì gắn liền với lịch sử Trung Quốc.