Sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên và cư dân 

Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin (chiều rộng của lưu vực trung bình từ 5 đến 22 km). Bị bao bọc bởi những dãy núi đá thẳng đứng như những bức tường, bởi Hồng Hải ở phía đông và vùng sa mạc Libi khô khan, nông nực ở phía tây, Ai Cập xưa kia hầu như bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Chỉ ở phía đông bắc mới có một vùng đất hẹp – đất Xinai – nối liền Ai Cập với miễn Tây Á. Qua eo đất này, các Pharaông Ai Cập đã dẫn quân đi xâm lược các nước láng giềng. Cũng từ đây, quân đội nước ngoài và cả những đoàn lạc đà của các thương nhân, lưng chở đầy hàng hóa của các nước châu Á và vùng Đông Địa Trung Hải đã đến Ai Cập. 

Cũng giống như các nền văn minh phương Đông khác, toàn bộ lịch sử Ai Cặp gắn liền với sông Nin. Herođốt đã từng viết : “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Sông Nin với chiều dài gần 6500 km, không chỉ tạo nên ở vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mỡ, có nơi dày tới 10m, mà hàng năm còn mang nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” thành “một vườn hoa. Nước lũ của sông Nin càng có ý nghĩa đặc biệt vì khí hậu ở Ai Cập rất nóng nực lại khô khan, quanh năm nắng ráo, hầu như không có mưa. Vì thế, hàng năm, từ tháng 11 đến tháng 2, sau khi nước sông Nin rút đi, là mùa gieo hạt và mùa lúa chín, cả thung lũng rực rở như một vườn hoa. Sông Nin còn là đường giao thông huyết mạch của đất nước. Sông Nin, với tất cả những điều kiện thiên nhiên thuận lợi của nó, đã có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến quá trình phát triển lịch sử của Ai Cập, mà còn đến mọi mặt đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân đất nước này. Không phải ngẫu nhiên mà người Ai Cập từ thời xa xưa đã coi thủy thần Odirit – thần sông Nin, là thần hộ mệnh của cả vương quốc. 

Các tài liệu nhân chủng và khảo cổ đã xác nhận ở lưu vực sông Nin đã có con người cư trú từ thời đại đồ đá cũ. Đó là những thổ dân của châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Bằng cứ minh chứng cho kết luận này là những sợ cổ tìm thấy ở Negada, là những bức tượng thuộc thời Tào kì vương quốc, là sự gần gũi của ngôn ngữ Ai Cập với ngôn ngữ của các dân tộc Galla và Xomali, là những bức về của người Ai Cập nhưng lại khá phổ biến ở các cư dân cổ vùng Đông Phi, nhất là ở vương quốc Punt. Mặt khác, các tài liệu cũng cho thấy cư dân cổ Ai Cập lại có “họ hàng” gần gũi với các bộ lạc người Libi ở Bắc Phi. Cuối cùng, rất có thể đã có một bộ phận nào đó của tộc người Hamit từ Tây Á đã xâm nhập miền hạ du sông Nin, dẫn dẫn đồng hóa với thổ dân ở đây, hình thành ra một bộ tộc mới là cư dân Ai Cập…”. 

2. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập. Ai Cập thời Tảo kì vương quốc 

Các văn tự tượng hình thời Cổ vương quốc, bảng phổ hệ các vương triều của Maniton, sau đó là các tác giả Hi Lạp cổ đại có nhắc tới tên một số Pharaông thuộc hai vương triều đầu tiên trong lịch sử Ai Cập2). Sự tồn tại của hai vương triều này càng được khẳng định qua các tài liệu khảo cổ học. Ở vùng Negada và Abiđôxa thuộc miền Nam Ai Cập và ở Xackara thuộc miền Bắc, người ta đã tìm thấy những khu mộ táng rộng lớn của các Pharaông với một khối lượng lớn các hiện vật và các tài liệu văn tự cổ, trong đó có nhắc tới tên các ông vua đầu tiên này. Ông vua đầu tiên trong bảng phổ hệ có tên là Mina mà các sử gia Hi Lạp thường gọi là Mênét, xuất thân từ vùng Tina thuộc miền Nam Ai Cập, Mina đã đánh chiếm Hạ Ai Cập và thành lập Vương quốc Ai Cập thống nhất. Hêrôđốt nói rằng Mina có công xây dựng kinh do Memphit, có trường thành bao quanh mà ông gọi là “bức tường trắng” : trong thành Mina còn xây đền thờ thần địa phương. Trong các mộ tăng ở vùng Negada có nhiều đồ trang sức bằng vàng khác tên Mina. Rất có thể đây chính là khu hâm mộ của Mina. Điều chắc chắn là Mina được coi là người đầu tiên có công thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia Ai Cập thống nhất và là người đặt nền móng xây dựng thành Memphát. 

