Thời kì cộng hòa (Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ I)

1. Cải cách của Xecviut Tuliut và sự ra đời của nhà nước Rôma 

Nhận rõ vai trò quan trọng của người Polip và sự chặt hẹp của tổ chức thị tộc, giữa thế kỉ thứ IV TCN, Xécviết Tuliút (khoảng 540 – 530 TCN) đã theo cải cách của Xôlông (Hi Lạp), tiến hành cải cách xã hội ở Roma. 

Ông đã chia dân (thực chất là phân chia những người đàn ông làm nghĩa vụ quân sự) thành 6 đẳng cấp khác nhau căn cứ theo mức tài sản tư hữu. 

Trên cơ sở phân chia ấy, tổ chức những đội Xenturi cứ 100 binh sĩ thì tổ chức thành 1 Xenturi và mỗi Xenturi có quyền biểu quyết ở đại hội bằng một lá phiếu. Theo quy định đó, đẳng cấp thứ nhất có thể thiết lập 80 Xenturi bộ binh và 18 Xenturi kị binh, chiếm 98 trên tổng số 193 Xenturi. Các đảng cấp còn lại không được phép thiết lập các Xenturi kị binh, số Xenturi bộ binh của các đẳng cấp còn lại thứ tự là 22, 20, 30 và 1. Trên cơ sở các đơn vị Xenturi, một đại hội nhân dân mới – đại hội Xenturi đã được thiết lập thay thế cho đại hội nhân dân Curi ở thời kì lịch sử trước. 

Theo quy định, mỗi Xenturi chỉ được quyền biểu quyết bằng 1 lá phiếu và cũng theo quy định, chỉ cần số phiếu quá bán (97/193) là mọi quyết nghị sẽ được thông qua, do vậy đẳng cấp giàu có nhất (đẳng cấp thứ nhất) với 98 là phiếu luôn luôn nắm ưu thế trong đại hội, nếu họ nhất trí với nhau thì không cần trưng cầu ý kiến của các đẳng cấp khác. Với đại hội Xenturi, nên dân chủ phổ biến của chế độ thị tộc đã phải nhường chỗ cho nền dân chủ, giành ưu thế cho các tầng lớp giàu có trong khuôn khổ của xã hội có giai cấp. 

Về mặt hành chính, Tuliút xoá bỏ 3 bộ lạc cũ thiết lập 4 đơn vị hành chính theo khu vực cư trú. Tính huyết thống trong quan hệ xã hội đã giảm nhẹ và yếu tố địa lí khu vực đã được tăng cường, tạo điều kiện cho những người Polép nhanh chóng hoà nhập vào khối cộng đồng công dân Rôma theo ý nguyện của họ. 

Ph. Enghen gọi cải cách của Tuliút là “cuộc cách mạng đã kết thúc chế đô thị tộc cũ, Cải cách Xecviút đã xoá bỏ chế độ thị tộc dựa trên quan hệ huyết thống, thiết lập nên “một nhà nước mới chân chính”, dựa trên cơ sở phân chia địa vực và trên sự chênh lệch về tài sản. 

Cải cách của Tuliút bước đầu đã hạn chế mức độ nhất định sự cách biệt giữa những người bình dân Polép và dân Roma gốc. Các Xenturi được thiết lập không phải trên cơ sở họ là người Polép, hay người Rôma, mà theo mức tài sản từ hữu, theo sự giàu, nghèo của mỗi người trong xã hội, tạo cơ sở cho việc thiết lập khối công dân Rôma sau này.

Cải cách Tuliút đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Roma cổ đại trên cơ sở thủ tiêu tổ chức thị tộc. Đó chính là kết quả ban đầu của cuộc đấu tranh của tầng lớp bình dân Polép. Người Polép đã có quyền bình đẳng về nghĩa vụ quân sự, có tiếng nói của mình trong đại hội Xenturi. Tuy vậy với cải cách của Tuliút, người Polép vẫn chưa được quyền phân chia ruộng đất công (ager publicus), chưa được quyền kết hôn với người Roma, chưa được xét xử công khai và bình đẳng trong các toà án Rôma, chưa có người đại diện của mình trong bộ máy nhà nước. 

Do vậy, người Polép vẫn tiếp tục đấu tranh trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. 

2. Sự thành lập chế độ cộng hòa. Những cuộc đấu tranh tiếp tục của những người bình dân

– Sự thành lập chế độ cộng hòa 

Trong thời kì “vương chính”, người Étoruxcơ có ưu thế ở Rôma, nên các “vua” (Rex) đều là người Étoruxco. Tới thời trị vì của vua cuối cùng trong 7 “vua” của thời “vương chính”, mâu thuẫn giữa người Rôma và Etoruxoa đã hết sức căng thẳng. Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng Rôma đã nổi dậy khởi nghĩa chấm dứt thời kì vương chính, mở đầu thời kì mới – thời kì cộng hoà – trong lịch sử Roma, chính quyền trở thành “việc chung” (tiếng Latinh : res publica)). Thiết chế cộng hòa được xác lập. 

Cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước cộng hoà là Đại hội nhân dân Xenturi (đại hội của những người đàn ông có vũ trang). Đại hội Xenturi họp 1 năm 2 lần tại quảng trường Macxơ (Mars) – quảng trường Thần Chiến tranh – để quyết định những vấn đề cơ bản của xã hội Rôma như tuyên chiến hay nghị hòa, bầu các quan chức trong bộ máy nhà nước. Đại hội Xenturi cũng bầu ra hai quan chấp chính (consul) trong hàng ngũ đại quý tộc Roma với nhiệm kì 1 năm. Hai quan chấp chính với quyền lực ngang nhau sẽ là người trực tiếp điều hành mọi công việc của xã hội, nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong trường hợp Tổ quốc lâm nguy, một trong hai quan chấp chính sẽ được chọn cử làm tư lệnh quân đội và là “Dictato”. độc tài – trong thời hạn 6 tháng, có quyền quyết định tối hậu về mọi công việc.

Viện nguyên lão (Sênát) bao gồm 300 người thuộc tầng lớp quý tộc giàu có, theo nguyên tác, đại hội Xenturi là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng trên thực tế các quyết định phải được Viện nguyên lão thông qua, các quan chức của bộ máy nhà nước được chọn cử trong số các nghị viên Viện nguyên lão, do vậy, thực tế Viện nguyên lão là cơ quan thường trực của đại hội Xenturi, thực thi mọi công việc hành chính, ngân sách, ngoại giao, quân sự, lễ nghi. 

