Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc
1. Tình hình chính trị
Năm 770 TCN, Chu Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp ở phía đông, giai đoạn Động Chu bắt đầu. Đến năm 256 TCN, Chu bị nước Tần thôn tính, nhà Chu diệt vong.
Giai đoạn Đông Chu tương đương với hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời thứ nhất sở đã gọi là Xuân Thu vì lịch sử Trung Quốc thời này được phản ảnh trong sách Xuân Thu, quyền sử của nước Lỗ do Khổng Tử soạn. Niên đại của sách Xuân Thu bắt đầu từ năm 722 TCN và kết thúc năm 481 TCN. Do đó thời Xuân Thu cũng tính theo niên đại ấy. Còn thời Chiến Quốc có thể lấy năm 403 TCN tức là năm ba nước Triệu, Ngụy, Hàn được nhà Chu công nhận là chư hầu làm mốc mở đầu và kéo dài đến năm 221 TCN là năm nước Tần thống nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến chủ trương thời Xuân Thu bắt đầu từ đầu thời Đông Chu tức là năm 770 TCN cho đến năm 475 TCN và tiếp ngay đó là thời Chiến Quốc (475–221 TCN).
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc là thời nhà Chu ngày càng suy yếu, trái lại một số nước chư hầu ngày càng lớn mạnh, do dó giữa các nước chư hầu đã diễn ra những cuộc chiến tranh để giành quyền bá chủ, thống nhất Trung Quốc.
– Cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ thời Xuân Thu
Sau khi Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp không lâu, trong cung đình đã xảy ra việc cha con tranh nhau ngôi vua làm cho thế lực nhà Chu ngày càng thêm yếu. Đã thế Vương kì của Đông Chu (Lạc Ấp) vốn là một vùng nhỏ hẹp, nhưng phần thì phải phân phong cho các công thần, phần thì bị một số nước chư hầu lấn chiếm, nên đất đai còn lại càng hẹp. Mặt khác, do uy thế chính trị của nhà Chu bị giảm sút, nhiều nước chư hầu không chịu triều cống cho vua Chu nữa. Bị suy yếu về chính trị và gặp nhiều khó khăn về kinh tế như vậy, nên về danh nghĩa tuy vẫn là vua chung của cả nước, nhưng thực tế thì không đủ sức để điều khiển các nước chư hầu nữa.
Trong khi đó, trên lãnh thổ Trung Quốc có rất nhiều nước nhỏ, phần lớn là những quốc gia được hình thành do chính sách phân phong thời Tây Chu. Trước kia, một trong những mục đích của việc phân phong chư hầu là để các nước này làm phên giậu bảo vệ nhà Chu. Nhưng nay, nhân thế lực của vua Chu suy yếu, một số nước không những không tuân theo mệnh lệnh của Thiên tử mà còn xâm phạm lãnh địa của nhà Chu. Hơn nữa, họ còn muốn “khống chế Thiên tử để chỉ huy các nước chư hầu”. Nước đầu tiên thực hiện mưu đồ đó là nước Trịnh, vì vậy Chu Hoàn Vương (con Bình Vương) đã huy động quân đội các nước Trần, Thái, Vệ đi đánh nước Trịnh, nhưng kết quả bị thua, bản thân Hoàn Vương cũng bị thương.
Cũng trong quá trình ấy, nhà Chu và một số nước chư hầu lại bị các tộc “Man”, “Di” đe dọa từ phía nam và phía đông. Trước tình hình đó, các nước chư hầu lớn lần lượt nêu chiều bài cứu vãn tình hình, nhưng thực chất là muốn các nước chư hầu khác phải phục tùng mình. Do vậy, từ đầu thế kỉ VII đến đầu thế kỉ V TCN, trên vũ đài chính trị Trung Quốc đã diễn ra tấn tuồng các nước đánh nhau để tranh quyền bá chủ.
Nước đầu tiên giành được quyền bá chủ là nước Tề. Với khẩu hiệu “Tôn vua trừ Di”, vua Tề là Hoàn Công đã ngăn chặn được sự xâm lấn và quấy nhiễu của người Nhung Địch. Năm 656 TCN, Tề cùng một số nước khác đem quân tấn công nước Sở vì không nộp cống cho nhà Chu. Nước Sở phải đề nghị giảng hòa. Sau đó, Tề Hoàn Công họp hội nghị chư hầu máy lần, được chư hầu công nhận làm bá chủ ở miền hạ lưu Hoàng Hà.
