Văn hóa Trung Quốc cổ đại
1. Văn học
Thể loại văn học phát triển sớm nhất ở Trung Quốc là thơ ca, bao gồm ca dao của nhân dân và những bài thơ do giai cấp thống trị sáng tác. Thời đó, thơ cũng là lời của bài hát, vì vậy vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách về âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc. Nhờ vậy, những bài thơ hay sáng tác từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu (trong vòng 5 thế kỉ) phần lớn đã được tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi. Trên cơ sở đó, Khổng Từ đã chỉnh lí lại một lần nữa. Về sau, tác phẩm ấy trở thành một trong những sách kinh điển của nhà Nho nên gọi là Kinh Thi.
Kinh Thi có tất cả 305 bài thơ, chia làm ba phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước nên còn gọi là Quốc Phong. Nhà chia làm hai phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Còn Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tung và Thượng Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách việc tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường.
Trong các phần đó, Quốc Phong là phần có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng và đầy hình tượng, những bài dân ca này đã lên án sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị và nói lên sự cực khổ của nhân dân. Thí dụ, trong bài Chặt gỗ đàn có đoạn :
Không cấy không gặt,
Lúa có ba trăm.
Không bắn không săn,
Sân treo đầy thú
Này ngài quân tử,
Chớ ngồi ăn không.
Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những bài thơ mô tả tình cảm yêu thương giữa trai gái, vợ chồng.
Là một tập thơ được sáng tác trong vòng 5 thế kỉ, Kinh Thi không những chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tấm gương phản chiếu tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngoài ra, tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó. Chính Khổng Tử đã nói : “Các trò sao không học Thi ? Thì có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ vua. Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ.
Đến thời Chiến Quốc, thơ ca càng phát triển, trong đó quan trọng nhất là Sở Từ, một thể thơ sáng tác dựa theo dân ca của nước Sở mà tác giả tiêu biểu nhất là Khuất Nguyên.
Khuất Nguyên là một người sống vào thời kì nước Sở suy yếu, bên trong thì vua quan thối nát mê muội, bên ngoài thì nước Tần lãm le thôn tính. Xuất phát từ mục đích muốn làm cho nước Sở giàu mạnh, ông đã có nhiều chủ trương đúng đắn nhưng chẳng những không được vua Sở nghe theo, trái lại vì thế mà bị đày xuống phía nam Trường Giang. Đến khi nước Sở bị nước. Tần đánh bại, kinh đô thất thủ, vì quá đau buồn, ông đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử.
Những bài thơ tiêu biểu của Khuất Nguyên là Ly tao, Cứu ca, Thiên vẫn, Cứu chương, Chiêu hồn, Viễn du v.v… trong đó Ly tao là tác phẩm có giá trị nhất. Qua bài thơ này, ông đã gửi gắm lòng yêu nước thương dân và khí tiết của mình.
Kinh Thi và Sở Tử là cơ sở phát triển của nền thơ ca Trung Quốc sau này.
Bên cạnh thơ ca, văn xuôi đến thời Chiến Quốc cũng phát triển rõ rệt. Các nhà tư tưởng thời kì này trong khi trình bày chủ trương của mình đã viết nên những áng văn chương lưu loát, giàu hình tượng và có lí luận chặt chẽ. Các tác phẩm thuộc loại này có Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử v.v….
2. Tư tưởng
– Bát quái, Ngũ hành, Âm dương
Để giải thích nguồn gốc của thế giới, từ xưa người Trung Quốc đã nêu ra các thuyết Bát quái, Ngũ hành, Âm dương.
Ngay từ khi tộc Chu mới bắt đầu phát triển, người Chu đã quan niệm rằng thế giới chẳng qua do 8 loại vật chất là trời, đất, hồ, núi, lửa, nước, sét, gió tạo thành và họ đặt ra 8 quẻ để biểu thị 8 loại đó. Tám quê ấy là căn (trời), khôn (đất), cấn (núi), đoài (hồ), ly (lửa), khâm (nước), chấn (sét), tổn (gió). Mối quẻ được biểu thị bằng ba gạch ngắn hoặc liên hoặc đứt, hoặc vừa liền vừa đứt và được sắp xếp theo một cách riêng. Họ cho rằng vạn vật trong trời đất đều do sự biến động, sự kết hợp hoặc mâu thuẫn với nhau của 8 loại đó mà sinh ra. Đó là thuyết Bát quái.