Như vậy, ngay từ đầu, thể chế cộng hoà đã tỏ rõ tính ưu việt của nó và đã mang tính chất hai mặt khá rõ nét. Một mặt, trong thể chế cộng hoà, sự bình đẳng công dân và quyền công dân đã được công khai đảm bảo. Vai trò của đại hội Xenturi, của quan hảo dân trong thể chế này đã buộc các chấp chính quan. Viện nguyên lão dù đầy quyền uy vẫn phải cần đến dẫn và bắt buộc phải coi trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, mặt khác, trên thực tế, mọi quyền hành của nền cộng hoà Roma lại nằm trong tay bộ phận quý tộc giàu có – Panrixi – Patrixi có nhiều đặc quyền trong xã hội, nắm giữ quyền điều phối và chiếm hữu ruộng đất công. nấm giữ mọi chức vụ trọng yếu của bộ máy nhà nước, thao túng mọi hoạt động của xã hội. Nên. dân chủ và chuyên chính đan xen vào nhau, cùng được tôn trọng và cùng dựa vào nhau để tồn tại. Do vậy, thể chế Cộng hoà đã xác lập được một quyền lực tập thể, nhờ vậy nó đã ngăn chặn được quyền chuyên chế cá nhân. đảm bảo được sự kiểm soát tập thể có hiệu quả tốt nhất trong mọi trường hợp. 

– Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs) 

Cải cách của Tuliút bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa người Plép và Patrixi về mặt nguồn gốc huyết tộc, nhưng vẫn chưa mang lại cho người Polép địa vị tương xứng với vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Người Polép hầu như vẫn không có quyền lợi chính trị, kinh tế, không được chia ruộng đất công ; không được kết hôn với người gốc Rôma, không được cử đại diện của họ tham gia bộ máy nhà nước, và thường bị xét xử bất công trong các toà án. Do vậy, cuộc đấu tranh giữa Polép với quý tộc Patonixi trở thành một vấn đề sống còn của cộng đồng người Polép. Viện nguyên lão buộc phải cử một phái đoàn đến thương lượng và nhượng bộ. Người Polép được quyền cử những đại diện của họ – những quan bảo dân – lúc đầu là 2 rồi là 4, 6 và 10 để bảo vệ, bênh vực quyền lợi cho người Polép, giám sát và có ý kiến đối với những dự luật và việc làm của chính quyền Roma. 

Theo thỏa thuận. quyền lực và tư cách của quan bảo dân (Tribun) là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bên cạnh các cơ quan của nhà nước Cộng hòa quan hảo dân có quyền phủ quyết đối với các dự luật hay để ăn chính sách của Viện nguyên lão nếu xét thấy có hại cho quyền lợi của người bình dân. Quan bảo dân cũng có quyền tham dự và theo dõi các phiên hợp của Viện nguyên lão để có thể can thiệp trực tiếp hay phủ quyết tại chỗ những quyết nghị không có lợi cho người Polép. Tuy vậy, trong thể chế cộng hoà quyền hạn của quan bảo dân vẫn không phải là vô hiền. 

Theo thỏa thuận. quan bảo dân không được quyền chỉ huy quân sự và những quyền lực của quan hảo dân chỉ có hiệu lực trong phạm vi thành Roma. Trong trường hợp Tổ quốc làm nguy, khi 1 trong 2 chấp chính quan được cử làm “độc tài thì quyền hành của bảo dân quan tạm thời bị đình chỉ. 

Đầu thế kỉ V TCN, được sự thừa nhận của chính quyền Rôma, những người hình dân Polip đã tổ chức ra những đại hội bình dân của họ. Tới năm 471 TCN, đại hội bình dân lấy hiểu quyết theo họ lạc nền đại hội này còn gọi là đại hội bộ lạc. Do việc bình dân Polép chiếm tỉ lệ cao trong số dân cư Roma, nên những người Polép đã tự coi đại hội hình dân của họ là đại bội của toàn thể cư dân Rôma. Những quyết nghị của đại hội bình dân có hiệu lực như pháp luật với toàn thể công dân Rôma. Như vậy bên cạnh đại hội Xeuturi, đại hội hình dân của những người Polép đã có vai trò khá quan trọng. 

Năm 445 TCN, người bình dân Polép lại đạt được một thắng lợi mới. Đạo luật Canultiuse đã được ban hành, cho phép người bình dân Plép được quyền tự do kết hôn với những người ở tầng lớp quý tộc” Panrixi. 

5 năm sau, cuộc đấu tranh của người Polép đòi quyền bình đẳng trước pháp luật công giành được thắng lợi. Trước áp lực của những người bình dân và đại hội bình dân. Viện nguyên lão đã đi đến quyết định cải tổ lại luật pháp theo hướng cải cách của Xilông ở Aten (Hi Lạp). Uỷ ban dự thảo pháp luật mới gồm 10 người đã được thành lập và làm việc khẩn trương trong 2 năm. Kết quả là một bộ luật mới, hoàn chỉnh đã được ban hành – bộ luật thành văn đầu tiên của lịch sử Roma – đề cập tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của người Rôma ví như thế thức tố tụng xét xử, quyền thừa kế tài sản, việc cho vay nợ lái, quan hệ gia đình, địa vị và trách nhiệm của người phụ nữ… Vì bộ luật ấy được khắc trên 12 tấm bằng đồng và đặt công khai ở các quảng trường cũng như ở các nơi công cộng, nên lịch sử thường gọi là luật 12 bảng. 

Nếu tính từ cải cách của Tuliút (giữa thế kỉ VI TCN) đến năm 287 TCN, cuộc đấu tranh của những người bình dân Polép đã kéo dài gần 300 năm. Những mục đích yêu cầu của người Polép trên mọi phương diện từng bước một đã được thỏa mãn. 

