Thời kì Ấn Độ bị chia cắt và bị ngoại tộc xâm nhập (Giữa thế kỉ VII – XII)
1. Các quốc gia phong kiến Ấn Độ từ giữa thế kỉ VII đến thế kỉ XII
Sau khi Hácsa chết (648), Ấn Độ lâm vào tình trạng bị chia cắt. Các lãnh chúa phong kiến đánh lẫn nhau, lấy trung tâm Canaút làm nơi tranh chấp.
Sự tranh chấp phong kiến đã dẫn tới sự hình thành nhiều nước nhỏ độc lập. Ở miền Bắc Ấn Độ, phần lớn các nước do các tướng lĩnh ngoại tộc lập nên, trong đó mạnh hơn cả là các tiểu quốc Raputana, Mèoa, Maoa, Ambo, Bicano và Pratiha… Dân chúng ở những tiểu quốc này một nửa là người bản xứ, còn một nửa là hậu duệ của các ngoại tộc như Xíttơ hay Hung nó. Ở các tiểu quốc đó quan hệ thị tộc và tổ chức quân sự trước kia còn được duy trì. Các tiểu vương ( Rajah)và các thủ lĩnh thị tộc lập thành một đẳng cấp quý tộc quân sự gọi là Rajaputora, nghĩa là “con cháu vua”. Đôi khi họ gọi xứ của họ là Rajaxtan, tức “xứ của vua chúa”. Tầng lớp Rajaputora rất thượng võ, hiếu chiến. Họ chỉ coi trọng công việc chiến tranh. Nhờ có tinh thần thượng võ, họ đã chiến đấu anh dũng chống lại sự xâm lược liên tục của người Hồi giáo, nhưng đồng thời họ cũng hay đánh lẫn nhau, làm cho Ấn Độ thường ở trong tình trạng nội chiến giữa các tiểu quốc.
Trong số các tiểu quốc ở Raputana có nước Pratiha không ngừng lớn mạnh, đã dần dần chinh phục được một phần khá lớn khu vực này. Vào thế kỉ VIII, Pratiha làm chủ được khu vực giữa hai sông Hằng và Jumma, chiếm được kinh đô Canaút của vua Hácsa trước kia, sau đó lại chinh phục được toàn bộ lãnh thổ từ Canautô đến Benarét. Trong khi mở rộng cương giới sang phía đông, nước Pratiha gặp phải sự chống đối quyết liệt của nước Pala, một nước theo Phật giáo ở vùng Bengan. Cuộc chiến tranh giữa hai nước diễn ra kéo dài, kéo theo cả sự tham gia của các vương công chư hầu của hai phía. Ngay cả những tiểu quốc ở Đécũng cũng nhiều lần tham gia vào cuộc chiến tranh này, Tình hình trên làm cho miền Bắc Ấn Độ càng rối loạn và suy yếu.
Trong khi đó, ở Đécăng cũng như ở Bác Ấn Độ cũng có một loạt những công quốc phong kiến nhỏ, thỉnh thoảng lại họp thành một quốc gia lớn, nhưng không tồn tại được lâu. Vào thế kỉ VII ở miền Tay Đecũng hình thành nước Salyuca do Pulakesin sáng lập. Dưới triều vua Pulakesin II, vương quốc đó trở nên hùng cường và từng đánh bại cuộc hành quân của Hácsa vào Đêcăng, duy trì được nền độc lập của mình trong một thời gian không lâu trên lãnh thổ rộng lớn của miền Trung Ấn. Cũng thời gian đó, ở miền Nam Đécăng xuất hiện vương quốc Palava bao gồm những đất đai do người Tamin cư trú.