Đến thời Chu Tuyên Vương (827 – 782 TCN), một viên quan chép sử tên là Bá (được gọi là Sứ Bá) lại cho rằng vạn vật do 5 yếu tố là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên. Đó là thuyết Ngũ hành.
Đến thời U Vương (781 – 771 TCN), quan chép sử Bá Dương Phụ lại phát minh ra thuyết Âm dương để giải thích sự biến động của vật chất. Ông cho rằng trong vũ trụ có hai lực lượng là âm và dương vừa mâu thuẫn với nhau lại vừa tác động lẫn nhau. Mọi tai biến sử đã xảy ra là do sự phối hợp không điều hòa giữa hai yếu tố ấy. Đến thời Chiến Quốc, người ta đã phát triển thuyết đó và cho rằng chính sự tác động lẫn nhau của hai khí âm dương. đã sinh ra vạn vật.
Các thuyết Bát quái, Ngũ hành, Âm dương đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật. Đó là những tư tưởng duy vật và biện chứng thô sơ. Tuy nhiên về sau, những quan niệm này được phát triển thành một mở lập luận phức tạp phục vụ cho việc bói toán, tướng số v. V… có ảnh hưởng rất lâu dài trong lịch sử.
– Những nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu
Thời Tây Chu, uy quyền của Thiên tử còn mạnh, thế lực của các nước chư hầu chưa phát triển, do đó nói chung trật tự xã hội tương đối ổn định, các quy chế và mọi quan hệ xã hội được tuân thủ tương đối nghiêm chỉnh. Nhưng đến thời Xuân Thu, vua Đông Chu đã mất dẫn thế lực và uy quyền, các nước chư hầu không ngừng đánh nhau, nhiều dòng họ Khanh đại phu đang chuẩn bị lực lượng để giành ngôi chư hầu. Những hiện tượng như bề tôi giết vua, con giết cha, em giết anh thường xảy ra. Đây là thời kì trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đổi, các quy chế của thời Tây Chu bị phá hoại. Trong khi đó, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Chính hoàn cảnh xã hội ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng muốn làm thay đổi tình hình, trong đó tiêu biểu nhất là Lão Tử và Khổng Tử.
+ Lão Tử
Lão Tử là một nhân vật mà hiện nay tên tuổi chưa xác định được. Có ý kiến cho rằng Lao Tử tên là Đam, nhiều tuổi hơn Khổng Tử một ít, người nước Sở, đã từng làm chức quan giữ kho sách cho nhà Chu. Tư tưởng của Lão Tử được trình bày trong quyển Đạo đức kinh, nhưng quyền Đạo đức kinh truyền đến ngày nay là do Hoàn Uyên sống vào thời Chiến Quốc soạn lại, do đó đã mang dấu ấn của thời kì này.
Về mặt triết học, Lão Tử cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là “một vật mang lung sinh ra trước trời đất lặng lẽ, trống không, độc lập không đổi, chuyển động không ngừng, là mẹ của thiên hạ”. Lao Từ gọi nó là đạo hoặc miễn cường gọi là đại. Như vậy, trời đất quý thần cũng do “đạo” sinh ra, do đó “không cần bói toán cũng biết được đốt lành”.
Đồng thời Lão Tử đã nhận thức được các mặt đối lập trong thế giới khách quan như phúc và họa, cứng và mềm, yếu và mạnh, nhiều và ít, trên và dưới. trước và sau, thực và hư, vịnh và nhục, khôn và đại… và cho rằng “có và không cùng sinh, khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng so sánh, cao và thấp cùng làm rõ hưởng nhau”. Hơn nữa ông còn thấy được những mặt đối lập ấy có thể chuyển hóa lẫn nhau, ví như trong cái họa có cái phúc, trong phúc có chứa sẵn họa. Như vậy trong quan điểm triết học của Lão Tử vừa có yếu tố duy vật thô sơ vừa có yếu tố biện chứng thô sơ nhưng cả hai yếu tố ấy còn có rất nhiều hạn chế.
Về quan điểm chính trị. Lão Tử chủ trương “vô vi bất trị (không làm không cai trị) tức là giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống của nhân dân. Ông phê phán sự bóc lột thậm tệ của giai cấp thống trị. Ông nói : “Trong triều đình thừa thãi, ngoài đồng ruộng hoang vu : mặc áo nhiều màu. đeo kiếm sắc, ăn uống đến chán, của cải có thừa, như vậy gọi là trộm cướp”. Ông cũng đã thấy được dân đói là vì cấp trên thu thuế quá nhiều.