Những thắng lợi mà người bình dân Polép đã giành được trong các cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ và kéo dài suốt gần 3 thế kỉ đã dẫn tới sự thống nhất cộng đồng người Roma, tạo nên khối công dân Rôma, cơ sở xã hội bên vững của thể chế cộng hòa. Tuy nhiên, cũng từ đó, trong xã hội Rôma cũng bắt đầu xuất hiện những cơ cấu giai cấp mới, những tiền đề của sự phân hoá. Trong hàng ngũ những người bình dân đã xuất hiện một bộ phận nhỏ bình dân có chức, có quyền vươn lên, hoà nhập dẫn với giai cấp quý tộc cũ, tạo nên tầng lớp quý tộc mới, chi phối nên cộng hoà Rôma. Khái niệm bình dân vì thế cũng thay đổi đi. 

3. Từ một thành bang non trẻ, Rôma trở thành một đế quốc bá chủ khu vực 

Địa Trung Hải Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Rôma, thành bang Rôma bên bờ Tibro đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực tế đó cùng với tham vọng mở rộng uy lực của tầng lớp quý tộc Roma đã đặt Rôma trước một đòi hỏi khẩn thiết : hành trưởng và mở rộng lãnh thổ. 

Quá trình bành trướng của Roma đã diễn ra trong suốt gần 200 năm và đã trải qua 2 thời kì – Thời kì Rôma thống nhất bán đảo Italia và thời kì vươn ra khống chế, làm chủ cả khu vực Địa Trung Hải.

– Rôma thống nhất bản đảo Halia 

Vùng đất đầu tiên mà người Rôma để mắt tới là những vùng đất đai của người Êtoruxcơ ở giữa 2 sông Ácno và Tibra. Người Étoruxc lúc này đã suy yếu, tuy nhiên họ vẫn kháng cự quyết liệt để bảo toàn lãnh thổ của họ. Trận kịch chiến cuối cùng giữa người Eurruxcơ và quân Rôma đã diễn ra ở thành Với – thành phố nằm bên hữu ngạn sông Tibrơ – quân Rôma đã liên tục vây hãm và tấn công thành trong suốt 10 năm (từ năm 406 đến 396 TCN). 

Thành Vêi của người Êtoruxcơ bị san phẳng, tất cả dân cư đều bị biến thành nô lệ. 

Sau khi giải phóng xong những vùng đất của người Etoruxcơ ở phía bắc, Rôma bắt tay vào việc mở rộng cương vực của mình ra đồng bằng Latium. Sự chống đối của cộng đồng người Latinh ở đây không đáng kể vì bản thân người Latinh đồng tộc cũng mong muốn được hoà nhập vào khối công dân Rôma.

Tiếp đó, Rôma bắt đầu vươn xuống vùng lãnh thổ miền Trung Italia, nơi vốn dĩ đang thuộc quyền cai quản của người Samnium. 

Suốt non nửa thế kỉ, người Rôma đã phát động 3 chiến dịch lớn nhằm thôn tính vùng đất của người Samnium. Chiến dịch thứ nhất xảy ra vào các năm 343 – 341 TCN, chiến dịch thứ II (năm 326-304 TCN) và chiến dịch thứ III (năm 298 – 290 TCN). 

Người Samnium cam chịu thất bại. Vùng đất mênh mông ở Trung Italia đã thuộc quyền kiểm soát của Rôma. 

Nhân đà thắng lợi. Rôma mở rộng cương vực của mình xuống phía nam, nhòm ngó các thành bang của Hi Lạp ở miền cực Nam và trên đảo Xixin. Những cuộc hành quân lớn đã được thực hiện. Đầu thế kỉ III TCN, người Rôma đã chiến thắng Lucanium và Campanium ở miền Nam. Năm 280 TCN, Roma đã kịch chiến với Tarentum, thành bang mạnh nhất của người Hi Lạp ở miền Nam Italia. Trong trận kịch chiến đẫm máu cuối cùng đã xảy ra ở Bênéventô năm 275 TCN, liên quan Tarentum, Epia thất bại hoàn toàn, Piruxe vội vã rút quân về Hi Lạp. Thành bang Tarentum lọt vào tay người Rôma và các thành bang khác của người Hi Lạp ở Nam Italia cũng lần lượt quy thuận. Rôma đã làm chủ phần đất rộng lớn cuối cùng của bán đảo Italia. Năm 275 TCN được coi là năm cuối cùng đánh dấu sự hoàn thành chính phục toàn bộ Italia của Rôma.

– Rôma vươn lên giành quyền bá chủ khu vực Địa Trung Hải 

Xâm chiếm và làm chủ toàn bộ Italia, Rôma chiếm thêm được nhiều đất đại, thỏa mãn quyền bình đẳng về ruộng đất của các công dân, chiếm thêm được nhiều hải cảng quan trọng ở miền Nam. Nhờ học hỏi được kĩ thuật đóng thuyền của người Hi Lạp, lần đầu tiên Rôma đã xây dựng được lực lượng hải quân của mình với 120 chiến thuyền trọng tải lớn. Sức đang mạnh, thế đang lên, Rôma đã không dừng lại tham vọng mở rộng cương vực. Tuy nhiên, người Rôma đã vấp phải những trở ngại : Ở phía tây Địa Trung Hải là thế lực của Cáctago; phía đông là những thế lực hùng mạnh của người Makêđônia, Xiri. Những cuộc chiến tranh lớn kéo dài nhiều năm giữa các thế lực đã và đang muốn làm bá chủ khu vực Địa Trung Hải đã bùng nổ. 

Chiến tranh Rôma – Cáctago 

Chiến tranh Rôma – Makedônia 

Chiến tranh Rôma – Xiri. 

+ Chiến tranh Rôma – Cáctagô (264-146 TCN) 

Lịch sử quen gọi cuộc Chiến tranh giữa Rôma và Cáctago là cuộc chiến tranh Punic, cuộc chiến tranh này đã kéo dài 120 năm (264-146 TCN) và là cuộc chiến gian khổ, tốn kém nhất của Rôma. 

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh Roma – Cáctagô là những biến động xảy ra trên đảo Xixin, nơi mà cả Rôma và Cáctago đều đang thèm khát, mưu toàn biến thành vùng lãnh thổ của riêng mình. 

