Thời kì Mạc Phủ (1192 – 1867)
1. Mạc phủ Camacura (1192 – 1333)
a) Sự thiết lập chế độ Mạc phủ
Đất Camacura ở xứ Sagami thuộc miền Cantô (Quan Đông) là nơi họ Minamoto khởi nghiệp. Đó là một thung lũng rộng lớn có mặt trước giáp Thái Bình Dương và ba mặt sau là núi cao. Do có địa thể hiểm trở và nhờ lôi kéo được nhiều quý tộc theo nên họ Minamôtô ngày càng lớn mạnh. Vào năm 1185, họ Minamôtô đánh bại họ Taira trong trận Đannðura. Sau sự kiện đó, Camacura trở thành trung tâm để họ Minamôtô điều hành và khống chế tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự của toàn quốc.
Năm 1192, Minamoto Yoritômô chính thức lập nên chế độ Tướng quân (Shogun), lập ra chính quyền riêng và hộ phủ riêng gọi là Mạc phủ (Bakufu). Từ đó từ “Tướng quân” biến thành ý nghĩa chính thức chỉ những nhà cầm quyền quân sự phong kiến của Nhật Bản, còn từ “Mạc phủ” chỉ tổng hành dinh của Tướng quân, với ý nghĩa là tên gọi chỗ ở của Chính phủ. Như vậy, từ năm 1192, Nhật Bản bước vào thời kì của chính quyền kép – Mạc phủ và triều đình Thiên hoàng – cùng song song tồn tại. Cùng với thời gian, Mạc phủ dần dần trở thành chính quyền công khai thâu tóm toàn bộ quyền hành, còn triều đình chỉ là một chính quyền danh nghĩa, núp bóng.
Chỗ dựa chủ yếu của chính quyền Mạc phủ là tầng lớp võ sĩ phong kiến ở đất Canto (Quan Đông), vốn là bề tôi trung thành và có công giúp họ Minamôtô xây dựng cơ nghiệp. Tầng lớp này được gọi là võ sĩ “ngự gia nhân” để phân biệt với tầng lớp “phi ngự gia nhân”, tức những võ sĩ phong kiến khác. Mọi chức vụ quan trọng trong chính quyền Mạc phủ đến những chức vụ ở các xứ, các địa phương như Thủ hộ, Địa đầu và Địa đầu đại, đều do ngự gia nhân đảm nhiệm. Minamoto Yoritômô còn chiếm đoạt hơn 3000 trang viên của các thế lực phong kiến bị đánh bại đem chia cho tầng lớp ngự gia nhân. Các phái viên quân sự đặc biệt được phái đến các địa phương cũng chiếm giữ đất đai, rồi loại bỏ các chúa tỉnh cũ, giành lấy quyền lực. Trong khi đó thế lực của tầng lớp quan lại triều đình ngày càng suy yếu.
Trong thời Camacura, chế độ phong kiến quân sự cùng với những pháp luật của nó đè nặng lên vai quần chúng nhân dân, mà trước hết là nông dân. Người nông dân cày cấy trên những mảnh đất phong kiến phải nộp cho chủ mức tổ thuế nặng nề, bằng 40% đến 60% thu hoạch. Khi chiến tranh xảy ra, một phần lớn nông dân phải gia nhập vào các đội quân của chủ để trở thành những lính bộ binh.
Thợ thủ công và những người buôn bán lúc bấy giờ chưa tách rời nhau. Họ cũng thuộc tầng lớp dẫn thường bị nhà nước phong kiến bóc lột. Từ thế kỉ XIII, họ bắt đầu tập hợp lại thành phường hội. Những phường hội này. được hình thành trong lãnh địa của nhà chùa, của các chúa phong kiến và cả trong thủ phủ của chính quyền Camacura. Các phường hội được các lãnh chúa cho phép độc quyền sản xuất và buôn bán một loại hàng hoá nào đó, đồng thời được các lãnh chúa phong kiến bảo vệ khỏi bị tấn công ăn cướp ở dọc đường hoặc khỏi bị sự cạnh tranh của các thợ thủ công và thương nhân từ nơi khác đến. Ngược lại, phường hội phải nộp cho lãnh chúa một phần sản phẩm do phường hội chế tạo ra, dưới hình thức tổ hiện vật.
Do những thay đổi về kinh tế, xã hội và chính trị, nên những pháp luật trước kia gắn liền với chế độ phân cấp ruộng đất đã trở nên không thích hợp nữa. Năm 1232 một bộ luật mới – Luật Giỏảysikimoca được ban hành. Bộ luật đó bảo vệ quyền lợi của Mạc phủ và bọn phong kiến quân sự, hạn ‘ chế quyền hành của chúa phong kiến địa phương và áp chế nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Năm 1199, Yoritomô chết, mọi quyền bính của Mạc phủ rơi vào tay Hodo Tokimasa. Năm 1200 Tokimasa lập cháu ngoại mình là Minamôtô Yoriye làm tướng quân khi mới 17 tuổi. Bốn năm sau, vào năm 1204, Yoriye bị giết chết, từ đó chấm dứt sự thống trị của họ Minamôtô. Về sau, họ Hồdô tuy có đưa dòng dõi họ Phudioara về làm Tướng quân, còn họ Hodo chỉ làm Chấp quyền, nhưng thực chất quyền lực ở trong tay họ Hodo, còn Tướng quân chỉ là bù nhìn.
Đầu thế kỉ XIV, phong trào chống Mạc phủ bắt đầu dáng cao. Trước tình hình đó, Mạc phủ cử Asicaga Tacaudi mang quân đi đàn áp phong trào, nhưng Asicaga đã phản đối Mạc phủ và tuyên bố đứng về phía Thiên hoàng. Cùng thời gian ấy, quân khởi nghĩa của các chúa phong kiến ở miền Đông Nhật Bản do Nita Yosisada lãnh đạo đã tấn công và hạ được Camacura.
b) Cuộc kháng chiến chống quân Nguyễn
Vào thế kỉ XIII, Nhật Bản cũng nằm trong âm mưu xâm lược của Mông Cỏ. Đã hai lần, vào năm 1268 và năm 1271, Mông Cổ cử sứ giả mang thư sang đe doạ và đòi Nhật Bản phải thần phục, nhưng đều bị Mạc phủ khôn khéo khước từ. Tuy vậy, biết rằng khó tránh khỏi cuộc xâm lược của Mồng Cổ, nên Mạc phủ rất chú ý tới việc chuẩn bị lực lượng để tự vệ. Nhiều công sự đã được dựng nên ở phía tây bắc đảo Honsư và miền duyên hải tây bắc đảo Kiusư, là những nơi gần Triều Tiên và có khả năng bị Mông Cổ tấn công trước. Các đội thân binh của các chúa phong kiến địa phương được điều đến những nơi hiểm yếu. Quân đội cũng được chuyển đến để giúp đỡ. Nhiều loại thuyền nhẹ, chạy nhanh đã được đóng gấp rút. Loại thuyền này dùng để đột nhập đánh tan các thuyền lớn của Mông Cổ.
Vào mùa thu năm 1274, quân Mông Cổ với hơn 400 chiến thuyền vượt qua Biển Đông, tấn công đảo Susima và đảo Ikisima và nhanh chóng chiếm được hai đảo này. Thừa thế, quân Mông Cổ đổ bộ lên phía bắc đảo Kiusư, dàn chiến thuyền án ngữ suốt mặt biển xứ Sicugien và sau đó đổ bộ lên bờ biển miền Tây xứ này.
