Thành lập chế độ cộng hòa và cuộc khởi nghĩa tháng Sáu

1. Quốc hội lập hiến 

Sau một thời gian dài đấu tranh xoay quanh vấn đề bầu cử, ngày 4-5-1848, Quốc hội lập xây dựng nên Cộng hòa tư sản hiến khai mạc, mở đầu thời kì thành lập, xây dựng nền Cộng hòa tư sản.

Tổng số đại biểu trang quốc hội là 880, trong đó, chiếm đa số và có thể lực nhất là phải Cộng hòa cánh hữu, còn gọi là “Công hòa tam tài” hay “Cộng hỏa thuần xảy” 550 ghế. Bọn bảo hoàng thuộc hai dòng Buốc Bông và Oóclêăng chiếm 212 ghế. Phải Bônapactơ chiếm một địa vị không đáng kể. Những người dân chủ tiểu tư sản chiếm 80 ghế. Còn công nhân chỉ có 18 ghế. 

Quốc hội lập hiến thành lập một chính phủ gọi là Ủy ban chấp hành. Các bộ trưởng xã hội chủ nghĩa bị gạt ra ngoài. Chiếm đa số trong Ủy ban là những người Cộng hòa tư sản cánh hữu có liên hệ chặt chẽ với tầng lớp đại tư sản. Chính phủ công khai bác bỏ lời đề nghị thành lập Bộ Lao động, hạn chế quyền đưa kiến nghị, quyền tự do báo chí, ngăn cản những hoạt động của các câu lạc bộ dân chủ. 

Bất mãn trước những hành động của Quốc hội và Chính phủ, ngày 15-5-1848, các câu lạc bộ cách mạng ở Pari tổ chức cuộc biểu tình lớn, có tới 20 vạn người tham gia. Đoàn biểu tình kéo đến trụ sở quốc hội, ùa vào phòng họp, Raxpa, Blangki, Bacbexơ… lên diễn đàn yêu cầu đặt ra thứ thuế đánh vào bọn tư sản có vốn trên 1 tỉ phrăng, thành lập Ủy ban kiểm tra các hoạt động của Chính phủ, đưa quân đội ra khỏi Pari, giúp đỡ những người thất nghiệp và nghèo đói, viện trợ cho quân cách mạng ở Ba Lan. Không một đề nghị nào được chấp thuận. Các đại biểu Quốc hội. bỏ ra về. Một số người lãnh đạo cuộc biểu tình chủ trương giải tán Quốc hội, thành lập chính phủ mới mặc đầu Blangki và Raxpai khuyên can vì tình hình chưa chín mùi. Đoàn biểu tình kéo đến tòa Thị chính tuyên bố thành lập chính phủ mới, trong đó có các đại biểu xã hội chủ nghĩa và dân chủ tiểu tư sản. Chỉ mấy tiếng đồng hổ sau, quân đội kéo đến đàn áp những người biểu tình. Các lãnh tụ của phong trào – Blangki, Raxpai, Bacbexơ, Anbe… bị bắt.

Cuộc đàn áp ngày 15-5 mở đầu cho trận phân công của giai cấp tư sản đối với công nhân. Các câu lạc bộ bị đóng cửa. Tưởng Cavenhắc, một tên công sứ tàn ác ở Algeri được cử làm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Chính phủ ra sắc lệnh ngăn cấm các cuộc tụ họp trên đường phố. Mũi nhọn của cuộc phản công hướng vào các công xưởng quốc dân vì ở đó phần lớn công nhân có liên hệ gần gũi với các câu lạc bộ cách mạng. Bọn tư sản khiêu khích trong các công xưởng âm mưu làm cho công nhân khởi nghĩa non để dễ đàn áp. 

2. Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu 

Ngày 22 tháng 6, Chính phủ ra sắc lệnh buộc tất cả thanh niên chưa vợ từ 18 đến 25 tuổi trong các công xưởng quốc dân và không có chỗ ở cố định ở Pari phải đi lính. Các công nhân quá 25 tuổi phải về quê làm ruộng. 

Công nhân hiểu ngay rằng đó là một đòn tấn công vào phong trào của họ. Bọn tư sản phản động thành lập các công xưởng quốc dân với âm mưu tổ chức một đội quân vô sản tay sai bên cạnh đội vệ binh biệt động. Nhưng kết quả thực tế lại là công nhân tranh thủ điều kiện đó để tập họp, tổ chức chống Chính phủ. Các sắc luật trên nhằm tách công nhân ra khỏi Pari và phá hoại phong trào. Công nhân Pari tuyên bố họ không rời khỏi thành phố trước khi thông qua một bản hiến pháp mới, “dân chủ, xã hội và nhân dân”. một bản hiến pháp “bảo đảm tính chất bất khả xâm phạm của chế độ Cộng hòa”. 

Chiều hôm đó và sáng hôm sau, 23–6, trên quảng trường Pangteong. công nhân họp mít tinh chống lại lệnh của Chính phủ, quyết định cấm vũ khí chiến đấu. Chỉ vài giờ sau, hơn 600 chiến lũy mọc lên khắp đường phố, kế hoạch tác chiến được vạch ra. Ket Sôxi – người bạn chiến đấu của Raxpa – chủ trương lấy vùng ngoại ô phía đông Pari làm căn cứ địa, dựa chắc chắn vào khu công nhân. Từ đó bằng 4 mũi tấn công nghĩa quân sẽ bao vây tòa Thị chính và tiến sang khu tư sản ở phía tây của thành phố. 

