Cuộc nội chiến cách mạng (1642 – 1649)

1. Cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642 – 1646) 

Ngày 22-8-1642, Saclơ I chính thức tuyên chiến ở Nottinhhem. Cuộc chiến tranh bùng nổ giữa hai trận tuyến rõ rệt, giữa thế lực phong kiến phản động và thế lực tư sản tiến bộ cùng với toàn thể quần chúng nhân dân. Bọn quý tộc phong kiến cùng với chư hầu, tăng lữ thuộc giáo hội Anh, sĩ quan trong cung đình, bọn độc quyền tài chính… nêu lên khẩu hiệu “Vì Thượng đế và nhà vua “. Cơ sở của lực lượng phản động là những miền phía bắc và phía tây, kinh tế chưa phát đạt, cơ sở phong kiến còn tương đối vững vàng Trái lại, giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo quần chúng nhân dân bao gồm nông dân, công nhân, thợ thủ công và tiểu tư sản thành thị là chỗ dựa vững chắc của nghị viện. Cơ sở của lực lượng cách mạng là miền Đông Nam và miền Trung, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phát triển. Cuộc cách mạng Anh diễn ra trong khuôn khổ một cuộc nội chiến tránh được sự can thiệp của các nước quân chủ phong kiến châu Âu. 

Khi đó Tây Ban Nha đang ở vào thế suy sụp : Pháp chưa thoát khỏi những con lùng tùng sau cuộc khởi nghĩa của nhân dân ; Đức suy yếu sau cuộc chiến tranh Ba mươi năm : Nga, Ba Lan Thụy Sĩ mắc vào cuộc chiến tranh giữa ba nước. Điều đó làm cho cách mạng Anh không phải lo lắng đối phó với thế lực bên ngoài. 

Ban đầu, cuộc nội chiến diễn ra dưới hình thức đấu tranh giữa triều đình với nghị viện. Xuất phát từ quyền lợi khác nhau, nội bộ phe nghị viện phân hóa thành hai phái : phái Trưởng lão chiếm đa số, dựa vào tầng lớp trên của giai cấp tư sản bảo thủ (chủ yếu ở Luân Đôn) và một phần quý tộc có tư tưởng đối lập, chủ trương thỏa hiệp với vua, coi chiến tranh là phương tiện để buộc vua phải nhượng bộ một số quyền lợi ; phái Độc lập chiếm thiểu số trong nghị viện gồm quý tộc loại vừa và nhỏ, đại biểu cho quyền lợi của tư săn bậc trung được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, có thái độ kiên quyết đối với nhà vua hơn. Thái độ đối với chiến tranh và cuộc tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ phe nghị viện có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình diễn biến của cuộc nội chiến.

Cuộc nội chiến lần thứ nhất có thể chia làm hai giai đoạn :

  1. Từ 1642 đến mùa hè 1644 : thể chủ động quân sự nằm trong tay nhà vua, phe nghị viện còn ở thể cấm cự. 
  2. Từ mùa hè 1644 đến 1646 ; thể chủ động quân sự hoàn toàn chuyển về phe nghị viện.

Trong giai đoạn đầu, quân nghị viện liên tiếp bị thất bại. Vì vậy, đến mùa hè năm 1643, quân của nghị viện rơi vào trạng thái nguy khốn. Nhưng các đội dân binh ở Luân Đôn đã nhanh chóng phản công thắng lợi. Đạo quân kỵ binh nông dân của Crômoen đóng vai trò nổi bật trong chiến thắng này. Nhân dân Xcốtlen đứng về phía cách mạng, gửi hai vạn quân tới giúp nghị viện. Đến tháng 7-1644, quân đội Crômoen giành được thắng lợi lớn ở Mactơ Moro (gần Jooe) chuyển cuộc nội chiến sang giai đoạn mới.