Được tin đảo Susima thất thủ, Mạc phủ đã phái quân đội để cố giữ mặt tây nam, nhưng trong khi quân đội Mạc phủ còn chưa xuất phát thì vào cuối tháng 10 năm 1274 một trận bão biển dữ dội ập vào Biển Đông khiến cho hơn 400 chiến thuyền Mông Cổ đắm gần hết. Quân Mông Cổ buộc phải rút lui.
Hai năm sau, năm 1276, nhà Nguyên lại sai sứ sang Nhật Bản nhắc lại những yêu cầu như trước đây. Nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ nhất đã khích động lòng tin tưởng vào chiến thắng của Nhật Bản, nên Hodo Tokimune, người cầm quyền lúc đó, đã ra lệnh giết tất cả những nhân viên trong đoàn sứ giả. Vào năm 1279, nhà Nguyên lại cử sứ giả đến Kiusư đời Nhật Bản phải nộp cống vật nhưng đã không nhận được sự trả lời của Mạc phủ, nên đành phải ra về.
Năm 1281, tức là bảy năm sau cuộc xâm lăng thứ nhất, quân Nguyên lại vượt biển theo hai ngả tiến công Nhật Bản. Một ngả từ Triều Tiên sang, còn ngã kia từ Phúc Kiến (Trung Quốc) qua Đài Loan tới, với tổng cộng 1000 thuyền chiến cùng 10 vạn quân. Sau khi chiếm được các đảo Susima, Iki, quân xâm lược liền lấy đảo Surusima trong hải phận xứ Higien làm căn cứ. Lan này, quân Nguyên dùng thế trận liên hoàn, lấy xích sắt buộc nhiều chiến thuyền với nhau thành từng đội một, rồi dùng pháo bắn đạn đá vào các làng ven biển của các xứ Sicugien và Higien. Nhưng chỉ 4 ngày sau khi pháo bắn vào bờ, một trận bão bể từ hướng tây bắc nổi lên dữ dội làm cho các thuyền chiến của quân Nguyên, vì buộc với nhau nên không kịp gỡ để tránh bão, bị đám hết cùng với gần 10 vạn quân. Cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên do vậy bị thất bại. Sau lần thất bại này, quân Nguyên phải từ bỏ âm mưu xâm lược Nhật Bản.
Cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của quân Nguyên dẫn đến những hậu quả khác nhau. Vì để bảo vệ miền ven biển Tây Nam nên tiền của đã đổ vào đây rất nhiều. Điều đó đã làm cho vùng này có điều kiện phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nhất là công thương nghiệp. Bọn phong kiến miền Tây Nam trở nên lớn mạnh cả về kinh tế và quân sự. Trung tâm hoạt động của nước Nhật dần dần chuyển về miền Tây Nam.
2. Thời kì Nhật Bản bị chia cắt (1336 – 1590)
a) Cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến
Sau khi Mạc phủ Camacưra sụp đổ (1333), Asicaga Tacaudi cùng hàng ngũ vũ gia và quý tộc đã tôn Gỗ Đaigo lên ngôi Thiên hoàng. Năm sau, 1334, Go Đaigo đã tiến hành công cuộc trung hưng Hoàng gia, mà trước hết là bãi bỏ chế độ Thượng hoàng, cùng toà Viện chính, bãi bỏ chức vụ Nhiếp chính và Quan bạch vốn chuyên tập trong tay họ Phudioara, chuyển vào tay Hoàng gia những chức vụ quan trọng nhất. Đến chức Tướng quân cũng giao cho hoàng tử đảm nhiệm, các chức quan ở địa phương như Quốc ti, Thủ hộ cũng do người của Hoàng gia và quý tộc nắm giữ. Tình hình đó đã làm cho nhiều tầng lớp xã hội khác bất mãn, nhất là tầng lớp võ sĩ và nông dân.
Nhân thời cơ ấy, năm 1336, Asicaga Tacaudi đã mang quân đánh bại Thiên hoàng Gỗ Đạigo, chiếm lấy kinh đô, rồi tuyên bố phế truất Gỗ Đại gỗ và lập Mixuaki làm Thiên hoàng, lịch sử gọi là Bắc triều. Đầu năm 1337, Go Đaigô chạy xuống phía nam Nara lấy Yosinô làm căn cứ và lập một triều đình riêng, lịch sử gọi là Nam triều. Trong khi đó, Asicaga Tacaudi cũng tự xưng là Tướng quân và lập Mạc phủ mới vào năm 1338. Đến năm 1378, dưới thời của Tướng quân Yosimisu, khu Muromachi của Kinh đô được lấy làm nơi ở của Mạc phủ. Do vậy Mạc phủ Asicaga còn gọi là Mạc phủ Murômachi (1338 – 1573).
Suốt hơn hai thế kỉ dưới thời của Mạc phủ Murômachi, Nhật Bản làm vào một cuộc tranh chấp tương tàn diễn ra hầu như không ngớt. Lúc đầu là cuộc chiến giữa Bắc triều và Nam triều kéo dài hơn nửa thế kỉ. Năm 1392, theo đề nghị của Tướng quân Yosimisu, cục diện Nam – Bắc triều chấm dứt. Thiên hoàng của Nam triều thoái vị và chuyển giao toàn bộ quyền lực cho Thiên hoàng Bắc triều. Tuy nhiên, sau cục điện Nam – Bắc triều, Mạc phủ Murômachi trở nên có thể lực nhất. Song, điều đó không có nghĩa đất nước đã được thống nhất. Tình trạng cát cứ vẫn tiếp tục tồn tại. Các lãnh chúa đại danh xưng hùng xưng bá ở các địa phương, dựa vào lực lượng quân sự riêng, liên tục đánh lẫn nhau để mở rộng phạm vi thế lực, tranh giành bá quyền. Cuộc nội chiến trở nên rất ác liệt kể từ năm 1467, tức là năm xảy ra loạn Ônin và kéo dài cho đến năm 1573. Trong thời gian đó, chiến tranh nổ ra khắp nơi, liên miền và khốc liệt, tới mức cả tầng lớp tăng lữ cũng tập hợp thành những đội quân (tăng binh) để tham gia chiến tranh như các lãnh chúa phong kiến. Nhiều chùa chiến trở thành các pháo đài quân sự, có dày đặc quân lính. Lực lượng tăng binh nhiều khi áp đảo cả Thiên hoàng và Tướng quân ở kinh đô. Các giáo phái cũng đối địch với nhau kịch liệt. Nhiều chùa chiền bị thiêu cháy hoặc bị phá huỷ.
Do những cuộc hỗn chiến kéo dài nhiều năm và ác liệt, lịch sử Nhật Bản gọi thời kì từ 1467 đến 1573 là thời kì Chiến Quốc.
Chiến tranh và sự chia cắt đất nước đã làm cho nhân dân thêm cực khổ và gây trở ngại lớn cho sự phát triển của xã hội. Do vậy, các tầng lớp nhân dân Nhật Bản thời đó đều mong muốn có hoà bình. Trong tình hình đó, Oda Nobunaga, một lãnh chúa hạng vừa ở đảo Hônsư, là người có công đặt nền tảng cho sự thống nhất của Nhật Bản. Từ năm 1560, ông lần lượt đánh bại các thế lực phong kiến ở địa phương, đến năm 1568 thì chiếm được kinh đô. Năm 1573, Nobunaga đánh bại Mạc phủ Murômachi và nắm lấy toàn bộ quyền lực.