Nước Tấn ở vùng Sơn Tây ngày nay cũng là một nước lớn. Năm 636 TCN, công tử Trùng Nhĩ sau khi lưu lạc ở nước ngoài 19 năm được về làm vua, hiệu là Tấn Văn Công. Từ đó, sự tranh chấp trong nội bộ chấm dứt, thế nước trở nên hùng mạnh. Năm 632 TCN, Văn Công chỉ huy liên quân Tấn, Tân, Tề, Tống đánh bại liên quân Sở, Trần, Thái ở Thành Bốc, vì vậy tiếng tâm nước Tấn trở nên lừng lẫy. Sau đó, Tấn Văn Công hợp hội nghị chư hầu, nước Tấn được công nhận làm bá chủ.
Nước Sở ở lưu vực Trường Giang vốn là một nước nhỏ thành lập từ đời Thương. Nhờ khuất phục được nhiều bộ tộc xung quanh và thôn tính được một số nước chư hầu nhỏ của nhà Chu, nước Sở đã trở nên lớn mạnh. Đến đầu thời Xuân Thu, vua Sở chính thức xưng vương, không thừa nhận địa vị Thiên tử của vua Chu. Đến thời Sở Trang Vương (691 – 613 TCN) thế nước của Sở càng mạnh. Năm 597 TCN, Sở đánh Trịnh. Tấn đem quân đến cứu cũng bị đánh bại, do đó nước Sở cũng trở thành bà chủ.
Nước Tân ở vùng Tây Bắc thành lập tương đối muộn. Khi Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp, nhờ có công hộ tống vua Tần mới được nhà Chu phong làm chư hầu. Đến đời Tần Mục Công (659 – 621 TCN), Tần nhiều lần đánh nhau với Tấn, tiếp đó lại bành trướng sang phía tây, tiêu diệt được nhiều nước chư hầu nhỏ của nhà Chu, thôn tính được đất đai của nhiều bộ lạc Nhung Địch, do đó cũng trở thành một nước lớn.
Trong các nước tranh quyền bá chủ lúc bấy giờ, nước Tề chỉ làm bá chủ được một thời gian ngắn, nước Tần chỉ khống chế được vùng Tây Bắc, chỉ có hai nước Tấn và Sở kình địch với nhau lâu dài nhất để giành ngôi bá chủ ở vùng Hoàng Hà. Năm 546 TCN, hai nước giảng hòa và đều được công nhận làm bá chủ. Các nước chư hầu khác đều phải nộp cống cho cả hai nước.
Khi những cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ ở miền Bắc vừa lắng xuống thì nước Ngô ở vùng Giang Tô và nước Việt ở vùng Chiết Giang dang trên đà phát triển. Trong thời gian nước Tấn và nước Sở đánh nhau, Ngô là đồng minh của Tấn. Việt là đồng minh của Sở. Vì vậy chiến tranh giữa Sở và Ngô đã xảy ra nhiều lần. Năm 506 TCN, Ngô đem quân đánh Sở, chiếm được kinh đô. Sở phải nhờ viện binh của Tần mới đánh đuổi được quân Ngô.
Nhân khi quân Ngô đang kéo đi đánh nước Sở, Việt đã tấn công Ngô. Năm 496 TCN, Ngô Việt lại đánh nhau. Vua Ngô là Hạp Lư bị thương rồi chết. Con Hạp Lư là Phù Sai quyết tâm báo thù. Năm 494 TCN, Phù Sai đánh bại quân Việt. Vua nước Việt là Câu Tiễn, với thái độ hết sức nhún nhưng xin nước Ngô đừng tiêu diệt mà cho Việt được làm nước phụ thuộc của Ngô. Sau đó, Câu Tiễn nằm gai nếm mật, tích cực chuẩn bị lực lượng để chờ thời cơ phản công nước Ngô.
