Sự hình thành và phát triển của chế độ công xã thị tộc

1. Sự xuất hiện Người tinh khôn và chế độ công xã thị tộc 

Trong khi lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên, con người cũng tự cải tạo bản thân mình. Đến thời hậu kì đồ đá cũ (khoảng 4 vạn năm trước đây), con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình và trở thành Người tỉnh khôn hay còn gọi là Người hiện đại (Homo Sapiens). 

Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể phát triển như người ngày nay. Các bộ phận cơ thể đã trở nên hoàn thiện, hai bàn tay nhỏ, khéo léo ; các ngón tay – nhất là ngón cái linh hoạt hơn ; trán cao, xương hàm nhỏ và không còn nhỏ ra phía trước ; nào đặc biệt phát triển (khoảng 1300 – 1500cm). 

Sự xuất hiện Người tinh khôn là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Di cốt của họ đã được tìm thấy ở hầu khắp các lục địa, chứng tỏ Người tinh khôn đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất. 

Do sinh sống lâu dài ở những vùng có hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau, nên ngay từ lúc đó ở Người hiện đại đã xuất hiện những đặc điểm khác nhau về màu da, về hình dáng mắt, môi, về đường cong và chiều cao của sống mũi, về cấu tạo và màu sắc của tóc v.v… và cũng dựa trên những đặc điểm đó, người ta phân biệt ba đại chủng khác nhau : Cropesít sống chủ yếu ở châu Âu, Bắc Phi, Tây Á, Bắc Ấn ; Negorít sống ở vùng xích đạo và một số vùng khác của châu Phi và châu Á ; Mongoloit bao gồm phần lớn cư dân sống ở châu Á và cả thổ dân người da đỏ châu Mĩ. 

Qua hàng triệu năm sinh sống, cư dân của 3 đại chủng luôn luôn có sự giao tiếp, xáo trộn, lai tạo với nhau tạo nên các tiểu chủng và từ đó hình thành các tộc người hiện đại. Vì vậy, ngày nay trên thế giới, bên cạnh những tộc người tiêu biểu cho 3 đại chủng trên, còn có những tộc người trung gian, là những thế hệ “con lai” của các đại chủng như tiểu chủng Ấn – Âu, Nam Á v.v…

Sự xuất hiện Người tính khôn đã diễn ra đồng thời với những thay đổi hết sức lớn lao trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội của loài người. 

Sự phát triển của lực lượng sản xuất với hình thức lao động tập thể, cuộc sống định cư và việc dùng lửa đã dân dẫn thắt chặt mối quan hệ của cộng đồng người nguyên thủy. Bảy người nguyên thủy với mối quan hệ lỏng lẽo, không bền vững của nó đã không còn thích hợp nửa và dẫn dần được thay thế bằng một tổ chức cộng đồng mới chặt chẽ hơn, ổn định hơn. Cộng đồng mới này được tổ chức theo mối quan hệ dòng máu, mọi thành viên đều bình đẳng về lợi ích vật chất và địa vị xã hội, cùng hiệp tác với nhau trong lao động. Tổ chức đó là công xã thị tộc – tổ chức xã hội cơ bản của xã hội nguyên thủy đã hình thành. 

Thị tộc thực chất là một tổ chức xã hội gồm khoảng vài chục gia đình, với 3 – 4 thế hệ có cùng huyết tộc với nhau. Trong thị tộc, lớp con cháu có thói quen kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ. Ngược lại, lớp Ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả lớp con cháu của thị tộc như nhau. Trong mỗi gia đình, con cái có thể được bố mẹ săn sóc, trìu mến, nhưng trẻ em của tất cả các gia đình thì không có sự phân biệt nhau về mức độ quan tâm của thị tộc. 

Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc. Mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi ở, ruộng đất, sông ngòi, rừng và đồng cỏ riêng. Các thành viên của bộ lạc cùng nói một thổ ngữ, cùng theo một tín ngưỡng và thực hiện những nghi thức cúng lễ riêng. Bộ lạc có quyền rất lớn đối với thị tộc, như công nhận hoặc bài miễn tù trưởng, và thủ lĩnh quân sự của thị tộc. Đứng đầu bộ lạc là một thủ lĩnh được trao quyền giải quyết những công việc của bộ lạc theo quyết định của hội nghị bộ lạc. Hội đồng bộ lạc bao gồm thủ lĩnh bộ lạc, thủ lĩnh quân sự, các tù trưởng của thị tộc và nhiều khi cả tăng lữ nữa. Hội đồng này có quyền thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đình chiến, đón tiếp hoặc cử sứ giả đi. 

Trong giai đoạn đầu của xã hội thị tộc, bộ lạc thường chia làm hai “nửa”, mỗi “nửa” gồm 2 hoặc 4 thị tộc – gọi là một bào tộc. Bào tộc có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, hội hè và tổ chức lực lượng vũ trang bảo vệ bộ lạc. Bào tộc cũng có trách nhiệm giải quyết những vụ xích mích trong bộ lạc hoặc bầu thủ lĩnh của bộ lạc. 

Sau khi ra đời ở hậu kì đồ đá cũ, công xã thị tộc phát triển thịnh vượng vào thời đồ đá giữa và giai đoạn sơ, trung kì thời đại đồ đá mới. Đến giai đoạn hậu kì thời đại đá mới, ở một số nơi, công xã thị tộc đã dần dần tan rã, nhường chỗ cho một xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng. Trong suốt thời gian tồn tại đó, công xã thị tộc đã trải qua hai giai đoạn phát triển, gắn liền với hai hình thức tổ chức khác nhau của thị tộc, đô là thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ. 

2. Sự phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ 

Dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau (tài liệu dân tộc học, những dấu văn tay còn để lại trên đồ gốm v.v…), người ta biết rằng, ngay từ thời kì bây người nguyên thủy đã có sự phân công lao động tự nhiên : săn thủ là công việc nặng nhọc của đàn ông, còn phụ nữ đi hái lượm rau quả, trông nom con cái, chuẩn bị bữa ăn… Người phụ nữ quản lí và phân chia thức ăn hàng ngày cho các thành viên trong thị tộc, thực tế đều là chồng con, anh em của họ. Mặt khác, do tập quán kết hôn, bên nữ giữ quyền chủ động, con cái sinh ra chỉ biết mẹ và đều lấy theo họ mẹ. Người ta gọi đó là chế độ thị tộc mẫu hệ hay thị tộc mẫu quyền. 

Khác với thời đại xã hội có giai cấp sau này, trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, quyền của người đàn bà được biểu hiện trước hết là quyền được phản công lao động trong gia đình và quyền điều hành những công việc chung của thị tộc và vì thế họ không những được bình đẳng, được tôn trọng mà còn có thể được bầu làm tộc trưởng, tù trưởng. 

Chế độ mẫu quyền là một giai đoạn phát triển lịch sử mà nhiều dân tộc trên thế giới đều đã kinh qua. Nó đã tồn tại trong một thời gian rất dài. Bất đầu cùng với sự xuất hiện Người tinh khôn ở thời hậu kì đồ đá cũ, công xã thị tộc mẫu quyền phát triển thịnh vượng vào thời đại đồ đá giữa, vào các giai đoạn sơ và trung kì thời đại đồ đá mới và sau đó dẫn dẫn bị thay thế bởi công xã thị tộc phụ quyền ở giai đoạn hậu kì đồ đá mới. 

Thị tộc luôn luôn được hiểu là một gia đình lớn, một gia tộc có cùng họ, nói theo nghĩa đen tồn tại trên nền tảng của công xã nguyên thủy, gắn bó với nhau bởi 2 yếu tố : 1) Quan hệ cộng đồng và đất đai, rừng rú, hồ ao, nhà ở và 2) Quan hệ thân tộc hay huyết tộc. 