Sau hai chiến dịch, Cáctago bị đè bẹp, nhưng đến năm 201 TCN, viện cớ Cáctago vi phạm hiệp ước, Rôma đã đem đại quân sang Cáctagô với tối hậu thư buộc Cáctagô phải phá huỷ thành phố của họ, rời sâu vào nội địa ít nhất 15 km cách bờ biển, từ bỏ nghề hàng hải, phải giao nộp toàn bộ chiến thuyền và đưa 300 quý tộc Cáctago sang Roma để làm con tin. Những yêu cầu quá đáng của Roma đã buộc Cáctagô phải cầm vũ khí để tự vệ dù sức và lực có kém xa Rôma. Suốt 2 năm kiến trì chống trả, cuối cùng vào năm 146TCN, người Cáctago đành cam chịu thất bại. Rôma tiến hành cuộc thảm sát tàn khốc trong suốt 6 ngày đêm. Thành Cáctagô bị thiêu huỷ. Thành bang Cáctago có lịch sử lâu đời và trù phú đã bị Roma xoá tên và thành một bộ phận của thế giới Rôma. Chiến tranh Rôma – Cáctago kết thúc. 

+ Chiến tranh Rôma – Makedonia (từ năm 214 đến năm 168 TCN), chiến tranh Rôma – Xiri (từ năm 192 đến năm 189 TCN) và quyền bá chủ của Rôma ở Đông Địa Trung Hải.

Bành trướng và mở rộng cương vực sang Đông Địa Trung Hải, Rôma đã gặp các thế lực đang nắm quyền khống chế khu vực này, đó là Makedonia và Xiri. 

Chiến tranh Rôma – Makêđônia thật sự bắt đầu kể từ khi người Ai Cập yêu cầu Roma giúp đỡ để giành lại những đất ở hải ngoại của Ai Cập bị Makedonia xâm chiếm.

Trong suốt những năm từ 171 đến 168 TCN, Rôma đã liên tục tổ chức những cuộc hành quân tấn công quyết liệt với da tâm biến Makedonia thành một “tỉnh” của đế chế Roma. Năm 168 TCN, người Makedonia đại bại tại trận Pitna (Nam Makedonia), Roma đã chia xứ Makedonia thành 4 vùng tự trị, không được liên hệ với nhau và cùng lệ thuộc vào Rôma. Cho tới năm 147 TCN, Makedonia mất cả quyền tự trị, trở thành một “tỉnh” Rôma. 

Chiến thắng của Rôma trước Makedonia đã kết thúc quá trình hành trưởng của Rôma ở Đông Địa Trung Hải, xác lập quyền thống trị của người Roma ở khu vực này. 

Sau khi làm chủ toàn Italia, từ năm 264 đến năm 146 TCN, Rôma đã lần lượt đánh gục những thế lực cạnh tranh của mình ở cả Tây và Đông Địa Trung Hải, thâu tóm trong tay mình những vùng đất rộng lớn, làm chủ toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, thao túng hoàn toàn trên biển, biển Địa Trung Hải thành cái “ao nhà” của Rôma. 

Từ một thành bang non trẻ, Roma đã vươn lên bá chủ hoàn toàn khu vực Địa Trung Hải. 

4. Sự phát triển kinh tế và chế độ chiếm nó của Rôma thời cộng hòa 

Những cuộc chinh chiến và những thắng lợi liên tiếp của Rôma trong các cuộc chiến đã đem lại cho Rôma những nguồn lợi khổng lồ, không kể quyền bá chủ trên vùng biển Địa Trung Hải, quyền đặc biệt ưu đãi của các thuyền buôn Rôma trong các hải cảng. Chiến lợi phẩm mà Rôma thu được hết sức lớn lao, vàng bạc, châu báu cướp được không đếm xuể, những bất động sản như hầm mỏ, công trường khai thác, bến cảng, đồn điền và trang viên đều bị nhà nước Rôma tịch thu, một phần ban tặng và chia cho dân tự do, phần lớn bán đấu giá lấy tiền sung vào công quý. Riêng số tiền bởi thường chiến phi mà Roma bắt các nước bại trận phải nộp đã là con số vô cùng lớn : Cáctago phải nộp 3200 talăng bạc (lần thứ 1), 10.000 talăng vàng (lần 2), Makedonia phải bồi thường 1.000 talăng vàng và Xiri 15.000 talăng vàng. Những cuộc chiến cũng đã đem về Rôma số lượng tù binh khổng lồ để biến thành nô lệ phục vụ cho xã hội Rôma. Đánh thắng Tarentum, Roma bản 30.000 tù binh làm nô lệ, cuộc chiến Cáctagô đã cung cấp cho Rôma 95.000 tù binh nô lệ (lần thứ 1 : 25.000 nô lệ, lần thứ 2 : 20.000 nô lệ và lần thứ 3 : 50.000 nô lệ), riêng chiến thắng ở Xácđen, Rôma đã bắt được 80.000 tù binh… 

Tất cả những điều đó đã gây nên những biến động hết sức lớn lao và sâu sắc trong đời sống kinh tế và xã hội Rôma, tạo nên những tiền đề hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và chế độ chiếm nô của Rôma trong thời kì cộng hòa. 

– Sự phát triển kinh tế 

+ Kinh tế nông nghiệp 

Nét nổi bật của kinh tế nông nghiệp là việc tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nó. Những chiến thắng liên tiếp và sự mở rộng cường vực đã giúp cho nhà nước có trong tay những vùng đất đai rộng lớn. Thông thường Rôma đã biến một bộ phận đất chiếm được thành ruộng công rồi đem phân cấp cho những người bình dân Rôma di cư tới làm ăn, đại bộ phận đất chiếm được đều đem bán cho tư nhân. Quý tộc và thương nhân Rôma đã tung tiền, vàng ra mua số ruộng đất đó của nhà nước, biển thành tài sản tư hữu của mình để tiến hành kinh doanh sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Ngoài ra, bọn quý tộc còn dựa vào uy thế của mình để lấn chiếm ruộng công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu tán, binh sĩ tử trận. Cuối cùng, họ có trong tay không phải là những khu vườn, khoảng ruộng nhỏ mà là những vùng đất mênh mông. Sự tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nó đã diễn ra. Trên cơ sở đó, các điển trang lớn hay đại trại – Latiphundial) đã xuất hiện. 

Latiphunia là hình thái sản xuất cơ bản của nền kinh tế Rôma. Vận mệnh của nhà nước Rôma gắn liền với vận mệnh những đại trại (Latiphunđia). Khi các Latiphunđĩa phát triển cực thịnh thì cũng là lúc nhà nước Rôma, văn minh Roma phát triển đến đỉnh cao của nó, ngược lại khi các Latiphunđia suy yếu và tan rã, đế quốc Roma cũng đi vào giai đoạn khủng hoảng. suy vong- 

Latiphunđia là sở hữu đất trống của chủ nô, sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ với phương thức sản xuất độc canh. Do vậy, muốn thiết lập Latiphunđia, phải có 2 điều kiện : có chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có đầy đủ nô lệ thực thụ. 

