Văn hóa Hi Lạp cổ đại
Nền văn hóa Hi Lạp vô cùng rực rỡ, phát triển phong phú, đa dạng và toàn diện, đỉnh cao của văn minh cổ đại, mẫu mực của nhiều văn hóa trong các thời kì lịch sử khác nhau. Văn hóa Hi Lạp tồn tại và phát triển trước hết và chủ yếu trên nền tảng của sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế (nhất là kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải), trên nền tảng của nền chính trị ưu việt của thế giới cổ đại – nền dân chủ chủ nô – và đặc biệt trên cơ sở của sự phát triển đến cao độ, điển hình của chế độ chiếm nó.
1. Văn học
– Trên cơ sở mẫu tự của người Phênixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hi Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình (Ai Cập), hình đình (Lưỡng Hà), mẫu tự Hi Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các kí hiệu biểu đạt tư duy. Hệ thống mẫu tự Hi Lạp chính là nguồn gốc của hệ thống chữ viết Xlavợ hiện nay, là cơ sở để từ đó, người Rôma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Rôma, được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhờ hệ thống mẫu tự này, người Hi Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú.
– Thần thoại là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hi Lạp. Mitologia() tiếng Hi Lạp là một tập hợp, tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, huyền hoặc kì ảo, gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng dùng sĩ Hi Lạp… Thần thoại phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động đời thường của chính người Hi Lạp. Thần thoại Hi Lạp đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Hi Lạp (từ thời kì văn minh Crét – Myxen cho tới những năm tháng cuối cùng của sự phồn vinh của các quốc gia thành bang) xuất phát từ thực trạng kinh tế, xã hội, từ những tư tưởng triết học phong phú, đa dạng. Bởi vậy, ở Hi Lạp, ngay từ đầu, thần thoại vừa mang tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội vừa đậm đà chất hoang đường, duy lí và triết lí.
Hầu hết các truyện thần thoại còn lại đến nay đều do những nhà thơ, nhà soạn kịch thơ đương thời kể lại. Quá trình kể cũng là quá trình sắp xếp biên soạn, tái tạo lại theo những khuynh hướng nhất định” nhưng nhìn chung. thần thoại Hi Lạp dù hoang đường, dù có thần, thánh, nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, ít bị hòa vào tôn giáo mà chỉ bị văn học nghệ thuật đồng hóa, hòa vào trong văn học, nghệ thuật, đồng thời chính nó lại cung cấp cho văn học nghệ thuật một nguồn đề tài phong phú. Thần thoại “là miếng đất màu mở nuôi dưỡng nghệ thuật Hi Lạp.. tiền để… vật liệu của nghệ thuật Hi Lap.
Thần thoại Hi Lạp giải thích về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc các thần linh. Thoạt đầu là Khuôn. một vực thẩm vô cùng, vô tận, hung dữ như biển khơi, tối đen, lang thang hoang da. Khuôn sinh Gia – tiếng Hi Lạp là Đất mẹ – với bộ ngực nở nang, nền móng vững chắc của muôn loài. Gaia và Khaôx sinh ra Erép (chốn tới tâm vĩnh cửu). Nix (đem tới). Turtr (địa ngục). Erox (tình yêu). Uranix (bầu trời cao lấp lánh) Montanhe (núi noa). Ponton (biển cả)…
Dớt – người Hi Lạp coi là thần chủ của họ – là con của thân Uranix và nữ thần Nea, đã xếp đặt lại thế giới thần linh và chọn đỉnh Olimpe làm nơi trú ngụ của các thần…. Con người được các thần sáng tạo ra sau cùng, thần thoại Hi Lạp kể rằng chính thần Prômête đã lấy đất sét tạo nên con người, rồi sau đó đã đánh cắp lửa của Dớt cho con người tồn tại 2)… Cứ như vậy, hệ thống thần thánh của người Hi Lạp, được hình thành, sắp xếp theo một trật tự uy quyền và trở thành các thần gắn bó với đời sống người Hi Lạp, bảo trợ cho các thành bang, cho các ngành nghề… Nữ thần Aiêng – thân bảo trợ cho thành bang Aten. Điônidốt – thân bảo trợ cho nghề trồng nho và sản xuất rượu, Apolon – thần ánh sáng và nghệ thuật, Aphrodit – nữ thần tình yêu và sắc đẹp… Các thần thánh được mô tả trong thần thoại rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân Hi Lạp : cũng yêu thương, ghen ghét, cũng giận, buồn, đố kị, đa tình, đa thê, ích kỉ… thậm chí cũng bị chảy máu khi bị trúng thưởng.
