Thành bang Aten

1. Sự ra đời và quá trình hoàn thiện của nhà nước dân chủ chủ nô Aten (thế kỷ VII – thế kỷ VI TCN) 

– Aten là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo Attích (thuộc Trung Hi Lạp). Đó là một vùng đồng bằng hẹp đất đai không phì nhiều, nhiều đồi núi, khí hậu lại khô khan, lượng mưa hàng năm không đáng kể. Attich có nhiều đá quý, mỏ sắt, mỏ bạc, đất sét chất lượng cao và vùng bờ biển dài với nhiều vịnh và hải cảng thuận tiện cho hoạt động thương mại. Nhìn chung, thiên nhiên xứ Attích không tạo nên những điều kiện thuận lợi cần thiết cho sự phát triển và canh tác cây lương thực, nhưng lại rất thích hợp cho sự phát triển của một nền kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải.

Cư dân sống trên bán đảo Attích là nhánh người Hi Lạp – người Inien. Trước khi nhà nước ra đời, các cư dân này vẫn còn đang sống trong giai đoạn mạt kì của xã hội thị tốc. Có 4 bộ lạc, mỗi bộ lạc bao gồm 30 thị tộc, cư trú ở 4 khu vực khác nhau. Theo truyền thống, Đại hội nhân dân vẫn là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định các vấn đề hệ trọng của mỗi bộ lạc. Ngoài ra, mỗi bộ lạc đều có một hội đồng quý tộc (gồm các tộc trưởng của 30 thị tộc) và một thủ lĩnh quân sự – người Hi Lạp gọi là Badile (Basileus), do Đại hội nhân dân bầu ra, phụ trách quân sự, xét xử các vụ kiện tụng và tổ chức các buổi tế lễ tôn giáo. Theo thời gian và cùng với sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp, ranh giới ngăn chặn giữa các thị tộc, bộ lạc dần dần bị xoá nhoà. Cư dân của 4 bộ lạc đã sống đan xen nhau, mối quan hệ huyết thống lỏng lẽo dân. Kết quả là 4 bộ lạc ở xứ Attich đã tập hợp lại thành một liên minh bộ lạc, lấy Aten làm thủ phủ. Những điều kiện và tiền đề cho việc xuất hiện xã hội có giai cấp, nhà nước đã chín muối. 

Sự hình thành nhà nước Aten có những đặc trưng riêng biệt. Thứ nhất, Nhà nước Aten ra đời trong bối cảnh lịch sử hoàn toàn không có sự can thiệp, xâm lược của các thế lực bên ngoài. Nhà nước Aten xuất hiện trên cơ sở tan rã của xã hội thị tộc của chính cư dân vùng Attích. Thứ hai, Nhà nước Aten xuất hiện không phải là kết quả của các cuộc chiến tranh, xung đột, đổ máu, mà nó được hình thành một cách hòa bình dần dân, từng bước hoàn thiện thông qua hàng loạt các cuộc cải cách xã hội, từ cải cách đầu tiên của Tedê, đến những cải cách cuối cùng của Pericolet. Những tàn dư của xã hội nguyên thủy bị đẩy lùi và bị thủ tiêu một cách triệt để. 

Thứ ba, Nhà nước Aten được xây dựng và hoàn thiện theo hướng xây dựng thiết chế nhà nước dân chủ chủ nô – một thể chế hết sức đề cao và đảm bảo những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. 

– Người đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước Aten, theo truyền thuyết, là Tedê (Thésée). Cong lao lớn của Tede là đã thiết lập được liên minh 4 bộ lạc (vốn sống ở 4 khu vực khác nhau) theo nguyên tắc tự nguyên và bình đẳng. Thiết lập được một cơ quan quản lí chung thay cho 4 cơ quan quản lí thị tộc cũ, Tede đã chia toàn xứ Attich thành 48 địa khu, người Aten gọi là 48 nocorari, mỗi bộ lạc cũ được chia thành 12 nocerari. Lần đầu tiên, xứ Attích được phân chia thành những khu vực hành chính với số cư dân được phân chia theo những địa vực cư trú. Tôde đã chia toàn thể cư dân Aten – vốn xưa kia là các thành viên bình đẳng thuộc 4 bộ lạc cũ – thành 3 tầng lớp người có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau : quý tộc, nông dân và những thợ thủ công. Tede là người đầu tiên thiết lập trật tự xã hội mới ở Aten T trật tự của một xã hội có giai cấp. Với những cải cách của mình, Tede cũng đã bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc. Đại hội nhân dân xưa vẫn tồn tại, nhưng quyền lực thực thực tế nằm trong một tổ chức – Hội đồng trưởng lão (Areopagiơ) – gồm những đại biểu của tầng lớp quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Chức vụ Badilo bị bãi miễn thay bằng 9 viên quan chấp chính(1) (được cử ra từ tầng lớp quý tộc). Aten sau Tede là nhà nước theo thiết chế cộng hòa quý tộc. Chế độ thị tộc bước đầu bị tấn công và giải thể. 

– Sự phát triển của nền kinh tế, nhất là kinh tế công thương nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu xã hội Aten : Tầng lớp quý tộc chủ nó công thương hình thành có quyền lợi gắn bó với kinh tế công thương và một khuynh hướng chính trị muốn dân chủ hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu đặc quyền của tầng lớp quý tộc thị tộc. Bên cạnh đó, những nông dân tự do bị kiếm tình ruộng đất, những nô lệ và những kiểu dân Metec không có quyền lợi chính trị cũng tăng cường đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và thực hiện cải cách xã hội. Thực trạng xã hội ấy đã dẫn đến cuộc chính biến xảy ra năm 630 TCN, do Xilông thực hiện”. Cuộc chính biến thất bại, phong trào dân chủ vẫn âm ỉ, năm 621 TCN, quan chấp chính Đracông đã soạn thảo và ban hành luật pháp thành văn – Luật Đracông – Luật Đracông nổi tiếng là bộ luật hà khắc (ăn cấp vặt, kể từ rau, quả, cũng bị xử tử hình). Bộ luật được khắc trên nhiều tấm đá và đặt ở những nơi công cộng, nhờ vậy cũng đã hạn chế được phân nào sự xét xử độc đoán, tuỳ tiện và bất công của quý tộc đánh dấu một bước tiến của nền dân chủ.