Vào giữa thế kỉ VIII nước Salyuca suy yếu. Lợi dụng tình hình đó vương quốc Ráttøracút ở Nam Ấn đã đánh bại Saliuca, thôn tính một vùng khá lớn của miền Tây Đécăng. Từ đó Ráttơracút trở nên cường thịnh. Theo nhận xét của các nhà văn Ả Rập đương thời thì. Ráttơracút thời đó giàu có và lớn mạnh vào hàng thứ tư trên thế giới sau Bidantium, A Rập và đế quốc Trung Hoa. Vào mấy chục năm cuối cùng của thế kỉ X, Ráttøracút lại bị Saliuca đánh bại. Cùng thời gian đó vương quốc Palava của người Tamin ở miền Nam Đécăng cũng bị tan rã và rơi vào tay của nước Sola. Người Sola dẫn dần làm chủ được một lãnh thổ rộng lớn từ Madura tới Madorất và Misôrơ, Sau đó nhờ có quân đội mạnh, họ nhiều lần tiến đánh xứ Bengan, các tiểu quốc ở Nam Ấn và cả Xrilanca, bắt các nơi này phải thán phục và triều cống họ. Trong thời kì cường thịnh nhất của mình, Sôla còn chiếm được cả một phần Miến Điện, các quần đảo Mademan và Nicôđarai…
Như vậy, vào thế kỉ X và XI, Saliuca và Sôla là hai nước mạnh nhất ở miền Nam Ấn. Nhưng sự lớn mạnh của hai nước đó cũng không được lâu. Những cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của quần chúng, sự trỗi dạy của các tầng lớp phong kiến địa phương đã làm cho Saliuca và Sola dần dần suy yếu. Từ thế kỉ XII, nhiều tiểu quốc vốn là chư hầu của Saliuca và Sola trước đây đã ngày càng lớn mạnh, thoát khỏi sự khống chế của Saliuca và Sola. Đó là các nước Hoysala ở Tây Nam Đê căng, Yadava ở Tây Bắc Đécăng ; Cacati ở Đông Bắc Đecang và Panđia ở cực Nam bán đảo Ấn Độ.
Trong tình hình đất nước bị chia cắt như vậy, Ấn Độ lại thường xuyên bị ngoại tộc xâm nhập. Vào năm 664, người Hồi giáo do Muntan chỉ huy, đã tiến công miền Tây Pengiáp, rồi rút về. Đó là cuộc xâm nhập đầu tiên của người Hồi giáo vào Ấn Độ kể từ sau khi vương triều Hácsa tan rã. Đến năm 711, quân đội của Calipha Ả Rập do Mohamét Ibu Caxim dẫn đầu đã chỉnh phục phía nam của lưu vực sông Ấn, rồi thành lập ở đây hai vương quốc là Mansa và Muntan, do những quan lại người Ả Rập cai trị. Năm 997, một thủ lĩnh người Tuốc là Mahơmút thiết lập nên nước Gazni ở miền Đông Apganixtan. Vài năm sau khi lên ngôi, vào năm 1001, Mahơmút dẫn quân vượt qua biên giới Ấn Độ, tiến công Bimnaga, tàn phá các thành thị ở đây, đồng thời phá huỷ đền chùa và chở về nước không biết bao nhiêu của cải đã cướp được.
Từ đó về sau, cứ mỗi mùa đông, Mahơmút lại đưa quân xâm nhập Ấn Độ để cướp bóc rồi qua mùa xuân lại rút quân về Gazni. Vào năm 1919, Mahơmút tấn công Matura trên bờ sông Jumma, cướp hết của cải trong ngôi đền thờ thần Siva, bao gồm các tượng nam vàng và ngọc, vàng, bạc, đồ thờ cúng… đồng thời đốt trụi ngôi đền nổi tiếng nhất thời đó. Sáu năm sau, Mahơmút cướp phá thành phố trù phú nhất của Bắc Ấn – thành Somnát, giết sạch 50.000 dân rồi chở hết của cải cướp được ở thành phố này về Gazni. Đôi khi Mahơmút cũng tha chết cho dân chúng ở những thành phố chiếm được, nhưng bắt hết về nước để làm nô lệ. Những cuộc tấn công của Mahơmút đã làm cho miền Bắc Ấn Độ bị phá hoại nghiêm trọng, miền Pengiáp bị nhập vào bản đồ Gazni, và bị biến thành một tỉnh của nước ấy.
2. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ từ giữa thế kỉ VII đến thế kỉ XII
Sự chia cắt đất nước, nội chiến và sự đột nhập liên tục, gắn liền với cướp bóc và tàn phá của ngoại tộc trong thời kì từ giữa thế kỉ VII đến thế kỉ XII đã làm cho kinh tế Ấn Độ trong thời kì này, nhìn chung, bị sa sút.
Tuy vậy, để phục vụ cho chiến tranh và để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của giai cấp thống trị, bọn phong kiến cũng đã tìm cách duy trì sự phát triển của kinh tế ở một mức độ nhất định.
Về nông nghiệp, tuy bị chiến tranh thường xuyên phá hoại, nhưng dựa vào đất đai phì nhiều, nhất là ở lưu vực của những con sông lớn, người ta đã tiến hành canh tác hai mùa trong năm. Nhiều kĩ thuật canh tác được áp dụng, đồng thời người ta trồng thêm nhiều loại cây trồng mới. Nhờ vậy năng suất lao động cũng được tăng lên. Nhiều nông dân đã có sản phẩm thừa để đem trao đổi. Những văn bia tìm thấy ở miền Đông Nam Đécăng thuộc thế kỉ VII – VIII cho biết rằng, có nhiều làng có chợ bán lúa và những loại ngũ cốc khác ; bán rau, dừa, đồ gia vị, mía đường, dầu và mỡ. Bên cạnh việc trao đổi tự nhiên đã có sự trao đổi bằng tiền tệ. Một trong những bằng chứng của điều đó là những khoản thuế thu bằng tiền mà nông dân và thợ thủ công phải nộp.
Chiến tranh cũng gây ra sự sụp đổ của nhiều thành phố. Nhưng sinh hoạt thành thị vẫn được duy trì ở những địa điểm đã biến thành thủ đô của các tiểu quốc phong kiến và ở miền duyên hải. Ở các thành thị này vẫn diễn ra các hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, mặc dù đã sa sút khá nhiều so với thời kì trước đó.
Các chúa phong kiến đưa được nhiều thợ thủ công vào các thành phố, khuyến khích họ sản xuất những mặt hàng xa xỉ phẩm. Do vậy, đây là thời kì Ấn Độ sản xuất được nhiều sản phẩm thủ công đạt trình độ kĩ thuật và nghệ thuật cao, chẳng hạn như : vải vóc, lụa là, thảm, đồ trang sức rất tinh vi bằng vàng, bạc, ngọc những đồ mĩ thuật bằng ngà voi, bằng xương và bằng những loại gỗ quý… Ngoài ra, thợ thủ công còn sản xuất các loại vũ khí, đồ da, yên cương cho voi, ngựa…
Các thợ thủ công cùng nghề được tập hợp lại thành một đẳng cấp riêng biệt, do đó hình thành nên nhiều đảng cấp nghề nghiệp khác nhau như : đẳng cấp thợ dệt, thợ bạc, thợ vàng, thợ giày, thợ vũ khí, thợ chạm gỗ… Các nghề thủ công càng phân hoá rõ thì số lượng các đẳng cấp càng nhiều. Thương nhân cũng được tập hợp lại thành những đẳng cấp. Các tài liệu lịch sử thời đó có nói đến các đảng cấp thương nhân như: bán dầu, bán hoa, bán vải, bán quả… Đứng đầu mỗi đẳng cấp là một thủ lĩnh và một hội đồng đẳng cấp có nhiệm vụ theo dõi việc thi hành các luật lệ đẳng cấp về sinh hoạt và sản xuất. Nếu một người nào đó vi phạm thì bị phạt tiền hoặc bị đuổi ra khỏi đảng cấp
Tuy thành thị là trung tâm của các hoạt động công thương nghiệp, song thành thị vẫn không tách rời hẳn với nông thôn. Các thợ thủ công thành thị, ngoài nghề riêng, vẫn có đất đai và tiến hành cày cấy. Tính chất nông nghiệp đó của thành thị Ấn Độ còn được duy trì trong suốt thời kì phong kiến.
