Văn hóa A Rập
Ai Cập là một trung tâm văn hoá lớn của thế giới thời trung đại. Người Ả Rập đã tiếp thu những thành tựu văn hoá của Hi Lạp, La Mã, Ấn Độ, Iran. Ai Cập… và các nền văn hoá khác có trước mình, lập thành một nền văn hoá mang bản sắc dân tộc Ả Rập và Hồi giáo. Ngôn ngữ Ả Rập và đạo Hỏi bành trướng suốt từ Bắc Phi, Tây Ban Nha đến Tân Cương (Trung Quốc) làm cho văn hoá Ả Rập có tính chất nhất thống, nhưng kết hợp nhiều yếu tố dân tộc của các khu vực khác.
Về triết học, triết học chính thống Ả Rập bị giáo lí đạo Hỏi chỉ phối sâu sắc. Đóng góp của người Ả Rập trên lĩnh vực này là dịch và truyền bá nhiều tác phẩm của các nhà triết học cổ Hi La. Tư tưởng của nhà triết học Hi Lạp Arixtốt được dịch ra nhiều thứ tiếng như Xiri, Ba Tư và Ả Rập (người Tây Âu sau này biết được Arixtốt là nhờ những bản dịch này). Hai nhà triết học của A Rập là Avixen (980 – 1037) và Averbet (1126 – 1198) ở Coócđôba, chính là tác giả bản giải thích tác phẩm của Arixtốt.
Về văn học, trước khi đạo Hồi ra đời, ở Ả Rập đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Trên cơ sở ấy, đến giữa thế kỉ IX, Abu Tamman đã sưu tầm và hiệu đính thành hai tập thơ lấy tiêu để là Anh dũng ca (bao gồm thơ của hơn 500 nhà thơ A Rập thời cổ đại). Đến thế kỉ X, Abu Lơ Pharátdo Ixphahan lại soạn một tuyển tập thơ lớn là Thi ca tập trong đó đưa vào rất nhiều bài thơ thời trước.
Thơ ca Ả Rập phát triển nhất vào thế kỉ VIII đến thế kỉ XI. Trong thời gian này có nhiều bài thơ có giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc : Abu Nuvật, người được coi là nhà thơ xuất sắc nhất của thời kì này, có những bài thơ tình yêu nổi tiếng và tư tưởng tự do chống lại đạo Hồi. Abu Lỡ Atahia (thợ làm đồ gốm) có những bài thơ vạch trần sự hoang dâm phóng đăng trong cung đình ; Abu Phirát (quân nhân) nổi tiếng nhờ bài thơ viết gửi mẹ sau khi bị bắt làm tù binh ở Bidangxơ ; Abu La Ala Maari (nhà thơ mù ở Xiri sống vào đầu thế kỉ XI) với những bài thơ phê phán quan hệ xã hội và đạo đức phong kiến, đồng thời phủ nhận những tín điều mà được coi là lời dạy của chúa, chỉ trích những người lợi dụng lòng mê tín của quán chúng để cầu lợi cho mình.
Văn xuôi của Ả Rập nổi tiếng nhất với tập truyện dân gian Nghìn lẻ một đêm. Những truyện trong tác phẩm này bắt đầu từ tập Một nghìn căn chuyện của Ba Tư ra đời từ thế kỉ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp… rồi cải biên và xâu chuỗi một cách tài tình các truyện không liên quan với nhau đó thành một câu chuyện dài xảy ra trong cung vua. Vị quốc vương được nói đến trong truyện Nghìn lẻ một đêm là vị Calipha Harun (786 – 809) cai trị A Rập trong thời kì kinh đô của đế quốc đóng ở thành Bátđa. Truyện Nghìn lẻ một đêm phản ánh rõ rệt xã hội A Rập thời đó cùng những phong tục, tập quán, cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong đế quốc Ả Rập. Ngoài những thành tựu trên lĩnh vực thơ và văn xuôi, các thương nhân, lữ hành, học giả A Rập đi lại nhiều nơi, do vậy có để lại nhiều tác phẩm, tài liệu địa lí và lịch sử có giá trị. Maxudi (chết năm 956) thu thập trong cuốn Những đồng cỏ vàng rất nhiều tài liệu quý về văn minh phương Đông. Tabari (sống đầu thế kỉ X) biên thảo một cuốn Lịch sử thế giới từ khi thành lập đến thời đó. Đặc biệt, nhà lịch sử Candun, người Bắc Phi, sống ở thế kỉ XV đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều tư liệu phong phú.
Về khoa học tự nhiên, trên cơ sở tiếp thu những di sản văn hoá cổ đại, qua việc phiên dịch và chú giải nhiều tác phẩm khoa học của Hi Lạp, nhân dân Ả Rập đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển và có nhiều cống hiến mới. Người A Rập đã cung cấp cho chúng ta chữ số Ả Rập ngày nay qua việc họ tiếp thu và phát triển chữ số của người Ấn Độ. Họ hoàn bị các phép tính đại số, giải quyết được các bài toán phương trình bậc 4. Họ phát triển các kiến thức về hình học, lượng giác. Họ đạt ra khái niệm sin, côsin, tang, có tang… Tác phẩm đại số học của Mohamét Ibon Muxa, sống vào cuối thế kỉ VIII đến nửa đầu thế kỉ IX là một trong những quyển sách đầu tiên về môn học này. Cho đến tận thế kỉ X, cuốn sách đó vẫn được coi là cuốn đại số học chủ yếu dùng trong các trường học ở châu Âu. Người A Rập có nhiều hiểu biết về lĩnh vực thiên văn, về hoá học, họ đã chế biến được rượu. cồn, axit…
Về kĩ thuật, người Ả Rập đã xây dựng được nhiều công trình trị thuỷ tốt. Họ đã làm ra nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm cho quý tộc hay buôn bản ra nước ngoài như da mẫu Coócdoba, vũ khí Tolét và Đimaxô, vải xoa Motxun, thảm dệt Ả Rập. .
Nghệ thuật kiến trúc là một thành công lớn của người Ả Rập. Người A Rập Hồi giáo không được quyền tạc tượng, vẽ hình, cho nên kiểu trang trí của họ dùng hoàn toàn những đường dệt giao nhau có tính chất hình học. nhưng phối hợp thành những tác phẩm mĩ lệ. Hiện nay còn những thánh đường Hồi giáo lớn ở Cairo (Ai Cập), Cairuan (Tuynidi), Marakech (Marốc), nhất là cung điện Alambra (Granada) và thánh đường Hồi giáo (nay đã thành nhà thờ Cơ đốc) ở Coócđôba (xây từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI mới xong) rất vĩ đại, đẹp và trang nghiêm.
Sự đóng góp của người Ả Rập đối với nền văn minh thế giới còn phải kể đến vai trò trung gian của họ. Những tác phẩm triết học, văn học của Hi Lạp : cách làm giấy, thuốc súng, là bàn của người Trung Quốc ; kĩ nghệ dệt vải, lụa, thảm, làm vũ khí, thuộc da, làm đường của Xiri ; nhiều thứ cây nông nghiệp (chà là, mía) cây công nghiệp (bông, dâu) của Ba Tư, Ai Cập… qua A Rập được truyền sang các nước khác.
Trong khi Tây Âu đang chìm đắm trong cảnh hỗn loạn và tối tâm phong kiến, thì A Rập duy trì và phát triển được nền văn hoá cổ đại, thu hút nền văn hoá phương Đông vẫn đang phát triển rực rỡ, đã làm cái cầu nối cho văn hoá phương Tây sau này phát triển trở lại.