Điều kiện thiên nhiên – cư dân và các nguồn sử liệu
1. Điều kiện thiên nhiên và cư dân
Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Cũng như ba trung tâm khác, ở đây có hai dòng sông lớn chảy qua là Hoàng Hà (dài 4.000 km) ở phía bắc và Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử (dài 5.000 km) ở phía nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, nhưng do đó đã bởi đáp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.
Lịch sử cổ đại Trung Quốc kéo dài gần 2.000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến năm 221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Quốc từ lưu vực Hoàng Hà đã dẫn dẫn được mở rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III TCN, phía bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt quá dãy Vạn lí trường thành ngày nay, phía tây mới đến đông nam tỉnh Cam Túc và phía nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.
Là một quốc gia rộng lớn, tình hình khí hậu ở các nơi của Trung Quốc cổ đại không giống nhau : miền Tây đất cao, nhiều núi, khí hậu khổ hạnh, miền đông thấp hơn, là gần biển nên khí hậu tương đối ôn hòa.
Trung Quốc cũng là một nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú. Năm 1929, ở Chu Khẩu Điểm (tây nam Bắc Kinh) giới khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện được xương hóa thạch của một loài người vượn sống cách đây khoảng 400.000 năm. Những xương hóa thạch của loài người vượn được phát hiện tiếp tục trên lãnh thổ Trung Quốc đã cung cấp những niên đại xưa hơn, đặc biệt người vượn Nguyên Mưu phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm.
Về mặt chủng tộc, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, trong đó, hai tộc người được hình thành sớm nhất ở đây là Hạ ở trung lưu Hoàng Hà và Thương ở hạ lưu Hoàng Hà. Đến khoảng thế kỉ XVI TCN, Thương đánh bại Hạ – Cư dân tộc Hạ một bộ phận bị Thương chinh phục, một bộ phận phân tán đi các nơi, trong đó bộ phận lùi về phía Tây bắc về sau trở thành tộc Chu. Đến thế kỉ XI TCN, tộc Chu tiêu diệt nước Thương. do đó thúc đẩy thêm một bước quá trình đồng hóa giữa hai tộc Hạ và Thương tiến tới hình thành một bộ tộc thống nhất, thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ, nói tất là Hoa hoặc Hạ. Đó là tiền thân của Hán tộc sau này.
Trong quá trình ấy, vùng lưu vực Trường Giang là địa bàn của các nước Sở, Ngô, Việt và một số bộ tộc khác mà sử sách Trung Quốc gọi là Man, Di. Cư dân vùng này khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán, ví dụ cư dân các nước Ngô, Việt có tục cắt tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu, các tộc này cũng bị Hoa Hạ đồng hóa.
Dưới thời quân chủ, ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời, người Trung Quốc cổ đại cho rằng nước họ là một quốc gia văn mình ở giữa, xung quanh là các tộc lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch, vì vậy, đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc Trung Quốc. Tuy vậy, các danh từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa phải là tên nước chính thức. Mãi đến năm 1912, khi triều Thanh bị lật đổ, tên nước Đại Thanh bị xoá bỏ, chữ Trung Hoa mới trở thành quốc hiệu chính thức nhưng thông thường người ta quen gọi là Trung Quốc.
2. Các nguồn sử liệu
Trung Quốc có một nguồn sử liệu vô cùng phong phú giúp các học giả ngày nay có thể hiểu biết một cách tương đối tường tận mọi mặt của xã hội Trung Quốc cổ đại.
Nguồn sử liệu ấy bao gồm hai loại : các thư tịch và các hiện vật khảo cổ học.
Theo truyền thuyết thì từ thời Hoàng Đế (khoảng nửa đầu thiên kĩ III TCN), chữ viết ở Trung Quốc đã ra đời, nhưng cho đến nay loại chữ viết sớm nhất đã phát hiện được là chữ viết đời Thương. Đó là một loại chữ tượng hình được khắc trên mai rùa và xương bò nên gọi là chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có đến 5.000 chữ, những đoạn minh văn viết bằng chữ giáp cốt dài nhất có đến trên 100 chữ.
Đến thời Tây Chu, số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết thời Tây Chu được ghi lại trên các đỉnh đồng nên được gọi là kim văn (chứ viết trên đồng) hoặc chung đinh văn (chữ viết trên chuông, đỉnh).
Đến thời Xuân thu Chiến quốc, chữ viết càng phát triển được gọi là chữ đại triện và tiểu triện. Chất liệu dùng để viết chữ thời kì này chủ yếu là thể tre. Chữ giáp cốt, chữ kim văn, chứ đại triện, chữ tiểu triện là những chặng đường phát triển đầu tiên của chữ Trung Quốc (chữ Hán) sau này.