Mặt khác, Lão Tử chủ trương thực hiện xã hội “nước nhỏ dân í”, do đó “tuy có thuyền xe mà không cần dùng đến, tuy có vũ khí mà không cần bày ra”, không cần chứ viết, chỉ cần buộc dây làm dấu là được rồi, và như vậy “dân” ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, sống yên ổn và vui với phong tục của mình.
Nhưng, Lão Tử lại chủ trương thi hành chính sách ngu dân, vì dân có nhiều trí khôn thì khó cai trị. Bởi vậy, đối với nhân dân, giai cấp thống trị tốt nhất là làm cho “tâm hồn họ trống rỗng, nhưng bụng họ thì nó, chỉ của họ yếu nhưng xương cốt của họ thì mạnh”.
Tóm lại, nếu như về mặt triết học, tư tưởng của Lão Tử có yếu tố tích cực nào đó thì về mặt chính trị ông muốn quay ngược bánh xe lịch sử mà thực chất là muốn trốn tránh thực tại. .
+ Khổng Tử (551 – 479 TCN)
Khổng Tử tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ, xuất thân từ tầng lớp sĩ, nhưng cha mẹ mất sớm nên “hồi trẻ cũng nghèo hèn”. Ông là một người có học vấn rất uyên bác, đã từng làm đến chức Tư khấu (tương đương với Bộ trưởng Bộ Tư pháp) của nước Lỗ trong vòng 3 tháng. Sau đó ông từ chức đi đến các nước Tề, Vệ, Tống, Trân, Thái, Sở để truyền bá tư tưởng của mình, nhưng ở đầu chủ trương của ông cũng không được chấp nhận. Cuối cùng, ông lại trở về nước Lỗ mở trường dạy học và chỉnh lí sách cổ.
Khổng Tử không quan tâm đến việc giải thích thế giới, không chú ý nhiều đến trời đất quỷ thần. Ông cho rằng trời chẳng qua chỉ là giới tự nhiên, trong đó bốn mùa thay đổi, vạn vật sinh ra. Đối với quỷ thần, Khổng Tử cho rằng “chưa có thể thờ người thì làm sao thờ được mà”, “sống cũng chưa biết được thì làm sao biết được chết”. Như vậy, về vấn đề này, Khổng Tử chỉ đưa ra những ý kiến lấp lửng, không rõ ràng dứt khoát.
Vấn đề mà Khổng Tử dốc hết tâm huyết vào là việc làm cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ được ổn định, và biện pháp của ông là khôi phục đường lối đức trị và lễ trị như thời Tây Chu.
Giải thích lí do phải thi hành đường lối này, Khổng Tử nói : “Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”. Hơn nữa, “bề trên trọng lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng tin thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng”.
Thi hành đường lối đức trị tức là “phải thận trọng trong công việc và phải trung thực, tiết kiệm trong việc chi dùng, thương người, sử dụng sức dân phải vào những thời gian thích hợp”. Ngoài ra, nhiệm vụ của người cảm quyền là phải làm cho nhân dân đông đúc giàu có và sau đó phải tạo điều kiện cho họ được học hành.
Cơ sở của đường lối đức trị ấy là lòng nhân, tức là lòng thương người. Lòng thương người ấy trước hết phải thể hiện ở chỗ biết coi lợi ích của kế khác như lợi ích của chính mình, “điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “mình muốn lập thân thì giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt”. Đồng thời bản thân mình phải “kiềm chế mình làm đúng theo lễ”. Cụ thể là “không hợp với lễ thì không nhìn, không hợp với lễ thì không nghe, không hợp với lễ thì không nói, không hợp với lễ thì không làm”.
Ngược lại, lễ phải lấy lòng nhân làm gốc. Theo Khổng Tử, Trong các lễ thông thường, nếu xa xỉ thì chẳng bằng tiết kiệm ; trong lễ tang, nếu nghi thức đầy đủ thì chẳng bằng thương xót”. Do đó “nói về lễ đâu phải chỉ có ngọc lụa, nói về nhạc, đầu phải chỉ có chuông trống”. Nói cách khác, “làm người mà không có lòng nhân thì thể hiện lễ ra sao ? Làm người mà không có lòng nhân thì thể hiện nhạc ra sao ?”