– Năm 594 TCN, Xôlông(3) được cử giữ chức vụ chấp chính quan. Để hạn chế tới mức tối đa những mâu thuẫn trong xã hội, để tiếp tục tấn công vào chế độ thị tộc và tiếp tục xây dựng, củng cố nhà nước Aten theo hướng dân chủ, Xôlông đã thực hiện một loạt những cải cách xã hội tiến bộ. Người Hi Lạp gọi những cải cách của Xôlông là “Sesasocheia” có nghĩa là “trút bỏ gánh nặng”. 

Xolông tuyên bố xoá bỏ mọi nợ nần, những ruộng đất của nông dân đem nộp cho quý tộc để gán nợ được hoàn trả cho nông dân. Những nông dân phải bán mình làm nô lệ vì nợ được giải phóng khỏi thân phận nô lệ thành người tự do. Nhà nước cấm tuyệt đối việc lấy thân mình hoặc vợ con mình làm vật để trừ nợ (kể cả việc kí văn tự vay nợ lấy bản thân con nợ làm vật thế chấp). Chế độ nô lệ vì nợ ở Aten chấm dứt từ đó. Xôlông cũng thực hiện việc cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nhỏ và Oliu) thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản(1). Để bảo vệ quyền sở hữu với số lượng ruộng đất vốn đã quá ít của người bình dân, ngăn chặn nạn kiêm tinh ruộng đất, Xolong đã đưa ra quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối đa cho một quý tộc. Để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, Xolong đã đưa ra hàng loạt biện pháp tích cực ; khuyến khích việc sử dụng thợ thủ công giỏi ở nước ngoài, thực hành tiết kiệm, khuyến khích khẩn hoàng… căn cứ theo tài sản, Xôlông đã phân chia cư dân Aten không kể nguồn gốc huyết tộc, thành 4 đẳng cấp xã hội có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. 

Đẳng cấp thứ nhất bao gồm những công dân hàng năm có thu nhập từ 500 Medim thóc trở lên. 

Đảng cấp thứ hai có thu nhập từ 300 Medim thóc trở lên. Đảng cấp thứ ba là 200 Medim thóc, còn những ai có thu nhập dưới 200 Medim thuộc đẳng cấp thứ 4. 

Theo quy định, chỉ có những người thuộc đẳng cấp thứ nhất mới có đủ tư cách tham gia giữ các chức vụ cao cấp của nhà nước (chấp chính quan hoặc là thành viên của hội đồng trưởng lão…). Trong quân đội, những người thuộc đẳng cấp 1, 2 được phép tham gia vào những đội kị binh, còn đẳng cấp 3, 4 chỉ được tham gia bộ binh. Đẳng cấp thứ tư chỉ được tham gia đại hội nhân dân để bầu cử những quan chức của bộ máy nhà nước. Trên cơ sở 4 bộ lạc cũ, Xôlông thành lập “Hội đồng 400 người” mỗi bộ lạc được cử 100 người thuộc 3 đẳng cấp trên. Hội đồng 400 người có chức năng như là một cơ quan thường trực của đại hội nhân dân, để giải quyết các công việc hàng ngày của nhà nước. Để tránh lối xử án tuỳ tiện và tăng cường tính dân chủ, Xôlông đã cho thành lập toà án nhân dân có nhiều bởi thẩm, cùng thảo luận, xét xử. 

Mặc dù những tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn nhưng trước hết phải thấy rằng những cải cách của Xoong đã giáng một đòn khá mạnh (và triệt để hơn so với Tede) vào chế độ thị tộc, căn bản thủ tiêu quyền lực của quý tộc thị tộc, bước đầu thiết lập được một trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ. Cải cách Xôlông – theo nhận xét của FEnghen – phần nào đã hi sinh quyền lợi của tầng lớp quý tộc (nhất là quý tộc ruộng đất), tạo điều kiện cho tầng lớp bình dân duy trì được cuộc sống của họ, ngăn cản sự phá sản của nông dân và thủ tiêu chế độ nô lệ vì nợ, tạo cơ sở xã hội cho sự tồn tại của thể chế dân chủ. Cải cách Xolông cũng đem lại nhiều quyền lợi và ưu thế cho quý tộc chủ nô công thương – tầng lớp quý tộc ủng hộ thể chế dân chủ – tạo điều kiện cho kinh tế công thương nghiệp của Aten phát triển mạnh mẽ. 

Những cải cách tiến bộ của Xôlông đã tạm thời giải quyết được những vấn đề cấp bách mà xã hội Aten đang gặp phải, xoa dịu được mâu thuẫn và đặt nền móng cho việc thiết lập, hoàn thiện nhà nước Aten theo hướng dẫn chủ hóa. 

Năm 508 TCN, nhờ phong trào nổi dậy của quần chúng chống xu thế bảo thủ, Clixten – thủ lĩnh của phái Duyên hải – được cử giữ chức chấp chính quan thứ nhất. Nền dân chủ lại được phục hưng. Từ năm 508 đến năm 506 TCN, Clixten đã thực hành hàng loạt những cải cách xã hội nhằm mục tiêu thủ tiêu những tàn tích của chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ chủ nô Aten.