– Thơ là một thể loại văn học phổ biến và rất thành công của người Hi Lạp. Tập thơ lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập Hát – Odixels), phân ánh một thời kì lịch sử quan trọng ; thời kì Home. Đó là hai tập trường ca. hai tập sử thì có giá trị trong văn đàn Hi Lạp.
Hát gồm 15.783 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.
Ôdixê dài 12. 110 câu thơ và cũng chia thành 24 khúc ca.
Tác giả của tập thơ “Gia phả các thân” “Lao động và thời tiết” – Hedict – người xứ Beoxi (thế kỉ VIII TCN) đã phản ánh thời kì Hi Lạp lúc các thành bang mới ra đời. Từ thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện trên thì đàn Hi Lạp với những nhà thơ tiêu biểu : Part, Tednhit, Ackilốc, Panhda, và nữ sĩ Xaphôi….
Xaphô là nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng với những bài thơ trữ tình được người Hi Lạp coi là “nàng thơ thứ 10” (sau 9 nàng thơ trong thần thoại).
– Kịch thơ là một trong những di sản văn học vô giá của người Hi Lạp đậm đà tính nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, có ý nghĩa giáo dục và chính trị. Hàng năm, vào mùa xuân, người Hi Lạp thường tổ chức những ngày lễ hội, nhất là tục lệ thân Đionidốt. Trong các ngày lễ này, cư dân Aten thường khoác áo da cừu, hóa trang đeo mặt nạ, ca hát diễn lại những sự tích thần thoại. Nghệ thuật ca kịch bắt đầu từ đó. Từ thế kỉ V TCN, ở Hi Lạp đã xuất hiện nhiều nhà soạn kịch kiệt xuất với những tác phẩm tuyệt tác gồm 2 thể loại : bi kịch và hài kịch.
Étin (525 – 426 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc, đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến Hi Lạp – Ba Tư. Čusin sáng tạo ra 90 vở kịch (hiện nay chỉ còn giữ được 7 vỡ), trong đó giá trị nhất là “Orextơ”. “Promate bị xiêng”
Xophocle (497 – 406 TCN) là tác giả kịch thơ (cả bi kịch, hài kịch) sống cùng thời và cùng quê với Pericolét. Sáng tác của Xôphôcker đạt tới con số 123 vỡ bị hài kịch (hiện nay cũng chỉ giữ được 7 với, nổi tiếng là “Odip làm vua”, “Otip ở Colon”, “Antigon”.
Oripit (480 – 406 TCN), người xứ Xalamin, tác giả của 92 vở bi kịch và 1 vở hài kịch. tiêu biểu là “Mode”. Oripit được coi là người sáng tạo ra thể loại kịch tâm lí xã hội Hi Lạp. Đại biểu xuất sắc của hài kịch Hi Lạp là Arixtôphan (450 – 388 TCN), tác giả của 44 vớ hài kịch (hiện còn 11 tác phẩm) nhất là các vở “Kị sĩ”. “Hòa hình …
2. Sử học
Từ thế kỉ V TCN, người Hi Lạp bắt đầu có lịch sử thành văn và xuất hiện những nhà viết sử chuyên nghiệp. Sử học Hi Lạp được coi là cội nguồn của sử học Phương Tây.