Trong tiến trình lịch sử, không phải bất cứ quốc gia cổ đại nào (dù đó là những nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu) cũng đủ đảm bảo 2 điều kiện cần thiết để thiết lập được các Latiphunđia, do vậy, trong lịch sử cổ đại, các Latiphunđia dường như trở thành đặc trưng của hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Rôma. 

Mỗi Latiphunđia thuộc quyền sở hữu của một chủ nô, chủ nó thông qua những viên quản lí thân tín của mình để điều hành, cai quản. Các Latiphunđịa đều lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ chốt, bởi thế sản xuất nông nghiệp ở Roma lúc đó được chú trọng và đề cao. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ở từng vùng, việc kinh doanh nông nghiệp ở các Latiphunđĩa cũng có sắc thái riêng : trông những loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất và cũng dễ đôn đốc giám sát nhất. Tuyệt đại bộ phận các Latiphunđia đều trồng nho, Miu. Các Latiphunđia loại này thường có các xưởng chế biến dầu Oliu, ép và làm rượu nho, các Latiphunđia ở Nam Italia, nơi có những đồng cỏ trù phủ lại chủ yếu kinh doanh nghề chăn nuôi, còn ở đảo Xixin và Bắc Phi, các Latiphunđĩa lại chuyên trồng ngũ cốc. Kinh tế Latiphunđia mang tính chất 2 mặt khá rõ rệt, một mặt, nó là nền kinh tế nông nghiệp trong khuôn khổ của nền kinh tế tự nhiên, đảm bảo việc cung cấp thỏa mãn cho các điền trang, mặt khác sản phẩm của nó lại gắn bó chặt chẽ với hoạt động thủ công nghiệp, thương mại trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa. 

Latiphunđia sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ dưới sự giám sát chặt chẽ và tàn bạo của những viên quản lí. Số nô lệ lao động tập thể có thể lên tới hàng nghìn người. Tuy nhiên, trong những ngày thu hoạch bận rộn và khẩn cấp, chủ các Latiphunđia cũng đã thuê mướn nông dân tự do tới làm việc. Việc sử dụng chủ yếu sức lao động tập thể của nô lệ trong các Latiphunđia – loại hình cơ bản nhất của kinh tế Rôma – đã gây nên những thay đổi sâu sắc trong xã hội. Lao động của những người nông dân tự do đã bị đẩy lùi xuống địa vị thứ yếu và thay vào đó, nô lệ đã trở thành lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, chế độ chiếm nó càng có đà phát triển mạnh mẽ theo sự lớn mạnh của các Latiphunđịa. Mặt khác, các Latiphunđịa không phải chủ yếu để sản xuất lương thực mà sản xuất những cây trồng phục vụ hoạt động kinh tế hàng hóa cho nền nông nghiệp Rôma quay trong quỹ đạo của nền kinh tế hàng hoá phát triển. 

Mặc dù công cụ sản xuất dùng trong các Latiphunia vẫn là những công cụ thô sơ và cổ 16, hầu như không có sự cải tiến (vì chủ nô sợ nổ lệ phá hoại công cụ sản xuất) nhưng với phương châm : sử dụng tới mức tối đa sức lao động của nô lệ và chi phí tới mức tối thiểu cho người lao động, năng suất và hiệu quả kinh tế trong các Latiphunđia vẫn không ngừng tăng lên tạo bước tiến mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Roma trong suốt thời cộng hòa. Tuy nhiên, ngay từ buổi ban đầu, kinh tế Latiphunđịa đã chứa đựng bên trong nó mâu thuẫn khó giải quyết : mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất chiếm nó và sự phát triển của sức sản xuất trong thời cổ đại. 

+ Các hoạt động thủ công nghiệp và thương mại 

Mặc dù nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế của người Rôma, nhưng kinh tế thủ công nghiệp và hoạt động buôn bán (cả nội và ngoại thương) của Rôma cũng rất phát triển và có tác dụng rất lớn thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế Rôma nói chung. 

Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ đáng kể. Các xưởng thủ công phát triển mạnh mẽ và ngày càng có xu hướng chuyên môn hoá ngay trong mỗi xưởng và trong các vùng kinh tế ở Rôma. Capu nổi tiếng trong sản xuất các thùng đựng dầu ôliu, rượu nho, Etonuria lại có những xưởng thủ công nổi tiếng trong nghề sản xuất các đồ dùng bằng đồng, bằng sắt, còn các xưởng thủ công ở Roma lại chuyên sản xuất áo choàng và giày dép… 

Giới quý tộc chủ nô Rôma bao gồm cả thương nhân kị sĩ đã tung tiền ra thiết lập nhiều xưởng sản xuất vũ khi đáp ứng nhu cầu khổng lồ của những cuộc chiến kéo dài hàng thế kỉ. Họ cũng lập xưởng thủ công làm các đồ dùng đồ trang sức mỹ nghệ bằng kim loại quý, thuộc da và sản xuất các đồ dùng bằng da, đáp ứng nhu cầu xa xỉ của tầng lớp chủ nô giàu có. Những xưởng thủ công chế biến dầu ôliu ép và làm rượu nho mọc lên ở khắp nơi, ngay cả trong các Latiphunđịa, ngoài ra còn có những xưởng thủ công đóng thuyền (thuyền chiến và thuyền buôn), những công trường thủ công khai thác các hầm mỏ với quy mô lớn như công trường khai thác mỗ bạc ở Tây Ban Nha đã sử dụng tới 40.000 nô lệ. 

Tuy nhiên, hoạt động thủ công nghiệp của Rôma thời kì này cũng còn nhiều hạn chế và mang tính 2 mặt khá rõ rệt, một mặt có tính chất địa phương của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, sản xuất phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của giai cấp chủ nô trong các điển trang và các thành phố, mặt khác những sản phẩm thủ công nghiệp cũng được tung vào quỹ đạo của nền kinh tế hàng hóa. 

So với thủ công nghiệp, hoạt động thương mại ở Rôma có bộ mặt phản thịnh hơn rất nhiều, bao gồm cả những hoạt động buôn bán của nhà nước và của tư nhân. 