Ngoại thương của Ấn Độ thời kì này vẫn được duy trì. Ngoài những nước mà Ấn Độ có quan hệ buôn bán từ trước, Ấn Độ còn buôn bán với một số nước khác ở châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với phương Tây, Ấn Độ vẫn xuất cảng những mặt hàng chủ yếu như trước kia là ; vải, đồ gia vị, đặc biệt là hạt tiêu, lúa, đường và những sản phẩm mĩ nghệ. Đồng thời, Ấn Độ cũng nhập cảng nhiều loại hàng hoá, nhưng quan trọng nhất là ngựa chiến, vì các chúa phong kiến đều có nhu cầu xây dựng các đội kị binh phục vụ chiến tranh. Việc mua ngựa chiến thời đó đều phải thông qua lái buồn Iran và A Rập.
Sự duy trì các hoạt động kinh tế thời kì này không tách rời việc các chúa phong kiến bóc lột quần chúng nhân dân. Qua những văn bia còn được giữ lại rất nhiều từ thế kỉ VII đến XII, người ta biết rằng chúa phong kiến thu nhiều khoản tiền đánh vào trâu bò, khung cửi, máy ép dầu, xây nhà, cưới xin… đồng thời còn bắt nông dân nộp những khoản tiền để tu bổ các công trình công cộng hay tổ chức các hội hè tôn giáo… Sự bóc lột đó đã dẫn đến những mâu thuẫn giai cấp rất sâu sắc và làm nổ ra những cuộc đấu tranh của quần chúng. Một trong những truyền thuyết thời đó kể lại một cuộc đấu tranh rộng lớn nổ ra ở vùng Bengan vào nửa sau thế kỉ VIII và kéo dài đến thế kỉ IX. Cuộc đấu tranh này kết thúc bằng việc nhân dân lật đổ được chính quyền phong kiến và tự bầu lên chính quyền của mình. Nhiều tài liệu văn bia khác có kể lại những cuộc nổi dạy không ngừng của nông dân trong vương quốc Sôla trước khi vương quốc này tan rã, và những cuộc đấu tranh ở vương quốc Salinca. Ở thành thị, những cuộc đấu tranh của thợ thủ công và các tầng lớp khác trong nhân dân cũng thường xuyên diễn ra, trong đó nhiều cuộc đấu tranh diễn ra dưới hình thức phong trào dị giáo chống lại Ấn Độ giáo chính thống và cơ cấu đẳng cấp của xã hội phong kiến Ấn Độ được tôn giáo này bênh vực.
3. Sự suy sụp của đạo Phật và sự hình thành Ấn Độ giáo
Sau thời kì hoàng kim của đạo Phật – thời kì từ Asôca (273 – 236 tr.CN) đến Canixca (78 – 123), đạo Phật vẫn tiếp tục cường thịnh ở Ấn Độ trong vài thế kỉ nữa. Nhưng sự phát triển của đạo Phật thời kì này không còn thuần nhất. Ở Nam Ấn, người ta theo giáo phái Tiểu thừa (Hinayana), giữ đúng giáo lí giản dị và thuần khiết của đạo Phật lúc ban đầu, đồng thời tôn thờ Phật tổ không phải như một vị thần mà như một nhà truyền giáo vĩ đại. Còn ở Bắc Ấn, người ta theo giáo phái Đại thừa (Mahayana), coi Phật tổ như đăng thần linh và bên cạnh Phật tổ là vô số các vị Bồ tát và La hán. Các tín đồ Phật giáo Đại thừa bắt đầu thờ Phật tính, Phật cốt, dùng nước dương, đốt nhang, đèn, lần tràng hạt, dùng mọi thứ trang sức thuộc về giáo hội; các tăng ni phải cắt tóc, ở độc thân, phải ăn chay, tụng kinh, sám hối… Đồng thời để tồn tại và phát triển. Phật giáo Đại thừa còn mượn ở đạo Bàlamôn nhiều tập quán, lễ nghi và huyền thoại. Do vậy, sự nảy sinh của Phật giáo Đại thừa biểu hiện sự lung lay của đạo Phật. Tuy nhiên, sự suy sút của đạo Phật có nguyên nhân không phải do đạo Bàlamôn, mà chính ở tự bản thân nó. Trước hết, với giáo lí bĩ quan và chủ trương dĩ đức báo oán, đạo Phật ngày càng tỏ ra không phù hợp với một đất nước rất cần có lòng dũng cảm để bảo vệ độc lập trong hoàn cảnh liên tục bị kẻ thù xâm lược. Đạo Phật khuyên người ta đừng sinh con, điều đó trái với truyền thống tâm lí, phong tục của người Ấn Độ. Hơn nữa, đạo Phật vốn chủ trương không phân biệt đảng cấp nhưng đến thời kì này chỉ những người xuất thân từ những gia đình giàu có, từ các đảng cấp trên mới có thể trở thành sư sãi, còn những người nghèo khổ và thuộc đảng cấp thấp thì rất khó được gia nhập hàng ngũ tăng ni. Trong khi đó, các nhà chùa ngày càng giàu có, thực tế đã trở thành địa chủ phong kiến bóc lột nông dân, cho vay lấy lãi hoặc kinh doanh buôn bán. Nhiều tăng lữ Phật giáo bị suy đồi, mất uy tín. Khi người Hồi giáo xâm lược Ấn Độ, nhìn thấy các nhà sư biếng nhác, ham tiễn, sống nhờ lòng mê tín của các tín đồ thì họ tỏ vẻ khinh bỉ, nên đã phá rất nhiều chùa chiền, giết hàng ngàn nhà sư. Dân chúng, do vậy, rất sợ hãi và không muốn theo đạo Phật nữa.
Trong hoàn cảnh như thế, đạo Phật ngày càng xa rời quần chúng nhân dân và không còn giữ được vai trò tích cực đối với giai cấp thống trị nữa. Vì thế, giai cấp thống trị Ấn Độ dần dần tỏ ra thờ ơ với đạo Phật. Từ thế kỉ VII trở về sau, đạo Phật bắt đầu lâm vào tình trạng suy sụp. Trong khi đó, đạo Bàlamôn lại dần dần phục hưng, thu hút nhiều người Ấn.
Trong quá trình phục hưng trở lại, đạo Bàlamôn đã tiếp thu một số yếu tố của đạo Phật và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác, nên nó được xuất hiện dưới dạng một tôn giáo mới gọi là Ấn Độ giáo. Vào thế kỉ IX, sau cuộc biện luận giữa các nhà sư Phật giáo và các tăng lữ Bàlamôn, Ấn Độ giáo coi như chính thức được thành lập, hội thầy tu Ấn Độ giáo được tổ chức.
Là tôn giáo của xã hội phong kiến, Ấn Độ giáo tập hợp những tín ngưỡng và những tục thờ phụng hết sức khác nhau : từ những tín ngưỡng thừa hưởng của chế độ công xã nguyên thuỷ (linh hồn giáo, thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên…), đến những tôn giáo với học thuyết thần học phức tạp và những nghi thức, thần linh, huyền thoại, dị đoan… mà hầu hết là trái ngược với tinh thần trong các kinh Vẽ đa. Tất cả những cái đó được các tu sĩ Bàlamôn gom góp và nhào nặn lại, tạo nên tinh thần của Ấn Độ giáo.
Theo những tín điều chung của những người Ấn Độ giáo thì có vô số những thần linh chi phối vận mệnh con người, mà đời sống con người cũng như vũ trụ, đều trải qua ba giai đoạn liên tiếp : sinh, trưởng và diệt. Vì vậy, có ba thần thượng đăng Brama (thần sáng tạo), Vixnu (thần bảo tồn) và Siva (thần huỷ diệt). Thần Brama tuy được coi là chúa tể của các vị thần nhưng không được người ta thờ phụng nhiều như thần Vixnu và Siva. Sở dĩ như vậy vì những người Ấn Độ giáo cho rằng, Vixnu là một vị thần nhân ái, luôn sẵn sàng giáng trần làm những việc phi thường để cứu nhân độ thế, an ủi người bất hạnh và bênh vực kẻ nghèo. Còn Siva tuy là thần ác, tàn phá và huỷ diệt, nhưng có tử thì mới có sinh, nên với người Ấn Độ giáo, thần Siva không chỉ là thần huỷ diệt, mà còn tượng trưng cho sự sinh sôi cuốn cuộn bất tuyệt nữa.