Còn Phù Sai sau khi đánh bại nước Việt đã đem toàn bộ lực lượng lên phía bắc để tranh quyền bá chủ. Sau hai lần đánh bại quân Tề, năm 482 TCN, Phù Sai họp các nước chư hầu để giành quyền bá chủ của nước Tấn. Nhân cơ hội ấy, Cầu Tiên tấn công kinh đồ nước Ngô. Phù Sai vội vàng kéo quân về xin hòa và đến năm 473 TCN thì bị nước Việt tiêu diệt. Sau đó, Cầu Tiên cũng kéo quân lên miền Bắc, triệu tập hội nghị chư hầu và trở thành bá chủ một thời gian.
– Những cuộc chiến tranh thời Chiến Quốc và quá trình thống nhất Trung Quốc
Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài giữa các nước và trong nội bộ các nước, đến thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc có bảy nước lớn là Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn, Tân, Sở. Trong số đó, ba nước Triệu, Ngụy, Hàn được thành lập trên cơ sở phân chia nước Tấn và được nhà Chu công nhận làm chư hầu năm 403 TCN. Nước Việt đầu thời Chiến Quốc cũng là một nước lớn, nhưng đến năm 306 TCN, vì có nội loạn nên bị nước Sở tiêu diệt. Ngoài ra, lúc bấy giờ còn có một số nước nhỏ như Lỗ, Vệ, Tống, Trịnh, Tiết, v.v… Đến thế kỉ IV TCN, những cuộc chiến tranh để thôn tính lẫn nhau giữa các nước ở Trung Quốc lại bùng lên với mức độ ngày càng ác liệt. Chính vì thế, thời kì này gọi là thời Chiến Quốc.
Trong số 7 nước lớn, Ngụy là nước hùng mạnh sớm nhất. Với ý đồ muốn thống nhất lại nước Tấn cũ, năm 354 TCN, Ngụy tấn công nước Triệu ở phía Bắc, năm 342 TCN, lại tấn công nước Hàn ở phía nam, nhưng cả hai cuộc chiến tranh đó đều bị viện binh của Tề đánh bại. Ít lâu sau, Ngụy bị Tân và Sở lần lượn tấn công ở phía tây và phía nam, bị hai nước này chiếm mất nhiều đất đai, nên Nguy suy yếu.
Ở phía đông, cuộc xung đột diễn ra chủ yếu giữa Tề và Yên. Tiếp đó, Tê liên minh với Sở để đánh Tần, Ngụy, Hàn rồi lại liên minh với Ngụy. Hàn để đánh Tân, Sở. Trước sự lớn mạnh của Tề, năm 284 TCN, nước Yên liên minh với các nước Tân, Ngụy, Triệu, Hàn để đánh Tề. Phần lớn đất đai của Tề bị Yên chiếm làm quận huyện. Năm năm sau, tụy Tê lấy lại được đất đai đã mất, nhưng thế lực của Tế ngày càng yếu.
Nước Tân ở phía tây đến đầu thời Chiến Quốc vẫn còn tương đối lạc hậu. Để đất nước được trở nên giàu mạnh, vua Tân là Hiếu Công muốn tìm người có tài năng giúp mình cải cách. Vừa dịp ấy có Thương Uông, một nhà chính trị theo đường lối Pháp gia đến nước Tân, được Hiếu Công trọng dụng. Năm 359 TCN, Hiếu Công bắt đầu ban hành các luật cải cách của Thương Ương với những nội dung chủ yếu sau đây :
+ Tăng cường trật tự trị an : Nhân dân cứ 5 nhà, 10 nhà được tổ chức thành một nhóm để kiểm soát lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm chung. Nếu một người phạm pháp thì những người khác phải tố giác. Nếu tố giác thì được thưởng ngang với công chém được một đầu giặc ở ngoài mặt trận. Nếu không tố giác thì bị chém ngang lưng, nếu che giấu cho người phạm tội thì bị xử ngang với tội đầu hàng địch ở ngoài mặt trận.
– Khuyến khích việc sản xuất nông nghiệp : Nếu ai sản xuất được nhiều lúa, dệt được nhiều lụa thì được miễn lao dịch. Còn nếu ai bỏ nông nghiệp để đi buôn hoặc vì lười biếng mà trở nên nghèo đói thì cả nhà bị biến thành nô lệ. Nếu nhà nào có con trai đã có gia đình riêng mà còn ở chung thì phải nộp thuế gấp đôi (vì ở chung làm chung sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực trong lao động sản xuất).