Sau khi đã làm chủ khu vực Địa Trung Hải, hoạt động thương mại (đặc biệt là hoạt động ngoại thương) của Roma có những điều kiện để phát triển mạnh mẽ nhờ các khoản bồi thường chiến phí, những châu báu cướp được trong các cuộc chiến tranh, nguồn lợi kếch xù trong việc khai thác các mỏ vàng, bạc ở những vùng lệ thuộc. Số lượng vàng, bạc tập trung vào tay giai cấp chủ nô Rôma ngày một lớn. Nguồn vốn tích luỹ khổng lồ ấy đã giúp Rôma tăng cường mạnh mẽ nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và đặc biệt là kinh tế thương mại. Hoạt động thương mại trở nên sầm uất lôi kéo không những các tư thương mà cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu, những nông dân tự do khá giả có chút vốn liếng nhất định tham gia. 

Hoạt động thương mại nhất là ngoại thương đã diễn ra trên địa bàn khá rộng. Hàng xa xỉ từ Hi Lạp và phương Đông đổ về Rôma, cung cấp cho quý tộc, chủ nô. Lúa mì từ phía tây, từ Bắc Phi vào, ngược lại, rượu vàng Rôma có mặt hầu khắp Địa Trung Hải. Những trung tâm thương mại lớn hình thành đặc biệt ở phía đông, trong đó Đelốt là trung tâm buôn bán quan trọng nhất, nhất là từ sau khi thế lực của Corinh và Cáctagô suy sụp, Đêlốt thực sự trở thành hải cảng quốc tế, có mặt các thương nhân của hầu hết các miền ven Địa Trung Hải. Họ buôn bán hàng xa xỉ phẩm, thủ công mĩ nghệ. Việc buôn bán nô lệ ở Rôma cũng trở thành nghề phát đạt, thu nhiều lợi nhuận. Đi sau những đội quân chính chiến là những lái buôn nô lệ giàu có mua cả hoặc phần lớn tù binh. Đánh Tarentum, Roma bán 30.000 tù binh nô lệ, sau 3 chiến dịch trong chiến tranh Punic, Rôma bán tổng cộng 95.000 tù binh nổ lệ. Đặc biệt sau trận đánh chiếm Xacden, 80.000 tù binh bị biến thành nô lệ – Những chợ buôn bán nô lệ mọc lên ở mỗi thành phố, chợ nô lệ lớn nhất ở vùng biển Địa Trung Hải là chợ nô lệ ở Đulốt (biển Êgie), Acvile (Italia). Hầu như nô lệ toàn vùng phía đông Địa Trung Hải được chở đến Đèlốt, có lần một ngày bán tới 10.000 nô lệ… những nô lệ từ Đelt, Acvile… lại được đưa về các chợ ở địa phương. Nô lệ được bán như tất cả các hàng hoá khác… 

Hoạt động thương mại phát đạt đã thôi thúc và làm cho hệ thống tiền tệ, ngân hàng của Rôma có những biến đổi đáng kể. Ngoài đóng as truyền thống bằng đồng đã xuất hiện đồng tiền Sestéctius cũng bằng đồng nhưng giá trị gấp 2,5 lần, đông Denarius bằng bạc và đồng tiền Aureus bằng vàng.

Đổi tiền và cho vay lãi trở nên tấp nập và cũng thành một hoạt động kinh doanh đáng kể. Ở các thành thị, vùng quê xuất hiện nhiều cơ sở đổi tiền. những cơ sở này về sau đã trở thành các ngân hàng chuyên cho vay nợ, nhận đổi tiền, chuyển tiền, gửi tiền… 

Hiện tượng cho vay nợ lai ngày một thịnh hành, lãi suất khá cao, có thời điểm lên tới 50%. 

– Sự phát triển của chế độ chiếm nỗ 

+ Nền kinh tế Latiphunđia, kinh tế công thương nghiệp Rôma phát triển đòi hỏi số lượng lớn những người lao động để thực hiện chức năng sản xuất trên quy mô lớn trong các hầm mỏ, trong các xưởng làm gốm, thuộc da, chế rượu nho, các hoạt động phục dịch trong các chuyến buôn và thuyền chiến, trong các Latiphunđĩa rộng lớn… Lực lượng lao động trong đám bình dân Rôma ngày một suy giảm, các cuộc chinh chiến miên man đã tiêu huỷ khá nhiều sức lao động của người bình dân. Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng số cư dân tự do đàn ông có nghĩa vụ quân sự, sau chiến tranh Punic lần thứ nhất đã giảm mất 3 vạn người, lần thứ 2 là 7 vạn, mặt khác tình trạng tập trung ruộng đất cao độ ở Rôma đã làm cho nhiều nông dân mất đất, phá sản, không có điều kiện tự mình tiến hành sản xuất, một số phải đi làm thuê, nhận ruộng đất lĩnh canh với tô thuế quá cao, hoặc phải rời bỏ làng quê ra các thành thị kiếm sống bằng mọi nghề với tiền công rẻ mạt hoặc dựa nhờ vào sự bố thí, bảo trợ của bọn quý tộc để cuối cùng trở thành một lực lượng được bọn giàu có, quý tộc và cả nhà nước cứu tế lợi dụng biến thành những công cụ trong các cuộc tranh cử (kể cả việc bỏ phiếu ủng hộ hoặc những hành động hành hung, ám sát nếu cần thiết). 

Lâu dần, tầng lớp này mất tập quán lao động, thậm chí khinh miệt lao động và hoàn toàn ăn bám xã hội. Người đương thời gọi họ là dân “Polep thành thị” (plebs urbana) còn Mác gọi họ là tầng lớp vô sản lưu manh sống nhờ vào xã hội. 

Lực lượng sản xuất dựa vào đám bình dân Rôma ngày một suy giảm, trong khi đó Roma lại có thừa khả năng cung cấp một nguồn lao động mới, đông đảo, chi phí ít nhưng bóc lột thoả sức. Đó chính là những nô lệ vì nợ. nô lệ do bọn cướp biển bắt cóc đem bán, và đặc biệt là những nô lệ chiến tù được bán buôn một cách phổ biến trên địa bàn rộng với số lượng lớn và giá cả rẻ mạt. Chỉ tính riêng 3 cuộc chiến tranh với Cáctagô, quý tộc chủ nô Rôma đã có trong tay 95.000 tù binh để biến thành nô lệ, còn riêng trận thắng Xácđen đã cung cấp 80.000 nô lệ cho hoạt động kinh tế, xã hội Rôma. 