Cải cách quan trọng nhất, triệt để nhất của Clixten là việc phân chia cư dân Aten theo những khu vực hành chính (không dựa vào khu vực cư trú của 4 bộ lạc cũ). Toàn bộ xứ Attich được chia thành 10 khu hành chính. Người Hi Lạp gọi là Philai. Mỗi khu Philai được chia thành 10 tiểu khu (Đemơ). Cư dân sống ở mỗi tiểu khu phải đăng kí vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dối, quản lí. Lối gọi tên người theo dòng họ thị tộc bị bác bỏ thay bằng lối gọi theo tên riêng từng người. Thế là với Clixten, ranh giới, bộ lạc (cùng với thế lực của tập đoàn quỹ tộc thị tộc) bị xoá bỏ hẳn. Tan tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị thủ tiêu. Clixten đã cải tổ các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước Aten, theo hướng dân chủ. Hội đồng 400 người bị bác bỏ thay bằng Hội đồng 500 người – Người Hi Lạp gọi là Bule – Theo quy chế, tất cả các công dân tự do nam giới Aten, tuổi từ 18 đều có quyền tham gia Hội đông 500 người. Và mỗi Philai, được bầu 50 người. Bulé là cơ quan hành chính cao nhất ở Aten, thay mặt toàn thể công dân, thường trực các công việc của nhà nước trong suốt một năm. Bulé cũng có nhiệm vụ kiểm tra tư cách công dân và tư cách các thành viên trong bộ máy nhà nước – 500 người của Bule được phân chia trong 10 uỷ ban thường trực – Poritani – Mỗi Poritani gồm 50 người của cùng một khu Philai với nhiệm kì 1/10 của năm (khoảng từ 36 đến 39 ngày) và có chức năng như một bộ phận thường trực thay mặt Bulê giải quyết các công việc hàng ngày. 

Clixten đã tăng cường vai trò của đại hội nhân dân. Đại hội nhân dân (Eccoledia) là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Aten. Eccolédia là đại hội của toàn thể công dân Aten từ 18 tuổi trở lên. Có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước, thông qua hay phủ quyết các dự luật, chính sách của hội đồng Bulê, chọn cử những viên chức của bộ máy nhà nước. Clixten đã tăng số quan chức Aten lên 20 người, gồm 10 quan chấp chính và 10 tư lệnh quân sự” 

Để ngăn chặn những âm mưu đảo chính hoặc phá hoại nền dân chủ, Clixten đã cho thực hành “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ so”. Bất kì công dân Aten nào (kể cả những người đang có chức vụ) nếu bị nghi ngờ là có những âm mưu, hành vi đe dọa tới nên an ninh xã hội, nền dân chủ thì trong đại hội nhân dân, toàn thể công dân tự do Aten sẽ tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách ghi tên người mà họ nghi ngờ lên các mảnh vỏ sò hay mảnh gốm. 6.000 lá phiếu cùng ghi tên một người, thì 10 ngày sau người đó buộc phải rời khỏi Aten trong thời hạn là 10 năm. Bằng biện pháp này. Aten đã có khả năng ngăn chặn những âm mưu phản loạn, ngăn cản xu thế độc tài, quân phiệt. Clixten cũng đã thực hiện việc giải phóng một số nô lệ có công thành người tự do (nhưng không được quyền công dân) và cho phép một số kiểu dẫn Metéc(1) có công lao thành công dân tự do Aten. Có thể nhận xét, với những cải cách tiến bộ và mạnh mẽ, Clixten đã hoàn toàn thủ tiêu những tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc, đánh dấu bước cuối cùng trong việc xây dựng nhà nước dân chủ chủ nô Aten. Những cải cách của Clixten đã tạm thời hòa hoãn được những xung đột và thỏa mãn hầu hết các quyền lợi của các phe phái tạo nên ở Aten một khối công dân tự do có quyền lợi chính trị ngang nhau, cùng thống trị, bóc lột sức lao động của nô lệ. Cải cách Clixten cũng đã mở đường cho nền kinh tế nói chung và kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra một Aten hùng cường về kinh tế, quân sự và tiến bộ về thể chế dân chủ, góp phần giúp Aten chiến thắng sự can thiệp, xâm lược của đế quốc Ba Tư trong thế kỉ tiếp sau. 

2. Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư (492 – 448 TCN) 

Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư là một trong hai cuộc chiến lớn nhất xảy ra trong lịch sử Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng. Thắng lợi cuối cùng thuộc về người Hi Lạp. Thắng lợi của người Hi Lạp trước đế quốc Ba Tư hùng cường đã dọn đường cho Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng bước vào thời kì phát triển cực thịnh, đạt tới điểm đỉnh của chế độ chiếm nó ở khu vực Địa Trung Hải, điểm đỉnh của nền văn minh cổ đại. 

– Đế quốc Ba Tư là một đế quốc hùng cường ở Tây Á(2) được thiết lập từ giữa thế kỉ VI TCN, dưới thời vua Xirút (558 – 529 TCN). Tới thời kì trị vì của vua Đariút I (521 – 485 TCN) cương vực lãnh thổ của Ba Tư đã hết sức rộng lớn, bao gồm hàng loạt những trung tâm văn minh của thế giới cổ đại phương Đông : phía bắc tới tận biển Caxpiên, Hắc Hải, phía nam tiếp giáp với vịnh Pecxích (gồm cả Ai Cập), phía đông giáp sông Ấn và phía tây tiếp giáp với các thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á và trên biển Egle. Ba Tư có một lực lượng quân sự hàng hậu (cả bộ binh, kị binh và hải quân), với một tham vọng cũng hết sức lớn : khống chế biển Caxpiên, Hắc Hải, Địa Trung Hải, xâm nhập các thành bang Hi Lạp (kể cả miền lục địa). Nên độc lập của Hi Lạp bị đe dọa trong khi đó Hi Lạp nhất là Aten sau cải cách của Clixten cũng đang thèm khát vươn ra các khu vực xung quanh. Cuộc đụng độ giữa Hi Lạp – Ba Tư xảy ra chính là xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đó. 