Hêrôđốt (484 – 425 TCN) là một trong những nhà sử học có tên tuổi, ông không phải là công dân tự do Aten, ông là người Metéc, sống ở Aten. Là một người thông minh, có kiến thức uyên bác, lại từng đi du lịch ở Ai Cập. Babilon, Tiểu Á, Hắc Hải… Herođốt đã viết nhiều tác phẩm sử học giá trị, trở thành “người cha của nền sử học phương Tây”. Herbđốt có 9 tác phẩm viết về lịch sử Atxiri, Ba Tư, Ai Cập, Babilon, và nhất là “Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư’ viết xong năm 430 TCN2). Ca ngợi tình thần dùng cảm, yêu nước vì nền độc lập tự do của người Hi Lạp, ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của Hi Lạp ở Maratong. Tecmophin, Salamin… và đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc chiến về phía người Hi Lạp.
Tuxidit (460) – 395 TCN)3), là nhà sử học làm việc với thái độ nghiêm túc, có sàng lọc : tác giả bộ sử nổi tiếng “Lịch sử cuộc chiến tranh Pelopone”. Ông là nhà sử học đầu tiên ở Hi Lạp ghi chép các sự kiện lịch sử trên cơ sở có khảo sát, nghiên cứu và chỉnh lí, có phê phán và giải thích các sự kiện lịch sử (bằng điều kiện tự nhiên, điều kiện vật chất, chế độ chính trị và tổ chức xã hội đương thời).
Tác phẩm “Lịch sử Hi Lạp” của Xênôphôn (430-359 TCN) dù còn có những hạn chế, nhưng đã cung cấp cho các nhà sử học sau này nhiều tài liệu quý báu về tiến trình lịch sử Hi Lạp cho đến trước thế kỉ V TCN.
3. Khoa học tự nhiên
Hi Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên (Thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, sinh vật, y được), là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp cho kho tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại. Toán học Hi Lạp với Talét (thế kỉ VI TCN), Pitago (580 – 500 TCN), Ocolit, Acsimét (285 – 212 TCN).. đã vượt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đê, nguyên lí vẫn được sử dụng trong toán học hiện đại : Định lí Pitago, định lí Talét, định luật Acsimét, định đề Ocoli… Các nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính được độ dài của chu vi quả đất (39.700 km), đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo n = 3,1324.
Talét (Thế kỉ VI TCN) nhà toán học, thiên văn học và triết học Hi Lạp, quê ở Mile. Người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất. Tulết cũng là nhà thiên văn học đầu tiên tính toán và dự báo chính xác ngày xảy ra nhật thực ở Mile – ngày 28 – 5 .585 TCN.
Pitago (580 – 500 TCN) nhà số học nổi tiếng, quê ở đảo Xamốt (thuộc hiểu Égie) người theo chủ trương xây dựng nền chính trị bảo thủ nên đã bỏ Xamốt sang sống ở Nam Hi Lạp, đã từng mở trường dạy học. Pitago (và những học trò của ông) đã có công tổng kết những trì thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lí toán học trong đó có định lí PituÈn “Tổng hình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”. Piugo còn là nhà thiên văn học tiến bộ thừa nhận trái đất hình cầu, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định.
Acsimét (285 – 212 TCN) – nhà vật lí có tên tuổi nhất, người chế tạo ra những hệ thống máy móc đầu tiên ở Hi Lạp – quê ở Xixin (thành hang Xiracuda) tác giả của định luật Acsimét, người phát hiện ra sức đẩy của nước (bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước) phát hiện ra nguyên li của phép đòn bảy. Khi Rôma tấn công Xiracuda, Acsimét đã phát minh ra nhiều vũ khí, máy móc bảo vệ thành : kính hội tụ để sử dụng ánh nắng mặt trời đốt cháy thuyền Rôma ; máy bơm nước sử dụng tay để hút nước cho các chiến thuyền Hi Lạp. Acsimét cũng là người tìm ra giá trị của số 7 = 3.1324, Acsimét bị quân Rôma giết chết ngay trong phòng thí nghiệm của ông ở Xiracuda.
