Nhật Bản trước khi nhà nước hình thành

Nhật Bản là một nước hải đảo với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải theo hình cung dọc bờ biển phía đông lục địa châu Á, gần với Nga, Triều Tiền và Trung Quốc. Tuy có nhiều đảo, nhưng đa số các đảo của Nhật Bản nhỏ bé, chỉ có 4 đảo lớn là: Hỗnsư (Bản Châu), Hocaiđô (Bác hải đảo). Kiusư (Cửu Châu) và Sicôcư (Tứ Quốc). 

Do được hợp thành bởi các đảo nên Nhật Bản có nhiều bờ biển với nhiều hải cảng tốt. Nhưng phần lớn diện tích Nhật Bản là đồi núi và cao nguyên. Chỉ có khoảng 15% diện tích đất đai toàn quốc canh tác được. Tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản nghèo nàn, nhất là khoáng sản. Nhiều thiên tại như : động đất, núi lửa phun và bão lớn ở Nhật Bản thường xuyên xảy ra. Tình hình trên đã ảnh hưởng phần nào tới quá trình phát triển của lịch sử Nhật Bản. 

Từ sớm, trên quần đảo Nhật Bản đã có người cư trú. Những dân cư đầu tiên đến sinh sống ở đây, có lẽ là người Ainu – một tộc người hiện đang sống ở những miền núi lạnh lẽo của đảo Hocaiđo, với phong tục và ngôn ngữ riêng. Sau đó vào thời đá mới, có những tộc người từ miền thảo nguyên Bắc Á và từ các đảo ở Nam Thái Bình Dương đến định cư tại Nhật Bản. Họ dồn đẩy người Ainu lên phía bắc, rồi dần dần sống hoà trộn với nhau, tạo nên chủ thể của dân tộc Nhật Bản. 

Cho đến nay người ta tìm thấy rất ít dấu vết về thời đại đá cũ ở Nhật Bản, nhưng những di tích về thời đại đá mới thì được phát hiện khá nhiều, và được các nhà nghiên cứu phân biệt thành hai loại hình chính. Một loại thường được gọi là văn hoá Giômôn (tồn tại khoảng từ 3000 năm đến 1000 năm tr.CN) và một loại khác gọi là văn hoá Yayôi (tồn tại từ khoảng 500 năm tr.CN đến 300 năm sau CN). 

Ở nền văn hoá Giòmón (Thằng Văn), đồ gốm được chế tạo một cách thô sợ bằng tay và có đặc trưng trang trí là từng dải văn thừng. Còn ở nền văn hoá Yayoi, đồ gốm được nung một cách cẩn thận, đôi khi được làm bằng các bàn xoay của người thợ gốm. Những đồ gốm Yayôi thường nhân và có những dấu hiệu vẽ về săn bắn và chăn nuôi súc vật. 

Cả hai loại trên đều được tìm thấy ở các di chỉ thời đại đá mới trên khắp nước Nhật, nhưng đồ gốm Giômôn thì thấy nhiều hơn ở miền Đông, còn đồ gồm Yayôi thấy nhiều hơn ở đảo Kiusư. Về mặt kĩ thuật, Giồmôn kém Yayoi, nhưng về mặt nghệ thuật lại hơn, bởi những hoa văn tự do và hình dáng khá đa dạng. Đồ đá trong nền văn hoá Giồmôn cũng ở trình độ cao hơn đồ đá trong nền văn hoá Yayoi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hoá thời đại đã mới ở Nhật Bản mà đại diện là đồ gốm Giồmôn sau một thời gian dài phát triển riêng biệt đã dần dần bị thay thế bởi nền văn hoá Yayoi. Nhưng có lẽ ngay từ khi hai nền văn hoá này tiếp xúc với nhau thì văn hoá Yayôi đã suy thoái với tính cách là văn hoá thời đại đá mới đang chuyển vào giai đoạn kim khí. 