Sau khi Nobunaga chết (1582), Hideyosi đã kế tục sự nghiệp của ông để tiến hành chinh phục nốt các đảo Sicôcư, Kius và Honsự. Đến năm 1990, đất nước đã cơ bản được thống nhất, chấm dứt thời kì tranh chấp giữa các thế lực phong kiến kéo dài hơn hai thế kỉ.
b) Tình hình kinh tế, xã hội
Trong thời kì tranh chấp phong kiến, sự độc lập của các lãnh chúa lớn đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế độc lập của một số miền ở Nhật Bản. Trong nông nghiệp có nhiều tiến bộ, trước tiên thể hiện trong việc tăng thêm nhiều loại cây nông nghiệp. Vào thế kỉ XV, trên các cánh đồng Nhật Bản đã gieo trên 100 loại lúa, 12 loại đại mạch, tiểu mạch, kê và 14 loại đậu. Nhờ áp dụng bánh xe quay nước để tưới nước mà người ta đã gieo trồng được hai vụ trong một năm. Diện tích cày cấy cũng được tăng lên.
Sản xuất thủ công nghiệp cũng phát triển, sự phân công lao động được tăng cường. Một số ngành thủ công khá phát triển như : xây dựng, dệt, đúc, chế vũ khí… vào thế kỉ XV – XVI, đã hình thành các xí nghiệp thủ công ở Nhật Bản. Giống như các phường hội thủ công nghiệp ở Tây Âu phong kiến, các xí nghiệp này được xây dựng trên cơ sở những người thợ thủ công cùng nghề và với mục đích độc quyền sản xuất một mặt hàng nào đó. Cũng trong thời kì này, mặc dù có những ngăn cấm và hạn chế phong kiến, các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện dưới hình thức sản xuất gia đình. Ngoại thương và yêu cầu của chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu đối với sự phát triển của sản xuất công nghiệp thời đó. Chẳng hạn, ngành sản xuất vũ khí rất phát triển, năm 1483 Nhật Bản đã mang sang bán ở Trung Quốc 37000 chiếc kiếm.
Nghề khai mỏ cũng phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XV – XVI. Lúc bấy giờ đã có cơ sở của tuyệt đại đa số những xí nghiệp chế quặng mỏ của Nhật Bản. Những lãnh chúa lớn coi việc chế quặng mỏ là một trong những nguồn thu lợi quan trọng nhất, nên đã nắm chặt các xí nghiệp đó trong tay.
Thương nghiệp, nhất là ngoại thương, đã đóng một vai trò đáng kể ở Nhật Bản trong thời kì này. Trong ngoại thương, buôn bán với Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu. Nhật Bản mang đồng, lưu huỳnh, sắp, sơn… sang Trung Quốc bắn, và mua tơ sống, vải gai, sắt đã chế tạo, thuốc bắc, tranh ảnh, sách… từ Trung Quốc về. Ngoài Trung Quốc, người Nhật Bản còn buôn bán với Đài Loan, Philippin và miền duyên hải Đông Dương. Ở các nơi này có nhiều thương điểm Nhật với dân số mấy ngàn người. Tri thức địa lí của người Nhật cũng mở rộng, kĩ thuật đống tàu, nghề đi biển phát triển.
Sự phát triển của công thương nghiệp diễn ra đồng thời với sự phát triển của các thành thị Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là các thành phố Sacai, Iamana, Hogo, Ôminato và Hacata. Những thành phố này không những chỉ là trung tâm chính trị, quân sự của các lãnh chúa đại danh, mà còn là nơi làm ăn buôn bán của các thợ thủ công và thương nhân. Chính điều đó đã làm cho các thành thị Nhật Bản có cơ sở để tồn tại và phát triển lâu dài. Vào thế kỉ XV – XVI, thành thị Nhật Bản tiếp tục có bước phát triển đáng kể. Nhiều thành phố mới xuất hiện và giữ vị trí quan trọng như Hirađô và Nagasaki. Một số thành phố khác đã phát triển tới mức trở thành những thành phố tự trị hoặc gần tự trị như Sacai, Hiramo, Cuvanna… Thành phố Sacai được coi là thành phố tự trị điển hình nhất, có hình thức tổ chức giống như các thành phố cộng hoà của châu Âu vào thời trung đại. Nó không chịu sự lệ thuộc vào một lãnh chúa phong kiến nào, đồng thời nó có một hội đồng quản lí thành phố riêng, một quân đội riêng, một toà án riêng… Với một tổ chức như thế, Sacai thực sự là một nước cộng hoà tự trị. Tuy nhiên đa số các thành thị Nhật Bản vẫn mang tính chất phong kiến và chịu sự thống trị của các lãnh chúa phong kiến. Những thành phố này không thể đạt đến chỗ độc lập, thậm chí cũng không đạt đến các hình thức tự quản lí hạn chế hơn.
Về xã hội, cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến đã làm cho màu thuẫn xã hội phát triển rất gay gắt. Để phục vụ cho chiến tranh, giai cấp thống trị đã tăng cường đánh thuế, và điều đó trở thành gánh nặng đối với người lao động, nhất là nông dân, khiến cho người lao động không chịu nổi. Do vậy, ngay từ thế kỉ XV, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, như : cuộc khởi nghĩa ở các vùng xung quanh Kyoto (1428), cuộc khởi nghĩa ở Harima (1429), cuộc khởi nghĩa ở Lamasio (1485)…
Vào thế kỉ XVI, các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến ở nông thôn cũng như ở thành phố liên tiếp nổ ra. Theo một thống kê chưa đầy đủ thì trong khoảng 75 năm (1500 – 1575) đã nổ ra 29 cuộc khởi nghĩa lớn. Những cuộc khởi nghĩa này đều tập trung đánh vào bọn cho vay nặng lãi và phong kiến, đòi thủ tiêu các món nợ, đòi giảm thuế v.v…
Trong quá trình khởi nghĩa, nông dân thường liên hiệp rộng rãi với tầng lớp thị dân (thợ thủ công, tiểu thương), vì tầng lớp này cũng bị lệ thuộc bọn cho vay nặng lãi như nông dân, cũng bị khổ sở vì sự áp bức của phong kiến. Một số cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra dưới các khẩu hiệu và sự lãnh đạo của các phái Phật giáo.
3. Thời kì Mạc phủ Tôcưgaoa (1603 – 1867)
a) Sự thiết lập Mạc phủ Tôcưgaoa
Sau khi Nobunaga chết (1582), Tôyôtômi Hideyosi (1536–1598) lên nắm chính quyền đã hoàn thành cơ bản công cuộc thống nhất đất nước. Trong thời kì cảm quyền của mình (1582–1598), Hideyosi tiến hành chính phục Triều Tiên, xây dựng lâu đài Osaca to lớn, tráng lệ và hưởng thụ một cuộc sống xa hoa. Đồng thời, ông cũng thi hành nhiều chính sách khác nhau, trở thành kiểu mẫu trong chính sách của các nhà cầm quyền Mạc phủ sau đó. Chẳng hạn, ông đã công bố “lệnh tịch thu kiếm” để tước hết khí giới của nông dân và thị dân, ban hành chính sách khống chế thân phận và khống chế kinh tế để cấm di chuyển vị trí các giai cấp, ông cũng thiết lập một chế độ phong kiến quan liêu và kiên trì theo đuổi đường lối hướng về Trung Quốc.
