Những nhà nước cổ đại ở Nhật Bản
Căn cứ vào nhiều tài liệu lịch sử người ta biết rằng, vào những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Nhật Bản đã xuất hiện những hình thức phôi thai của nhà nước.
Theo Đông di truyện trong các sách Hán thư và Hậu Hán thư của Trung Quốc, thì vào thế kỉ I ở Nhật Bản đã hình thành hơn 100 nước nhỏ, Những nước này thực chất là những liên minh bộ lạc được hình thành trong cuộc đấu tranh giữa các bộ lạc nhằm thôn tính lẫn nhau, nhưng đã mang một vài yếu tố của nhà nước. Kẻ đứng đầu liên minh bộ lạc ít nhiều đã mang tính chất của một ông vua độc quyền, chuyên chế. Các sử gia Nhật Bản thường gọi các liên minh bộ lạc đó là những quốc gia bộ lạc (Buraku kokka).
Nhiều quốc gia bộ lạc của Nhật Bản thời đó có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hậu Hán thư chép rằng : “Năm Kiến Vũ Trung Nguyên thứ hai đời Quang Vũ đế nhà Hậu Hán (năm 57), Nụy No Quốc ở cực Nam nước Nhật Bản có phải quan đại phu sang triều cống, được Hán để đúc ăn vàng phong tước cho ; đến niên hiệu Vĩnh Sơ nguyên niên (năm 107) đời An Đế, lại phái một đoàn gồm 160 người sang triều hạ lần nữa”.
Cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III, những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia bộ lạc xảy ra làm xuất hiện một số nước tương đối lớn, trong đó lớn mạnh hơn cả là nước Yamatai (Da mã đài) do nữ vương Himicô cai trị. Yamatai lần lượt chinh phục các nước khác, bắt các nước đó phải thần phục mình. Theo Du nhân truyện trong bộ Ngụy chỉ của Trung Quốc thì vào những năm 238 – 247, có nhiều phái đoàn của Himicô sang gặp các quan cai trị Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên, mang theo cống vật và nhờ giúp đỡ chống một vương quốc thù địch. Sử sách Triều tiên cũng ghi rằng, nữ vương Himicô đã từng cử sứ thần sang Triều Tiên nhờ giúp bà chống kẻ thù. Nói chung sử sách Trung Quốc thường gọi nước Nhật là “Nước cỗ Nữ hoàng”. Những ghi chép trên chứng tỏ rằng Yamatai là quốc gia lớn mạnh nhất ở Nhật Bản thời đó có quan hệ thường xuyên với Trung Quốc và Triều Tiên.
Xã hội Yamatai dưới thời cai trị của Himicô đã phân hoá thành những giai cấp rõ rệt. Giai cấp thống trị thì giàu và có nhiều quyền lợi, còn giai cấp bị trị phải lao động cực khổ với các nghề trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải… Người thường dân khi gặp quan sang ở ngoài đường đều phải tránh núp. nếu không kịp thì phải quỳ xuống đường, hai tay chống trên đất, khấu đầu vái lạy. Nữ vương Himico có quyền lực lớn, trong cung điện thăm nghiêm có hàng nghìn nữ tì hầu hạ và có quân đội bảo vệ chặt chẽ ở bên ngoài. Khi Himico chết, người ta đã chôn sống theo 140 nữ tì và xây dựng một ngôi mộ to lớn có đường kính tới hơn 100 bước chân. Xã hội Yamatai, rõ ràng là một xã hội có giai cấp, có nhà nước, và như vậy từ thế kỉ III nhà nước đã thực sự ra đời ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, nước Yamatai không tồn tại được lâu. Từ cuối thế kỉ III về sau không thấy tài liệu lịch sử nào nói đến nữa. Có lẽ nó bị suy yếu và bị nước khác chinh phục trong cuộc chiến tranh giữa các nước với nhau.
Đến cuối thế kỉ IV, trên đảo Hồnsư xuất hiện quốc gia Yamato (Đại Hoà). Nhờ địa lợi là trung nguyên Hônsư, nơi tổ tiên dòng Thiên hoàng Nhật Bản khởi nghiệp mà Yamato được nhiều người Nhật Bản tôn sùng, nhiều hào tộc theo ; do vậy mà Yamato hưng khởi lên và thống nhất được nước Nhật.