Những di tích vật chất phát hiện được ở văn hoá Giồmôn bao gồm các đồ đá, đồ đất nung, những đóng vỏ sò có lăn xương cá, xương hươu, xương lợn rừng, xương chim, cũng những dụng cụ săn bắn (những mũi tên nhọn, rìu và đạo đá) và những dụng cụ đánh cá… đã cho thấy được phần nào cuộc sống của cư dân trong thời kì đã mới ở Nhật Bản. Thời đó, sản bán, đánh cá và hái lượm là những phương thức tìm kiếm thức ăn chủ yếu của cư dân. Trong săn bắn người ta đã biết sử dụng cung tên và chỗ săn, hoặc đào những hố sâu và lớn ở ven rừng để bẫy những thủ lớn. Còn trong việc đánh cá, lối thông thường là dùng đá ném cho cá bị thương rồi lội xuống bắt hoặc vớt xưởng thú làm lưới câu để câu cá nhỏ và làm những mũi lao bằng đá để phóng bắt cá lớn. Có bằng chứng để khẳng định rằng việc đánh cá bằng chài lưới cũng đã khởi đầu. Ngoài những thức ăn bằng thịt, cá, cư dân thời đó còn vào rừng hoặc ra bãi để hái lượm quả cây, mãng, nấm, rau cỏ, hay lặn xuống biển để vớt những loại rong ăn được. 

Sang thời Yayôi, tuy vẫn sử dụng những phương thức tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cư dân Nhật Bản đã bắt đầu biết trồng lúa. Lúc đầu việc gieo trồng còn rất giản đơn. Người ta còn chưa biết khẩn hoang và đắp bờ giữ nước mà chỉ biết chọn nơi bùn lấy gieo thóc xuống để lúa mọc tự nhiên. Vào tháng 5 và 6, khi mùa mưa bắt đầu thì cũng là lúc người ta đọn cỏ rồi gieo thóc. Đến tháng 9 và 10 thì làm lễ cầu trời cho mưa thuận gió hoà. Cho đến tháng 1, khi lúa đã chín, người ta dùng dao đá gặt về và dùng đôi que cặp để tuổi thóc, phơi khô rồi cất giữ trong chum, võ. 

Từ thế kỉ II đến I tr.CN, kĩ thuật canh tác, chăn nuôi cùng với đó dùng bằng kim khí đã đồng thời được truyền bá từ Trung Quốc và Triều Tiên vào Nhật Bản, làm cho sức sản xuất phát triển nhanh chóng. Sản xuất nông nghiệp thời kì này rất được coi trọng. Theo truyền thuyết và thần thoại Nhật Bản, việc làm hỏng những cảnh đồng đang được canh tác thời đó bị xem là trọng tội. Dần dần, cây lúa trở thành cây trồng chính trong nông nghiệp. Người ta đã biết đào kênh dẫn nước và hồ chứa nước. 

Từ đầu công nguyên trở đi, có nhiều người Trung Quốc và Triều Tiên di cư sang Nhật Bản. Họ mang theo những kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp của nước họ truyền vào Nhật Bản làm cho Nhật Bản có những chuyển biến mạnh mẽ. 

Theo những tài liệu khảo cổ học và những truyện cổ tích lịch sử Nhật Bản, thì vào thời gian này, bên cạnh sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện nhiều nghề thủ công, trong đó có nhiều nghề thủ công phát triển và được coi trọng như nghề dệt, nghề rèn, nghề mộc và nghề làm đồ gốm. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất, sự phân chia đẳng cấp và sự phân chia thành những bộ lạc đã diễn ra. Những cuộc đấu tranh giữa các bộ lạc cũng xuất hiện, đã thúc đẩy khuynh hướng tập hợp thành những liên minh bộ lạc. Điều đó chứng tỏ rằng, vào cuối thời kì văn hoá Yayôi, chế độ công xã nguyên thuỷ ở Nhật Bản làm vào tình trạng tan rã.