Tuy nhiên không thể hiểu thị tộc như một gia tộc, gia đình lớn hiện tại. 

Do đó, quan hệ gia đình, hay nói đúng hơn, quan hệ vợ chồng, con cái trong thị tộc đã có một quá trình diễn biến hết sức phức tạp.

Một khó khăn lớn là để nghiên cứu quan hệ gia đình trong thời thị tộc, người ta không còn hoặc còn không nguyên vẹn, chỉ từng phần từng mảnh, những tộc người ở trình độ tương đương, làm tài liệu so sánh với các thời kì mà người ta quan tâm tìm hiểu. 

Trước Ph.Enghen đã có lí thuyết cho rằng : thời kì đầu của con người, thời Bảy người nguyên thủy, quan hệ con người là tạp giao, tức là quan hệ tính giao không phân biệt lứa tuổi. 

Dĩ nhiên, ngày nay không ở đầu còn một nhóm người ở trình độ này, một số nhà khoa học xem xét tình trạng của động vật, cho rằng ban đầu, loài người mới thoát ra khỏi giới động vật thì cũng vẫn còn quan hệ tạp giao như thế. Lí thuyết này còn được căn cứ vào suy luận logic, là một xã hội với những quy định, tục lệ, dù là xã hội nguyên thủy, thì trước đó, có thể chưa có quy định, cấm đoán. Nhưng một số nhà khoa học phản đối thuyết này. cũng dựa vào tình trạng không hoàn toàn tạp giao trong một số nhóm động vật cấp cao. 

Chính Ph.Enghen cũng tham gia thảo luận, trích dẫn người này, phản đối người khác. 

Dù sao, đây cũng chỉ là suy luận, không thể khẳng định có hay không trong Bảy người, một quan hệ tạp giao. Vài chục năm gần đây, nghiên cứu những hãy vượn được nuôi dưỡng, những hốc nhỏ trong hang động, dành cho cuộc sống vài ba người trong cộng đồng vài ba chục người, nghiên cứu sự phân bố nơi cư trú của thị tộc Tasaday ở Philippin v.v…, dẫn đến sự nghĩ ngờ về một thời kì tạp giao của Bảy người. 

Vậy sau thời kì tạp giao (nếu như có hay không) thì đến thời kì (thứ hai theo số thứ tự ở đây) theo PhEnghen và “Giai đoạn đầu của gia đình”(2) mà “ở đây, các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ”, trong đó “Tất cả ông và bà, trong phạm vi gia đình, đối với nhau đều là vợ chồng”, gọi là Gia đình huyết tộc, hay Huyết duyên gia đình (Tiếng Trung Quốc), Famille consanguine (Tiếng Pháp). 

Như vậy có nghĩa là thời kì thứ nhất là tạp giao, không cấm kị giữa các lứa tuổi khác nhau, thời kì thứ hai thì có cấm kị lứa tuổi khác nhau nhưng không cấm kị giữa nam nữ cùng thế hệ, có thể hiểu là anh em ruột. 

Ph.Enghen cũng khẳng định “nhất định là hình thức gia đình này đã tồn tại”… tuy những dân tộc cổ nhất cũng không cung cấp cho chúng ta những ví dụ chắc chắn về hình thức gia đình động huyết này.

Cơ sở của luận thuyết này là dựa vào sự nghiên cứu phân tích quan hệ thân tộc ở Haoai và “ở khắp quần đảo “Polynédia”. 

Thời kì “gia đình Punaluen” hay chế độ quân hôn có cấm kị, tức “hủy bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em ruột với nhau”, “giữa anh chị em cùng mẹ khác cha”, và “cuối cùng là cấm ngay cả những anh chị em trong hàng hệ (con chú con bác)”.