Năm 391 Yamatô đưa quân xâm lược và chiếm đóng Nam Triều Tiên, bất cả miền này phải quy thuận trong vòng gần hai thế kỉ (391 – 562). Trong thời kì đó người Nhật được tiếp xúc với văn hoá và kĩ thuật của Triều Tiên, do vậy, văn hoá và kĩ thuật của Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản. Đồng thời qua Triều Tiên, Nhật Bản cũng mở rộng giao lưu tiếp xúc với Trung Quốc. Triều đình Yamatô còn cho mới nhiều người Trung Quốc, Triều Tiên sang ở hẳn bên Nhật để làm môn sư truyền bá nhiều phương điện kĩ thuật và văn hoá như : kĩ thuật canh tác nông nghiệp, các nghề thủ công nuôi tằm, nấu rượu, dệt đúc gang, làm đồ gốm, kĩ thuật kiến trúc v.v… Từ thế kỉ IV, chữ Hán được truyền vào Nhật Bản và trở thành quốc tự của nước này, nhờ đó văn học Nhật Bản được hình thành và phát triển. Đến thế ki V thì Nho giáo và sau đó, vào thế kỉ VI, Phật giáo cũng đã được truyền bá vào Nhật Bản.
Vì những lí do trên, xã hội nước Yamato có rất nhiều biến chuyển, hình thành nên nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
Đứng đầu giai cấp thống trị là Thiên hoàng(2) có quyền lực rất lớn. Ngoài việc chiếm đoạt những vùng đất đai rộng lớn, thu thuế các công xã nông nghiệp, bóc lột nô lệ, Thiên hoàng còn thu được loại thuế trong quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản với Triều Tiên và Trung Quốc. Cảng Naniva (sau này là Ôxaca) đã được xây dựng từ thế kỉ IV.
Thiên hoàng tập hợp chung quanh mình các hào tộc, cũng là những tộc họ với Thiên hoàng, để chia nhau quyền hành trong triều đình. Các hảo tộc đều có đất đai riêng để thu thuế, có tổ chức gia nhân và thuộc hạ riêng, đồng thời trong khi giữ nhiều chức vụ quan trọng tại triều đình, các hào tộc vẫn luôn luôn tìm mọi cách để mở rộng đất đai của mình.
Tuy vậy, không phải tất cả các thành viên của hào tộc đều thuộc giai cấp thống trị, mà chia làm hai loại. Một loại gọi là “đại nhân” thuộc tầng lớp quý tộc thống trị và một loại khác là dân thường tự do. Những dân thường tự do này bị áp bức, phải lao động cực nhọc và phải nộp thuế bằng lương thực và các sản phẩm thủ công nghiệp.
Ngoài quý tộc, dân tự do, trong xã hội Yamatô còn có tầng lớp nô lệ. Thời kì đầu, nô lệ ở Yamato còn ít và chưa được sử dụng vào công việc lao động sản xuất, nhưng về sau, do chiến tranh mở rộng, tù binh bắt được bị biến thành nô lệ ngày càng đông, nên phạm vi sử dụng nô lệ cũng ngày càng mở rộng. Lúc này, nô lệ không chỉ được sử dụng để phục dịch trong các gia đình quý tộc mà còn được sử dụng để khai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi tư và nhiều công việc khác. Tục chọn nô lệ theo chủ khi chủ chết đã dần dần bị bãi bỏ.
Nhưng đóng vai trò quan trọng hơn cả đối với sự phát triển của lịch sử Nhật Bản thời Yamato là tầng lớp “bộ dân”. Tầng lớp này có nguồn gốc phần lớn từ những thành viên của những thị tộc bị chinh phục. Do tổ chức thị tộc chặt chẽ, nên sau những cuộc chinh phục, kẻ chiến thắng bất cả thị tộc bị chinh phục lệ thuộc vào mình gọi là “bộ”, và thành viên của nó gọi là “bộ dân”. Do vậy, bộ dân rơi vào tình trạng phá sản và phụ thuộc bọn quý tộc. Họ có thân phận là những người nửa tự do, có một chút tài sản riêng. Chủ không có quyền bán và giết họ, nhưng họ bị trói chặt vĩnh viễn vào ruộng đất của Thiên hoàng và quý tộc.
Bộ dân còn có nguồn gốc từ những người Trung Quốc và Triều Tiên đến Nhật Bản. Những người này đã từng trải qua một nền văn hoá cao hơn nền văn hoá Nhật Bản khi đó, nên họ có một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá văn hoá và kĩ thuật vào Nhật Bản. Giai cấp thống trị Nhật Bản cũng tổ chức họ thành nhiều bộ khác nhau dựa theo nghề nghiệp như các bộ Dệt gấm, bộ May áo, bộ Nhuộm, bộ Đồ gốm, bộ Yên ngựa… Họ cũng được phép có tài sản riêng, có công cụ sản xuất riêng, nhưng phải nộp sản phẩm cho quý tộc và phải sống trong những vùng được quy định. Nhiều người trong số những kiều dân Trung Quốc, Triều Tiên là những người có học, biết viết và đọc được chữ Hán, đã được sử dụng trong công việc văn thư phục vụ cho chính quyền Nhật Bản.
