Văn hóa Ai Cập cổ đại

Ai Cập được coi là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm nhất của nhân loại. Có thể nói nền văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ nhất và phát triển rực rở của thế giới cổ đại. 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, văn hóa Ai Cập cũng phát triển một cách hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa chung của loài người.

1. Văn tự 

Cũng như các loại chữ viết cổ của người Sume, người Ấn Độ hay người Trung Quốc, văn tự cổ của người Ai Cập được hình thành từ những hình về và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy. Về hình dạng, chữ Ai Cập lúc đầu rất giống với hình các sự vật thật muốn mô tả, vì thế được gọi là chữ viết tượng hình. Các bản chữ tượng hình được khắc trên đá, nhìn về hình dạng giống như một bức họa tổng hợp nhiều hình về, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để gợi lên cho người đọc một sự vật nhất định nào đó. Thí dụ, muốn nói về Mặt Trời, họ vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa thêm một cái chấm. Để diễn đạt được những khái niệm phức tạp, trừu tượng, người cổ Ai Cập đã dùng phương pháp tượng trưng. Thí dụ, muốn ám chỉ sự khát nước, người ta về ba làn sóng và thêm một cái đầu con trâu. 

Trong quá trình sử dụng, để viết cho nhanh, người Ai Cập đã cải tiến chữ viết theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình nào đó của vật thể để biểu đạt ; loại chữ đó được gọi là chữ thảo. Các thư lại đã sáng tạo ra kiểu chữ này ngay từ thời Cổ vương quốc.

Từ những kí hiệu tượng hình biểu đạt một từ, một khái niệm nào đấy, dần dần được dùng để biểu hiện âm tiết. Thí dụ, hình vẽ hai đường song song = để chỉ kênh đào và được đọc là “Mer”. Như thế là, ngay từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã có một hệ thống mẫu tự bằng kí hiệu. Tuy nhiên, khi muốn viết một từ họ vẫn phải dùng cả dấu hiệu tượng hình và dấu hiệu chỉ âm. Do có chữ tượng hình, người Ai Cập cổ đại có thể ghi chép các tài liệu kinh tế, chính trị và sáng tác văn học, khoa học mà ngày nay người ta vẫn đang tiếp tục sưu tầm và nghiên cứu. 

2. Văn học và nghệ thuật 

Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. 

Về thể loại, văn học Ai Cập phát triển rất phong phú, có đủ các thể loại khác nhau : văn học truyền miệng, văn viết, thơ ca v.v… 

Văn học truyền miệng như tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, đối thoại…. được lưu truyền sớm nhất và rộng rãi nhất trong xã hội Ai Cập cổ đại. Một số truyện lí thú của thời kì đó như truyện Thuyền gặp nạn, truyện về Xinuhét, truyện Người thất vọng với linh hồn của mình… rất được nhân dân Ai Cập ưa chuộng và còn truyền tụng đến ngày nay. 

Trong văn học viết của Ai Cập cổ đại có một loại hình đặc biệt – đó là những tác phẩm có tính chất giáo huấn của tầng lớp quý tộc, hay là những lời khuyên răn và lời tiên đoán để đề ra một thứ luận lí hoàn chính của giai cấp thống trị. Trong số các tác phẩm này, điển hình nhất và có giá trị hơn cả là “Lời khuyên bào của vua Heracleopolit”, “Lời khuyên răn của Ipuxe” và “Lời tiên đoán của Nophecti” đã được nói tới ở phần trên. 

Còn có những tác phẩm mang tính chất miêu tả du lịch như truyện Thuyền gặp nạn, truyện về Xinuhet, mô tả sự lưu lạc của Xinuhet ở Xiri v.v… 

Thơ ca cũng có nhiều loại : Có tác phẩm của các thi sĩ cung đình, ca tụng công đức của các Pharaông, có tác phẩm mang tính tôn giáo, lại có thể. . trữ tình rất được quần chúng ưa chuộng. 