Như vậy, nhân và lễ là hai vấn đề có tính chất cốt lõi trong tư tưởng của Khổng Tử. Hai vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó nhận là nội dung, là cơ sở của lễ, còn lẽ là biểu hiện là tiêu chuẩn của nhân.
Với đường lối chính trị lấy đạo đức làm cơ sở ấy, mục đích của Khổng Tử là muốn cứu vãn tình hình xã hội đương thời, nhưng học thuyết của ông không phải là bài thuốc hiệu nghiệm đối với căn bệnh của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, do vậy không được giai cấp thống trị các nước chư hầu chấp nhận.
Tuy không thành công về đường lối hoạt động chính trị, nhưng về mặt văn hóa giáo dục, Khổng Tử có rất nhiều cống hiến nên ông được coi là nhà giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc.
Trong quá trình dạy học, Khổng Tử chú trọng cả ba mặt đạo đức, kiến thức và thực tiễn, trong đó đạo đức có tầm quan trọng hàng đầu.
Khổng Tử nói : “Các trò vào phải hiểu với cha mẹ, ra phải kính mến nhường nhịn các anh, nói năng phải thận trọng và thành thực, yêu thương mọi người nhưng phải gần gái người có đức nhân. Sau khi đã thực hành đầy đủ những điều nói trên thì dùng sức lực còn lại để học văn hóa”.
Riêng trong việc học văn hóa, Khổng Tử nhấn mạnh “học rồi phải thực hành điều đã học”, đồng thời phải khiêm tốn học tập, “không xấu hổ khi hỏi người kém mình” và phải có thái độ thực sự cầu thị “biết thì tỏ ra biết, không biết thì tỏ ra không biết, như vậy mới là biết”.
Tương truyền rằng học trò của Khổng Tử đông đến 3.000 người bao gồm đủ mọi tầng lớp, trong đó có một số người rất nổi tiếng như Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Cống. Từ Lộ, Tử Du, Tử Hạ. Trọng Cung, Nhiễm Bá Ngưu v.v… Họ hợp thành một trường phái học thuật gọi là Nhờ gia tức là phải các nhà tri thức.
Ngoài việc dạy học, Khổng Tử còn tập hợp chỉnh lí các sách Thị, Thư, Lê, Nhạc, Dịch, Xuân Thu, trong đó sách Nhạc bị thất truyền, số còn lại về sau trở thành năm tác phẩm kinh điển của nhà Nho gọi là Nga kinh. Những lời đối thoại giữa Khổng Tử và học trò thì được chép thành sách Luận ngữ, một tác phẩm trong bộ Tứ thư sau này.
– Các trường phái tư tưởng thời Chiến Quốc
Thời Chiến Quốc, vua Đông Chu tuy vẫn tồn tại nhưng đã hoàn toàn mất vai trò Thiên tử của cả nước. Trong khi đó các nước chư hầu lớn đã tiến hành những cuộc chiến tranh càng ác liệt hơn trước để tiêu diệt lẫn nhau nhằm giành quyền làm chủ toàn Trung Quốc. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn đề là làm thế nào để thực hiện được việc thống nhất, chấm dứt chiến tranh và tình trạng rối ren hỗn loạn trong xã hội. Trước câu hỏi đó, xuất phát từ những quan điểm khác nhau, các nhà tư tưởng đã nêu ra những chủ trường khác nhau. Những trường phái tư tưởng ấy không ngừng công kích lẫn nhau, do đó đã tạo thành một tình trạng mà sử sách Trung Quốc gọi là “bách gia tranh minh” (trăm phái tranh luận). Trong số các trường phái tư tưởng lúc bấy giờ, quan trọng nhất là các phải Mặc gia, Nho gia, Đạo gia Pháp gia.
+ Mặc gia
Người sáng lập ra học thuyết này là Mặc Tử, tên là Mặc Địch (khoảng 475 – 390 TCN), người nước Lỗ, có thuyết nói người nước Tổng. Hoàn cảnh xuất thân của ông không được biết rõ, chỉ biết rằng ông đã từng là một người thợ thủ công giỏi.
Tư tưởng triết học chủ yếu của Mặc Tử là vấn đề mối quan hệ giữa danh (tên gọi) và thực (cái có thực). Ông cho rằng “cái dùng để gọi là tên, cái được gọi là thực”, “lấy cái tên để nêu ra cái thực”. Như vậy. Mặc Tử khẳng định rằng tồn tại khách quan là có thực và khái niệm là sự phản ánh tồn tại khách quan vào đầu óc con người. Tuy vậy, Mặc Tử lại tin có trời đất quỹ thần. Đó là chỗ mâu thuẫn và hạn chế trong quan điểm triết học của ông.