Như vậy, cả về 2 phương diện : nhu cầu và khả năng cung cấp sức lao động với số lượng lớn, Rôma đều có thể và có điều kiện để thực hiện. Do vậy không ở đâu chế độ chiếm nó – một chế độ kinh tế – xã hội dựa chủ yếu trên sức lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ – hình thức bóc lột đầu tiên, thị hạo nhất của xã hội có giai cấp – lại có điều kiện và thực sự đã phát triển mạnh mẽ như ở Roma, và cũng chưa ở nơi nào chế độ nô lệ lại được sử dụng rộng rãi và khắc nghiệt như ở Rôma. 

+ Số lượng và nguồn gốc nô lệ 

Số lượng nô lệ ở Rôma là bao nhiêu và so với người tự do thì chiếm tỉ lệ như thế nào ? Đó là vấn đề mà cho tới nay, vẫn chưa được xác định cụ thể và còn nhiều ý kiến khác nhau. FEnghen cho rằng “dân số nô lệ lấn át dân số nông dân”, còn các nhà sử học lại đưa ra những ý kiến trái ngược nhau, Valông – nhà sử học Pháp thế kỉ XIX – đã cho rằng số nô lệ và người tự do cân bằng nhau theo tỉ lệ 1/1 (50% nô lệ và 50% tự do). Nhà sử học Đức Belốc (cuối XIX đầu XX) lại xác định tỉ lệ 3/5 (37,5% nô lệ, 62,5% tự do), trong khi đó Vexcheman – nhà sử học người Đức thế kỉ XX – lại đưa ra một tỉ lệ khác 1/2 (33% nô lệ/67% tự do)… 

Nô lệ ở Roma có nhiều nguồn gốc khác nhau.

Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là tù binh. Mỗi lần chinh phục được miền đất nào đặc biệt là những vùng có thái độ thù địch phản kháng người Rôma, Roma đã biến phần lớn binh sĩ và cư dân ở đó thành tù binh và bán làm nô lệ. 

Thí dụ, sau cuộc chiến tranh Punic lần thứ III, 50.000 cư dân Cáctago sống sót đều bị biến thành nô lệ. Đánh chiếm xứ Epia năm 167 TCN, Roma đã bắt được 150.000 người ở đó bán làm nô lệ. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu này phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với việc mở rộng chiến tranh xâm lược và với việc mở rộng cương vực đế quốc Roma. Chiến tranh càng nhiều, lãnh thổ càng mở rộng, những vùng đất chiếm được càng lớn thì số lượng nô lệ tù binh càng tăng và ngược lại. Do vậy, nô lệ tù binh vừa là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của chế độ chiếm nó, lại vừa là nguyên nhân để dẫn đến sự tiêu vong của chế độ này. 

Nguồn nô lệ thứ hai là nô lệ vì nợ. Mặc dù, theo đạo luật Peteliuxơ, năm 326 TCN, Roma đã bãi bỏ chế độ nô lệ vì nợ, nhưng đạo luật này chỉ áp dụng cho cư dân Italia, còn ở các tỉnh của Rôma, tình trạng người nghèo bị cưỡng đoạt ruộng đất, nợ phải gán mình và gia đình làm nô lệ cho chủ vẫn là hiện tượng phổ biến. 

Nguồn nô lệ thứ ba là từ phía những người bị bọn cướp biển bắt cóc. Bọn hải tặc hoạt động trắng trợn ở vùng biển Địa Trung Hải, bất chấp luật pháp, đã cướp tàu thuyền, cướp của, bắt người (kể cả những người ở ven biển) đem bán làm nô lệ. 

Nguồn nô lệ thứ tư là nguồn nô lệ do nữ nó sinh ra. Mặc dù số lượng không nhiều, song chủ nó không phải bỏ tiền ra mua ; hơn nữa loại nô lệ này nuôi từ nhỏ nên dễ sai khiến. Do vậy, bọn chủ nô rất khuyến khích, thậm chí cá biệt có vùng (như vùng đảo Xixin), một số chủ nô đã tiến hành kinh doanh lập trại để chuyên nuôi nữ nó sinh đề. 

Ngoài 4 nguồn nô lệ kể trên, cũng còn phải kể tới số lượng nô lệ có nguồn gốc từ đám trẻ lang thang, mỏ cõi vô thừa nhận được gia chủ đem về nuôi và biến thành nô lệ. 

Có thể nhận xét nguồn nô lệ ở Rôma khá phức tạp: có nô lệ là người nước ngoài, có nô lệ là người Rôma. Nguồn cung cấp nô lệ cũng không ổn định và không đồng đều, trong số đó, nguồn nô lệ từ đám tù binh là có ý nghĩa hơn cả trong sự tồn vong của chế độ chiếm nô Rôma. 

+ Vai trò và thân phận nô lệ 

Không ở đâu lao động của nô lệ lại được sử dụng với quy mô lớn và trên một bình diện rộng trong tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội như ở Rôma. Tuy nhiên, Rôma vốn là một nước nông nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của các Latiphunđĩa, do vậy, số nô lệ dùng trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn so với các ngành khác. Trong các Latiphunđia, hàng nghìn nô lệ làm việc tập thể dưới sự giám sát chặt chẽ, tàn bạo dưới những làn roi vọt của những tên quản lí thân tín của chủ nô. 

Với những công cụ sản xuất thô sơ, cổ lỗ, nô lệ hầu như làm việc suốt ngày và đảm nhận toàn bộ hoạt động : canh tác nông nghiệp từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch mùa màng. 

Lao động của nô lệ cũng được sử dụng triệt để trong các xưởng thủ công của tư nhân và của nhà nước trên đất Italia cũng như ở các “tỉnh” của Rôma. từ những xưởng thủ công sản xuất hàng tiêu dùng như độ da, đồ gốm, quần áo, đồ trang sức cho tới những xưởng chế biến rượu nho, ô liu, xưởng sản xuất vũ khí và những hầm mỏ khai thác kim loại. Thông thường, mỗi xưởng thủ công chỉ dùng vài trăm nô lệ, nhưng cá biệt ở một số ngành thủ công cũng như trong khai thác các mỏ bạc ở Tây Ban Nha, chủ nó đã sử dụng tới sức lao động của hơn 40.000 nô lệ. Trong thủ công nghiệp, chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ bằng nhiều cách : trực tiếp sử dụng lao động nô lệ trong các xưởng, hâm mỏ của mình, hoặc có thể cho các chủ nô khác thuê. 