Nghệ thuật Ai Cập cổ đại cũng phát triển rất toàn diện, gồm đủ thể loại. trong đó nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật tạo hình của Ai Cập đã nổi tiếng trong thế giới cổ kim, trong đó các công trình xây dựng Kim tự tháp là vô tiền khoáng hậu. Các Pharaông xây dựng Kim tự tháp – những lăng mộ cực kì kiên cố và đồ sộ với ước vọng lưu lại đời đời tiếng tăm lừng lẫy và quyền uy bất diệt của mình. Ngày nay ở vùng Memphit, hàng chục ngọn Kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững, uy nghiêm, vươn đỉnh cao chót vót lên bầu trời cao xanh của vùng sa mạc, như thách thức với thời gian và mọi biến đổi của cuộc đời. Người Ai Cập thường nói : “Bất cứ cái gì cũng đều sợ thời gian, nhưng thời gian thì lại sợ Kim tự tháp”. 

Giữa các Kim tự tháp là tượng Xphạnh khổng lồ cao tới 20m, đầu người mình sư tử, được tạc từ một khối đã nguyên. Chỉ riêng một bức tượng này thôi cũng đã đủ nói lên bàn tay tài hoa của các nhà điêu khắc Ai Cập cổ đại. Nhưng không phải chỉ có thể. Những bức tượng Người thư lại, tượng Rahotép, tượng Nophoro, tượng “Xã trưởng Belét” v.v.. đã làm kinh ngạc các nhà nghiên cứu nghệ thuật và các nhà điều khác hiện đại. Trong số các bức tượng đó thì bức tượng chân dung nữ hoàng Nephectit – vợ Pharaông Iknaton là tuyệt mĩ hơn cả. Nephectiti đội mũ cao màu xanh da trời có nẹp vàng và cổ đeo chuỗi hạt đủ màu. Lông mày và mỗi đều tô màu, – đa màu rám nắng thăm. Cái làm cho chúng ta say mê tác phẩm này là sự mềm mại đặc biệt của cách tạc, sự uyển chuyển của đường nét và sự dịu dàng của màu sắc làm cho nữ hoàng trở nên hết sức tế nhị, duyên dáng. 

3. Tôn giáo và triết học 

Để nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Ai Cập thời cổ đại, các sử gia hiện nay có trong tay nguồn tài liệu hết sức phong phú bao gồm các bản cổ văn, các di tích kiến trúc đền thờ, miếu mạo và cả những tranh tượng nghệ thuật nữa. 

Qua các nguồn tài liệu, người ta nhận thấy rằng, do sự phát triển chậm chạp của xã hội, Ai Cập trong một thời kì dài còn giữ nhiều tín ngưỡng tôn giáo thời nguyên thủy, trong đó, việc sùng bái tự nhiên chiếm một địa vị quan trọng. Đối với người Ai Cập cổ đại, mọi chim muông, cầm thú đều được coi là thần : hạc thần, rắn thần, sói thần… mọi hiện tượng tự nhiên đều được thần thánh hóa. Vì thế có thần Mặt Trời Ra, địa thần “Ghep” và thủy thần – Odirit tức là thần sông Nin. Đến thời Amenkhôtép IV có thêm thần Aton – cũng là thần Mặt Trời. 

Người Ai Cập cũng tin vào linh hồn bất tử. Theo họ, trong mỗi người đều có linh hồn “Ka” đi theo thân thể người như hình với bóng. Khi người chết thì “Ka” rời khỏi xác và chỉ khi nào xác người bị hủy hoại hoàn toàn thì “Ka” mới chết theo. Nhưng nếu giữ được xác khỏi bị hủy hoại thì có ngày “Ka” sẽ quay trở về, người chết sẽ sống lại. Vì thế mà ở người Ai Cập có tục ướp xác. 