Về chủ trương chính trị, hạt nhân tư tưởng của Mặc Tử là thuyết kiêm ai (thương yêu mọi người). Ông cho rằng : “Nếu mọi người trong thiên hạ thương yêu nhau, giữa các nước không tấn công nhau, giữa nhà này với nhà khác không có chuyện rắc rối thì giặc giã trộm cướp không có, vua tôi cha con đều có thể trên dưới thương yêu lẫn nhau, và như vậy thì cả thiên hạ sẽ ổn định”.
Chính vì xuất phát từ chủ trương kiêm ái, ông cực lực phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược (Phi công) vì những cuộc chiến tranh ấy “tàn hại muốn dân”. “Tàm kiệt quệ của cái của trăm họ trong thiên hạ”.
Trong quan hệ xã hội, tình thương yêu mọi người ấy phải được biểu hiện một cách cụ thể là “kẻ có sức thì phải giúp đỡ người khác, kê có của thì phải chia sẻ cho người khác, kẻ hiểu biết thì phải dạy dỗ người khác”.
Bên cạnh chủ trương phản đối chiến tranh, ông chủ trương phải tiêu dùng. tiết kiệm (Tiết dụng), vì sống xa xỉ tức là “cướp giật cái ăn cái mặc của dân”. Để thực hiện chủ trương tiết kiệm, ông khuyên không nên tổ chức đám tang linh đình tốn kém, không nghe âm nhạc v.v…
Trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, Mặc Tử chủ trương đề cao người có tài đức (Thượng hiền). Bất cứ ai, kể cả nông dân và thợ thủ công, nếu có tài năng thì có thể đưa lên giữ chức vị cao, nếu ai ngu dẫn thì hạ xuống, dù là dòng dõi quý tộc. Ngay vua cũng chỉ là người có tài đức trong thiên hạ được lựa chọn lập nên.
Như vậy, tư tưởng chính trị của Mặc Tử rất phù hợp với nguyện vọng của quần chúng lao động, nhưng trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, chủ trường như vậy chỉ là không tưởng.
Tư tưởng Mặc Tử được truyền bà khá rộng rãi trong xã hội thời Chiến Quốc Học trò của ông lập thành một đoàn thể có tổ chức rất chặt chẽ do Mặc Tử lãnh đạo gọi là Mặc gia. Sau khi Mặc Tử chết, phải Mặc gia chính thống phát triển thành phái hiệp khách chuyên phục vụ cho mưu đồ riêng của một số vua chúa quý tộc.
Tư tưởng của Mặc Tử và của phái Mặc gia được chép thành một quyền sách gọi là . Mặc Tử
+ Nho gia
Sau khi Khổng Tử chết, Nho gia chia thành nhiều phái, trong đó phải Tăng Tử (Tăng Săm) được coi là chính thống. Tăng Tử lại mở trường dạy học ở nước Lỗ và truyền học thuyết Nho gia cho Tử Tư tức Khổng Cấp, cháu đích tôn của Khổng Tử. Tử Tử lại truyền học thuyết này cho Mạnh Tử.
Mạnh Tử, họ Mạnh tên Kha, người nước Trâu (cũng ở Sơn Đông ngày nay). Về niên đại của Mạnh Tử, có ý kiến cho rằng ông sinh năm 389 TCN và chết năm 305 TCN, có ý kiến lại cho rằng ông sinh năm 372 và chết năm 289 TCN. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc nhất của phái Nho học chính thống thời Chiến Quốc.
Kế thừa chủ trương đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử tiến thêm một bước giải thích nguồn gốc của đạo đức để chứng minh rằng dùng đạo đức cai trị là lẽ tự nhiên hợp với quy luật. Theo Mạnh Tử, nguồn gốc của đạo đức là tính thiện sẵn có từ khi con người mới lọt lòng mẹ. Do tính thiện tự nhiên ấy, người ta biết thương xót, biết hổ thẹn biết căm ghét, biết nhường nhịn, biết phải trái – Những nhận thức ấy chính là đầu mối của bốn biểu hiện đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí.