Nhưng Hideyosi thực hiện không được nhiều những chính sách của mình. Sau cái chết của ông (1598), Tôcưgaca Ieyasu (1542 – 1616) bắt đầu nắm quyền cai trị. Lúc đầu Ieyasu lấy tư cách là người bảo vệ con của Hideyosi là Hideyori, khi ấy còn nhỏ tuổi, để khống chế chính quyền. Dưới khẩu hiệu bảo vệ địa vị hợp pháp của Hideyori, các lãnh chúa phong kiến khác, chủ yếu là các lãnh chúa miền Tây, đã liên minh với nhau để chống Ieyasư. Vào năm 1600, cuộc đại chiến ở Sekihagara (Quan Ngã Nguyên) đã diễn ra, Ieyasư đã đánh bại liên quân của hơn 40 lãnh chúa đại danh. Từ đó, quyền lực của Ieyasư mới thực sự được thiết lập. Đến năm 1603, Ieyasu tự xưng làm Tướng quân, thiết lập Mạc phủ và lấy Êđô (Giang Họ) làm thủ phủ. Đó cũng là năm mở đầu cho thời kì Mạc phủ Tôcưgaoa.
Tuy bị thất bại trong trận chiến Sekihagara, các lãnh chúa miền Tây vẫn tiếp tục liên kết với nhau và ủng hộ Hideyori. Vào năm 1614, Ieyasu tập trung lực lượng gồm 12 vạn quân, vây hãm và tiến công thành phố Osaca, dinh luỹ của phe đối lập. Cuộc chiến khốc liệt diễn ra trong một thời gian dài. Cuối cùng, vào năm 1615, thành phố Ôsaca bị hạ, Hideyori phải tự sát. Từ đó, nước Nhật mới thực sự chấm dứt nội chiến.
Để duy trì sự thống nhất, hoà bình vừa mới có được, công việc đầu tiên mà Mạc phủ Tôcưgaoa thực hiện là củng cố sự thống trị bằng cách thâu tóm toàn bộ quyền lực về mình. Do vậy, trong thời kì Tốcưgaoa, triều đình và Thiên hoàng tuy vẫn tồn tại, song chỉ hoàn toàn là hình thức, còn trên thực tế đã mất hết mọi chức năng hành chính. Triều đình và Thiên hoàng vẫn nhận được những khoản thu nhập thoả đáng, song phải nhận thu nhập bằng hiện vật chứ không được phép sở hữu đất đai.
Để để phòng các lãnh chúa không chịu thần phục, Mạc phủ Tôcưgaoa đã thực thi những biện pháp rất thận trọng. Với tư cách là kẻ sở hữu tối cao đối với toàn bộ đất đai, Mạc phủ đã cắt sẽ đất nước phong cho gần 300 lãnh chúa đại danh, nhưng có phân biệt thành 3 loại. Một loại thuộc dòng họ nhà Tôcưgaoa thì được hưởng nhiều đất đai, quyền lợi, được trấn thủ ở 4 cõi khác nhau trong nước để vừa tránh được việc tranh giành nội bộ, lại vừa là tai mắt của Mạc phủ để chế ngự các dòng họ khác ở địa phương.
Một loại khác là những đại danh đã theo nhà Tocigaoa lâu đời, trung thành và có nhiều công giúp nhà Tôcưgaoa xây dựng cơ nghiệp ; gọi là Phổ đại đại danh (Fudai daimyo). Loại này cũng được hưởng nhiều ưu đãi, được phong những khu đất tốt ở gần nơi đóng đồ của Mạc phủ. Cuối cùng là những đại danh chỉ theo nhà Tôcưgaoa từ sau trận chiến khốc liệt Sekigahara gọi là Đại danh bên ngoài (Tozama daimyo). Lúc đó có 87 đại danh loại này. Họ được hưởng ưu đãi ít hơn so với Phổ đại đại danh, và thường bị nhà Tocugaoa cảnh giác, để phòng. Chính lêyasư đã thay đổi hết vị trí cai trị của 87 đại danh bên ngoài từ đất cai trị cũ, vốn là căn cứ hùng bá, đi đến những vùng đất mới.
Ngoài ra, để làm yếu thế lực của các lãnh chúa, Mạc phủ buộc họ phải đóng góp nặng nề, đồng thời thực hiện một chế độ kiểm soát dưới hình thức con tin và hình thức “Luân phiên có mặt” (Sankin kotai, Tham cần giao đại). Theo chế độ đó, mỗi đại danh buộc phải về sống ở Êđo vài tháng trong một năm, rồi khi trở lại lãnh địa của mình thì phải để vợ cùng gia đình ở lại Êđô.
Để có một chỗ dựa vững chắc, Mạc phủ còn chú ý tới việc củng cố lực lượng quân đội chuyên nghiệp. Trên hết là loại võ sĩ đặc biệt gọi là Hatamoto, gồm khoảng 5000 người làm nhiệm vụ cấm binh và chỉ huy quân đội. Tầng lớp này do Tướng quân trực tiếp chỉ huy, được nhiều đất phong và đứng hàng thứ hai trong đảng cấp phong kiến, dưới đại danh. Dưới Hatamôtô là tầng lớp võ sĩ nói chung. Trong thời Tocugaoa, tầng lớp võ sĩ được hưởng nhiều ưu đãi : được sống tập trung ở thành thị, hưởng bổng lộc bằng gạo, chuyên nghề võ, được đeo gươm thường xuyên, thậm chí có thể xử phạt hay giết chết người nông dẫn nào đó nếu bị họ coi là có lỗi.
Tóm lại, nhờ thi hành nhiều chính sách phòng thủ thận trọng. Mạc phủ Tôcưgaoa đã củng cố vững chắc sự thống trị của mình, đồng thời duy trì được hoà bình và sự ổn định trong một thời gian dài suốt 250 năm của thời dai Tocugaoa (1603-1867).
b) Sự xâm nhập của phương Tây. Chính sách đóng cửa của Nhật Bản
Vào năm 1543, một thuyền buôn của 3 thương nhân Bồ Đào Nha trên đường từ bờ biển Quảng Đông (Trung Quốc) đến Malácca, đã gặp bão đánh dạt lên đảo Tanegasima thuộc phía nam đảo Kiusư. Đó là những thương nhân châu Âu đầu tiên đặt chân lên Nhật Bản. Sau khi những thương nhân này trở về Malacca, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bắt đầu đua nhau đến lập nghiệp trên khắp mạn duyên hải Tây Nam Nhật Bản, từ Kiusư qua Nagato đến tận Sacai. Đến đầu họ cũng được các lãnh chúa ưu đãi, bởi vì đó là thời kì Nhật Bản đang diễn ra cuộc nội chiến. Các lãnh chúa có thể mua được vũ khí (súng đạn) từ người châu Âu và nhờ người châu Âu huấn luyện quân sự, để tăng cường lực lượng quân sự của mình.
Theo gót chân các thương nhân châu Âu, các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tìm đến Nhật Bản, sớm nhất là giáo sĩ Phăngxoa Xaviê, người Tay Ban Nha, đến Nhật Bản vào năm 1549.