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là phong trào đấu tranh và nổi dậy của các thành bang Hi Lạp (ở Tiểu Á) đang nằm trong sự khống chế của Ba Tư, điển hình là cuộc nổi dậy của dân chúng thành Mile. Vào năm 509 TCN, Milê đã kêu gọi Aten và các thành bang Hi Lạp khác giúp sức. Aten đã cử 20 chiến thuyền với quân thiện chiến cùng thành bang Eretori (trên đảo (be) sang giúp. Được tiếp viện, Mile đã vây hãm và hạ được thành Xáuđơ – thủ phủ của tổng đốc Ba Tư ở Tiểu Á. Đariut I đã điều quân tới trấn áp và mãi tới năm 494 TCN mới đàn áp được Mile (Thành Mile bị phá huỷ, thanh niên trai trắng hoặc bị giết hoặc bị biến thành tù binh nô lệ. Phụ nữ, trẻ em bị bắt đưa về Ba Tư bản làm nô lệ). Vốn sẵn có ý đồ xâm lược, viện cớ Aten và Eretoni đã giúp Mile làm phản, Đariút I quyết định dùng vũ lực tuyên chiến với các thành bang Hi Lạp và chủ động tấn công Aten. Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư bùng nổ và diễn ra ngay trên phần đất Hi Lạp. 

Về phía Ba Tư, hai lần tiến quân sang Hi Lạp không thành, vẫn không làm cho các vua chúa Ba Tư từ bỏ tham vọng xâm lược của mình. Năm 485 TCN, Đazidt I chết, con trai là Xécxét lên thay quyết tâm thực hiện mơ ước của cha mình. Y tăng cường chuẩn bị những đợt tiến quân mới. Xécxét cho đào một kênh đào rộng qua eo đất Axe (để chiến thuyền Ba Tư tránh phải vượt qua mùi đất Atốt – nơi thường xảy ra những trận bão biển lớn). Xécxét đã huy động sức lực của Ai Cập, Phenixi để bắc một câu phao dài vượt qua eo Đucdanen. Đồng thời tăng cường tích trữ lương thảo tại nhiều địa điểm trên đường hành quân, tuyển mộ thêm quân. 

Ba Tư vẫn không từ bỏ tham vọng của mình. Năm 479 TCN, Ba Tư lại phát động chiến tranh xâm lược Hi Lạp. Từ Tétxali, Mácđôniút thống lĩnh đạo quân Hi Lạp tràn vào xứ Attích, vây hãm thủ đô Aten. Quân đồng minh Hi Lạp do vua Xpác – Paoxanlát – chỉ huy được điều tới giải vây cho Aten, và tấn công quân Ba Tư. Mácđồniút phải rút khỏi Attích. Quân đồng minh truy kích và trận tử chiến đã xảy ra ở Plate. Tuyệt đại bộ phận quân lực Ba Tư bị tiêu diệt, tưởng Mácđonlút tử trận. Kế hoạch tấn công Hi Lạp lần thứ ba lại thất bại nặng nề. Nhân đà thắng thế, hải quân Hi Lạp (do vua Xpác – Leotisitát và tướng Aten – Xăngtipot chỉ huy) đã tấn công quân Ba Tư ở Micalơ, giải phóng được các đảo Lexhot, Xamốt, Kiết… Hi Lạp còn tấn công hải quân Ba Tư ở vùng biển Đácđanen, Ba Tư liên tiếp thất bại. Năm 448 TCN, Ba Tư buộc phải kí hòa ước với Hi Lạp – hòa ước Callia – thừa nhận quyền độc lập tự chủ của các thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á), từ bỏ quyển bá chủ trên biển Êgiê. Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư kết thúc. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về các bang Hi Lạp. 

3. Aten trong thời kì phát triển toàn thịnh của chế độ chiếm nó (từ thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN)

– Sự thịnh vượng về kinh tế 

Sau cuộc chiến Hi Lạp – Ba Tư, trong thế kỉ V, IV TCN, nền kinh tế Aten đạt tới điểm cực thịnh. Do những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp ở Aten phát triển với một sắc thái riêng. Việc trồng cây lương thực ít được phổ cập và năng suất cũng không cao, tạo ra giá thành 1 kg thóc cao hơn giá thóc nhập từ nước ngoài vào. Do vậy, Aiền vẫn thường xuyên nhập lúa mì của Ai Cập, của các nước ở vùng Hắc Hải. Đất đai và khí hậu Aten rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nho, Oliu, vì vậy sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Aten vẫn là nho và Oliu – hai loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho những xưởng thủ công chế tạo rượu vang và ép dầu Oliu.

Hoạt động kinh tế phát đạt nhất của Aten vẫn là hoạt động kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải. Sản xuất thủ công phong phú, tinh xảo nổi tiếng ở trong nước cũng như thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của cư dân Aten và hoạt động ngoại thương. Các ngành nghề thủ công phát triển mạnh và đa dạng : luyện kim, chế tạo vũ khí, đồ trang sức, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, sành sứ, nhạc cụ, may mặc, dệt vải v.v… Quy mô của các xưởng thủ công cũng lớn dẫn lên. Hiện tượng các xưởng thủ công sử dụng từ 50 đến 100 nô lệ làm việc đã trở nên phổ biến. (Đó là chưa kể tới những công trường khai thác mỏ – như ở mỏ bạc Loriông – đã sử dụng tới sức lao động của hàng nghìn nô lệ). Sự phân công chuyên môn hóa trong các xưởng đã xuất hiện (vừa tăng năng suất lao động, vừa tạo ra cho Aten một đội ngũ những thợ thủ công lành nghề), ví như trong các xưởng may mặc đã phân công người chuyên đo, cắt, người chuyên may những loại quân áo khác nhau. Ở các xưởng luyện kim cũng tương tự, có người chuyên phụ trách khuôn đúc, lò đúc, thổi bễ… Lực lượng sản xuất chính trong các xưởng thủ công là nô lệ (của nhà nước hay tư nhân). Chỉ có một tỉ lệ không đáng kể dân tự do làm nghề thủ công và họ thường là những thợ giỏi, lành nghề, chuyên sản xuất những hàng thủ công tinh xảo, đòi hỏi trình độ tay nghề cao như làm mắt giả cho tượng, điêu khắc chạm trổ tinh vi, trang trí hoa văn trên các bình gốm, sứ màu quý và đắt tiền. 