Luận thuyết này dựa trên những điều ghi chép của Xeda về người Bretoan “có từng nhóm 10 – 12 người vợ chung nhau, chung nhau giữa anh em trai, cả giữa cha và con, nhưng cấm cha và con gái, mẹ và con trai”, cũng dựa trên xã hội người Croki và Cumit (Nam Ôxtrâylia), chia làm 2 đẳng cấp mà “mỗi người đàn ông ở đẳng cấp này sinh ra đã là chồng của mỗi đàn bà ở đẳng cấp kia”. 

Phải nói rằng hình thức này, chế độ quân hơn hay gia đình Punaluen của thời kì thứ 3 là đặc sắc và có ý nghĩa chi phối các hình thức có trước và sau nó, tạo cơ sở để sinh ra logic của các luận thuyết về sự diễn biến của các hình thức gia đình. 

Ph.Enghen đã đưa ra nhiều ví dụ sinh động, để chứng minh cho chế độ gia đình Punaluen tuy rằng còn xa mới đủ những ví dụ đặc sắc nhất. 

Luận thuyết mang tính duy lí rất cao : từ hình thức tạp giao tới những quy định xã hội về hôn nhân, gia đình, trong đó hình thức sau ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng còn dấu vết rơi rớt của hình thức trước. 

Sự tiến triển từ chế độ quân hơn mẫu hệ tới gia đình phụ hệ, một vợ một chồng và tới chế độ phụ quyền. 

Từ logic chặt chẽ của luận thuyết, nhiều nhà dân tộc học sau này đã suy luận thêm và mô hình hóa thiết chế quân hôn là một giai đoạn tiến triển của gia đình, xã hội, có tính phổ biến trong thời kì công xã nguyên thủy. Trong đó,

a) Thực hành chế độ ngoại hôn, nam của thị tộc này lấy nữ của thị tộc kia. 

b) Chế độ quân hôn các anh em trai của thị tộc này với chị em gái của thị tộc kia và chỉ thực hiện đối với mỗi lớp cùng lứa tuổi. 

c) Nữ luôn luôn ở lại thị tộc của mình, con cái chỉ biết mẹ mà không biết cha. Quan hệ gia đình – xã hội là mẫu hệ, mẫu quyền. 

Như trên đã nói, luận thuyết mang tính duy lí cao nhưng không phải là phổ biến là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. 

Không phải chế độ mẫu hệ (con gái cuối chồng) luôn luôn đi liên chế độ quân hôn.

Rất nhiều xã hội hiện đại còn tàn dư của mẫu hệ (cả ở một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam) lại không có chế độ quân hơn. Cả ở vương triều Ptolemei Ai Cập thời Hi Lạp hóa cũng thực hành chế độ mẫu hệ, thậm chí bắt buộc kết hôn giữa anh chị em ruột của hoàng gia để giữ ngôi báu cho dòng nữ theo cổ truyền, để ngôi báu vẫn vừa là cha truyền con nối, nhưng vẫn là đề cho dòng nữ. 

Có rất nhiều ví dụ mà nhìn hình thức như chế độ quân hôn (những người vợ của chung những người chồng, thường là anh em ruột) nhưng vẫn có sự gắn bỏ từng đôi, nhất là khi có con và nuôi con. 

Không phải mẫu hệ thì có mẫu quyền, theo nghĩa hiện đại, trong đó, tộc trưởng luôn luôn là nữ. Có nhiều trường hợp mà việc săn bắn và chiến tranh cần thiết, thị tộc, bộ lạc vẫn bầu một người đàn ông có uy tín làm tù trưởng, tuy rằng ở đó, người mẹ, người phụ nữ cao tuổi vẫn có uy tín cao và được kính trọng. 

Những tài liệu dân tộc học được biết hiện nay, cho đến cuối thế kỉ XX, cho thấy đây đó còn tàn tích chế độ mẫu hệ và chế độ quân hôn, nhưng chưa có căn cứ chắc chắn nào cho sự phổ biến của chế độ quần hôn, mà ở ngoài hoặc ngay trong chế độ quân hôn vẫn có sự gắn bó từng đôi. Chẳng hạn chỉ có khi người chồng chết thì người quả phụ mới được lấy chồng tiếp là anh em ruột của chồng. 

Tóm lại, ta thấy thực tiễn phức tạp đa dạng hơn luận thuyết rất nhiều và nếu hiểu sự tiến triển của các hình thức gia đình như một mô hình, một sơ đô cứng nhắc thì cũng không phù hợp. 

Không nên vội khẳng định con người thì phải kết hợp hỗn chế theo từng đôi, phải cao hơn một số loài động vật hoặc không phải cứ thời công xã nguyên thủy thì có chế độ quân hôn. 

Nhưng gia đình nhỏ phụ hệ thay thế công xã thị tộc mẫu hệ, gắn liền với sự nảy sinh tư hữu, sự chênh lệch tài sản trong xã hội, và phụ quyền tức là “quyền” của người chồng, người chủ là một thực tế khách quan phổ biến. 

Trong thời kì công xã thị tộc, loài người đã đạt được những tiến bộ rất lớn trong tổ chức xã hội và đời sống tinh thần. 

Từ chỗ chỉ biết sử dụng những hòn cuội tự nhiên hay chỉ biết ghè một rìa cạnh của hòn đá để tạo ra những chiếc rìu tay vạn năng, đến thời hậu kì đồ đá cũ, con người đã biết chọn những hạch đã có hình lăng trụ, rồi ghế thẳng theo chiều dọc tạo ra những mảnh tước dài và mỏng, có cạnh sắc. Những mảnh tước này lại được tu sửa hoặc bẻ nhỏ ra thành những công cụ. đỏ đá nhỏ tinh xảo và có dáng hình nhất định. Chúng lại được lắp chuôi bằng cách kẹp vào giữa hai mảnh tre hoặc gỗ rồi buộc bằng dây da, hoặc cấm hay buộc thẳng vào đầu gậy làm mũi lao, mũi giáo phóng đi rất xa. Mũi lao, mũi giáo còn được làm từ xương hoặc sừng động vật, từ cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu. Trong một số di chỉ khảo cổ, người ta đã tìm thấy những mũi lao bằng xương có nhiều ngạnh, rất lợi hại. 

Từ kĩ thuật phóng lao, người nguyên thủy đã biết chế ra cung tên. Việc chế ra cung và tên là một phát minh quan trọng vì nó đánh dấu một bước tiến lớn của trình độ nhận thức của con người. Với cung tên, con người sản bắn có hiệu quả và an toàn hơn. 

Đến thời đại đồ đá mới, người ta không chỉ biết ghè đẽo, mà còn biết khoan, cưa, mài đá. Những công cụ lao động, sau khi được ghè đẽo sơ qua. lại được mài nhãn ở rìa lưới hay toàn thân, được khoan lỗ hay của thành rãnh để tra cán. Vì vậy, công cụ có hình dáng gọn đẹp và chính xác, nhiều kiểu loại thích hợp với từng công việc khác nhau. Nhờ thế mà năng suất lao động tăng lên một cách đáng kể. 

Những thành tựu quan trọng nhất của thời đại đồ đá mới không chỉ thể hiện ở những bước tiến về kĩ thuật mà chủ yếu là ở chỗ : từ hải lượm, con người đã biết đến nghề trồng trọt và từ săn thú bắt đầu biết chăn nuôi gia súc. Với sự xuất hiện nghề trồng trọt và chăn nuôi, lần đầu tiên con người đã tự sản xuất ra được thức ăn, chứ không chỉ thu lượm những gì có sẵn ở thiên nhiên. Người nguyên thủy đã chuyển dần từ nền kinh tế thu lượm sang nền kinh tế sản xuất. 

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, người nguyên thủy còn biết dệt vải từ vỏ cây hoặc sợi gai, biết làm đồ gốm, biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung. 

Những biến đổi hết sức quan trọng này ở thời đại đó đã mới được gọi là cuộc “cách mạng đá mới”. 