Olivơ Crômoen (1599-1658) là một trong những lãnh tụ xuất sắc của phái Độc lập, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa. Ông là một người có sức lực dồi dào, một nhà tổ chức và chỉ huy giỏi, đồng thời là một tín đồ Thanh giáo có nếp sống giản dị được nhân dân yêu mến. Qua quá trình chiến tranh, ông nhận thức rằng nếu quân đội thiếu tinh thần cách mạng thì không thể nào chiến thắng được. Crômoen chủ trương lợi dụng nhiệt tình cách mạng và ý chỉ kiên quyết của quần chúng để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống nhà vua. Đội quân “kiểu mẫu của Crômoen lên tới 22 ngàn người, trong đó có 6 ngàn kị binh. Đó là một đội quân có tính chất quần chúng, đại đa số là nông dân và thợ thủ công. Người chỉ huy là Tomat Phephác, các cấp sĩ quan phần lớn xuất thân từ tầng lớp quý tộc loại nhỏ, nhưng cũng có người là thợ giấy, thợ đúc, người đánh xe, lính thủy… Đặc điểm nổi bật của quân đội kiểu mới là có kỷ luật chặt chẽ, đầy nhiệt tình cách mạng, đóng thời mang lòng tin tưởng mãnh liệt vào Thanh giáo. Theo đạo luật “Tự rút lui”, các nghị viên đều phải thôi chức chỉ huy quân đội. Riêng Crômoen được thừa nhận vừa là nghị viên, vừa chỉ huy quân đội, giúp việc cho Phephác, nhưng thực tế là người đóng vai trò chính trong tiến trình của cách mạng Từ đó bọn sĩ quan Trưởng lão bị loại, quân đội nằm trong tay phải Độc lập.

Nhờ sự thay đổi về thành phần và tính chất, quân đội kiểu mới chiến đấu rất kiên cường được mệnh danh là “Đạo quân sườn sắt” (Iron side) Đạo quân sườn sắt giành được nhiều chiến thắng lớn, đặc biệt là trận Nedobi ngày 14-6-1645 đã giảng cho quân nhà vua một đòn chí mạng, 5.000 người bị bắt và bị mất toàn bộ vũ khí. Saclo I phải chạy lên phía bắc, trốn sang Xcốtlen và bị bắt ở đó. Các thủ lĩnh Xcốtlen nộp cho nghị viện để lấy thưởng. Đến năm 1646 cuộc nội chiến lần thứ nhất kết thúc. Như vậy, sau gần bốn năm chiến tranh, cuộc nội chiến ở Anh đa tạm thời chấm dứt có lợi cho phong trào cách mạng

 2. Phong trào phái San bằng 

Trong quá trình đấu tranh chống nền quân chủ và sau đó chúng phái Trưởng lão, trong hàng ngũ quân đội và quần chúng xuất hiện một phái mới gọi là phải San bằng. Phái San bằng đại biểu là th cho đông đảo nhân dân là nông dân, thợ thủ công và tiểu t NÀN Họ chủ trương bình đẳng về mặt chính trị thi hành phố thông đầu phiếu, lập chế độ cộng hòa, tự do tín ngưỡng, tự do buôn bán. thi hành nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật. Tuy vặt. họ là những người bảo vệ chế độ tiểu tư hữu. Lãnh đạo phái Sản bằng là Giôn Linbóc (1616 – 1657), một nhà chính trị có tài và trung thực, nhiều lần bị bắt giam nhưng vẫn không thay đổi ý chí. 

Trong quân đội, phái San bằng dựa vào sự ủng hộ của quần chúng binh lính lớp dưới. Yêu cầu của họ là phải thúc đẩy cách mạng tiến xa hơn không những so với dự định của phái Trưởng lão, mà so nguy cá với phái Độc lập. 

Phái Độc lập vốn đại diện cho quyền lợi của tầng lớp quý tộc mới và tư sản loại nhỏ và vừa nên về căn bản đối lập với yêu cầu của quần chúng. Trong cuộc đấu tranh chống nhà vua và phái Trưởng lão, những người Độc lập đóng vai trò lãnh đạo và lôi kéo được quần chúng theo họ. Nhưng sau khi quyền sở hữu tư sản được đảm bảo và nghị viện đã hoàn toàn nằm trong tay thì đối với họ sự nghiệp cách mạng được coi là chấm dứt. Điều đó mâu thuẫn với nguyện vọng của đa số nhân dân, lúc này do phái San bằng làm đại biểu. muốn đưa cách mạng tiến xa hơn nữa. Vì vậy cuộc đấu tranh giữa hai phái Độc lập và San bằng thực chất là cuộc đấu tranh giữa tầng lớp tư sản và quý tộc mới với quần chúng nhân dân. 