Mặc dù khi mới sinh ra ai cũng có tính thiện, nhưng nếu không được tiếp tục bồi dưỡng thì cái tính thiện ban đầu ấy sẽ mất đi, và người ta sẽ tiêm nhiễm phải tính xấu, trái lại nếu không ngừng được bởi dưỡng thì sẽ đạt đến mức hết sức thiện.
Về chính trị, kế thừa và phát triển đường lối của Khổng Tử, Mạnh Tử đề xướng nhân chính hoặc vương đạo. Đó là chính sách dùng đạo đức nhân nghĩa để cai trị. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng đường lối này có ưu điểm là làm cho nhân dân vui lòng và thành thực phục tùng.
Nội dung chủ yếu của đường lối nhân chính là kẻ cầm quyền phải nhận thức được “dân là quý nhất, xã tắc thứ hai, vua thì coi nhẹ”. Do đó, họ phải biết “vui cái vui của dân, lo cái lo của dân”, phải giảm nhẹ thuế khóa sau dịch để dân “trông lên có đủ để thờ cha mẹ, trông xuống có đủ để nuôi vợ con, năm được mùa thì được no luôn, năm mất mùa thì khỏi phải chết chóc”. Đồng thời phải khuyến khích dân trồng thêm dầu, nuôi gà chó lợn để người 50 tuổi được mặc áo lông, cụ già 70 tuổi được ăn thịt. Hơn nữa, họ không được gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, vì “đánh nhau để tranh thành, người chết đẩy thành, đánh nhau để tranh đất, người chết đẩy đồng”. Nếu kẻ nào thích gây chiến tranh thì đáng bị xử tử bằng hình thức khốc liệt nhất.
Bên cạnh chủ trương nhân chính, Mạnh Tử chủ trương thống nhất Trung Quốc, vì chỉ có thống nhất thì xã hội mới được yên định. Tuy nhiên, ông cho rằng biện pháp để thực hiện việc thống nhất không phải là chiến tranh mà là đường lối nhân chính. Từ đó, ông dự đoán rằng chỉ có ông vua nào không thích giết người, biết bảo vệ dân, biết trọng nhân nghĩa thì mới thực hiện được sứ mệnh đó.
Tóm lại, tư tưởng quý dân và những chủ trương chú ý đến quyền lợi nhân dân của Mạnh Tử là rất đáng trân trọng. Song trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, chủ trương như vậy là ảo tưởng nên không được vua các nước chấp nhận.
Những lời nói của ông được chép thành sách Mạnh Tử.
Đến đời Tống sau này, sách Mạnh Tử cũng được coi là một tác phẩm trong bộ Tứ thư và được xếp sau sách Luận ngữ.
Một đại biểu khác đáng chú ý của phái Nho thời Chiến Quốc là Tuân Tử.
Tuần Từ (khoảng 298 – 238 TCN), họ Tuân, tên Huống, hiệu là Khanh, người nước Triệu, làm quan Lệnh huyện Lan Lãng nước Sở.
Về triết học, tư tưởng của Tuân Tử thuộc về phải duy vật, ông cho rằng trời chỉ là giới tự nhiên, tồn tại độc lập và có quy luật riêng. Trời không có liên quan gì đến sự trị hay loạn trong xã hội. Lãnh đữ phúc họa cũng không phải do trời gây ra. Do vậy, người ta không nên sùng bái trời. Ông cũng cho rằng ma quỷ là không có, các triệu chứng như sao băng, cây cối kêu là không đáng sợ, tướng số cũng không đáng tin.
Về con người, ông cho đó là loài quý nhất vì so với chim muông, cây có, con người không những có sự sống, có trị giác mà còn có nghĩa. Nhưng khác với Mạnh Tử, ông cho bản tính đầu tiên của con người là ác. Chính vì thế, người ta cần phải học tập tu dưỡng, cần phải có nhân, nghĩa, lễ dắt dẫn để trở thành thiện.
Về chính trị, Tuân Tử cũng tôn sùng vương đạo. Theo Tuân Tử, trong cái xã hội theo vương đạo ấy, vua phải là kẻ có quyền uy cao nhất, nhưng vua phải nhận thức được rằng : “Vua là thuyền, dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước cũng có thể lật thuyền”. Vì vậy, vua phải dùng nhân nghĩa để trị nước. Song, thiết thực hơn Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng, bên cạnh nhân nghĩa, hình pháp cũng cần thiết, cho nên chỉ đối với tầng lớp sĩ trở lên thì có thể dùng lễ nhạc để uốn nắn, còn đối với thường dân thì phải dùng hình pháp để kiềm chế.
