Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản khoa học

1. Thời kì hoạt động cách mạng bước đầu của Các Mác và Phri Drich Ăngghen

Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Torie thuộc miền sông Ranh, một trung tâm công nghiệp nước Phổ. Cha ông là một luật sử người Do thái, có học thức cao và có tư tưởng tự do tiến bộ. Mác học trường trung học Tơriê năm 1835 tốt nghiệp với bài luận văn “Những ý nghĩ của người thanh niên chọn nghề nghiệp”. trong đó ông nêu lên sứ mệnh cao cả của con người trong cuộc sống. Sau đó ông vào trường đại học Bon, rối chuyển về Beclin, nghiên cứu luật học, nhất là sử học và triết học. Năm 1841, ông trình bày luận án tiến sĩ với đề tài “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên Đêmôcrit và triết học tự nhiên Êpiquya”. Hồi đó ông còn là một người duy tâm chủ nghĩa, tham gia nhóm “Highen cánh tả (còn gọi là nhóm Hêghen trẻ, là nhóm tìm cách rút ra từ triết học Hêghen những kết luận vô thần và cách mạng.

Tháng 4-1842, Mác về Khuyên làm cộng tác viên “Báo sông Ranh” là tờ báo của phái tư sản cấp tiến có một số quan điểm giống với phái Hêghen trẻ. Nửa năm sau ông trở thành chủ bút của tờ báo, xu hướng dân chủ cách mạng của tờ báo dần dẫn được xác định Ông nêu lên những vấn đề bức thiết nhất của nước Đức : tình trạng bị áp bức của nông dân, con đường thống nhất nước Đức, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Phổ và chống trật tự phản động lạc hậu ở Phổ… Mạc dấu đã kiểm duyệt rất khắt khe, đến tháng 1-1843, chính phủ phản động vẫn quyết định đóng cửa tòa báo. Mác phải rút khỏi ban biên tập và đến mùa thu ông chuyển sang Pari khi đó đang là một trung tâm của các nhà cách mạng châu Âu. 

Ở Pari, Mác thường xuyên tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, đồng thời nghiên cứu lịch sử cách mạng Pháp, nghiên cứu các tác phẩm triết học duy vật Pháp và các cuốn sách của Phuriê, Xanh Ximông, Đêdami… Những ngày lưu lại ở Pháp đã làm cho Múc chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang hẳn lập trường cộng sản chủ nghĩa. Sự chuyển biến về quan điểm chính trị đó gắn liền với sự chuyển biến về quan điểm triết học từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật. Ban đầu là một người thuộc phải Heghen cánh tả, Mắc muốn rút ra từ phép biện chứng của Hêghen những kết luận cách mạng. Nhưng dần dần. Múc nhận thấy nhược điểm của hệ thống triết học duy tâm và bảo thủ. Có ảnh hưởng quan trọng đối với Mác trong thời kì này là các tác phẩm của nhà triết học Đức Lutvich Phơbách, người đầu tiên lên tiếng phê phán Heghen. Múc cũng thấy rõ nhược điểm của Phơbách là đứng trên lập trường duy vật nhưng lại gạt bỏ hoàn toàn phương pháp biện chứng. Mặc đa phê phán những nhược điểm của Hêghen và Phơbách, rút từ đó ra hạt nhân khoa học tinh túy nhất để xây dựng cơ sở cho một phép biện chứng mới về căn bản – phép biện chứng duy vật. 

Tháng 2-1844, Mác xuất bản Tạp chí Pháp Đức niên giám. Trong số đầu và cũng là số duy nhất, tạp chí đang lời nói đầu cuốn Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen của Mác. Tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển thế giới quan của ông. Qua đó, ông nếu lên rằng việc phê phán có tính chất cách mạng đối với chế độ xã hội không chỉ hoàn toàn biểu hiện trong sự phê phán tôn giáo mà phải làm thế nào cho nhân dân vứt bỏ xiềng xích và thật sự trở thành tự do. Sự phê phán đối với trời, tôn giáo, thần học phải trở thành sự phê phán đối với đất, pháp quyền, chính trị Hơn nữa, phải thấy rằng sự phê phán là phương tiện chứ không phải là mục đích tự nó. Những luận điểm đó đặt cơ sở cho việc giải quyết một cách khoa học và duy vật vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất. Nói về tình hình nước Đức, Mác để ra nhiệm vụ giải phóng con người khỏi ách bóc lột và sử mệnh của giai cấp vô sản. Triết học có nhiệm vụ phải phục vụ cho quần chúng và trước hết cho giai cấp vô sản trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng Mác viết : ‘ vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bàng lực lượng vật chất ; nhưng lí luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”(!) và cũng giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình.

Đồng thời, Mặc chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn để kinh tế chính trị và chính công việc đó cũng góp phần quan trọng vào việc chuyển sang lập trường chủ nghĩa cộng sản của ông. 

Cũng trong thời gian này, giai cấp vô sản còn có một nhà hoạt động vĩ đại và sau trở thành người bạn chiến đấu của Mác là Phriđrich Ăngghen. Ông sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở thành phố Bacmen, thuộc miền sông Ranh, một trung tâm công nghiệp của Phổ. 