Ocolít (nửa đầu thế kỉ III TCN), nhà toán học quê ở Alếchxandori (Ai Cập) người có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alếchxandori : người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học. Về thiên văn học, người Hi Lạp cũng có những thành tựu và đóng góp đáng kể với tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá : Talét (thế kỉ VI TCN). Piago (580 – 500 TCN), Arixtác (khoảng thế kỉ III TCN), Eraxtôten (281 – 192 TCN), Hecatait.
Các nhà thiên văn Hi Lạp đã nghiên cứu và công bố những bản đồ thiên văn Babilon, dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực (Talét) ; thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (Pitago), đê ra thuyết về hệ thống mặt trời và thuyết trái đất tự xoay quanh nó và xoay quanh mặt trời (Arixtác, người ở đảo Xamốt) (V. Tính được độ dài của chu vì quả đất với con số tương đối chính xác 39.700 km (Eraxtôten, người ở Alechxanđori) về được bản đồ đầu tiên của thế giới(2) (Hecatait), tính được một năm có 365 ngày và 5/19 của ngày (Mêtôn, thế kỉ V TCN). Về y học, Hippocrat (460 – 377 TCN) được coi là “ông tổ của khoa học y dược”, là người đã phá mạnh những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc chữa bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với các thầy thuốc.
Hêrôphin (đầu thế kỉ III TCN) là người đầu tiền nêu ra luận điểm nào là trung tâm hệ thân kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đi ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch (nhanh, chậm) của bệnh nhân.
Heracolit – người xứ Tarentum – nổi tiếng trong giới phẫu thuật Hi Lạp. Tương truyền, khi mổ xẻ. Heracolit đã sử dụng thuốc mê để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.
4. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa
Tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Crét, Ai Cập, Babilon, người Hi Lạp (từ thế kỉ V TCN) đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc “đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn về thẩm mĩ… được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực mà chúng ta khó có thể vươn tới”.
– Trong các thành bang Hi Lạp, đâu đâu cũng có những công trình kiến trúc đẹp đẽ, đồ sộ, nguy nga : nhà ở, đền miếu, kịch trường, sân vận động… thể hiện phong cách Hi Lạp. Đáng kể nhất là đền thờ thần Dớt (ở Olempi), đền thờ nữ thần Atêna (trên đảo Êgin) và nhất là đền Páctenông (ở Aten) được xây dựng dưới thời Pericolét.
Páctênông được coi là kiệt tác của kiến trúc đền thờ cổ đại Hi Lạp. Đền thờ nữ thần Attna – thần bảo hộ thành bang Alen – do kiến trúc sư Íchtinốt về theo sự hướng dẫn của nhà điêu khắc thiên tài Phi đát. Đền được khởi công xây dựng từ năm 447 TCN, cơ bản hoàn thành vào năm 432 TCN, dài 70 m, ngang 31 m, cao 14 m : nhìn từ xa, ngôi đền vừa trang nghiêm. vừa cân xứng, hài hòa, trang nhã. Toàn bộ ngôi đền bằng đá, được xây dựng trên một nền trụ đá, với 3 bậc, xung quanh có 46 cột tròn, trang trí theo phong cách Đôrien. Trên các tường. có những phù điều lấy từ đề tài các truyện thần thoại hay diễn tả cảnh sinh hoạt kinh tế, xã hội Aten. Trong đều có tượng nữ thần Alena, cao 12 m bằng gỗ khảm vàng và ngà voi do Phiđiát thể hiện.