Nhờ có chữ viết xuất hiện sớm và việc ghi chép sử cũng sớm được chủ ý, từ thời cổ đại Trung Quốc đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài những đoạn minh văn trên mai rùa, xương và đồ đồng, quyền sử ra đời đầu tiên và được bảo tồn đến ngày nay là quyển Xuân Thu do Khổng Tử chỉnh lí. Đó là quyển sử nước Lỗ nhưng trong đó có phản ánh cả lịch sử Trung Quốc từ năm 722 đến năm 481 TCN. Xuân Thu là một tác phẩm chú trọng nhiều về quan điểm chính trị còn về mặt lịch sử thì tương đối đơn giản. Sau sách Xuân Thu, tác phẩm sử học có giá trị nhất là Tả truyện tương truyền là của Tả Khâu Minh, một sử quan của nước Lỗ, người cùng thời với Khổng Tử. Sự thực thì tác giả và thời đại của tác phẩm này chưa được xác định một cách dứt khoát, nhưng nội dung chủ yếu của sách là dùng lịch sử các nước để minh họa những sự việc đã được đề cập đến trong sách Xuân Thu của Khổng Tử. Ngoài Tả truyện, cùng thực hiện một nhiệm vụ như vậy còn có Công Dương truyện và Các Lương truyện. Hai sách này đến đời Tây Hán sau này mới được ghi chép lại.
Đến thời Chiến Quốc, các sách như Quốc ngân, Chiến Quốc sách, La Thị Xuân Thu cũng là những tác phẩm sử học có giá trị. Bên cạnh các sách nói trên, các tác phẩm khác như Thương thu, Chu Lễ, Thi, Luận ngữ, Mạnh Tử, Mặc Tây, Hàn Phi Tử v.v… cũng cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý báu.
Trên đây là những tác phẩm được biên soạn trong thời cổ đại. Đến thời Hán, trong bộ Sứ kí của Tư Mã Thiên, lịch sử cổ đại Trung Quốc lại càng được trước thuật một cách rõ ràng và sinh động. Ngoài ra, các sách như Hoài Nam Tử, Lễ kí v.v… cũng chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử về thời cổ đại.
Dựa trên nguồn sử liệu phong phú ấy và bằng phương pháp biên soạn khoa học, các nhà sử học hiện đại Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc nói chung và lịch sử cổ đại nói riêng. Tiêu biểu cho loại sách thông sử này có thể kể đến Trung Quốc thông sứ giản biên của Phạm Văn Lan, Giản minh Trung Quốc thông sử của La Chấn Vũ, Trung Quốc lịch sử cương yếu của Thượng Việt v.v… Về lịch sử từng giai đoạn có Chiến quốc sử của Dương Khoan ; về lịch sử chuyên để có Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc của * La Chấn Vũ, bàn nhau về Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan v.v… Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả về các vấn đề chế độ ruộng đất ở Trung Quốc cổ đại, vấn đề phân kì lịch sử cổ đại Trung Quốc, bàn về Khổng Tử v.v… đăng trên các Tạp chí khoa học hoặc các Tuyển tập.
Nguồn tư liệu quan trọng thứ hai là các hiện vật khảo cổ học. Trên lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc, giới khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều hiện vật thuộc các thời kì đồ đã cũ, đỏ đá giữa, đồ đá mới, đồ động, độ sắt. Tiêu biểu cho nền văn hóa hậu kì đồ đá mới là Văn hóa Ngưỡng Thiền được phát hiện trước tiên năm 1920 tại thôn Ngưỡng Thiêu thuộc tỉnh Hà Nam. Sau đó, tại các tỉnh Sơn Tây, Cam Túc, Thanh Hải v.v… cũng phát hiện được những di chỉ thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều. Về niên đại, văn hóa Ngưỡng Thiểu kéo dài từ khoảng năm 4500 – 2500 TCN.
Tiếp theo văn hóa Ngưỡng Thiêu là văn hóa Long Sơn phát hiện được năm 1928 ở trấn Long Sơn gần Tế Nam tỉnh Sơn Đông – Văn hóa Long Sơn phân bố trên một phạm vi rất rộng, đồng từ Sơn Đông, tây đến Thiểm Tây, bắc đến nam Liêu Đông, nam đến Chiết Giang. Về niên đại, văn hóa Long Sơn kéo dài từ khoảng năm 2100 – 1800 TCN.
Tiêu biểu cho văn hóa đồng thau là di chỉ Ân Khu, kinh đô của triều Thung ở An Dương, Hà Nam.
Nhờ có hai nguồn tư liệu đó, việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cổ đại rõ ràng là thuận lợi hơn nhiều so với các quốc gia Phương Đông cổ đại khác.