Tình hình xã hội của Nhật Bản thời kì nhà nước Yamato chứng tỏ rằng, tuy quan hệ nô lệ đã từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản, nhưng nhìn chung, Nhật Bản không trải qua sự phát triển đầy đủ của xã hội chiếm hữu nô lệ. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng đó. Một mặt, nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ yếu của Nhật Bản, đều do các nông dân công xã đảm nhiệm. Nô lệ ở đây chưa bao giờ là người lao động sản xuất chủ yếu. Trong khi đó, nguồn nỗ lệ ngày một suy giảm, nhất là từ thế kỉ VI về sau. Trước đây, nô lệ mà Nhật Bản có được chủ yếu do tiến hành xâm lược Triều Tiên, nhưng vào thời kì này Triều Tiên đã lớn mạnh, có khả năng đẩy lùi các cuộc xâm lược của Nhật Bản. Muốn bắt nô lệ trên các đảo Nhật Bản (người của các bộ lạc Ainu như: Ebisu, Cumaso, Hayato) thì phải tiến hành những cuộc hành quân khó khăn và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các bộ lạc ấy.
Mặt khác, thời kì hình thành nhà nước ở Nhật Bản cũng là thời kì chế độ nô lệ, xét trên phạm vi toàn thế giới, đã làm vào tình trạng suy sụp. Trung Quốc và Triều Tiên là hai nước có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của Nhật Bản đều ở trong thời kì phát triển của chế độ phong kiến. Trong điều kiện như thế chế độ chiếm hữu nô lệ không có điều kiện thuận lợi phát triển ở Nhật Bản, nhưng Nhật Bản có nhiều điều kiện cần thiết cho sự hình thành chế độ phong kiến.
Vào nửa sau thế kỉ VI, các quý tộc không ngừng phát triển thế lực của mình bằng cách xâm chiếm đất công làm của riêng, do đó đã làm cho màu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị và nhất là mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương với các quý tộc, ngày càng phát triển gay gắt. Lúc bấy giờ có hai họ quý tộc lớn đấu tranh với nhau là họ Soga và họ Mônônôbe.
Cuộc đấu tranh giữa hai họ này, về hình thức là do sự bất đồng về văn để tiếp thu văn hoá Trung Quốc, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh giữa một bên muốn duy trì chế độ nhà nước liên hợp của các dòng họ quý tộc với một bên muốn thiết lập một nhà nước trung ương tập quyền. Năm 578, cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn này xảy ra và kết thúc với sự thắng lợi của họ Sôga. Từ đó, họ Sôga lộng quyền, lấn át cả Thiên hoàng. Để chứng tỏ mình cũng ngang với hoàng gia, họ Soga lấy tước vị của thái tử (con vua) đem phong cho con mình, bất thiên hạ phải gọi con mình bằng tước chứ không được gọi tên, đồng thời còn xây dựng lâu đài to lớn, nguy nga như cung điện của Thiên hoàng.
Trước tình hình đó, Thái tử Sotộcư đã thi hành nhiều biện pháp để củng cố chế độ trung ương tập quyền. Ông hết sức đề xướng Phật giáo và tiếp thu tư tưởng chính trị Nho gia. Nam 603, ông bãi bỏ chế độ “Tập tước” vốn rất thịnh hành lúc đó và chủ trương tuyển chọn nhân tài ra làm quan, đồng thời đặt ra 12 cấp quan lại, lấy mẫu của mũ để phân biệt. Vào năm 604, Sotocư đã ban bố một đạo luật 17 điều, tức một bản tuyên ngôn của các nhà vua Yamato, mà thực chất là các mệnh lệnh về đạo đức, trong đó tư tưởng trung với vua rất được đề cao.
Về đối ngoại, Thái tử Sotôcư đã nhiều lần cử sứ giả sang nhà Tuỳ (Trung Quốc) để khôi phục lại quan hệ hai nước vốn bị gián đoạn từ thế kỉ V. Trong các bản thông điệp gửi vua Tuỳ, lần đầu tiên nhà cầm quyền Nhật Bản đã dùng một chức tước mới bắt nguồn từ tiếng Hán là Tenno (Thiền hoàng), để tự xưng khi giao thiệp với bên ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng, vào đầu thế kỉ VII, Thiên hoàng Nhật Bản đã tự coi mình ngang hàng với hoàng đế Trung Quốc. Cũng từ thời kì này, những nhân tố ngoại lai đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử Nhật Bản. Đó là những ảnh hưởng của chính trị, giáo dục, đặc biệt là pháp lí, các học thuyết chính trị của Trung Quốc ; ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Quốc qua Triều Tiên vào Nhật Bản. Giáo hội Phật giáo có tổ chức tôn ti và có tính chất tập trung, là một thứ khuôn mẫu cho nhà nước phong kiến. Sự thống nhất thờ phụng và ý nghĩa tuyệt đối của thần tối cao (Phật) đã góp phần khắc phục những tàn dư của tính chất phân tán thị tộc bộ lạc cũ.