– Nghệ thuật điêu khắc của người Hi Lạp cổ đại cũng được xem là một mẫu mực hoàn mĩ của điêu khắc thế giới. Những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của các nhà điêu khắc tài ba. Tượng “Người ném đĩa” của Mirông, tượng “Thần Hécmét” và “Thần Vệ nữ của Praxiten, tượng “Nike” ở Samôtorất hay “Nữ thần chiến thắng” bằng đá cẩm thạch, đặt trên một bệ đá (cũng bằng đá cẩm thạch) với đôi cánh thân lộng lẫy. Các pho tượng “Nữ thần Atêna” của Phiđát (nhất là pho tượng “Atêna” trong đền Páctenông), tượng “Người chỉ huy chiến đấu” (đặt ở quảng trường Aten), tượng “Thần Dớ” khảm ngà voi và vàng đặt trong đền thờ thần Dớt tại quảng trường Antix & Olempi.
– Về hội họa, người Hi Lạp cũng có những sáng tạo, thành công với các bức vẽ trên vải, trên tường và trên các đồ gốm, sành, sứ (kể cả gốm màu).
Pôlinhốt là tác giả của tranh khổng lồ “chiến dịch Maratông”, Apôtôdo đã phát minh ra phép bối cảnh trong hội họa, chú ý đến khoảng cách xa, gần cần thiết của các nhân vật và cảnh vật trong tranh. Tiếc rằng cho tới nay không còn lưu giữ được các tác phẩm vô giá của Polinhốt và Apotodo.
5. Triết học cổ Hi Lạp
– Hi Lạp là quê hương của nền triết học Phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nó đạt tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo. Ngay từ xa xưa, người Hi Lạp đã sản sinh ra những tư tưởng triết học với các hình thái, xu hướng khác nhau, phản ánh những quan điểm của các giai cấp – với các khuynh hướng kinh tế và chính trị – khác nhau, trong xã hội chiếm nó Hi Lạp, đồng thời cũng phản ánh cuộc xung đột gay gắt, quyết liệt giữa các giai tầng này.
Triết học ở Hi Lạp cổ điển có nhiều trường phái… tập trung trong hai phái đối lập nhau : phải duy tâm và phải duy vật.
– Đại biểu xuất sắc nhất của trường phái triết học duy vật ở Hi Lạp là các nhà triết học nổi danh : Talét (640 – 548 TCN), Anaximăng (611 – 545 TCN), Anaximen (585 525 TCN), Héracolit (540 480 TCN), Anaxago (500-428 TCN), Ampedoc (490 – 430 TCN), Democorit (460-370 TCN), Epiquya (341 – 270 TCN).
Nét nổi bật của triết học duy vật là các nhà triết học đều cho rằng thế giới là do vật chất tạo thành, có vận động và có biến đổi, tuy rằng quan niệm vật chất tạo thành thế giới của mỗi nhà triết học có khác nhau. Talét cho rằng nước là các bản chất của vạn vật, nước luôn thay đổi hình thái và vì thế chính nước đã sản sinh ra các vật thể khác nhau.
Anaximăng lại cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực, vô cùng rối ren và phức tạp, luôn chia thành những mặt đối lập nhau như khô và ướt, nóng và lạnh, chính các mặt đối lập này lại kết hợp với nhau và tạo ra vạn vật.
Ngược lại với Talét, Anaximen lại cho rằng nguồn gốc của vạn vật bắt đầu từ không khí, nhờ không khí và sự chuyển động của nó, vạn vật trong vũ trụ được tạo ra và sau đó lại quay về dạng không khí. Heracolit cho rằng lửa là bản chất của vạn vật, đặc biệt Heracolit đã nêu ra những tư tưởng duy vật biện chứng, nhấn mạnh đến tính chất vận động của vật chất thông qua sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập, mọi sự vật đều vận động, mọi sự vật đều biến đổi. “Người ta không bao giờ có thể tấm hai lần trong một dòng sông”.
Với Ampêđốc thì vạn vật được sinh ra không phải do đơn tố, mà do cả 4 yếu tố vật chất cấu tạo thành đó là đất, lửa, không khí và nước.
Phát triển những tư tưởng của các nhà triết học trước đó, Anaxago cho rằng vạn vật trong vũ trụ là do vô số các nguyên tố tạo nên, các nguyên tố trong quá trình phát triển chia thành nhiều nguyên tố mới, kết hợp với nhau. tạo nên vật chất theo quy luật của vũ trụ mà Anaxago gọi là “lí tính vũ trụ”.