Xuất phát từ mục đích muốn thông qua các giáo sĩ để phát triển quan hệ buôn bán với phương Tây, nhất là để mua vũ khí, các lãnh chúa Nhật Bản thi hành chính sách bảo vệ việc truyền đạo. Trong khi truyền đạo, lập giáo hội, các giáo sĩ đạo Thiên chúa còn mở trường học, nhà thương và bố thí từ thiện, nên thu hút được nhiều người theo. Năm 1582, đạo Thiên chúa đã phát triển suốt từ vùng Tây Nam qua Cantô đến Ôu, với 75 giáo sĩ, 200 giáo đường và 15 vạn tín đồ.
Đầu thế kỉ XVI, triều đại Tôcưgaoa được thiết lập. Tướng quân Ieyasư, người mở đầu của triều đại đó vẫn tiếp tục mở cửa đất nước để khuyến khích ngoại thương. Trong những năm đầu cầm quyền, ông đã thi hành một chính sách đối ngoại cởi mở, kể cả việc nâng đỡ Thiên chúa giáo. Chẳng hạn, ông có nhiều chính sách ưu đãi các thương nhân nước ngoài như cho phép họ được lập nghiệp và mở các cửa hàng, cửa hiệu ở Nhật Bản để kinh doanh buôn bán ; miễn thuế nhập nội cho thương nhân một số nước như Hà Lan, Anh và Tây Ban Nha. Nhiều thương nhân nước ngoài được nhập quốc tịch Nhật Bản, đổi sang tên Nhật và lấy người Nhật. Ieyasư còn tận dụng khả năng của các kiều dân để mở rộng quan hệ ngoại thương, hoặc làm cố vấn chính trị cho Mạc phủ. Nhờ những nỗ lực của Ieyasu mà vào năm 1609, Công ti Đông Ấn của Hà Lan (VOC) mở cửa hàng ở Hirađô, và năm 1613, Công tỉ Đông Ấn của Anh (EIC) cũng được phép mở cửa hàng ở đó.
Nhưng dần dần, những nhà cầm quyền Nhật Bản đã phần nào ý thức được rằng, Thiên chúa giáo mà người châu Âu mang đến Nhật Bản là mối nguy hiểm về chính trị. Các giáo sĩ đạo Thiên chúa ngày càng để lộ bộ mặt là kẻ dọn đường cho sự xâm lược của thực dân phương Tây, họ cấu kết chặt chẽ với các lãnh chúa miền Tây Nam để chống đối và làm suy yếu Mạc phủ. Sự phát triển của đạo Thiên chúa đã gây ra mâu thuẫn với các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo, vốn là tôn giáo đã phát triển ở Nhật Bản trước đó. Do vậy, nó gây trở ngại không kém cho sự thống nhất đất nước. Vì thế, ngay trong những năm cầm quyền của mình, Hideyosi (1536 – 1598) đã cấm đạo Thiên chúa và ra lệnh đuổi hết các nhà truyền giáo châu Âu.
Sau khi Ieyasư chết (1616), việc bài đạo trở nên gắt gao hơn, đồng thời bắt đầu hạn chế buôn bán với người châu Âu. Thời Tocugaoa Iyemitsu (1623 – 1642) việc bài đạo, trục xuất và giết hại giáo sĩ, triệt phá nhà thờ và sát hại tín đồ Thiên chúa giáo diễn ra kịch liệt nhất ; năm 1633, cấm người Nhật không được xuất ngoại ; năm 1639, đuổi hết các thương nhân châu Âu còn lại ở Đesima, Nagasaki và cắt đứt quan hệ buôn bán với phương Tây, trừ người Hà Lan được phép buôn bán ở Nagasaki.
Như vậy, năm 1639 là mốc đánh dấu thời điểm Nhật Bản đóng cửa đổi với phương Tây. Chính sách đóng cửa, được duy trì trong khoảng 215 năm. Trong thời gian đóng cửa, chỉ có ba nước : Trung Quốc, Triều Tiên và Hà Lan là sợi dây nối liền Nhật Bản với thế giới bên ngoài. Do vậy, Nhật Bản không hoàn toàn có lập và vẫn tiếp tục phát triển. Vào năm 1854, trước sức ép của phương Tây và thực tế đất nước không thể tiếp tục đóng cửa lâu hơn nữa, Nhật Bản đã bãi bỏ lệnh đóng cửa, mà trước hết là mở cửa cho Mĩ vào buôn bán, và sau đó là Anh và Pháp.
c) Tình hình kinh tế, xã hội
Trong thời Tổcưgaoa, nhờ đất nước hoà bình và thống nhất mà kinh tế Nhật Bản tiếp tục phát triển. Nông nghiệp thời kì này có nhiều tiến bộ. Người ta đã cải tiến hầu hết các đường lối sản xuất cổ truyền của Nhật Bản trước đây bằng cách áp dụng những sở trường về phương pháp canh tác cũng như các công cụ canh tác của Trung Quốc. Chẳng hạn, người ta đã bỏ hết các loại cày, bừa, cuốc kiểu cũ nặng nề để thay bằng những kiểu cày, bừa, cuốc nhẹ ; thay những cào cỏ gỗ bằng những loại chế tạo từ sắt ; áp dụng lối gặt lúa bằng liêm, lồi giã gạo bằng chân với các loại cối giã cần gỗ ; lối tát nước gầu dây đối với đồng thấp và dùng xe guồng nước đối với đồng cao…
Phương pháp canh tác thời kì này rất được chú ý. Người ta đã sử dụng các phương pháp chọn giống để có năng suất cao, đồng thời triệt để khai thác sử dụng các loại phân bón khác nhau như phân xanh (ù rơm, ủ cỏ), tro than, bùn ao… Lúa cấy đủ cả 3 mùa và biết sử dụng phương pháp luân canh gối vụ, lại tuỳ loại đất, tuỳ khí hậu mà chọn loại cây trồng cho thích hợp. Cây trồng thời đó khá phong phú. Ngoài các loại lúa còn có các loại ngô, đổ, vừng, kê, lạc, mía, thầu dầu, dưa gang, dưa hấu, dưa chuột… Đã xuất hiện những vùng chuyên canh nổi tiếng như : mía, đường, mặt, thuốc lá của xứ Satsuma, cay chấm và nghề nhuộm chàm của xứ Aoa, cây sơn của xứ Aidu, trồng dâu nuôi tằm của vùng Cantô.
Nhờ nông nghiệp phát triển, sản lượng ngũ cốc dưới thời Tôcugaoa tăng lên nhanh chóng. Năm 1598, tổng sản lượng toàn quốc là 1850 vạn thạch, đến năm 1786 – 1837 đã đạt tới 3042 vạn thạch.
Thủ công nghiệp cũng được phát triển dưới thời Tôcưgaoa để đáp ứng nhu cầu của giai cấp phong kiến. Thời đó Nhật Bản đã sản xuất được những mặt hàng thủ công nổi tiếng như : giấy của xứ Mino, Êsiden, Saaki ; rượu của xứ Nisino Miya, Kyôtô : hàng dệt của vùng Kyôtô, Sacai… Ở Sacai có những cơ sở thủ công nghiệp sử dụng cả thợ thủ công Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong số các mặt hàng thủ công, tơ sống, lụa và vải là những mặt hàng quan trọng nhất. Chúng được sản xuất vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa để bán ra nước ngoài. Người Trung Quốc và Hà Lan đã mua rất nhiều hàng này của Nhật Bản để đem về bán ở trong nước hoặc bán ở các nước Đông Nam Á.
Đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản đã ở vào thời kì tiền tư bản chủ nghĩa. Nhiều công trường thủ công của các lãnh chúa đại danh đã xuất hiện để khai thác vàng ở Sađô, bạc ở Icunô, than ở Niike, sản xuất sợi ở Sosu, giấy ở Tôsa, lụa ở Nagano, gấm ở Caga. Lúc bấy giờ có chừng 400 công trường thủ công có trên 10 công nhân.
Thương nghiệp dưới thời Tocgaoa cũng được đẩy mạnh. Khi mới lên cầm quyền. Ieyasư đã lấy giao dịch buôn bán với bên ngoài làm phương tiện bổ sung tài chính quốc gia, nên đã rất khuyến khích mậu dịch đối ngoại. Thời ông, để bảo vệ uy tín trong quan hệ buôn bán với bên ngoài, Mạc phủ và các lãnh chúa đại danh đều có lệ cấp chứng chỉ cho những thuyền buôn bán gọi là Gosuingiỗ (Ngự chu ấn trạng). Nhờ chính sách ưu đãi thương nghiệp với bên ngoài mà thời Tocigaoa Ieyasư, Nhật Bản đã có quan hệ buôn bán với nhiều nước như : Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ, đảo Giava, Brunây, Philippin… ở châu Á, với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Anh, Hà Lan ở châu Âu, với Mêhicô ở châu Mĩ.
Năm 1639, khi Nhật Bản ban bố lệnh toả quốc thì ngoại thương hầu như bị cắt đứt, nhưng nội thương thì lại rất phát triển. Nhiều thành phố trở thành những trung tâm thương nghiệp lớn như Edo, Kyoto và Ôsaca. Sân phẩm thủ công nghiệp từ các nơi trong nước được đưa về các đô thị lớn. Ở Ôsaca, mỗi năm có tới 4 triệu thạch gạo được chở tới để bán.
Do thương nghiệp phát triển, nhiều thương đoàn, thương hội đã ra đời. Thương đoàn gạo Ôsaca có tới 1351 người. Thương họ Êđó có 2100 thương gia. Vào thời gian này, Nhật Bản có tới 70 nhà triệu phú, có người như Mitsu, Sumitômô kinh doanh lớn từ thế kỉ XVII, cha truyền con nối đến sau này.
Về xã hội, thời Tocargaoa có 2 giai cấp : võ sĩ (phong kiến) và nông dân, cùng 2 tầng lớp khác là thợ thủ công và thương nhân. Theo quy định của Mạc phủ, các giai tầng ấy lại chia thành 4 đẳng cấp, bốn bậc thang xã hội khác nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp là : võ sĩ (sĩ), nông dân (nông), thợ thủ công (công) và thương nhân (thương).
Sự phân chia này dựa vào một thứ lí luận cho rằng, võ sĩ là đẳng cấp cao nhất vì họ là những người cầm quyền, chịu đựng những gánh nặng quốc gia, họ đem lại những điều tốt đẹp cho đất nước. Nông dân là những người sản xuất chủ yếu, mang lại tài sản, của cải. Thợ thủ công kém hơn, nhưng còn có giá trị vì họ là những người sản xuất. Chỉ có thương nhân là có địa vị thấp nhất vì họ không cầm quyền, cũng không sản xuất ra của cải mà chỉ làm nhiệm vụ phân phối lại sản phẩm, tuy công việc này cũng cần thiết.
Võ sĩ thời Tốcưgaoa bao gồm hầu hết giai cấp phong kiến, chia làm nhiều thứ bậc khác nhau. Trên hết là Tướng quân có mọi quyền hành và nhiều đất đai nhất (khoảng 1/3 đất đai cả nước), đồng thời quản lí và khống chế nhiều thành phố, hầm mỏ và hải cảng quan trọng.
Sau Tướng quân là các đại danh (daimyo). Mạc phủ lấy đất đai phong cho khoảng 300 đại danh lập thành “phiên chế”, trong đó mỗi đại danh cai trị một khu, gọi là “phiên”. Dưới đại danh là một loại võ sĩ đặc biệt gọi là Hatamôtô, cũng được hưởng nhiều đất đai và ưu đãi. Cuối cùng là tầng lớp võ sĩ nói chung, chiếm số lượng đông đảo hơn cả trong giai cấp võ sĩ, chẳng hạn như các Asigaru (chiến binh) hay các Gokanin (gia nhân)… Giống như ở Tây Âu, giai cấp võ sĩ phong kiến ở Nhật Bản cũng chia ra nhiều thứ bậc và ràng buộc với nhau bằng quan hệ tôn chủ – bồi thần. Quan hệ này ở Nhật Bản thể hiện trong cái trật tự cổ hữu “chủ tòng” (Shuju), theo đó thì điều kiện cao nhất của người võ sĩ là phải trọn vẹn trung thành với võ gia chủ suý.
Nông dân là tầng lớp đông đảo nhất, chiếm 80% dân số, thời Tocigaoa, địa vị kinh tế, xã hội của nông dân bị suy giảm đi nhiều. Các quyền tự trị (tự lập làng), tự do (chuyển chỗ ở, trồng các loại hoa màu) bị xoá bỏ. Mạc phủ ban hành chính sách “thống chế thần phận” và “nhóm 5 nhà” mà theo đó, nông dân không được rời bỏ ruộng đất, không được đổi nghề. Mức thuế mà họ phải nộp theo tỉ lệ “lục quan, tứ dân” (lãnh chúa lấy 6/10 số thóc gặt được theo diện tích cày cấy). Họ không được mặc quần áo bằng lụa, không được uống rượu, cũng không được ở nhà sàn lợp ngói, và phải đi phu di dịch liên miên. Do vậy đời sống nông dân hết sức cực khổ.
Có địa vị thấp kém hơn cả là tầng lớp công thương. Thời Tocugaoa họ cũng chịu những chính sách hạn hẹp, hà khắc và bị khống chế bởi chính sách “khống chế thân phận”. Tuy nhiên họ đã nhanh chóng phát triển thể lực kinh tế của mình, nhất là từ thế kỉ XVIII trở về sau. Tình hình đó làm cho cấu trúc giai cấp, đẳng cấp dưới thời Tocugaoa bị xáo trộn. Một số võ sĩ ngày càng trở nên nghèo túng, nên họ muốn kết thông gia hoặc nhờ tầng lớp công thương giúp đỡ về kinh tế. Nhiều võ sĩ đã từ bỏ đẳng cấp của mình để trở thành dân thành thị, nhập vào hàng ngũ công thương. Một số nông dân không chịu nổi sự bóc lột phong kiến đã trốn khỏi nông thôn để ra thành thị làm thuê. Đồng thời, một số thương nhân giàu có lại bỏ tiền mua ruộng đất, trở thành những địa chủ mới, gia nhập vào tầng lớp võ sĩ.