Như vậy, tuy cũng thuộc phái Nho gia, nhưng tư tưởng Tuân Tử có nhiều điểm khác với Khổng Tử và Mạnh Tử. Vì thế ông không được coi là một nhà Nho chính thống. Tác phẩm của ông cũng gọi là Tuân Tức.
+ Đạo gia
Đại biểu chủ yếu của phái Đạo gia thời Chiến Quốc là Trang Tử.
Trang Tử (khoảng 369 – 286 TCN), họ Trang, tên Chu, người nước Tống. có làm một chức quan nhỏ ở nước Tống nhưng xuất thân từ một gia đình nghèo. Đã từng phải sống bằng nghề bên giày cỏ.
Về triết học, Trang Tử cũng cho rằng đạo là nguồn gốc của vạn vật, trời đất, thần thánh, nhưng ông lại quá nhấn mạnh tính chất hư vô và tính bất khả tri của đạo. Ông nói : “Lấy lí mà nói thì đạo là cái dường như động mà không động, đường như có hình thể mà lại đổi thay luôn, cho nên đạo ấy vô vì mà không có hình thể nhất định. Vì thế đạo có thể truyền lại mà không thể nhận được, có thể hiểu được mà không trông thấy, tự nó là nguồn gốc của nó, từ khi chưa có trời đất, và từ thời xa xưa nó vẫn tồn tại. Đạo ấy làm ra thân người, thân trời, sinh ra trời đất. Nó có trước cả thái cực mà không cho là cao, dưới cả sáu bề mà không cho là sâu, có từ trước khi có trời đất mà không cho là cũ, lớn hơn cả thời thượng cổ mà không cho là già”.
Hơn nữa, từ chỗ cho tất cả vạn vật đều do đạo sinh ra, Trang Từ đã đi đến chỗ phủ nhận tồn tại khách quan, cho rằng “trời đất và ta cùng sinh ra, vạn vật với ta là một” mà “đã cho là một rồi thì còn nói cái này cái kia làm gì nữa”.
Đồng thời, Trang Tử cũng phủ nhận chân lí khách quan, cho rằng khi xét cùng một sự vật, nếu đứng từ các phía khác nhau thì sẽ đi đến những kết luận khác nhau. Hơn nữa, Trang Tử cho rằng mọi chân lí chỉ là tương đối, không có chân lí tuyệt đối.
Ngoài ra, Trang Tử còn nêu ra rằng người ta có thể đạt đến mức cao nhất của đạo, do đó khi ngủ sẽ không thấy chiêm bao, khi tỉnh không có gì lo âu, ăn không biết ngon, không biết sống là đáng vui, không biết chết là đáng ghét, thất thể cũng không hối tiếc, đắc thắng cũng không vui mừng, vì vậy lên cao không sợ, xuống nước không ướt, vào lửa không bỏng. Con người đạt được như vậy gọi là chân nhân. Như vậy tư tưởng của Trang Tử đã có yếu tố thần học.
Về chính trị. Trang Tử cũng chủ trương “vô vi” (không làm gì cả) và Ông cho rằng sử đã trong xã hội đây rẫy đấu tranh là vì đua chen danh lợi. Do đó, ông phê phán những người cố gắng đặt ra các thể chế nhằm đưa lại sự ổn định cho xã hội. Theo ông, muốn xã hội yên ổn thì con người phải chất phác, mà muốn con người trở nên chất phác thì phải quay về sống với tự nhiên và đưa xã hội trở lại thời nguyên thủy. Dĩ nhiên, đó là một chủ trường không tưởng, trái với tiến trình lịch sử nên không được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận. Tuy vậy, tư tưởng Lão Tử và Trang Tử vẫn có ảnh hưởng sâu xa đối với xã hội Trung Quốc trong những giai đoạn lịch sử sau này.
Những bài viết sâu sắc, giàu hình tượng của ông được chép thành sách Trang Tử, về sau trở thành một quyền kinh của Đạo giáo và đến đời Đường được gọi là Nam hoa kinh.