Đêmôcorit, sau đó là Epiquya đã phát triển học thuyết của Ampeđốc, Anaxago và cho rằng nguyên tử – đơn vị vật chất nhỏ nhất không thể bị phân chia nữa – với các kích thước (to, nhỏ) và trọng lượng khác nhau là nguyên tố đầu tiên và cuối cùng tạo nên vạn vật
Nhìn chung, do hạn chế của thời đại (trình độ phát triển kinh tế, cũng như trình độ khoa học kĩ thuật), các nhà triết học duy vật của Hi Lạp cổ đại chưa thể giải thích tự nhiên một cách chính xác và không giải thích được mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Những tư tưởng duy vật còn mang nặng tính thô sơ, máy móc. Tuy nhiên, các nhà triết học duy vật Hi Lạp cổ đại đã đặt cơ sở cho sự phát triển của triết học duy vật biện chứng sau này.
– Những đại biểu xuất sắc của trường phái triết học duy tâm ở Hi Lạp là Pritagörát (481 – 411 TCN), Gocgiải (483 – 375 TCN). Xóc rất (469 – 399 TCN) và nhất là Platông (427 – 347 TCN) và Arixtốt (384-322 TCN).
Về mặt nhận thức, các nhà triết học duy tâm đều cho rằng không có chân lí khách quan, chỉ có nhận thức chủ quan tương đối. Chỉ có các thần thánh mới có thể nắm được nhận thức tuyệt đối và chân thực. Chính bản thân Xốc rát đã sử dụng thái độ hoài nghi để xem xét các hiện tượng, sự vật và cũng để xem xét các vấn đề chính trị xã hội ở Aten.
Là học trò của Xôcorát, Platông đã tiếp thu, phát triển học thuyết duy tâm của các bậc tiền bối và trở thành nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hi Lạp. Platông cho rằng trong vũ trụ chỉ có những “ý niệm” mới là chân lí và thực sự tồn tại “ý niệm” đó là cố định, bất biến, siêu thời gian và không gian có tính chất vĩnh hằng, toàn bộ thế giới thực tại chỉ là sự phản ánh nghèo nàn của “ý niệm”. Platông luôn lên án những nhà cải cách dân chủ ở Aten, gọi Ephiantét là “kẻ đã mễ hoặc quân chúng bằng những quyền tự do dân chủ quá trớn”, ông kêu gọi xóa bỏ chế độ dân chủ ở Aten và nêu ra một thiết chế xã hội lí tưởng, trong tác phẩm “Nước lí tưởng” Platông đưa ra một nhà nước do 3 tầng lớp người hợp thành với những quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau. Tầng lớp nắm chính quyền là các vương công quý tộc và các nhà hiện triết bao gồm những người thông minh, chính trực, có đạo đức và học vấn. Tầng lớp thứ hai là các vũ sĩ có nhiệm vụ bảo vệ nhà nước, giữ gìn trật tự trị an, đàn áp các sự chống phá. Tăng lớp thứ ba là những người bình dân nông dân, thợ thủ công, những thương nhân phải cần cù lao động cung cấp mọi vật phẩm cần thiết để nuôi sống xã hội.
Arixtốt là học trò của Platông là người Makêđônia nhưng sinh sống ở Aten. Arixtốt chịu ảnh hưởng của cả triết học Đêmôcorit và triết học Platông. Ông cho rằng không có ý niệm ở ngoài vật chất thực tại, nhưng ông lại cho rằng nguyên nhân để kích thích sự phát triển của sự vật lại bắt đầu từ cái gọi là “lí tính vũ trụ”. Có thể nói Arixtốt là người thuộc phái Nhị nguyên luận. Trong lịch sử Hi Lạp, Arixtốt là người đã thiết lập nên môn lôgic học và môn sinh vật học.