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp và mậu dịch hàng hải ở’Aten phát triển mạnh mẽ. So với ngoại thương, nội thương của Aten có kém hơn, nhưng khá sầm uất. Các chợ trung tâm mọc lên (nhất là chợ ở thủ đô Aten), bày bán tất cả những mặt hàng thiết yếu thỏa mãn những nhu cầu của người bình dân cho tới những hàng xa xỉ, đất giá. Nông dân ở các vùng phụ cận cũng mang tới chợ những sản phẩm của họ để bán, mua. Gà, vịt hoa quả, cá, len đại quần áo, vũ khí, dầu thắp sáng, rượu, đồ gốm… được bày bán la liệt trong các khu riêng biệt được sắp xếp hợp lí ở các chợ. Dân cư Aten dùng những đồng tiền bằng đồng hoặc thiếc có chạm nổi làm vật trung gian trao đổi ở các chợ. 

Hoạt động ngoại thương Aten phát đạt hơn nhất là sau chiến thắng người Ba Tư. Aten đã vươn lên nắm được quyền khống chế Địa Trung Hải. Cảng Piral) một quận công và thương cảng, cách thủ đô có 11 km là trung tâm xuất, nhập khẩu quan trọng nhất của Aten đồng thời cũng là trung tâm lớn nhất của thế giới cổ đại. Từ cảng Pirê, Aten xuất sang các nước lân bang những sản phẩm nổi tiếng của họ ; dầu ôliu, rượu nho, đồ gốm màu có trang trí hoa văn và hình vẽ đẹp, đá cẩm thạch, thiếc, chì, mật ong, vải (để may mặc và làm buồm). Cũng tại cảng Pire, Aten nhập đủ các mặt hàng thiết yếu của hầu hết các nước trong thế giới cổ đại ; ngũ cốc từ Hắc Hải, Bắc Phi, đảo Xixin, hạt tiêu từ Ấn Độ, chà là và lúa mì của vùng Lương Hà ; ngà voi từ châu Phi : gỗ đóng thuyền, nhựa, dầu, gai, đồng từ xứ Makedonia và Toraxo. Ngoài ra Aten còn nhập cá, da súc vật, giấy, đá quý, đồ thuỷ tinh… Đặc biệt có một loại hàng hóa được người Aten quan tâm – những nô lệ – lực lượng sản xuất cơ bản của chế độ chiếm nó khu vực Địa Trung Hải. Cảng Pirề cũng là trung tâm nhập và xuất hàng đoàn nô lệ. Pirề, thủ phủ Aten, Đèlốt… là những chợ buôn bán nô lệ vào bậc nhất của thế giới cổ đại. 

Một nét đặc biệt trong ngoại thương của Aten, là Aten không chỉ nhập hàng hóa của các nước với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường trong nước, mà Aten còn nhập (kể cả nô lệ), sau đó lại xuất sang bản cho các nước khác (nhất là các nước ở khu vực phía tây). Aten thực sự trở thành trung tâm mậu dịch, đầu mối buôn bán của thế giới cổ đại, tạo cho Aten những khoản thu nhập lớn tăng thêm vai trò và uy tín của Aten trong thế giới Hi Lạp. Hoạt động tín dụng ngân hàng và cho vay lãi cũng phát đạt. Hệ thống tiền tệ Aten’2) có giá trị sử dụng không những ở trong nước mà còn ở các thị trường khác, thậm chí có giá trị đến nổi các lái buôn người nước ngoài sau khi bán hết hàng, nếu không chở hàng khác từ Aten về thì họ chỉ mang tiền Aten về. Ở cảng Pire cũng như những trung tâm thương mại. Aten đã xuất hiện tầng lớp người giàu có với những cửa hiệu chuyển đổi tiền, cho vay lại và thiết lập nền những ngân hàng tư nhân với số vốn tài sản khổng lỗ (ví như ngân hàng Padiông luôn có 50 talăng vàng). Bản thân nhà nước Aten, trong nhiều trường hợp, đã vay tiền của những ngân hàng tư gia này. Lãi suất cho vay thường từ 12 đến 18.

các thế kỉ V, IV TCN hoạt động kinh tế Aten phốn vinh, thành đạt. Tuy nhiên, về cơ bản, nền kinh tế Hi Lạp vẫn thuộc phạm trù kinh tế tự nhiên – nền kinh tế tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ theo hình thức cưỡng bức siêu kinh tế. 

– Sự phát triển của chế độ nô lệ ở Aten 

Sau cải cách Xolong, chế độ nô lệ vì nợ ở Aten chấm dứt. Nguồn nô lệ chủ yếu cung cấp cho xã hội Aten là những tù binh trong các cuộc chiến những nạn nhân của những vụ cướp biển và những nô lệ được mua và bán từ nước ngoài về. Tuyệt đại bộ phận nô lệ ở Aten gốc người châu Phi, Tiểu Á, vùng Hắc Hải.

Cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác số lượng nô lệ ở Aten. Atené – nhà văn Hi Lạp thế kỉ III – cho rằng ở Aten có khoảng 40 vạn nô lệ, 2 vạn dân tự do, I vạn kiều dân Metéc. Trong tác phẩm “Nhân khẩu của thế giới Hi Lạp – Rôma” (xuất bản năm 1886), nhà sử học Đức – Belốc – lại cho rằng Aten (ở thời điểm cao nhất) số lượng nô lệ cũng chỉ đạt tới 10 vạn (cùng 10 vạn dân tự do và 30 vạn kiều dân Metéc). Còn FEnghen trong “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” lại đưa ra một số liệu khác : 365.000 nô lệ, (90.000 dân tự do và 45.000 kiểu dân Mêtéc). Nhà sử học Nga – Nikiphoốp – dù không nêu ra một con số cụ thể nhưng Ông đã dự đoán tỉ lệ nô lệ so với dân tự do : “Ngay ở những thành bang Hi Lạp phát đạt nhất, số nô lệ không vượt quá 90% và cũng không ở dưới mức 15% cư dân thành thị.

Sức lao động của nô lệ được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội của người Aten. Trong nông nghiệp, lao động của nô lệ ít được sử dụng, số lượng nô lệ nông nghiệp không nhiều, vì nông nghiệp Aten chủ yếu trồng nho, Oliu – một loại cây trồng đòi hỏi sự chăm sóc công phu, cẩn thận, khi thu hoạch cũng phải hết sức nhẹ nhàng, thận trọng (để khỏi đập, vở ảnh hưởng đến chất lượng rượu, dầu ôliu) – Lao động nô lệ được sử dụng phổ biến và với quy mô lớn chủ yếu trong hoạt động kinh tế công. thương nghiệp. Có xưởng sử dụng 20, 30 nô lệ, nhưng cũng có đa số xưởng đã sử dụng tới hàng trăm nô lệ. Tại các xưởng khai thác mỏ, sức lao động của nô lệ được sử dụng nhiều nhất, số lượng đồng nhất. Mô bạc ở Loriong – do nhà nước quản lí – đã sử dụng tới hàng nghìn nô lệ).

Sức lao động của nô lệ còn được sử dụng triệt để trong việc xây dựng các công trình công cộng, khai thác đá, những công việc tạp dịch trong các gia đình chủ nó (chăm sóc vườn gia súc, giữ ngựa, nấu bếp, hầu hạ….). Trong thương mại, nô lệ được sử dụng chủ yếu để chèo thuyền, khuân, bốc dỡ hàng hóa, phục dịch ở các hiệu buồn. Khi có chiến tranh, nô lệ được huy động để chèo thuyền chiến, vận chuyển lương thực, vũ khí. Ở thủ đô Aten, nhà nước đã sử dụng 300 nô lệ người xứ Xíttơ (vùng Đanuýp) làm cảnh sát. Những nô lệ cảnh sát này thực hiện nhiệm vụ của họ một cách mẫn cán, trung thành và cứng rắn. 

Dù là nô lệ của tư nhân hay của nhà nước, luật pháp Aten quy định nô lệ là sở hữu riêng. tài sản riêng của chủ nô. Nô lệ là “công cụ biết nói” – không có tài sản, không có gia đình… không có tên gọi (thường được gọi theo quê quán). Để phân biệt và để nhận biết nô lệ của mình, chủ nó thường khắc dấu trên trán mỗi nô lệ. Chủ nó bỏ tiền ra mua nô lệ, nô lệ hoàn toàn thuộc về sở hữu của họ, có nghĩa vụ lao động sản xuất và phục dịch. Luật pháp thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu này, chủ nó có quyền bán, mua, nhượng đổi, thừa kế cho người khác nô lệ của họ, hành hạ đánh đập, thậm chí có thể giết chết nô lệ của mình. Việc bán, mua, đổi chác nô lệ là việc thường ngày, công khai và đậm tính thương mại. Nô lệ ở Aten đã thành một món hàng hóa. Aten có những chợ chuyên bán nô lệ. Nô lệ được đem bán như người ta bán gia súc. Người mua xem xét, xoi mói từ dáng dấp, cái răng, cái tóc đến những khả năng có thể có được của nô lệ. Giá cả không ổn định, phụ thuộc vào số tù binh có được sau mỗi cuộc chiến, số lượng người bị bắt trong các vụ cướp biển và vào khả năng, nghề nghiệp của nô lệ. Những nô lệ vốn là thợ thủ công giỏi, vũ nữ, nhạc công… bao giờ cũng cao giá hơn. 

Ở Aten, phương thức bóc lột và cách sử dụng nô lệ cũng đa dạng, phong phú. Đa số chủ nô đã sử dụng nô lệ để trực tiếp sản xuất hoặc phục dịch gia đình. Một số người giàu có, mua nô lệ về nhưng không phải để trực tiếp sản xuất, mà đem nô lệ cho tư nhân hoặc nhà nước thuê theo những hợp đồng thoả thuận. (Phần lớn nô lệ của nhà nước ở mỏ bạc Lôriông là do thuê lại của những chủ kinh doanh kiểu này). Một số chủ nô khác lại sử dụng nô lệ theo kiểu cho phép nô lệ của mình tự kinh doanh sản xuất, tự tìm kiếm việc làm ở các xưởng thủ công. hâm mô, bến tàu, trang trại… theo những kì hạn quy định, đem nộp cho chủ những khoản tiền nhất định. 

Nhà nước Aten cũng có nô lệ, nhưng số lượng không nhiều và chủ yếu được sử dụng trong các công việc hành chính, quét đường, sửa chữa đường sá, cầu cống, xây dựng công trình công cộng, cảnh sát, chèo thuyền… Những nô lệ nhà nước có thân phận và đời sống khá hơn những nô lệ tư gia, thậm chí một số nô lệ có công trạng được giải phóng thành kiều dân Metéc (như Clixton đã thực hiện). 