Để thờ phụng Vixnu và Siva, các vương công đã xây dựng nhiều ngôi đến nguy nga, ở trong có đặt tượng của thần và có hàng trăm thầy tu Bàlamôn phục vụ thần. Hàng ngày họ sức dầu thơm cho tượng thần, và vào những giờ nhất định các vũ nữ của đền (Devadasi) lại theo tiếng nhạc nhảy múa những điệu vũ hành lễ. Trong những ngày lễ đặc biệt, người ta tổ chức hội hè, dân cư khắp nước kéo về dự đông tới hàng mấy nghìn người.
Ngoài các thần thượng đảng, Ấn Độ giáo còn thờ rất nhiều thần lớn nhỏ khác nữa. Có một số chỉ là thiên sứ, một số khác là quỷ, một số nữa là thiên thể, như mặt trăng, mặt trời, đa số là các loài động vật, chim muông. Nhưng theo những tín đỏ Ấn Độ giáo, tất cả các thần linh khác, dù được thờ phụng dưới hình thức nào chăng nữa cũng chỉ là hoá thân của Vixnu hoặc Siva. Sự pha trộn những tín ngưỡng và lễ nghi tôn giáo đó làm cho Ấn Độ giáo trở nên rất mâu thuẫn.
Điểm chung nhất và phổ biến nhất trong những tín điều của Ấn Độ giáo là quan niệm về linh hồn. Nó cho rằng, một đời người hay vật chỉ là một phần của trọn đời một linh hồn. Một linh hồn phải trải qua biết bao lần đầu thai, mà mỗi lần đầu thai của linh hồn có thể là một tiến bộ hay suy đổi, nó phụ thuộc vào những hành vi lớn nhỏ của kiếp trước. Sau khi thể xác chết rồi, linh hồn của con người thoát ra khỏi thể xác. Muốn cho linh hồn đến được với thần Yama ngự trị ở thế giới bên kia thì người thân phải cúng bái ; nếu không linh hồn người chết sẽ thành ma quỷ làm hại người sống. Nếu đến được với thần Yama rồi, thì tuỳ theo tội lỗi hay việc thiện đã làm khi còn sống mà thần Yama cho linh hồn lên thiên đường hay đày linh hồn xuống địa ngục. Nhưng không có linh hồn nào bị đày mãi ở địa ngục và rất ít linh hồn được ở mãi trên thiên đường. Chỉ những người hiền sống một cuộc đời “trong sạch” thì mới được vĩnh viễn ở thiên đường. Những linh hồn khác thì sau một thời hạn nhất định ở địa ngục hay thiên đường lại trở về cõi trần để sống tiếp trong những kiếp đầu thai khác. Cứ thế mãi cho tới khi nào họ đạt tới mức “trong sạch” để có thể đời đời sống ở thế giới bên kia.
Ấn Độ giáo còn nhấn mạnh việc phân chia đẳng cấp. Nó khuyên người ta nhẫn nhục thực hiện những bổn phận của đẳng cấp mình. Đồng thời tiếp thu quan niệm đạo đức tiêu cực của đạo Phật, Ấn Độ giáo cũng khuyên người ta phải thân ái, từ bi, nhẫn nhục và tuân theo pháp luật… Nó cho rằng có như vậy thì sau khi chết linh hồn mới được cứu vớt, mới được đầu thai thành người có địa vị xã hội cao hơn. Ngược lại, nếu không làm đầy đủ những nghĩa vụ của mình thì bị đầu thai thành người ở đẳng cấp thấp hơn.
Lí luận trên, rõ ràng, rất có lợi cho giai cấp thống trị, nên được các vương công ở Ấn Độ tích cực ủng hộ. Vì thế Ấn Độ giáo phát triển nhanh chóng và trở thành quốc giáo của Ấn Độ trong suốt thời gian từ đó cho đến nay.