– Khuyến khích lập quân công : Bất cứ ai nếu chém được một đầu giặc thì được thưởng tước một cấp, nếu muốn làm quan thì được cấp lương mỗi năm 50 thạch lúa. Ruộng vườn, nô lệ được chiếm hữu nhiều hay ít, quần áo ăn mặc như thế nào đều căn cứ theo chức tước cao hay thấp. Dù là con quý tộc, nhưng nếu không có chiến công thì cũng không được phong tước.
Sau khi ban hành những chủ trương cải cách trên, ở kinh đô có hàng nghìn người phản đối, trong đó có cả Thái tử. Thương Uởng cho rằng “Muốn the hành pháp luật thì trước hết phải bắt đầu từ Thái tử”. Nhưng không thể trị tội ông vua tương lai nên Thương Ương đã thích chữ vào mặt hai thầy giáo của Thái tử. Từ đó, pháp lệnh được thi hành một cách nghiêm chỉnh.
Năm 350 TCN, Thương Uởng lại tiếp tục đề ra một số chủ trương mới :
– Nhập các thôn ấp lại thành huyện, do nhà nước cử quan lệnh và Thừa đến cai trị.
– Bỏ chế độ tỉnh điển, ruộng đất được tự do mua bán.
– Thống nhất đo lường về độ dài, dung tích và trọng lượng.
Mục đích của các chính sách cải cách của Thương Uởng là phá vỡ cƠ SỞ kinh tế và đặc quyền chính trị của tầng lớp quý tộc cũ, tạo điều kiện cho tầng lớp địa chủ mới chiếm ưu thế về kinh tế và chính trị, đồng thời làm cho nước Tần trở nên giàu mạnh.
Kết quả là “nhà đủ người no, dân dũng cảm trong lúc chiến đấu vì việc công, khiếp sợ không dám đánh nhau vì việc riêng, làng xóm đều được trị an… người Tân giàu mạnh”. Tuy nhiên, Thương Ương “là người thiên tri khắc hạc”, “it làm ăn đức”, “ dùng hình phạt nặng nề để tàn hại nhân dân”. do đó, “đa nuôi oán chất họa” (2) Sau khi Hiếu Công chết, Thái tử lên nổi ngôi hiệu là Huệ Vương. Thương Uông sợ, chạy sang nước Ngụy không được, buộc phải dấy binh làm phản nhưng bị đánh bại. Thương Ương bị giết chết và còn bị cho xe xé xác. Cả nhà cũng bị giết.
Sự hùng mạnh của Tân làm cho 6 nước phía đông đều lo sợ. Vì vậy năm 333 TCN, theo sáng kiến của Tô Tần, Tướng quốc của nước Yên, sáu nước Yên, Tử, Triệu, Ngụy, Hàn, Sở đã lập thành một liên minh gọi là Hợp tung để chống Tần. Nhưng giữa các nước này vốn có nhiều mâu thuẫn nên đồng minh quân sự đó chỉ tồn tại được 3 năm thì bị phá vỡ. Sau đó, sáu nước này còn tổ chức hợp tung mấy lần nữa, nhưng cũng không bền chặt.
Để phá hợp tung của các nước phía đông, năm 328 TCN, tướng quốc của Tân là Trương Nghi dùng mánh khóe ngoại giao để chia rẻ các nước phía động, lôi kéo các nước này liên minh với Tẫn gọi là “Liên hoành” nhưng thực chất là bất các nước này phải thần phục Tân. Sau đó, Tân liên tiếp tấn công các nước láng giềng Triệu, Ngụy, Hàn, Sở và nhiều lần thu được thắng lợi lớn.
Trong quá trình ấy, các nước nhỏ như Trịnh, Tống, Lỗ, Vệ… đều bị các nước lớn thôn tính. Còn nước Chu nhỏ bé thì năm 367 TCN, do việc tranh giành ngôi vua cũng chia thành hai nước là Tây Chu và Đông Chu. Đến năm 256 TCN và năm 249 TCN, hai nước này lần lượt bị Tần tiêu diệt. Đến đây ở Trung Quốc chỉ còn 7 nước lớn và Tân đã trở thành một lực lượng vô địch. Năm 230 TCN, Tân diệt Hàn, và sau đó đã liên tiếp diệt Triệu (228 TCN), Ngụy (225 TCN), Sở (223 TCN), Yên (222 TCN), Tề (221 TCN). Thời Chiến Quốc đến đây chấm dứt, Trung Quốc thống nhất.