Các chiến lũy của công nhân đều phấp phới cờ đỏ ghi khẩu hiệu l “Bánh mì hay đạn chỉ “Đan chỉ hay việc làm sống có việc làm hay chết trong chiến đấu”, “Đả đảo chế độ người bóc lột người”, “Nền Cộng hòa xã hội muôn năm”… Công nhân dự kiến danh sách chính phủ mới sẽ thành lập sau khi thắng lợi. Trong đó có các đại biểu công nhân và xã hội chủ nghĩa như Blăng Ki, Raxpai, Cabe, Bachexo, Anbe… Trong lời kêu gọi của mình, nghĩa quân nhấn mạnh ý nghĩa quốc tế của cuộc khởi nghìn : “Sự nghiệp mà chúng tôi bảo vệ là xạ nghiệp của toàn thế giới”. “Nếu Pari bị sa vào xiềng xích thì toàn châu Âu sẽ bị mô dịch”. Tinh chất và sản của cuộc chiến đấu thể hiện rõ ràng. 

Trưa ngày 23 – 6, tiếng súng giao tranh bắt đầu nổ. Thành phố Pari chia thành hai trận tuyến rõ rệt : phía đông và phía tây. Nếu trong những ngày tháng Hai, giai cấp tư sản đứng cùng một chiến lũy với giai cấp vô sản chống lại nền quân chủ tháng Bảy và đã từng tỏ ra đau xót trước những giọt máu của người dân thành phố bị hi sinh thì trong những ngày tháng Sáu, giai cấp tư sản đứng sang trận tuyến đối lập với công nhân, xả súng giết công nhân một cách điên cuồng. 

Sáng ngày 26 – 6, trận chiến đấu kết thúc. Lần đầu tiên Cavenhăc dùng đến đại bác, lựu pháo và hỏa tiễn ngay trên đường phố, tàn phá nhà cửa, mặc dấu những vũ khí đó có hủy hoại một phần tài sản của chúng. Cuộc khởi nghĩa bị nhấn chìm trong biển máu. 25 nghìn công nhân bị bắt, ba nghìn người bị đưa đi đày không xét xử, khắp nước Pháp bao trùm không khí khủng bố bắn giết. 

Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu bị thất bại vì thiếu một trung tâm chỉ đạo thống nhất. Trong cuộc đấu tranh, nhiều nhà quân sự trẻ tuổi, đầy tài năng và dũng cảm của công nhân xuất hiện, chỉ huy chiến đấu trong từng khu vực, trên các chiến lũy. Nhưng các chỉ huy trưởng đó không liên hệ được với nhau, không thực hiện được kế hoạch của Ke Sôxi – người đầu tiên tổ chức các cuộc chiến đấu trên đường phố – không có tổ chức thống nhất, thiếu sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ. Giai cấp công nhân ở Pari đã tiến hành khối nghĩa trong tình trạng bị cô lập. Khi tiếng súng nổ ra trên đường phố thủ đô, nhiều trung tâm công nghiệp không lên tiếng ủng hộ. 

Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu bị thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Ngay trong khi các sự kiện đang tiếp diễn, Mác và Ăngghen công khai tỏ tình đoàn kết với nghĩa quân, theo dõi từng trận đánh, kêu gọi công nhân toàn thế giới ủng hộ công nhân Pari. Hai ông vạch rõ tính chất vô sản của cuộc chiến đấu. Mác nhận định rằng đó là “trận giao chiến lớn đầu tiên đã diễn ra giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại. Đó là cuộc đấu tranh để duy trì hoặc để tiêu diệt chế độ tư sản.

3. Cuộc bầu cử Tổng thống và sự thất bại của phái tư sản Cộng hòa 

Sau khi tiêu diệt cuộc khởi nghĩa tháng Sáu, chính phủ Cộng hòa thiết lập chế độ chính trị phản động khủng bố gắt gao, tước bỏ quyền dân chủ, tập trung quyền hành độc đoán vào tay người đứng đầu nhà nước là Tổng thống. 

Cuộc bầu cử ngày 10-12-1848 đã đưa Luy Bônapactơ lên làm Tổng thống thiết lập quyền thống trị của tầng lớp đại tư sản có xu hướng bảo hoàng, tập hợp trong đảng Trật tự. Đảng Trật tự có hai phái : phái Chính thống gồm những địa chủ đã thống trị thời Trung Hưng (1815-1830) và phải Oócleăng gồm bọn quý tộc tài chính và công nghiệp lớn của thời Quân chủ tháng Bảy (1830-1848). Đúng như tên gọi, ý đồ của chúng là khôi phục lại “trật tự của chế độ quân chủ với quyền hành không hạn chế của bọn đại tư sản và địa chủ. Trước áp lực của bọn bảo hoàng Quốc hội lập hiến phải tuyên bố giải tán ngày 29-1-1849.