Nô lệ chiếm tỉ lệ đồng đảo trong đám cư dân Aten và có mặt ở hầu hết trong các hoạt động kinh tế, xã hội, nhưng thân phận, địa vị của họ lại quá thấp hèn, hoàn toàn là vật sở hữu của chủ nô, bị chủ nô bóc lột tàn bạo theo phương châm ; chi phí ít nhất để thu lợi nhuận cao nhất. Đó là đặc trưng cơ bản của chế độ nô lệ Hi Lạp và đó cũng là lí do cơ bản để giải thích mẫu thuẫn giữa nô lệ và chủ nó là mâu thuẫn đối kháng cơ bản, không thể điều hòa được trong xã hội Aten. 

– Sự hoàn thiện của hình thái nhà nước Aten – Nhà nước dân chủ chủ nô – Nội dung và bản chất 

Giai cấp thống trị ở Aten có 2 bộ phận: quý tộc chủ nô ruộng đất và quý tộc chủ nô công thương. Quý tộc chủ nô ruộng đất chủ trương thiết lập nền chuyên chính theo thể chế cộng hòa quý tộc, ngược lại, quý tộc chủ nô công thương lại chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước theo thiết chế dân chủ, chủ nô. Sự đối lập và xung đột giữa hai chủ trương của hai bộ phận thuộc giai cấp thống trị đã diễn ra ngày càng quyết liệt ngay từ những thập kỉ 80 của thế kỉ V TCN…. Xu hướng dân chủ ngày càng lấn át và thắng thế trước xu hướng bảo thủ của quý tộc chủ nô ruộng đất, nhờ vậy nền dân chủ chủ nô Aten được củng cố, hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao nhất của nó, thành niềm tự hào vĩnh cửu của lịch sử nhân loại. 

Năm 462 TCN, sau khi nắm quyền, Ephiantégl2) (Ephialtes) bắt đầu thực hiện một số cải cách dân chủ. Trước hết ông đã tước bỏ quyền lực của hội đồng trưởng lão – một tổ chức, mà theo Ephiantét, là cơ quan phần dân chủ về thành phần cũng như các chức năng, quyền hạn – Quyền lập pháp (trước đây do Hội đồng trưởng lão nắm giữ) được trao cho đại hội nhân dân (Ecclesia). Quyền hành pháp trao cho hội đồng 500 người (Bule) và quyền tư pháp trả về cho cơ quan chức năng của nó – toà án nhân dân (Helie) – Hội đồng trưởng lão (AreOpagio) vẫn tồn tại nhưng chỉ có chức năng điều hành các nghi lễ, tế tự và xét xử các vụ án tôn giáo. Tiếp đó, Ephiantét đã đưa ra chế độ Goraphêparanomôn, quy định các nhà soạn luật phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về nội dung và hậu quả của những dự luật mà họ soạn thảo. Chế độ này vừa ngăn chặn được những mưu đồ phá hoại nền dân chủ, vừa đề phòng được những chủ trương phiêu lưu, quá khích không có lợi cho nền dân chủ. Phái bảo thủ không chịu khoanh tay, hò hét và kích động dân chúng rằng Ephiantét “đã mê hoặc quân chủng bằng những quyền tự do dân chủ quá trớn”(3) và tổ chức ám hại ông (vào năm 461 TCN). 

Pericolét (Pericles) (499 – 429 TCN) trở thành tỉnh tụ của phái dân chủ đồng thời cũng là người lãnh đạo cao nhất của nhà nước Aten. Pericolét xuất thân từ gia đình quý tộc chủ nó giàu có, cháu ngoại của Clixten, con trai của danh tướng Aten Xăngtipốt. Nhờ gia thế và được giáo dục toàn diện, chu đáo ngay từ nhỏ nên Pericolết sớm nổi tiếng là một người học rộng, tài cao, nhà hùng biện và quân sự lỗi lạc, có quan hệ mật thiết và rộng rãi với nhiều nhà triết học, văn học nổi tiếng ở Aten. Sử gia Tuyxidit – người theo phải bảo thủ đối lập, cũng phải thừa nhận Pericotét “… có tài năng, uy tín, thông minh, có tư cách đạo đức, không để cho ai mua chuộc”. Vì thế, trong suốt 15 năm liên tục (từ năm 444 đến 429 TCN), Pericolét được bầu làm tướng quân thứ nhất. Pericolét đã tích cực vận động và thực hành nhiều chính sách dân chủ, tiến bộ nhằm hoàn thiện nền dân chủ Aten. Thời kì Pericolét cầm quyền, nền dân chủ chủ nô Aten đạt đến mức hoàn hảo nhất, trở thành mẫu mực của chế độ dân chủ trong thế giới cổ đại. Thời kì Pericolét cầm quyền cũng là “thời kì hoàng kim” của Aten và thế giới Hi Lạp. “Thế kỉ vĩ đại” hay “the ki Pericolet”. 

Pericolét chủ trương tiếp tục duy trì và phát triển các tổ chức và các sinh hoạt dân chủ vốn đã có từ trước. Duy trì quyền hạn và chức năng của Đại hội nhân dân hội đồng 500 người, toà án nhân dân (có 6000 thẩm phán), hội đồng tư lệnh (gồm 10 tướng lĩnh)… Periclét còn tăng cường các hoạt động dân chủ, quy định 10 ngày đại hội nhân dân sẽ nhóm họp một lần. Toà án nhân dân với 6000 thẩm phán sẽ không có công tố viên chuyên nghiệp để toàn thể những ai tham dự phiên toà đều có quyền công khai hết tội hoặc bào chữa cho bị can. Pericolét cũng tăng cường những hoạt động văn hóa tinh thần phục vụ các công dân tự do (tổ chức lễ hội, thi đấu thể thao, biểu diễn ca kịch…).

Để thực sự mở rộng quyền dân chủ cho các công dân Aten, Pericolét đã thực hành chế độ bầu cử các quan chức nhà nước bằng phương pháp bốc thăm. Nhờ vậy, các công dân Aten đều có cơ hội nắm giữ các chức vụ của bộ máy nhà nước, kể cả những chức vụ cao nhất : quan chấp chính. 