Giờ đây, đời sống của người nguyên thủy đã khấm khá hơn nhiều. Người ta đã có thể hái rau quả ở ngoài vườn về ăn, bất gia súc ở trong chuồng để giết thịt, thức ăn dư thừa có thể để dành trong những nổi hoặc bát gốm. Họ đã có những chiếc váy, áo bằng đá thủ hay bằng vải gai để che thân cho độ rét và để cho “đẹp”. Nhờ có lửa và quần áo chống rét, họ không cần phải ở trong hang động nữa, mà đã ra dựng lều, định cư ở những nơi thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. “Nhà” của họ được làm bằng tre hoặc gỗ, phủ có khô.

Người ta đã tìm thấy dấu tích của căn “lêu” dựng bằng xương. Đến thời kì phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ, người ta đã xây dựng những ngôi nhà sàn rộng lớn, làm nhà chung cho cả thị tộc. Dấu tích của những ngôi nhà chung với diện tích hàng trăm mét vuông như thế đã được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc Liên Xô (trước đây), ở Thụy Sĩ v.v… Đời sống dư dật, con người không cần phải suốt ngày đi tìm kiếm thức ăn, mà đã có thời gian “rồi” để “trang điểm” cho mình, để nhảy múa và sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật nguyên thủy đã ra đời và phát triển thịnh đạt dưới thời công xã thị tộc mẫu hệ. 

3. Tổ chức xã hội của công xã thị tộc

Trong giai đoạn phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ, mặc dù lực lượng sản xuất đã phát triển hơn trước nhiều, nhưng trong điều kiện kĩ thuật lạc hậu, công cụ lao động hết sức thô sơ, nghèo nàn, người ta vẫn phải tiến hành lao động tập thể. Việc săn vậy những đàn thú, việc khai phá những cánh rừng rậm, xây dựng những công trình tưới, tiêu nước, xây dựng nhà cửa v.v… đòi hỏi phải có sự góp sức của nhiều người. Như thế, yêu cầu của công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đã tạo nên sự hợp tác lao động một cách tự nhiên của mọi thành viên trong thị tộc. Đồng thời, quan hệ huyết thống vốn được duy trì trong thị tộc càng gắn bó các thành viên trong lao động cũng như trong mọi sinh hoạt của cuộc sống thường ngày. Có thể coi thị tộc là một gia đình lớn mà thế hệ trên và dưới có quan hệ ruột thịt với nhau, theo dòng mẹ. Mỗi thị tộc có tên gọi riêng, có khi lấy tên một loài thú vật nào đẩy như gấu, hươu, nai…, chiếm cứ một khu vực lãnh thổ riêng, trong đó có ruộng đất trồng trọt, rừng, ao hồ và những tài sản khác, có nghĩa địa riêng. Đó là lãnh địa thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi thị tộc. Sự xâm phạm lãnh thổ của thị tộc hay bộ lạc này bởi một bộ lạc khác thường dẫn đến những cuộc xung đột đôi khi rất tàn khốc. 

Song đối với nội bộ thị tộc thì mọi thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng mọi tài sản trong phạm vi lãnh địa của thị tộc. Đó là chế độ sở hữu tập thể của thị tộc. Dưới chế độ công xã thị tộc, chưa có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Người ta chưa phân biệt đầu là của anh và đâu là của tôi. Thực ra, bấy giờ, ngoài những mảnh da thú để che thân, vài công cụ bằng đá và khẩu phần thức ăn đã ăn hết ngay hàng ngày, con người cũng chưa có gì thừa, để dành, chưa có gì riêng mà cất giữ. Vì thức ăn kiếm được chưa nhiều, mặc dù sân bất cả ngày, mỗi người cũng chỉ được một khẩu phần thức ăn đủ sống và người ta buộc phải chia đều cho nhau. Tài sản quý giá nhất lúc bấy giờ là ruộng đất, đồng cỏ, rừng và ao hồ để trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và hái lượm. Nhưng trong điều kiện dân cư thưa thời, công cụ thô sơ, con người không đủ sức để khai phá đất hoang. Vì thế, người ta cũng không có nhu cầu chiếm giữ đất đai làm của riêng. Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể có một số công cụ lao động. thuộc quyền sở hữu cá nhân của một số thành viên nào đó trong thị tộc. Nhưng đó là quan hệ giữa người với hiện vật, không phải là tư hữu tài sản vì nó không tạo ra của cải thừa cho cá nhân dẫn tới hiện tượng người bóc lột người. 