2. Tình hình kinh tế xã hội
– Sự phát triển của các ngành kinh tế
Tiến bộ mới quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế thời kì này là sự ra đời của đồ sắt. Giữa thời Xuân Thu, trên một chiếc chuông của nước Tề có khắc một đoạn chứ trong đó có câu : “Người luyện sắt bốn nghìn”. Ở nước Tấn, năm 513 TCN, nhà nước đã dùng sắt để đúc đỉnh, trên đó khác những điều luật của Phạm Tuyên Tử. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số đồ sất cuối thời Xuân Thu trong một ngôi mộ cổ ở Hồ Nam mà ngày xưa là đất nước Sở.
Đến thời Chiến Quốc, độ sắt càng được sử dụng một cách phổ biến. Nhiều loại công cụ bằng sắt như lưỡi cày, lưới cuốc, xẻng, liềm, búa và một số khuôn đúc sắt thuộc thời kì này đã được phát hiện.
Đồng thời với việc sử dụng đồ sắt, đến thời Xuân Thu, người Trung Quốc đã biết dùng súc vật làm sức kéo. Thiên Tấn ngữ của sách Quốc ngữ chép rằng: “Những súc vật làm vật hiến tế ở đền miếu có thể dùng trong công việc đồng áng”.
Vấn đề thủy lợi đến thời kì này cũng được coi trọng. Nước Ngô thời Phù Sai (thế kỉ V TCN) đã đào một hệ thống kênh nối Trường Giang với Sống Hoài và nối Sông Hoài với mấy con sông ở gần lưu vực Hoàng Hà. Đến thời Chiến Quốc, các công trình thủy lợi lớn lại càng nhiều hơn. Các nước Ngụy, Tần đều có những kênh đào khá dài.
Những tiến bộ nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai phá thêm đất hoàng và thực hiện việc thâm canh tăng năng suất. Theo sự tính toán của Lý Khôi, một chính khách ở nước Ngụy thì mỗi mẫu ruộng trung bình mỗi năm thu hoạch được 1 thạch 5 đấu”, năm được mùa có thể thu được 6 thạch.
Ngành thủ công nghiệp đến thời Xuân Thu cũng phát triển hơn trước. Trong các nghề thủ công truyền thống, nghề đúc đồng thau có nhiều cải tiến rõ rệt. Sản phẩm bằng đồng thau thời kì này nói chung có hình dáng thanh thoát, trang trí đẹp mắt. Ngoài các thứ như chuông, đỉnh, đỏ uống rượu, qua. dao v.v… còn có một số sản phẩm mới như kiếm ngắn, gương đồng.
Nhờ có công cụ bằng sắt, nghề mộc cũng tiến bộ rất nhiều. Đến thời kì này còn xuất hiện một số nghề mới như nghề luyện sát, nghề sơn. Nghề làm muối cũng rất được coi trọng. Vì vậy, có nước chư hầu đã đặt chức quan chuyên trách về sắt và muối.
Đến thời Chiến Quốc, các nghề thủ công lại càng có những bước tiến mới. Riêng nghề luyện sắt có sự tiến bộ về mặt kĩ thuật. Ngoài việc làm rèn sắt, người ta còn biết kĩ thuật đúc, do đó đã luyện được cả gang và thép.
Cũng như trước kia, nhà nước vẫn nắm một bộ phận quan trọng trong việc sản xuất thủ công nghiệp. Tùy theo ngành nghề, nhà nước tổ chức thành các xưởng khác nhau như xưởng đông, xưởng sắt, xưởng dệt, xưởng gốm, xưởng mộc v.v….
Nền thủ công nghiệp tư doanh đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc cũng phát triển. Những nghề đòi hỏi phải có nhiều vốn như nghề luyện sắt, nghệ làm muối thường do các nhà giàu kinh doanh. Họ phải nộp thuế bằng 3/10 thu nhập cho nhà nước. Những nghề thủ công vốn là nghề phụ gia đình giờ đây cũng không ngừng tách rời khỏi nông nghiệp để trở thành những nghệ độc lập. Chính bộ phận thủ công nghiệp này đã cung cấp các loại đồ dùng hàng ngày cho nhân dân.