Sự xáo trộn của kết cấu giai cấp vào cuối thời Tocugaoa chứng tỏ rằng, xã hội phong kiến Nhật Bản đang lâm vào tình trạng tan rã.
d) Sự sụp đổ của Mạc phủ Tôcưgaoa
Tuy đã duy trì được một nền hoà bình và một sự thống nhất ổn định lâu dài, nhưng những chính sách mà Mạc phủ Tocugaoa thi hành để củng cố sự thống trị của mình đã làm cho kết cấu xã hội – chính trị dưới thời Tocugaoa trở nên xơ cứng. Những chính sách đó khống chế chặt chẽ các tầng lớp xã hội, nhất là quần chúng lao động bao gồm nông dân và tầng lớp công thương. Chính vì thế nó làm cho những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân đã nổ ra, nhất là từ thế kỉ XVIII trở đi, trong đó có năm xảy ra tới 40 cuộc đấu tranh của nông dân, có cuộc đấu tranh đồng tới 20 vạn người. Trong 260 năm cai trị của Mạc phủ Tocugaoa có khoảng 1200 cuộc đấu tranh vũ trang của nông dân đòi ruộng đất, đòi giảm tô giảm tức hoặc cướp phá kho thóc của chúa phong kiến.
Đồng thời với phong trào của nông dân còn có phong trào đấu tranh của dân nghèo thành thị. Phong trào này lôi cuốn cả những nông dân bỏ làng ra thành thị tham gia.
Phong trào đấu tranh đặc biệt dâng cao kể từ sau khi Mạc phủ buộc phải kí các hiệp định thương mại với Mĩ, sau đó với Hà Lan, Nga, Anh và Pháp. vào năm 1858. Những hiệp ước bất bình đẳng nói trên đã chấm dứt thời kì biệt lập của Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải mở cửa giao thương với bên ngoài. Sự mở cửa này có những tác động sâu sắc đến xã hội Nhật Bản về mọi mặt. Nó đưa đến hậu quả làm đảo lộn đời sống kinh tế trong nước. Do hàng hoá nước ngoài tràn vào cạnh tranh với hàng thủ công Nhật Bản, nên nhiều công trường thủ công phải ngừng sản xuất, hàng vạn thợ thủ công mất việc làm. Giá hàng tiêu dùng tăng nhanh, đời sống nhân dân càng thêm túng quẫn.
Những nhượng bộ của Mạc phủ đối với phương Tây đã gây nên một làn sóng công phần trong các tầng lớp nhân dân, vốn đã bất mãn với chính sách nội trị của chế độ Tướng quân. Trước các tầng lớp nhân dân Nhật Bản, Tướng quân không những là kẻ chiếm đoạt quyền hành Thiên hoàng mà còn là kẻ phản bội đất nước.
Vì thế, phong trào bài ngoại, chống Mạc phủ ngày càng phát triển, khiến cho tình hình xã hội thêm hỗn loạn. Các lực lượng chống Mạc phủ gồm nhiều tầng lớp khác nhau. Các lãnh chúa phong kiến muốn đánh đổ Tướng quân để xây dựng một chính quyền của các lãnh chúa, nhằm duy trì quyền lợi phong kiến của họ. Tầng lớp tư sản mới hình thành, tuy thực chất không chống lại chế độ Tướng quân, nhưng có yêu cầu phá bỏ chế độ cát cứ phong kiến để được tự do làm ăn, buôn bán. Nông dân và tầng lớp công nhân đòi hỏi cải cách xã hội, không những muốn đánh đổ chế độ Mạc phủ mà còn muốn xoá bỏ chế độ phong kiến để xây dựng một nước Nhật Bản thống nhất với những thể chế dân chủ. Dần dần các lực lượng này đi đến một điểm thống nhất quan trọng là : “Muốn thúc đẩy phong trào phát triển mạnh hơn thì phải nắm lấy Thiên hoàng, muốn đánh đuổi người nước ngoài thì trước hết phải quét sạch các chướng ngại cản trở việc đó, phải đánh đổ Mạc phủ, phải xây dựng một nước Nhật thống nhất…” Khẩu hiệu trực tiếp của cuộc đấu tranh là “đảo Mạc” (lật đổ Mạc phủ). Cuối cùng, trước sức ép của phong trào quần chúng, chế độ Tướng quân đã sụp đổ ngày 9–11–1867, kết thúc sự thống trị suốt gần 7 thế kỉ của nền chuyên chế Tướng quân và cũng là kết thúc sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Nhật Bản.
4. Văn hóa Nhật Bản từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Trong những thế kỉ XIII – XV, kỉ luật của tầng lớp võ sĩ đã đặc biệt phát triển thành cái gọi là “Võ sĩ đạo” (Bushido), tới mức trở thành một giá trị thẩm mĩ, một tiêu chuẩn đạo đức và hành động của toàn xã hội. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của văn hoá.
Hình tượng nghệ thuật của người võ sĩ đã được thể hiện trong các tác phẩm văn học ra đời và phát triển trong thời kì ấy và mang hình thức là “gunki” – những anh hùng ca. Nổi tiếng nhất là hai thiên anh hùng ca : một là Haykê Mônôgatari, ra đời vào đầu thế kỉ XIII, có nội dung kể về cuộc chiến giữa họ Taira và họ Minamôtô ; và hai là Taihayki (Thái Bình kí), ra đời vào giữa thế kỉ XIV, kể lại cuộc đấu tranh giữa các phong kiến miền Đông và miền Tây. Cả hai tác phẩm này đều hình thành trên cơ sở những câu chuyện truyền miệng của nhân dân có người chuyên kể lại.
Ngoài văn học, nghệ thuật sân khấu cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong các thế kỉ XIV – XV. Tuy nhiên đặc điểm của kịch thời kì này là ở chỗ nó không tách rời sân khấu. Kịch bản ra đời trong quá trình trình diễn, còn những mục trình diễn đều bắt nguồn từ những điệu nhảy múa của nhân dân. Đề tài của kịch thường là những câu chuyện hoang đường, thần thoại, những truyện anh hùng, truyện lãng mạn, truyện cổ tích và cả những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Khi trình diễn, người ta thay đổi nhiều cảnh, có đoạn múa, có đoạn hài hước và đôi khi còn xen vào vài ngón ảo thuật. Kịch gia nổi tiếng nhất thời ấy là Xeami (1368 – 1443).
Hội hoạ thời kì này rất phát triển với lối vẽ thuỷ mặc. Đó là lối vẽ dùng nước lã, mực đen để vẽ lên giấy. Lối vẽ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền vào Nhật Bản từ thời Tống. Vào thế kỉ XV, lối vẽ thuỷ mặc đã được kết hợp với Đại Hoà hội để vẽ sơn thuỷ, hoa, điều, cầm thú. Sự kết hợp này được thể hiện ở chỗ, người ta vẫn về thuỷ mặc là chính, nhưng chấm phá thêm một vài mẫu sắc theo nghệ thuật tả chân của Đại Hoà hội trong hội hoạ, qua đó thể hiện được tình cảm và tư tưởng sâu sắc nhất của con người. Các nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong hội hoạ của thời kì này là Giosetsu Setsusu (1420-1506) và Cano Môtônobu (1476-1559).
Bên cạnh hội hoạ, ngành điều khác cũng phát triển rộng rãi, khuynh hướng mới trong điêu khắc thời kì này là sự kết hợp những truyền thống cũ của Nhật Bản với những yếu tố điêu khắc. Tuy nhiên, điêu khắc thường vẫn được kết hợp với kiến trúc. Những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thời bấy giờ có Toà nhà vàng (Kinkakuddi) xây dựng năm 1397 ở Kyoto và Chùa Bạc (Ginkakuddi) xây năm 1473.