Manètôn cũng có nói tới một số đời vua kể nghiệp sau Mina, nhưng hết sức khái lược và nhiều khi thiên về những cá tính hơn là các hoạt động chính trị. Người đầu tiên trong số các ông vua kế nghiệp Mina là Atitis – con trai Mina, rất say mê trong nghệ thuật chữa bệnh và thậm chí còn viết cả một cuốn sách về giải phẫu. Ông vua đầu tiên của Vương triều II là Boxto ; trong thời ông trị vì, người ta đã tiến hành mở mang vùng đất ở Bubaxtit. 

Cũng theo Maniton các Pharaông thuộc Vương triều I trị vì trong hơn 250 năm, còn Vương triều II thì tồn tại trong gần 300 năm. Như thế thời Tào kì vương quốc phải kéo dài từ khoảng năm 3200 đến 2650 năm TCN. Điều này thể hiện sự mâu thuẫn trong những thông tin mà Maniton cung cấp, bởi lẽ vương triều III – mở đầu thời Cổ vương quốc đã được thiết lập từ năm 2778 TCN. 

Những di tích văn hóa vật chất của thời kì này có thể giúp chúng ta hiểu một cách khái quát quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước ở Ai Cập vào đầu thiên kỉ IV TCN. Lúc này, cư dân ở lưu vực sông Nin đa sống theo từng công xã nhỏ ; cùng với nghề chăn nuôi, săn bắn và đánh cá, ngành nông nghiệp ngày càng chiếm địa vị quan trọng. Tuy nhiên, trình độ canh tác còn rất lạc hậu. Công cụ chủ yếu là những chiếc cuốc bằng đá. Đến cuối thời kì này, người Ai Cập mới biết đến đông và chì, còn vàng và bạc thì đã được họ sử dụng làm đồ trang sức từ khá sớm. Trong một khu hầm mộ ở gần “Bức tường trắng”, nhà khảo cổ học V.B. Emeri đã tìm thấy 5 cái giỏ đan trong đó có chứa tới 86 con dao, 35 dao nhỏ, 47 lưới cuốc, 262 mũi kim và 75 mảnh đồng. Một tài liệu cổ cũng cho biết dưới thời Pharaông Haxchemui (thuộc Vương triều II) người ta đúc tượng vua “Haxëhēmui cao lớn” bằng đồng. 

Nhờ điều kiện thiên nhiện thuận lợi ở lưu vực sông Nin, nên mặc dù trình độ sản xuất còn lạc hậu, ngành nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng, tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên trong xã hội. Mặt khác, việc trị thủy sông Nin cũng đòi hỏi các công xã phải liên kết với nhau. Các liên minh Công xã như thế ở Ai Cập gọi là các “Nôm”, Mối Nôm có một nômmaco đứng đầu. Do yêu cầu thống nhất quản lí công tác thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, do những cuộc tranh chấp đất đai và thôn tính lẫn nhau, dẫn dẫn, vào giữa Thiên niên kỉ IV TCN, các Nam miền Bắc được thống nhất lại thành vương quốc Hạ Ai Cập với trung tâm ở Bokdós (Đamanhur), còn các Nom miền Nam – thành Vương quốc Thượng Ai Cập với trung tâm ở Nebut (Ombos). 

Có lẽ trong một thời gian dài, hai vương quốc này đã luôn luôn gây hấn với nhau. Người ta đã tìm thấy một phiến đá miêu tả vua Narmer đang chỉ tay lên đầu kẻ thù và bên cạnh đó là dòng chữ : “Vua đã bắt từ đất nước “Hồ Garpuna” 6 nghìn tù binh”. Cuối cùng, bằng con đường chiến tranh thôn tính, Mènét đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành nhà nước Ai Cập. thống nhất. 

Sau Mènét, các vua thuộc hai vương triều I và II đã nhiều lần gây chiến với các bộ lạc ở phía đông Ai Cập, sống ở miền Xinai, đánh chiếm vùng mỏ đồng ở đấy và lấy rất nhiều đông đem về Ai Cập. 

Tuy còn nhiều nét sơ khai, nhà nước Ai cập cổ đại đã được hình thành và đã mang nhiều đặc điểm của một nhà nước chuyên chế phương Đông. Nó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cư dân Ai Cập cổ đại đã bước vào thời đại văn minh.