Hoạt động thương nghiệp đến thời Xuân Thu cũng khá sôi nổi. Trong số các nước chư hầu. Tề là nước có nền thương nghiệp phát triển sớm nhất. Là một nước ở gần biển, từ xưa, cư dân ở đây đã đem hải sản trao đổi với vùng nội địa. Đến thế kỉ VII TCN, việc buôn bán ở nước Tề khá thịnh vượng. Quản Trọng nói : “…Nay những người buôn bán ở khắp các nơi, xem xét bốn mùa, chú ý các thổ sản của các địa phương mình để biết giả chợ, đánh xe bò, xe ngựa đi khắp bốn phương, đem cái có đổi lấy cái không có, mua rẻ bán đắt.
Đến giữa thời Xuân Thu, trung tâm của việc buôn bán ở Trung Quốc là nước Trịnh vì nước này có vị trí thuận lợi về mặt giao thông. Nhờ vậy, lái buôn nước Trịnh đã đi buôn bán khắp đó đây : nam thì xuống Sở, bắc thì lên Tấn, đồng thì sang Tề. Nhờ hoạt động của họ, thổ sản các nơi được trao đối với nhau. Sang thời Chiến Quốc, nên thương nghiệp của Trung Quốc càng phát triển hơn trước. Do đó, trong xã hội đã xuất hiện một số lái buôn lớn có số vốn lên đến hàng vạn lạng vàng, chuyên đầu cơ tích trữ và lũng đoạn thị trường.
Việc lưu thông hàng hoá mở rộng làm cho tiền tệ ngày càng phát triển. Tiền đồng ra đời vào cuối thời Xuân Thu, đến thời Chiến Quốc được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực : trao đổi hàng hóa, trả tiền thuê nhân công, cho vay lấy lai, nộp thuế. Tuy vậy, do tình trạng chia cắt đất nước nên mỗi nước có một loại tiền riêng : các nước Ngụy. Triệu, Hàn dùng tiền hình lưới xẻng gọi là bố, các nước Yên, Tề dùng tiền hình con dao gọi là đạo, các nước Tân, Đông Chu, Tây Chu dùng tiền hình tròn, nước Sở thì vẫn dùng bởi bằng đồng.
Cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, nhiều thành phố vốn là những đô thị trung tâm chính trị đã trở nên phồn hoa đông đúc như Lâm Tri của Tề, Hàm Đan của Triệu, Đại Lương của Ngụy, Lạc Dương của Chu v,v…
Trong số đó, theo Chiến Quốc sách, thành phố Lâm Trì có đến 7 vạn hộ (khoảng 350.000 người). Qua đó có thể thấy số dân trong các thành thị Trung Quốc lúc bấy giờ không phải là ít.
– Sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất
Trong giai đoạn trước, toàn bộ ruộng đất ở Trung Quốc đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng bắt đầu từ thời Xuân Thu, chế độ ruộng đất của nhà nước dẫn dần tan rã, ruộng tự xuất hiện ngày một nhiều.
Thời Tây Chu, trên cơ sở “khắp dưới gầm trời, đâu cũng đất vua, Thiên tử nhà Chú đa phong đất cho các chư hầu. Khi mới phân phong, sự ràng buộc của nhà Chu đối với chư hầu, một mặt dựa vào quan hệ họ hàng, mặt khác dựa vào quan hệ giữa tôn chủ (người phong đất) với bối thân (người được phong). Nhưng đến thời Xuân Thu, quan hệ họ hàng đó đã trở nên xa xôi và quan trọng hơn, nhà Chu với tư cách là tôn chủ không còn đủ thế lực để bắt những người được kế thừa đất phong phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Vì vậy, trên thực tế, các nước chư hầu đều coi lãnh địa được phong là thuộc quyền sở hữu của họ. Ngoài lãnh địa được phong, các nước lớn còn thôn tính nhiều nước nhỏ và xâm chiếm đất đai của các nước khác. Bộ phận đất đai này lại càng là sở hữu của họ.
Trong các nước chư hầu, do sự suy yếu của nhà vua, do tranh giành đất đài của nhau, thái ấp của Khanh đại phu cũng biến dẫn thành ruộng đất tư của họ.