+ Pháp gia
Phái Pháp gia bắt nguồn từ các nhà cải cách phương pháp cai trị thời Xuân Thu mà đại biểu nổi tiếng vào loại sớm nhất là Quản Trọng. Đến thời Chiến Quốc, số người thuộc phái này càng nhiều, trong đó có thể kể đến Thương Ưởng. Thân Bất Hại, Thận Đáo v.v… Tuy nhiên, người có nhiều đóng góp nhất đối với lí luận của phái Pháp gia là Hàn Phi.
Hàn Phi (khoảng 280 – 230 TCN) là một công tử nước Hàn.
Về mặt triết học, Hàn Phi cũng cho rằng đạo là nguồn gốc của vũ trụ, vật chất và tinh thần đều do đạo sinh ra. Như vậy, về cơ bản, triết học của Hàn Phi thuộc về phải duy vật. Đồng thời, Hàn Phi còn thấy được sự vật luôn luôn thay đổi, “khi còn khi mất, bỗng chết bỗng sống, lúc đầu thịnh mà sau lại suy”. Như vậy, triết học của ông cũng có nhân tố của phép biện chứng. Hơn nữa, ông còn vận dụng quan điểm này để giải thích các hiện tượng lịch sử và cho rằng “thời thế đã khác thì sự việc phải khác”.
Về chính trị. Hàn Phi cho rằng dùng pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai trị là phương pháp có hiệu quả nhất vì “dân sốn nhìn với lòng thương mà chỉ vâng theo uy lực”.
Nhưng muốn pháp luật có thể thi hành được thì vua phải có “thể tức là phải đẩy đủ uy quyền.
Tuy nhiên muốn cai trị được tốt thì ngoài pháp luật và uy quyền còn phải chú ý đến thuật tức là phương pháp điều hành. Thuật bao gồm ba mặt : Bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi để bạt quan lại chỉ căn cứ theo tài năng chứ không cần kể đến đức hạnh, dòng doi, đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu của công việc để đặt chức quan, chức quan nào không cần thiết thì bãi bỏ. Thuật khảo hạch và thưởng phạt là căn cứ theo trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì phạt.
Với ba yếu tố pháp, thế và thuật, ông vua có thể trở thành một kẻ chuyên quyền độc đoán, chỉ dùng hình phạt nghiêm khắc nặng nề để trị nước chứ không cần nhân nghĩa ơn huệ, không cần trí tuệ, không cần hâm mộ trung tín.
Về đường lối xây dựng đất nước, phái Pháp gia chỉ chú ý hai việc là sản xuất nông nghiệp và chiến tranh.
Còn văn hóa giáo dục thì phái Pháp gia không những cho là không cần thiết mà còn có hại cho xã hội và sự thống trị của vua. Hàn Phi lí luận rằng, nếu người lo học tập nhiều thì người lao động bằng sức lực sẽ ít và do đó sẽ làm cho nước nghèo. Hơn nữa những người có kiến thức văn hóa ấy sẽ dùng văn chương làm cho pháp luật rối loạn và làm cho lòng vua đao động, không thể phân biệt được đường lối nào đúng, đường lối nào sai, do đó sẽ không thống nhất được tư tưởng. Bởi vậy, Hàn Phi chủ trương : “Trong nước của vị vua sáng suốt không có văn chương sách vở mà lấy pháp luật để dạy, không có lời nói của vua đời trước mà lấy quan lại làm thầy”, nói cách khác, mọi di sản văn hoá phải thủ tiêu và việc giáo dục phải xóa bỏ.
Tóm lại, học thuyết chính trị của phái Pháp gia không gì khác là chủ nghĩa độc tài chuyên chế thực dụng của Trung Quốc cổ đại mà mục đích của nó là làm cho đất nước ổn định, giàu và mạnh nhằm tiến tới làm bá chủ cả Trung Quốc.
Những bài viết rất sinh động của Hàn Phi được tập hợp thành sách Hàn Phi Tử.
Trong số các trường phái tư tưởng thời Chiến Quốc, các phái Nho gia, Mặc gia, Đạo gia đều nếu ra những chủ trương không thiết thực, chỉ có đường lối thực dụng của phái Pháp gia đáp ứng được yêu cầu của xã hội đương thời, nên được áp dụng ở một số nước, nhất là nước Tần. Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần tiếp tục dùng đường lối Pháp gia do đó các trưởng phái khác bị cấm. Đến năm 136 TCN, Hán Vũ Đế thi hành chính sách “bại truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, nhưng về thực tế, tư tưởng Pháp gia vẫn được vận dụng kết hợp với tư tưởng Nho gia để trị nước.