Tháng 11 năm 1842, Ăngghen sang nước Anh, dọn đến Mantretxtơ là một trung tâm công nghiệp lớn, làm công cho một hiệu buôn giàu, có phần vốn của cha. Ở đó, Ăngghen đi thăm các khu nhà bắn thiểu của công nhân, trông thấy tận mắt tình trạng khốn cùng và những nỗi đau khổ của họ. Ông tìm đọc các tài liệu, báo cáo, thống kê nhận định của những người trước về giai cấp công nhân Anh. Từ đó, ông bắt tay vào xây dựng tác phẩm Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh. 

Tháng 8 năm 1844, Ăngghen đến Pari để gặp Mác. Lần gặp đầu tiên diễn ra vào cuối tháng 11-1842 ở tòa soạn Báo sông Ranh. Hai ông hoàn toàn nhất trí với nhau về những vấn đề quan trọng nhất. Khi đó hai ông đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản khoa học. 

Quá trình công tác của hai ông trong việc nghiên cứu đã tạo ra những tiến để lí luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học. Tổng kết nguồn gốc của học thuyết Mác, Lênin chỉ ra rằng : “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hỏi thế kỉ XIX – đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp.

Trong khi xây dựng nền tảng đầu tiên cho học thuyết cộng sản khoa học, Mác và Ăngghen rất chú ý tới công tác tuyên truyền và xây dựng tổ chức trong phong trào công nhân. 

Trong phong trào công nhân khi đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản của Vaitơlinh được phổ biến rộng rãi. Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” chịu ảnh hưởng của tư tưởng Vaitolinh được thành lập ở Pari năm 1836. Thành phần ban đầu gồm những người Đức lánh nạn, phần đông là thợ may. Sau đó, nó thu nhận những người thợ thủ công nhiều nước và phát triển chi nhánh sang Anh, Đức, Thụy Sĩ, Nga. Hung Tiệp, Nam Tư, Hà Lan… Mác và Ăngghen từ chối không tham gia Đồng minh vì không tán thành khuynh hướng hoạt động của nó, nhất là đối với những hoạt động có tính chất âm mưu của tổ chức này. Song hai ông vẫn thường xuyên theo dõi và tìm cách gây ảnh hưởng tới quan niệm lí luận của những người tham gia phong trào bàng thư từ, báo chí 

Để tạo điều kiện tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và phong trào công nhân, và đặt sợi dây liên lạc giữa những nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa, Mác và Ăngghen thành lập các Ủy ban thông tấn cộng sản. Năm 1846, một Ủy ban được thành lập ở Bruyxen do hai ông chủ trì. Ủy ban liên hệ với các công nhân Đức có xu hướng công sản đang ở trong hay ngoài nước. Thông qua Ủy ban, hai ông đã thường xuyên trao đổi với các lãnh tụ cánh tả của phái Hiến chương và nhiều nhà xã hội chủ nghĩa các nước khác.

Công tác tuyên truyền và đấu tranh của Mác và Ăngghen chúng bao lâu đã có kết quả trong phong trào công nhân. Một số người lãnh đạo trong “Đồng minh những người chính nghĩa” bắt đầu tiếp thu những cơ sở lí luận của Mác và Ăngghen. 

Mùa xuân năm 1847, một trong những người lãnh đạo của đồng minh là Giodep Môn đến gặp Mặc và Ăngghen, đề nghị hai ông tham gia vào việc cải tổ Đồng minh và xây dựng cho nó một cương lĩnh mới. Giodep Môn tuyên bố rằng những người lãnh đạo Đổng minh đã hiểu được sự đúng đắn của học thuyết mác xít và sẵn sàng từ bỏ phương pháp âm mưu trước kia. Xét những sự thay đổi sâu sắc trong quan niệm và ý muốn cải tổ của những người lãnh đạo, Mác và Ăngghen quyết định tham gia tổ chức với một số điều kiện nhất định. 

Đầu tháng 6-1847, Đồng minh tiến hành đại hội ở Luân Đôn. Theo đề nghị của Mác và Ăngghen “Đóng minh những người chính nghĩa” được đổi tên là “Đồng minh những người cộng sản” 

Đại hội thứ nhất của “Đồng minh những người cộng sản” đánh dấu một bước thắng lợi lớn về mặt tư tưởng và tổ chức. Nó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân đã bước đầu tiếp thu học thuyết cách mạng mác xít, dẫn dẫn thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sàn để xây dựng nên tổ chức độc lập của mình. 

Đại hội lần thứ hai tiến hành từ 29-11 đến 8-12-1847 dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen. Các đoàn đại biểu các công xã Đức, Anh. Pháp, Bỉ. Ba Lan, Thụy Sĩ… đều tới họp. Sau khi thảo luận ở các cơ sở, Đại hội đã chính thức thông qua điều lệ của Đồng minh. Đại hội giao cho Mác và Ăngghen thảo ra cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn. Chấp hành nghị quyết đó. Mác và Ăngghen đã hoàn thành nhiệm vụ sau một thời gian nghiên cứu. Tháng 2 năm 1848, bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản lần đầu tiên được công bố ở Luân Đôn.