Trong quá trình ấy, chế độ tĩnh điện cũng dần dần tan ra. Do công cụ sản xuất tiến bộ và số dân lao động tăng lên, người ta có khả năng khai khẩn thêm nhiều đất hoang. Vì vậy, một số nông dân đã khai phá thêm được một ít ruộng đất ngoài phần đất được chia, do đó sự chênh lệch về tài sản trong hàng ngũ nông dân cũng ngày càng rõ rệt. Hơn nữa, do kỉ thuật sản xuất tiến bộ, việc đầu tư công sức vào ruộng đất cũng khác nhau, vì vậy, nhiều nông dân không muốn thực hiện việc định kì chia lại ruộng đất như trước. nửa. Cho nên đến thời kì này, một số nông dân cũng có ruộng đất riêng.
Trước kia, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên không được mua bán, nhưng đến thời Xuân Thu, hiện tượng mua bán ruộng đất đã xuất hiện. Sách Tả truyện chép : “Người Nhung Địch đến ở, dùng vật quý đế đối lấy đất, đất có thể mua bán”. Sự ra đời của hiện tượng mua bán ruộng đất là kết quả tất yếu của chế độ ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân; đồng thời việc mua bán ruộng đất lại thúc đẩy chế độ ruộng tư phát triển nhanh chóng.
Đến thời Chiến Quốc, chế độ ruộng tư càng phát triển mạnh mẽ, chế độ tỉnh diễn đang đi đến chỗ tan rã hoàn toàn. Trong hoàn cảnh ấy, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay các địa chủ lớn, nông dân nhiều người bị mất ruộng đất, do đó lúc bấy giờ có câu : “Nhà giàu ruộng liền bà bát ngát, người nghèo không có tấc đất cắm dùi”.
Trước chiều hướng phát triển không thể ngăn chặn được của chế độ ruộng tư dẫn đến sự xáo trộn về ruộng đất, việc thu thuế đồng loạt như trước rõ ràng là không thích hợp nữa, vì vậy nhiều nước đã cải cách chế độ thuế khóa. Giữa thế kỉ VII TCN, áp dụng chính sách cải cách của Quân Trọng, nước Tề đã căn cứ theo ruộng đất tốt xấu để đánh thuế. Năm 594 TCN, nước Lỗ bắt đầu đánh thuế theo diện tích ruộng đất. Việc đó chứng tỏ nước Lỗ chính thức thừa nhận sự chênh lệch về ruộng đất trọng hàng ngũ nông dân và thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất của nông dân là hợp pháp. Năm 350 TCN, nước Tần thông qua luật cải cách của Thương Ương, tuyên bố bỏ chế độ tỉnh điển, cho dân được mua bán ruộng đất. Những chính sách ấy của nhà nước càng tạo điều kiện cho chế độ ruộng tư phát triển.
– Sự thay đổi về quan hệ giai cấp
Sự phát triển của các ngành kinh tế và sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất làm cho cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi.
Trước hết, sự xuất hiện chế độ ruộng tư đã dẫn đến sự phân hóa trong giai cấp thống tị. Do có ruộng đất riêng, một số Khanh đại phu, sĩ đã biến thành những địa chủ mới. Đến thời Chiến Quốc, không những quan lại nhà nước mà một số nhà buôn giàu cũng mua được nhiều ruộng đất trở thành những thương nhân kiếm địa chủ.
Sự tan rã của chế độ tỉnh điển đã làm cho giai cấp nông dân bị phân hóa. Một bộ phận nông dân vẫn giữ được 100 mẫu ruộng được chia trước kia, có khi còn khai khẩn thêm được một ít nữa, đã trở thành nông dân tự canh. Một bộ phận hoàn toàn “không có tấc đất cắm dùi” thì phải làm tá điền hoặc cày thuê cho địa chủ. Mỗi bộ phận có một ít ruộng đất nhưng chưa đủ nuôi sống gia đình thì phải lính canh thêm ruộng đất của địa chủ. Do sự phân hóa trong giai cấp nông dân như vậy nên nghĩa vụ nộp tô thuế của họ cũng có phân biệt. Những nông dân cày cấy ruộng đất của mình phải nộp thuế cho 1/10 nhà nước bằng sản phẩm, ngoài ra còn phải nộp vải lụa và phải đi làm lao dịch. Những nông dân lĩnh canh thì phải nộp tổ 5/10 cho địa chủ.
