Nguồn sử liệu và quá trình phát triển của ngành Ai Cập học

Ai Cập là quê hương của một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người. Vì thế ở Ai Cập ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích của nền văn minh vật chất rực rỡ đó. Các cuộc khai quật khảo cổ đã cung cấp ngày càng nhiều các tài liệu có giá trị rất lớn đối với việc tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa và cả tình hình chính trị xã hội của Ai Cập cổ đại. Ở vùng El – Amarna, người ta đã tìm thấy những mộ tầng và dấu tích của một kinh đó mới do Pharaông Iknaton xây dựng với những đến đài, cung điện tráng lệ, những dinh thự, vườn cây, công viên, đường phố rộng rãi. Nhà khảo cổ học Cactơ đã tìm thấy và tiến hành khai quật khu mộ tảng của Tutankhamôn với xác ướp còn nguyên vẹn, đầu đội vương miện, mặt nạ bằng vàng và rất nhiều đồ trang sức quý báu khác. Ở vùng Medinet – Ahu, người ta lại tìm thấy dấu tích của đền thờ và cung điện của Ramses III trong đó có chứa rất nhiều tài liệu cổ văn quý giá. Khai quật vùng Geluana, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 700 mộ tầng thuộc thời Cổ Vương quốc (vương triều I và II) ; Nhà khảo cổ người Ai Cập – Giáo sư Phakhri đã tiến hành đào bởi ở vùng Đakhsura và ông đã phát hiện được dấu tích của một khu đền thờ lớn, con đường dẫn tới khu đến và nhiều di tích khác. Ông cũng là người đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ trong nhiều năm cấu trúc bên trong của các Kim tự tháp… Như thế, các cuộc khai quật khảo cổ được tiến hành ở Ai Cập trong hơn một thế kỉ qua đã cung cấp cho ta nguồn sử liệu vật chất hết sức phong phú để tìm hiểu về lịch sử Ai Cập cổ đại. 

Nguồn tài liệu thứ hai không kém phần quan trọng và cũng rất phong phú là văn tự cổ Ai Cập. Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên đá, gỗ, da, vải và thông dụng nhất là giấy Papirus. Nhiều tờ giấy dán lại với nhau thành một cuốn sách dài, có cuốn dài tới 40m.

Những bút tích của các vua quan, sử biện niên của các đời vua, các chiếu chỉ của vua, thư từ và tiểu sử cá nhân, các tài liệu văn học và tôn giáo v.v… được khắc trên đá, trên những bức tường của các đền thờ và nhà mồ, trên các pho tượng và bia kỉ niệm. Đó là nguồn sử liệu vô cùng quý giá. Nhờ đọc được chữ tượng hình cổ Ai Cập mà người ta khôi phục được lịch sử đất nước này. 

Cùng với những tài liệu khảo cổ được khai quật lên từ trong lòng đất, các di tích của nền văn hóa vật chất nằm rải rác ở khắp mọi miền trên đất nước Ai Cập ngày nay giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có thể giải quyết một loạt vấn đề về lịch sử văn hóa. Đó là những Kim tự tháp nổi tiếng trong thế giới, là những đền thờ, cung điện, lăng tẩm, là những tượng đá hay bức chạm nổi trên tường… Tất cả đều giúp ta hình dung lại quá khứ xa xôi của một nền văn minh rực rỡ của thời cổ đại. 

Các tác giả Hi Lạp và Rôma cổ đại cũng ghi chép khá nhiều về lịch sử Ai Cập. Phong phú hơn cả là các tác phẩm của Hêrôđốt – người đã dành cả cuốn sách thứ hai cho việc miêu tả mọi mặt đời sống của người Ai Cập : Herođốt không chỉ quan tâm nhiều tới lịch sử chính trị, mà còn miêu tả khá tỉ mĩ điều kiện thiên nhiên ở vùng châu thổ sông Nin, các phong tục tập quán đời sống kinh tế và nhất là các hình thức tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Ngoài Herođốt, lịch sử Ai Cập còn được nói tới trong các tác phẩm của Điôdo (TK I TCN), Xtrabon (TK I TCN – I CN), Plutác (năm 46 – 120 CN) và nhiều tác giả thời cổ đại khác. Cùng thời với các tác giả Hi Lạp và Rôma, một số tác giả người Ai Cập cũng bắt đầu viết về đất nước mình, trong đó chiếm vị trí nổi bật hơn cả là Maneton sống vào TK IV – III TCN. Là một tu sĩ, ông có điều kiện vào các thư viện và kho lưu trữ để nghiên cứu các tài liệu cổ Ai Cập. Tiếc rằng những tài liệu ghi chép của ông đã bị mất mát nhiều, chỉ còn lại từng đoạn và được sao chép lại trong các tác phẩm của L.Phlavia (TK I CN) và Epxevia (TK IV CN). Mặc dù vậy, những đoạn ghi chép của ông, ví dụ như về sự xâm lược của người Hichxốt, về phổ hệ các đời vua của 31 vương triều kế tiếp nhau v.v… là những tài liệu quý, duy nhất còn lưu lại cho các đời sau. 