Mặt khác ở Ai Cập từ rất sớm, những tư tưởng vô thần và duy vật tự phát đã bắt đầu nảy sinh và phát triển. Cơ sở của những tư tưởng tiến bộ này bất nguồn từ những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, khi mà giai cấp bóc lột muốn sử dụng tôn giáo để làm công cụ thống trị về mặt tinh thần thì giai cấp bị trị chống lại bằng những tư tưởng vô thần và duy vật. Mặt khác sự tích lũy dẫn những tri thức khoa học đầu tiên cũng làm nảy sinh những tư tưởng duy vật.

Cũng như ở nhiều nơi khác, tư tưởng vô thần trước hết đều nhằm chống lại chính những giáo lí tôn giáo nói về đời sống ở “thế giới bên kia”. Người ta nghi ngờ thế giới đó vì chưa có người chết nào sống lại để kẻ tường tận những điều “mắt thấy tai nghe”. Người ta chỉ thấy “người mất đi và thân thể biến thành tro bụi”. Họ không tin vào cái “thế giới đây thánh thiện” ấy khi mà trong xã hội đương thời “đâu đâu cũng toàn là kẻ trộm cướp”. Vì thế, họ đòi “nhất thiết” phải giải quyết mọi việc trên trần thế này thôi”. 

Mặc dù mới chỉ được thể hiện dưới dạng văn học qua hai tác phẩm “Bài ca của người đánh thư cầm” và “Cuộc hội thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình”, những tư tưởng trên đây đã chứng tỏ mầm mống của những quan niệm vô thần và duy vật tự phát đã xuất hiện ở Ai Cập cổ đại và chúng đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội Ai Cập.

4. Sự tích lũy các tri thức khoa học 

Do nhu cầu của đời sống kinh tế và xã hội, ở Ai Cập thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại. 

Một trong những lĩnh vực mà người Ai Cập “hiểu biết” nhiều và từ khá sớm – đó là thiên văn. Các nhà thiên văn Ai Cập đã về được bản đồ 12 cung hoàng đạo (thời vương triều XIV), về được chòm sao Bắc cực, biết được 5 ngôi sao là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. 

Nhờ quan sát thiên văn, nhất là quan sát sao Lang để biết mực nước sông Nin, người Ai Cập đã biết làm lịch từ rất sớm. Lịch của người Ai Cập là âm lịch – một năm có 365 ngày và được chia làm 12 tháng. Như vậy, cứ 4 năm lại có một tháng nhuận. Họ cũng đã biết làm đồng hồ đo bằng ánh sáng Mặt Trời : một ngày được chia làm 24 giờ. 

Về toán học, người Ai Cập đã sáng tạo ra hệ đếm thập tiến vị. Nhưng chưa biết số 0 nên cứ khi đếm đến 10 thì họ lấy một đoạn dây thừng để ghi nhớ, đến 1000 thì về cái cây… Nhờ có hệ số đếm, người Ai Cập đã biết làm các phép tính cộng và trừ, còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng hoặc trừ nhiều lần. 

Người Ai Cập cổ đại đặc biệt giỏi về hình học. Người ta đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn, tính được thể tích hình tháp đáy vuông, hình cầu và số pi bằng 3,16. Theo Herođốt thì sở dĩ người Ai Cập giỏi về hình học là do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm vì phù sa của sông Nin phủ hết bờ ruộng. 

Lĩnh vực thứ hai mà người Ai Cập cổ đại biết khá sớm và rất giỏi là y học. Do có tục ướp xác, những thợ ướp phải mổ xác nên người Ai Cập biết rất rõ về cấu tạo cơ thể. Vì thế họ cũng phân biệt được rất rõ các chuyên khoa trong y học : nội, ngoại khoa, mắt, răng, dạ dày… Trong các bộ phận cơ thể người thì họ cho tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác, họ vẫn giữ trái tim lại và tay nghề của thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim. Trong các tài liệu cổ văn, người ta thấy người Ai Cập đã có khoảng 100 từ là những từ thuộc về giải phẫu học. Những tri thức khoa học đó của người Ai Cập là những cống hiến lớn lao vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.