Những người làm nghề công thương trước kia bị lệ thuộc vào nhà nước do đó chưa hình thành những tầng lớp độc lập. Bắt đầu từ thời Xuân Thu, trong xã hội mới xuất hiện một số thợ thủ công và người buôn bán tự do. Cuối thời Xuân Thu đầu thời Chiến Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc lành nghề nổi tiếng là Công Thâu Ban (thường gọi là Lỗ Ban) về sau được tôn làm ông tổ của nghề mộc ở Trung Quốc. Ở nước Tống, có một số thợ có nơi làm việc cố định và truyền nghề nghiệp từ đời này sang đời khác.. Càng về sau, tầng lớp thợ thủ công cá thể xuất hiện càng nhiều. Họ chuyên làm nghề nghiệp của mình rồi đem sản phẩm đổi lấy các loại tư liệu sinh hoạt. Mạnh Tử nói : “Thợ gốm, thợ rèn đem sản phẩm đổi lấy thóc”, Hàn Phi cũng nói : “Người thợ đóng xe muốn người ta giàu sang, người thợ đóng do quan thì muốn người ta chết non”.
Tầng lớp buôn bán cũng ngày càng đông đảo. Thời Xuân Thu, nước Trịnh có nên thương nghiệp phát triển nhất nên ở đây có nhiều lái buôn giàu có. Ở các nước khác cũng có những nhà buôn lớn nổi tiếng như Tử Cống, Phạm Lai, Bạch Khuê. Tử Cống là một học trò của Khổng Tử, chuyên buôn bán ở nước Tào, nước Lỗ. Phạm Lai là một công thần của Việt Cầu Tiến, nhưng sau khi giúp Câu Tiễn đánh Ngô thắng lợi đã bỏ sang nước Tề buôn bán và đổi tên thành Đào Chu Công. Còn Bạch Khuê cũng vốn là một đại thần của Nguy Huệ vương. Cuối thời Chiến Quốc, nhà buôn kiêm địa chủ nổi tiếng nhất là La Bất Vì ở nước Triệu, một người đã bỏ ra một nghìn cân vàng để buôn vua, và về sau trở thành thừa tướng của nước Tần.
Do có thể lực lớn về kinh tế, các nhà buôn lớn cũng có ảnh hưởng đáng kể về chính trị. Ví dụ, thời Xuân Thu, nước Tấn có một người tên là Tuân Oanh bị nước Sở bắt, nước Tấn phải nhờ lái buôn nước Trịnh cứu về. Thời Chiến Quốc, các nhà buôn lớn cũng thường giao du với tầng lớp thượng lưu trong xã hội.
Giai cấp nô lệ cũng có ít nhiều thay đổi. Nguồn nô lệ vẫn là tù binh, những người phạm tội và những người phá sản phải bán vợ con hoặc bản thân mình làm nô lệ. Nói chung, nô lệ vẫn bị áp bức bóc lột tàn nhẫn như trước, nhưng hiện tượng chôn nô lệ theo chủ đã bị xã hội cho là phi lí nên bị giảm bớt rất nhiều. Giá nô lệ cũng đất hơn thời Tây Chu. Ví dụ : cuối thời Xuân Thu, Án Tử người nước Tề sang nước Tấn thấy một người nước Tề bị bắt làm nô lệ bèn lấy một con ngựa kéo xe của mình để chuộc về. Đồng thời, do nhu cầu của sản xuất hoặc chiến tranh, hiện tượng giải phóng nô lệ cũng đã xuất hiện. Ví dụ : Triệu Uởng trước lúc xuất quân đã tuyên bố : “Nếu thắng được địch…. nô lệ sẽ được giải phóng”. Nhiệm vụ của nô lệ thời kì này vẫn là làm các công việc hầu hạ trong cung đình hoặc gia đình của chủ như giữ ngựa, đánh xe, giã gạo, nấu rượu, hầu tiệc, ca múa v.v… Ngoài ra, có một bộ phận nô lệ làm việc trong các ngành công thương nghiệp.
Tóm lại, thời Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kì chế độ lãnh địa thái ấp dựa trên sự bóc lột cống thuế của nông dân công xã dần dần tan rã, trong khi đó quan hệ địa chủ tá điền đã xuất hiện và ngày càng có vai trò quan trọng. Xã hội Trung Quốc đang chuyển sang hình thức bóc lột mới : chế độ phong kiến hình thành.