Ngay từ thời cổ đại, trong các tác phẩm của mình, một số tác giả Hi Lạp và Rôma đã có nói tới văn tự tượng hình của người Ai Cập với một sự phóng đại thái quá. Theo dấu chân của các tác giả cổ đại, đến TK XVII – XVIII một số học giả (như A Kirger, Đe Ginh, Tomat Ung v.v..) đã nuôi mộng tưởng dịch chữ tượng hình Ai Cập trong khi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của các kí hiệu. Mai đến ngày 14-9-1822, Sampoliông (Champollion), một học giả người Pháp mới tìm ra được chìa khóa để đọc chữ tượng hình Ai Cập. Nhờ đó cho đến nay, phần lớn các tài liệu văn tự cổ Ai Cập đã được dịch sang các ngôn ngữ thông dụng. Trong lĩnh vực này, ngoài Sampolling công lao to lớn còn thuộc về các học giả Saha, Masper), Lepxius, Bruks, Erman v.v… 

Nhờ việc tìm ra được chìa khóa để đọc chữ tượng hình, Sampoliông cũng là người đã đặt cơ sở cho một môn khoa học mới – đó là ngành Ai Cập học. Tuy nhiên, sự quan tâm tới lịch sử và văn hóa Ai Cập cổ đại đã xuất hiện từ thời Phục hưng, khi nhà triết học Đ.Brunô nhấn mạnh đến ý nghĩa đặc biệt của văn hóa Ai Cập cổ đại. Theo ông, người Ai Cập cổ là những bậc thủy của người Hi Lạp, Rôma và Do Thái. Việc nghiên cứu Ai Cập được đặc biệt đẩy mạnh từ sau cuộc viễn chinh của Napoleông đến Ai Cập vào năm 1798. Nhờ đó, một khối lượng lớn các hiện vật và các tài liệu văn tự cổ đã được thu thập, nghiên cứu và biên dịch. 

Từ giữa TK XIX, những cuộc khai quật khảo cổ đã được tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống ở Ai Cập. Sau những phát hiện của Lepxius và Bruks, Marriet đã tiến hành đào bởi ở vùng Memphit – cố độ của thời Cổ vương quốc. H. Maspèrô – một nhà phương Đông học nổi tiếng của Pháp (1846 – 1916) đã khai quật và nghiên cứu các Kim tự tháp thuộc các Vương triều V và VI ở Xackara, các hầm mộ và xác ướp các Pharaông thời Tần vương quốc. Nhờ những phát hiện khảo cổ đó mà H.Maspero được coi là một trong những nhà Ai Cập học nổi danh nhất cuối TK XIX đầu XX. 

Có thể nói, công cuộc tìm kiếm và khai quật khảo cổ ở Ai Cập đã lôi kéo các nhà bác học của hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Phert, Gen – người Anh ; H. Maspero, Laikr, Gikie – người Pháp, Reisner – người Mỹ v.v…. 

Nhờ những nguồn sử liệu đã được tích lũy, từ cuối thế kỉ XIX bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu tổng hợp về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Ai Cập cổ đại. Một trong những công trình đầu tiên đó phải kể đến cuốn chuyên khảo “Lịch sử cổ đại các dân tộc phương Đông” của H. Maspero, Nhà Ai Cập học người Mĩ D.G. Brestet lại đi sâu vào việc nghiên cứu triết học và lịch sử chính trị, nhưng không chú ý vai trò của các quan hệ kinh tế – xã hội trong sự phát triển của lịch sử. Thiếu sót này được bổ sung hàng những công trình của các nhà Ai Cập học Nga và Liên Xô trước đây. Công lao đầu tiên của các nhà sử học này là đã có công sưu tầm, biên dịch và bước đầu nghiên cứu cả bộ sưu tập các di vật của nền nghệ thuật và văn tự cổ Ai Cập. Bộ sưu tập này được lưu giữ ở bảo tàng Nghệ thuật tạo hình Matxcova và Ermitagio Leningrat và đã được công bố trong công trình của V.V. Xtruve. Các nhà sử học Xô Viết đặc biệt chú ý tới các nguồn tài liệu về kinh tế và xã hội như hai bản văn tự cổ về lời tiên đoán của Ipuxe và Nephectuy. Còn phải kể đến các tác phẩm “Lịch sử phương Đông cổ đại” (1970) và “Lịch sử quân sự Ai Cập cổ đại” (1959) của V.I. Avdiep, một loạt công trình về chế độ ruộng đất và cáề lịch sử nghệ thuật Ai Cập cổ đại của M.E, Machio v,v… 

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập thời gian qua mới chỉ được bắt đầu, chủ yếu là để giảng dạy ở bậc c hình thức kinh tế đền miếu ở Ai Cập thời Cổ vương quốc (1962, 1963) của T.V. Xtuchepxki, vđại học.