Để tạo cơ sở vững chắc cho nền dân chủ và tạo điều kiện cho công dân Aten thực hiện quyền dân chủ của họ, Pericolét đã cho thực hiện một loạt những chính sách tiến bộ khác : Trả lương cho các viên chức, nhà nước thực hành rộng rãi và thường xuyên chế độ phúc lợi trợ cấp đối với những công dân gặp khó khăn (cấp phát thóc, lúa, cấp tiên để mua vé xem ca kịch, thể thao…), tiến hành xây dựng củng cố các công trình quốc phòng kiến thiết xây dựng thủ đô Aten, đồng thời Pericolét cũng triệt để thực hành chính sách di dân Aten tới các vùng nhượng địa tại các thành bang của đông minh Đeloi(3) vừa kiểm soát được các thành bang đồng minh vừa thỏa mãn yêu cầu ruộng đất của công dân Aten. (Theo thống kê, Pericolét đã đưa hơn 10.000 công dân Aten tới các vùng nhượng địa). 

Tóm lại, với “Thế kỉ Pericolét”, Aten trở thành một thành bang phát triển nhất về kinh tế, có một thiết chế nhà nước tiến bộ nhất. Nền dân chủ chủ nộ đạt tới mức hoàn hảo nhất, đỉnh cao của văn minh cổ đại, cội nguồn của văn minh châu Âu, niềm tự hào và kinh nghiệm của nhân loại. 

Nhà nước Aten là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại, nhưng đó chỉ là nền dân chủ của giai cấp chủ nô, nền chuyên chính của giai cấp thống trị : do vậy nhà nước Aten vẫn còn nhiều hạn chế. 

Trước hết, nhà nước dân chủ chủ nô Aten được thiết lập, tồn tại và phát triển trên nên sức lao động của đông đảo nô lệ và kiểu dẫn Metéc. Nếu con số của Enghen là chính xác, thì số lượng nô lệ, kiều dân Metéc ở Aten hoàn toàn áp đảo số lượng của những công dân tự do (365.000 nô lệ và 45.000 kiều dân trên 90.000 dân tự do). Nô lệ, kiều dân chiếm tỉ lệ tuyệt đối, họ là lực lượng sản xuất cơ bản nuôi sống toàn bộ xã hội Aten, nhưng lại không có quyền công dân, không có quyền định đoạt vận mệnh của họ. Vì vậy, nhà nước Aten trước hết là nhà nước của một thiểu số người thống trị đại đa số cư dân đang sinh sống ở Aten. 

Thứ hai : Nền dân chủ Aten cũng không được thực hiện phổ cập ngay trong nội bộ những người được hiến pháp thừa nhận là công dân tự do. Đạo luật năm 451 TCN quy định chỉ có những người tự do có đủ 3 tiêu chuẩn (nam giới, 18 tuổi trở lên và cha mẹ đều là người Aten) mới được tham dự đại hội nhân dân (Ecclesia) để thực hiện quyền dân chủ của mình. Trên thực tế, số công dân tự do Aten có đủ 3 tiêu chuẩn kể trên không chiếm quá 30% tổng số công dân tự do Aten. Phụ nữ, trẻ nhỏ dưới 18 tuổi, những người già yếu, ốm đau, những thanh niên 18 tuổi nhưng cha hoặc mẹ không phải là người Aten chiếm một tỉ lệ cao, nhưng theo luật pháp, họ không được hưởng quyền công dân. 

Thứ ba : Các hoạt động chính trị, bầu cử đều chỉ diễn ra ở thủ đô Aten, do vậy, trên thực tế chỉ có những công dân tự do (đủ tiêu chuẩn) ở ngay Aten và một số vùng phụ cận mới có điều kiện trực tiếp tham gia các hoạt động dân chủ một cách thường xuyên. Nhiều người cho rằng : số công dân Aten thường có mặt tại các đại hội nhân dân (Ecclesia) chỉ đạt tới con số 6000 người. Như vậy, nền dân chủ Aten vốn đi đa là nền dân chủ của một thiểu số trong đám cư dân Aten, lại càng trở nên thiểu số hơn nữa. 

4. Chiến tranh Pêlôpône (431 – 404 TCN) và sự khủng hoảng của các thành bang Hi Lạp 

– Đến giữa thế kỉ V TCN, ở Hi Lạp đã tồn tại hai đồng minh quân sự đối lập nhau : Đồng minh Đelốt (hay còn gọi là đồng minh Aten) do Aten lãnh đạo, thiết lập từ năm 478 TCN và đồng minh Pelopone do Xpặc lãnh đạo. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và tổ chức chính trị giữa hai đồng minh này ngày càng sâu sắc. Aten muốn phát triển thế lực sang phía tây, nắm giữ đường thương mại với Italia, Xixin, nhưng thị trường này trước vốn đang nằm trong tay Corinh, Mega – hai thành bang thuộc đồng minh Pelopone – về tổ chức chính trị. Aten là thành bang tiên phong và kiên quyết ủng hộ, giúp đỡ những phần tử dân chủ trong các thành bang Hi Lạp, ngược lại, Xoác là quốc gia bảo thủ vẫn chủ trương duy trì thể chế cộng hòa quý tộc và cũng là nơi cư trú chính trị của những chính khách Aten chống lại nền dân chủ. Chiến tranh Pelopone – thực chất là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa các thành bang Hi Lạp – đã bùng nổ từ nguyên nhân sâu xa đó. 

– Kéo dài liên tục 27 năm, huy động hầu hết các thành bang Hi Lạp tham chiến, cuộc chiến huynh đệ tương tàn Pelopone đã tàn phá nền kinh tế và đời sống xã hội của các thành bang Hi Lạp và nhất là Aten.