Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII đã gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát triển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Những phát minh kỉ thuật đem lại hậu quả kinh tế cơ bản là chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy, thay thế các công trường thủ công bằng xí nghiệp hiện đại. Thay thế sức gió và sức nước bằng máy hơi nước. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nước Anh đã đạt được những thành tựu về kinh tế rất to lớn. Đến những năm 30-40 của thế kỉ XIX, nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp của thế giới và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa cao với nền đại sản xuất cơ khí vào những năm 50 và 60. Chủ nghĩa tư bản Pháp cũng giành được những thắng lợi đáng kể, đưa nước Pháp lên địa vị hàng đầu của lục địa Song ở đây, thời gian bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp muộn hơn và tốc độ chuyển biến chậm hơn Anh. Nền công nghiệp ở Đức cũng phát triển rõ rệt đặc biệt là công nghiệp vùng Ranh Vetxphalen, công nghiệp bỏng sợi ở Nhiều trung tâm công nghiệp ra đời với những xí nghiệp chế tạo lớn. Nhưng nói chung đó mới là những bước chuyển biến đầu tiên vì lực lượng sản xuất mới còn bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất nửa phong kiến và tình trạng phản cắt chính trị. Hà Lan. Bắc Mĩ và ngay cả các vùng tương đối chậm phát triển như Tiệp, Áo. Hung. Ý… đều có những bước tiến rõ rệt trong nền kinh tế công nghiệp.
Sự phát triển đó đem lại kết quả tất nhiên là xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bàn trong các nước đã trải qua cuộc cách mạng xã hội, hoặc ít ra, cũng tạo nên những tiến để cần thiết cho sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến trong một khoảng thời gian không xa nữa. Trên cơ sở đó, đến những năm 50-60 của thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp căn bản hoàn thành trên hầu hết các quốc gia phát triển của châu Âu và Bắc Mĩ. Đóng thời, bộ mật các thành thị cũng thay đổi bởi những xí nghiệp hiện đại trang bị bằng máy móc và tập trung hàng ngàn vạn công nhân. Những đường giao thông chằng chịt nối liền các trung tâm với nhau, xóa bỏ sự ngăn cách lâu đời giữa các vùng. Nhưng cảnh phồn thịnh đó lại bị chi phối bởi quy luật giá trị thặng dư, quy luật lợi nhuận khiến cho người công nhân thực sự trở thành món hàng của nhà tư bản bị bóc lột hơn bao giờ hết. Cảnh tương phản giữa khu tư sản sang trọng, lộng lẫy với khu công nhân tối tâm, lụp xụp bộc lộ ngày càng rõ nét. Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho số công nhân ngày một đông đảo và tập trung nhưng không cải thiện đời sống cho họ. Tính cảnh của họ tối tệ và sa sút. Ngày lao động của công nhân kéo dài từ 12 đến 16 giờ và chỉ được lình đồng lương chết đói. Lao động trẻ em và phụ nữ được sử dụng rộng rãi trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ còn bị nạn thất nghiệp đe dọa do những cuộc khủng hoảng kinh tế gây nên, sẵn sàng hất họ ra hè phố. Tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” của Ăngghen xuất bản năm 1815 là một bản cáo trạng đầy dù vạch trấn ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đối với công nhân. Mối mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản là điều không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên hết sức gay gắt.
2. Phong trào đấu tranh bước đầu của giai cấp công nhân
Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản càng gay gắt thì công nhân càng đứng dậy đấu tranh giành quyền lợi cho mình. Ngay từ những ngày đầu tiên của các công trường thủ công, công nhân đã chống lại bọn chủ một cách lẻ tẻ và tự phát. Nhưng khi đó, mâu thuẫn chủ yếu bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến, công nhân chưa tấn công quyết liệt vào giai cấp tư sản mà còn đi theo giai cấp tư sản “chống lại kẻ thù của kẻ thù mình”. Sự tham gia của công nhân vào các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ đã góp phần tích cực vào tháng lợi của cuộc đấu tranh chống phong kiến. Song những thành quả thu lượm được rơi vào tay giai cấp tư sản.
Hình thức phân kháng sơ khai của người công nhân là những cuộc bạo động tự phát chống lại việc áp dụng máy móc. Trong buổi đấu của cuộc cách mạng công nghiệp, họ tưởng rằng nguồn gốc của nỗi khổ đau chính là máy móc. Vì vậy phong trào phá máy, đập phá công xưởng lan tràn rất nhanh trong các trung tâm công nghiệp. Nhưng dần dần, họ thấy rằng máy móc không phải là kẻ thù thực sự và hậu quả của những cuộc phá máy thường là sự trấn áp của chính quyền. Họ tiến lên một bước cao hơn là đấu tranh bãi công và xây dựng công đoàn. Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XIX các ngành lao động ở Anh đều có tổ chức công đoàn với chủ trương công khai là bảo vệ công nhân, chống những hành động bạo ngược của giai cấp tư sản. Mục đích của những công đoàn ấy là đòi quy định tiền lương, tập hợp thành một lực lượng để điều đình tập thể với chủ, điều chỉnh lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương hoặc giữ vững mức lương khi cần thiết. Ở nước Anh, hầu như không có tuần lễ nào, thậm chí không có ngày nào không xảy ra bãi công chống lại việc chủ định hạ lương hoặc không chịu tăng lương, chống thổi đánh đập hoặc những quy chế khác nghiệt. Những cuộc bài công thường bị thất bại, mới là những sự va chạm nhỏ, chưa giải quyết được vấn đề gì lớn.
Qua quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân dẫn dẫn có ý thức và có tổ chức hơn, họ tiến hành những cuộc đấu tranh với quy mô to lớn hơn, chống lại không riêng một chủ xưởng mà với toàn bộ giai cấp tư sản, đòi hỏi không riêng quyền lợi kinh tế mà còn có yêu cầu chính trị rõ rệt. Cuộc khởi nghĩa Liông ở Pháp năm 1831 và 1834, phong trào Hiến chương ở Anh từ 1836 – 1848 và cuộc khởi nghĩa Sơlêdin ở Đức năm 1844 đánh dấu thời kì đấu tranh có tính chất độc lập của giai cấp công nhân. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những nhược điểm lớn : chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen không khắc phục được nhược điểm đó. Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà người sáng lập vĩ đại là C. Mác và Ph. Ăngghen đặt cơ sở lí luận cho việc giải quyết những yêu cầu của công nhân