Sau khi khống chế được nghị viện, phải Độc lập chủ trương thương lượng với vua để “hợp pháp hóa” chế độ chính trị do họ nắm giữ và chấm dứt việc dân chủ hóa hơn nữa trong quân đội. Những cuộc thương lượng đó gây nên lòng căm phản trong quân đội và nhân dân. Ngày 18-10-1647, những người San bằng công bố bản yêu sách mang tên “Sự nghiệp của quân đội”. Trên cơ sở của bản tuyên bố, họ thảo ra cương lĩnh chính trị dưới đấu để : “Bản thỏa ước nhân dân”. Bản thỏa ước yêu cầu giải tán ngay nghị viện. đòi nghị viện phải do tuyển cử hai năm một lần, số nghị viên theo khu vực phải tỉ lệ với số dân ở nơi đó. Họ không hề đà động đến vua và thượng viện. Hạ viện gồm 400 đại biểu được coi là cơ quan có quyền lực cao nhất trong nước. Yêu sách quan trọng nhất là đòi phổ thông đấu phiếu (cho nam giới). Họ đòi tự do tín ngưỡng, hủy bỏ các thứ thuế gián tiếp, đánh thuế tài sản, thủ tiêu mọi đặc quyền có tính chất phân biệt đảng cấp, nhà nước phải nuôi những người tàn phế và già cả. Họ đòi xóa bỏ thuế một phần mười nộp cho giáo hội…

“Bản thỏa ước nhân dân” là một dự án tỉ mỉ về chế độ chính trị ở nước Anh. Nó thể hiện nhiều điểm tiến bộ mang tính chất dân chủ, đồng thời cũng bộc lộ những nhược điểm rõ rệt. Sai lầm cơ bản là không hề nói tới vấn đề ruộng đất, bỏ qua số phận của đại đa số nông dân nghèo là tầng lớp đông đảo và lực lượng chủ yếu của cách mạng. 

Điều đó dần dần làm cho quần chúng xã rời họ và là nguyên nhân chính làm suy yếu phe dân chủ cách mạng Tuy nhiên, bản cương lĩnh của những người Săn bàng vẫn có ý nghĩa tiến bộ và cách mạng Việc thi hành bản cương lĩnh đó sẽ thanh toán được những tàn tích của chế độ phong kiến và thành lập chế độ cộng hòa dân chủ tư sản ở Anh. Cho nên bản cương lĩnh đó được quân đội ủng hộ và mau chóng trở thành ngọn cờ cách mạng. 

3. Cuộc nội chiến lần thứ hai (1648) và bản án tử hình Sáclo I 

Trong lúc phải Trưởng lão và sau đó, phải Độc lập tìm cách thương lượng với nhà vua để vừa công nhận chính quyền của họ thì Saclo I vẫn ngoan cố âm mưu phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. Sáclơ I lợi dụng tình trạng tranh chấp trong nghị viện, giữa nghị viện và quân đội để phản kích. Vua bỏ trốn khỏi nhà giam đến đảo Oaitơ (ở phía nam nước Anh) để chỉ huy cuộc phản loạn.

Mùa xuân năm 1648, cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ. Trước kẻ thù chung, phải Độc lập và phái San bằng lại tạm thời liên minh với nhau dưới sự chỉ huy của Crômoen, chống lại quân phản động Các trận giao chiến kịch liệt xảy ra ở ba vùng lớn trong nước Anh : phía bắc, phía đông nam và phía tây nam. Quân đội nhà vua bị thất bại nặng nề và đến tháng 8-1648, cuộc nội chiến kết thúc. Một lần nữa phe cách mạng tháng lợi. 

Ngày 23-12-1648, nghị viện trong tay phải Độc lập thông qua sắc lệnh xét xử nhà vua và ngày 4-1-1649 nghị viện tuyên bố là cơ quan quyền lực cao nhất ở trong nước. Nghị viện cử ra tòa án tối cao gồm 135 ủy viên phụ trách xét xử nhà vua. Ngày 30-1-1649, Sáclơ I phải lên đoạn đầu đài trước sự reo hò của đông đảo quần chúng. 

Việc xử tử Sáclơ I đánh dấu một bước tiến của cách mạng, một thắng lợi to lớn của quần chúng nhân dân. Trong quá trình cách mạng quần chúng đã phát huy ý chí kiên quyết và tích cực của mình thúc đẩy cách mạng đi lên, không cho phép những người lãnh đạo dừng lại nửa đường. Cũng trong quá trình đó, giai cấp tư sản và quý tộc mới sau một thời gian tiến bộ đã thể hiện tính chất bảo thủ và thỏa hiệp. Tuy nhiên, lịch sử không dừng lại theo ý muốn chủ quan của họ mà tiếp tục phát triển do sức mạnh lớn lao của quần chúng nhân dân.