Sự phát triển của văn hoá vào thế kỉ XVI vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh rất phức tạp. Các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài đã ảnh hưởng tới nó. Do vậy đặc điểm của văn hoá Nhật Bản ở thế kỉ XVI là được hình thành dưới ảnh hưởng của các yếu tố xung đột và mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, trong văn học, loại văn châm biếm rất phát triển. Nội dung của loại văn châm biếm mang tính chất hiện thực, chủ yếu phản ánh những thói xấu của tầng lớp quý phái và bọn thầy tu.
Kiến trúc của thế kỉ XVI cũng có nhiều thay đổi, nhìn chung lộng lẫy và có tỉ lệ rất đều, ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của phương pháp xây dựng và hình thái kiến trúc của châu Âu. Các nghệ sĩ trang hoàng thời kì này cũng đồng thời là những nhà chế tạo đồ trang sức, đạt đến mức độ rất điều luyện. Ở thành thị bắt đầu phổ biến các hình thức văn hoá gọi là phòng trà (tianôu). Ở đây thường tập trung một nhóm người nhỏ nhất định, họ tự do thảo luận những vấn đề văn hoá, chính trị mà họ quan tâm. Người sáng lập ra loại phòng trà này là Sennorikiu (1522 – 1591) ở thành phố Sacai. Ông đã nghiên cứu lâu dài nghệ thuật các buổi lễ trà trong các trung tâm cũ của văn hoá Nhật Bản ở Kyoto và Nara, sau đó ông bắt đầu tuyên truyền những cuộc họp như thế ở Sacai trên cơ sở khác, nhưng vẫn còn giữ những nghi thức có tính chất truyền thống. Đồng thời với việc phổ biến các cuộc họp phòng trà thì lối trồng cây cảnh – một trong những đặc điểm của dân tộc Nhật Bản tiêu biểu cho văn hoá nhà cửa – cũng phát triển. Vườn cây cảnh trong dinh tiêu khiển của Thiên hoàng Casura ở gần Kyôtô, ở giữa vườn có phòng trà, được xem là vườn mẫu mực của loại nghệ thuật này.
Sang thời Tocgaoa, do đất nước được hoà bình thống nhất hơn 2 thế kỉ, nên văn hoá Nhật Bản có nhiều điều kiện phát triển. Đây là thời kì văn hoá truyền thống của Nhật Bản, sau một giai đoạn dài hình thành và phát triển, đã định hình, đồng thời cũng là thời kì Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá phương Tây.
Về sân khấu, đã xuất hiện và phổ biến loại kịch tuồng kèm vũ, nhạc gọi là Cabuki (ca – vũ – kĩ) do một phụ nữ là Okuni sáng lập. Lúc đầu các đoàn ca – vũ – kĩ thường trình diễn trong các bữa tiệc của các nhà quyền quý để mua vui. Cách trình diễn của loại kịch này còn tạp nghệ : hoặc ca, hoặc ngăm những cổ khúc, hoặc diễn những màn kịch dao khúc ngắn. Lời lẽ kịch thiên về thể cuồng ngồn vui nhộn, hay châm biếm, vũ điệu kèm theo nhạc hoặc theo những điệu là lướt. Lối diễn Cabuki này về sau được quần chúng bình dân rất ưa chuộng, nên nhiều đoàn Cabuki được thành lập và đi trình diễn ở khắp nơi. Nổi tiếng nhất là các đoàn Sacata Toduro ở Kyoto và Isicaoa Đanduro ở Edo.
Cũng trên lĩnh vực sân khấu, còn có sự phát triển mạnh của loại hình múa rối cạn. Loại hình này xuất hiện từ những thế kỉ trước và có đặc điểm là trình diễn đồng thời với lối hát xẩm Doruri. Vào khoảng những năm 1688 – 1703, tuồng múa rối đạt tới sự phát triển toàn thịnh. Tác giả nổi tiếng nhất của loại hình nghệ thuật này là Sicamasu Mondaemon (1623-1724).
Về văn học, đây là thời kì phát triển của thể thơ Haicai (Bài hài) và thể thơ trào phúng.
Thơ bài hài, cũng gọi là bài cú, là thể thơ mà người Nhật tự hào là đặc biệt nhất thế giới. Mỗi bài thơ rất ngắn, nhưng lời lẽ thì tao nhã, ý nhiều, đủ mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Masuo Sunefusa được coi là bậc thánh của thể thơ này, và được người Nhật đánh giá cao như nhà thơ Lý Bạch thời Đường (Trung Quốc).
Trên cơ sở thể thơ bài hài, một số nhà thơ đã đem kết hợp nó với một số thể thơ khác thành thể thơ trào phúng châm biếm thói đời. Người thành công nhất trên lĩnh vực này là Caraisenrir (1718 – 1790). Ông sáng tác nhiều và được lưu lại thành một tập gọi là Senriusu (Xuân Liễu tập).
Hội hoạ dưới thời Tocưgaoa đặc biệt phát triển, lôi kéo không chỉ những hoạ sĩ nhà nghề mà cả rất nhiều những hoạ sĩ nghiệp dư, và hình thành nên rất nhiều môn phái. Có môn phái gồm các thi nhân, văn sĩ, nho gia, gọi là Buninga (Văn nhân hoạ), có môn phái chuyên vẽ thảo mộc, thụ, làm, nên gọi là Sasayga (Tả sinh hoạ), có phải chuyên dùng sơn màu thực tươi về bình phong hoặc tranh thờ, chùa, đền… Những hoạ sĩ nổi danh nhất thời bấy giờ là: Canôtanyu (1602 – 1674), Ôgata Korin (1658 – 1716), Hisicaoa Moronobu (1618-1694) và Maruyama Okyo (1733 – 1795).
Sự phát triển của văn hoá thời Tộcưgaoa không tách rời với sự phát triển của giáo dục. Tuy vẫn lấy Nho học làm nội dung giảng dạy chính, nhưng điểm mới của thời kì này là ở chỗ, giáo dục không còn là đặc quyền của quý tộc nữa mà đã lan xuống các tầng lớp thứ dân. Các lớp tư học được mở ra ở khắp nơi và được gọi là Teracoya (Tự tử ốc). Phần lớn các thầy đó là nhà sư, nhưng cũng có không ít những quan chủ, thầy thuốc, vũ sĩ giải nghệ cũng tự mình đóng vai các thầy đồ giảng dạy.
Trong khi đó, mọi tiếp xúc với văn hoá phương Tây bị nghiêm cấm bởi chính sách đóng cửa của nhà Tocgaoa. Nhưng vì những người Hà Lan văn được buôn bán ở Nagasaki, nên thông qua người Hà Lan, văn hoá phương Tay vẫn ít nhiều được truyền vào và bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới trí thức Nhật Bản. Nó nhanh chóng được nhiều người học hỏi và làm bùng lên một phong trào của những người học tập, nghiên cứu và làm theo phương Tây, gọi là phong trào “Hà Lan học”. Nhờ ảnh hưởng của phong trào này, Nhật Bản đã tiếp thu được ít nhiều khoa học và kĩ thuật phương Tây, rút ngắn được phần nào khoảng cách giữa phương Tây và Nhật Bản.