Với chế độ sở hữu tập thể như vậy, tất nhiên mọi thành viên của thị tộc đều bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng như nhau. Người ta chưa phân biệt đâu là quyền lợi và đâu là nghĩa vụ. Mọi người đều tự giác tham gia vì hiểu rằng mình sẽ được hưởng một phần thành quả lao động tập thể đó cũng như mọi thành viên khác trong thị tộc. Tập tục chia đều thức ăn và những tài sản khác cho các thành viên của thị tộc vẫn còn khá phổ biến ở một số thổ dân châu Úc và nhiều nơi khác. Khi đi trên tàu “Bigl”, Đacuyn đã từng chứng kiến hiện tượng : một nhóm người trên đảo khi được tặng một mảnh vải đa xé nhỏ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mọi thành viên trong nhóm. Trong thị tộc, bộ lạc, có cơ quan quản lí dân chủ, có lớp bỏ lão được kính trọng, tộc trưởng, tù trưởng có uy tín, nhưng không một ai có thể vi phạm chế độ sở hữu chung hoặc được quyền hưởng thụ nhiều hơn người khác. Mọi công việc quan trọng của thị tộc như tuyên chiến, nghị hòa, rời địa bàn cư trú, bầu thủ lĩnh quân sự v.v… đều do hội nghị toàn thể các thành viên thị tộc hay bộ lạc quyết định. Còn trong cuộc sống thường ngày, người ta quan hệ với nhau theo những phong tục, tập quán đã được truyền từ đời này qua đời khác. Lênin viết : “Trong xã hội ấy, chúng ta thấy tập quán giữ địa vị. thống trị, những bô lão trong thị tộc có uy tín, được tôn trọng và có quyền hành… Nhưng bất cứ ở đâu, người ta cũng không thấy có một hạng người đặc biệt, tự tách ra để cai quản người khác và nắm lấy một cách có hệ thống và thường xuyên, vì lợi ích và mục đích thống trị, bộ máy cưỡng bách, bộ máy bạo lực ấy (tức nhà nước – tác giả chú thích)…

Những tập quán quen thuộc đó trong thị tộc đã tạo ra một cuộc sống cộng đồng trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của thị tộc. Sự cộng đồng là tình trạng cùng chung nhau, cùng giống nhau thể hiện trong mọi mặt của đời sống, mọi quan hệ trong thị tộc. Người ta cùng vui chung với nhau, cùng tổ chức các lễ hội, cùng nhảy múa xung quanh một đống lửa, hay cùng chia sẽ với nhau trong cơn hoạn nạn. Mọi thành viên trong thị tộc đều có cách sống, phong tục, tập quán như nhau. 

4. Hình thái ý thức của xã hội nguyên thủy 

Sự xuất hiện Người tính khôn, sự phát triển của sản xuất mà nhờ đó cải thiện một cách đáng kể đời sống vật chất của con người, sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc… đã có tác động to lớn đến quá trình phát triển của các hình thái ý thức của người nguyên thủy. 

Như trên đã nói, tư duy và ngôn ngữ sinh ra và phát triển gắn liền với việc lao động tập thể. Cùng với sự tích lũy những quan sát và kinh nghiệm trong sản xuất, ngôn ngữ nguyên thủy cũng được phát triển. Các tài liệu dân tộc học cho biết, ở một số bộ lạc lạc hậu, ví dụ như thổ dân đại lục Ôxtrâylia. chẳng hạn, kho từ vựng của họ đã có tới gần 10 ngàn từ, trong đó có khá nhiều các khái niệm trừu tượng. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm của ngôn ngữ nguyên thủy là tính chất cụ thể của nó. Người ta dùng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ những cây, những quả, những con thú, con chim cụ thể khác nhau, nhưng những từ chỉ chung loài cây, loài quả, loài chim… thì lại rất thiếu. Một đặc điểm nữa của ngôn ngữ nguyên thủy là mỗi câu có rất ít từ. Cùng với sự phát triển chung của ngôn ngữ, những mặt hạn chế này của ngôn ngữ nguyên thủy cũng dẫn dẫn được khắc phục. 

Chúng ta đã biết, ở thời kì đầu tiên của lịch sử loài người chưa có tôn giáo. Khoa học đã chứng minh rằng ở thời kì bẫy người nguyên thủy, chưa có tôn giáo. Đến thời trung kì đồ đá cũ mới bắt đầu xuất hiện nghi lễ mai táng người chết của người Neandectan, và mầm mống của tôn giáo cũng mới xuất hiện. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu biết quan sát thể giới xung quanh. 

Khi tìm hiểu bản thân họ và thế giới xung quanh, họ đã không tách mình ra khỏi giới tự nhiên mà lại hòa mình với giới tự nhiên làm một ; không giải thích các hiện tượng của tự nhiên, con người đã đem cái sức sống của bản thân họ khoác cho giới tự nhiên vô tri, vô giác. 

Tập hợp khái niệm nguyên thủy ấy, người ta gọi là thuyết vạn vật có linh hồn. Từ đó nảy sinh ra hàng loạt các hình thái đặc biệt của tôn giáo nguyên thủy như sự sùng bái tự nhiên, ma thuật, chủ nghĩa tô-tem. Trong quá trình phát triển của xã hội, các hình thức tôn giáo nguyên thủy trên đây tất nhiên đã có nhiều thay đổi. Song những tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn là nhân tố quan trọng nhất của tôn giáo. 

Cũng như các hình thái ý thức khác, nguồn gốc chung của nghệ thuật nguyên thủy là thực tiến lao động của con người. Hội họa, điêu khắc, âm nhạc ca hát, nhảy múa, trang sức v.v… đều gắn chặt với sinh hoạt tập thể của mọi thành viên trong thị tộc. Với nghệ thuật tạo hình, ở giai đoạn đầu của thời hậu kì đồ đá cũ, các nét vẽ chỉ thể hiện động vật đứng yên ở trạng thái tĩnh. Nhưng từ giữa thời hậu kì đồ đá cũ, trong nghệ thuật đã biểu hiện rõ xu hướng thể hiện sự vận động của thú vật. Đến thời đại đồ đá mới, nghệ .’ thuật tạo hình lại phát triển theo con đường nghệ thuật trang hoàng và các kiểu trang hoàng cũng rất khác nhau. Sự trang hoàng đó đề ra nhiều kiểu hoa văn, đề tài khác nhau, màu sắc cũng không giống nhau, từ những kiểu đơn giản nhất đến những kiểu rất phức tạp, biểu hiện tính nghệ thuật cao độ. 

Nghệ thuật điêu khắc – bao gồm tạc tròn và chạm nổi – cũng đã được truyền bá rộng rãi ở nhiều bộ tộc và bộ lạc. Người nguyên thủy đã biết chạm khác trên gỗ, xương ngà voi những bức chạm nổi với những chủ đề rất phong phú về động vật và về những cuộc đấu tranh với động vật. Họ cũng biết tại tượng bằng ngà voi và sừng, nặn tượng bằng đất sét rồi đem phơi nắng hoặc đem nung. Chủ đề của tượng cũng rất phong phú – từ những động vật thân thuộc hàng ngày như gà, bò, ngựa, hươu v.v… đến con người, đặc biệt là tượng phụ nữ – tượng trưng cho sự bảo tồn và phát triển của thị tộc và của giống nòi.