Trong các thương thuyền ở khắp Địa Trung Hải, Hồng Hải, chủ nó cũng sử dụng sức lao động nô lệ khuân vác, bốc xếp, do hàng hóa, chèo thuyền… 

Ngoài số nô lệ bị sử dụng trong các hoạt động kinh tế, trực tiếp sản xuất, số nô lệ dùng để phục vụ trong các gia đình chủ nó cũng khá đông đảo. 

Nô lệ được sử dụng từ những công việc giản đơn như : gác cổng, quét dọn nhà cửa, chăm sóc gia cầm. giữ ngựa, nấu bếp, hầu hạ cho tới những việc phức tạp như quản lí, giáo viên, thư kí, kế toán, nhạc công, và nữ… chủ nổ đều sử dụng triệt để lao động nô lệ. Ngoài ra ở Rôma, chủ nô còn lập những trường đào tạo và trường đấu để huấn luyện một số nô lệ có sức khoi, biến họ thành những đấu sĩ (Gladiato) mua vui cho chúng trong các trận tử chiến với Gladiato khác hoặc với thủ dân. 

Nô lệ giữ vai trò quan trọng như vậy, nhưng đời sống và thân phận của họ lại vô cùng thấp kém. Nô lệ không được coi là người và hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô. Nó lệ không có tài sản và cũng không có quyền sở hữu tài sản, nô lệ do chủ nô bỏ tiền ra mua về, nuôi và có nghĩa vụ phải lao động phục dịch cho chủ nô, bản hữu cũng có một số chủ nô giao cho nô lệ tin cần có khả năng, một số vốn liếng để buôn bán hoặc đất đai để canh tác, nhưng trên nguyên tắc những tài sản ấy vẫn hoàn toàn là của chủ nổ. Nô lệ cũng không được từ mình ra trước tòa án, trong trường hợp nô lệ phạm tội. 

Luật pháp cũng không thừa nhận hôn nhân giữa người nô lệ, do vậy từ sự chung đụng không được coi là hợp pháp, nếu có con thì con cái đó thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Nó lệ được coi là thứ “Công cụ biết nói”, “công cụ biết kêu”, là gia súc. Chủ nô có quyền sinh. sát với nô lệ, có quyền bán, mua, đổi chác, chuyển nhượng, thừa kế, thậm chí cả quyền giết chết nô lệ mà hoàn toàn hợp pháp.

Theo phương châm : Sử dụng nhiều nhất, nhưng chi phí ít nhất bọn chủ nô Rôma đã không thương tiếc, vắt kiệt sức lao động của họ. Do vậy, đời sống nô lệ Rôma vô cùng khổ cực. Một năm nô lệ chỉ được phép nghỉ hai ngày trong dịp lễ, những ngày còn lại họ phải làm việc cật lực trong các Latiphandia, các hầm mỏ, các xưởng thủ công, các bến cảng, trên các loại thuyền buôn, thuyền chiến. Ở một số nơi và với một số loại nô lệ (như chiến từ Cáctagô), nô lệ còn bị bắt lao động trong khi chân tay vẫn đeo xiềng xích. Khẩu phần lưng thực chủ nô dành cho nô lệ không theo quy định, thất thường và có phân hóa. Những ngày lao động nặng nhọc, ngày thu hoạch. mối nô lệ có thể được hưởng xuất ăn là 3 bảng (= 327.5 gram) trong một ngày, những hôm mưa gió, hoặc lao động nhẹ, khẩu phần về giảm xuống. Đói, khát, bệnh tật luôn là bạn đồng hành của đời sống nô lệ. 

Sức lao động của nô lệ đã đem lại cho chủ nó những nguồn lợi khổng lồ, đã tạo ra cuộc sống để vương cho các chủ nô, bộ mặt phồn thịnh của kinh tế xã hội Rôma, nhưng mặt khác, nô lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của chế độ nô lệ, bệnh tật, ốm đầu và những nỗi nhọc nhằn, quá xúc đã giết đi một lượng nô lệ khá lớn, dẫn đến sự phản kháng thường xuyên và ngày một quyết liệt của nô lệ.. 

+ Các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa nô lệ 

Tình trạng tập trung đông đảo nô lệ và việc bóc lột thậm tệ sức lao động nô lệ đã làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên quyết liệt, gay gắt. Vì vậy từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, trên lãnh thổ của đế quốc Rôma đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của nô lệ, từ hình thức giãn đơn, tự phát phá hoại công cụ sản xuất, phá hoại mùa màng đến những cuộc khởi nghĩa vũ trang trên bình diện rộng với quy mô lớn làm lao đao giới thống trị Rôma. 

Đáng kể là cuộc khởi nghĩa năm 136 – 132 TCN và cuộc khởi nghĩa năm 104 – 99 TCN trên đảo Xixin. Nguyên nhân trực tiếp là thái độ đối xử tàn bạo của chủ nô Đômophilốt ở thành Enna. Nô lệ xin quản áo mặc để lao động. Đamôphilốt đa không cho, lại lăng nhục và đánh đập. 

Từ Enna, phong trào nổi dậy của nô lệ nhanh chóng lan sang các vùng khác, ở Agrigiăngtơ – thành phố ở Tây Nam đảo Xixin – quân khởi nghĩa do Chồng chỉ huy cũng đã hoàn toàn làm chủ vùng này, sau đó lực lượng nỗ lệ có vũ trang của Clêông (hơn 5.000 người) đã gia nhập lực lượng quân khởi nghĩa Enna Sức mạnh của phong trào Enna tăng lên, nhờ thế, quân khởi nghĩa đã đánh bại đại quân 8.000 người của Rôma, hoàn toàn làm chủ Xixin trong suốt 5 năm trời. Năm 132 TCN, Rôma đã điều động đạo quân hùng mạnh với số lượng lớn do quan chấp chính Rapiliuxơ chỉ huy tấn công Xixin. Quân Rôma bao vây thành Tôrômênium. Nghĩa quân đã anh dũng chống cự, nhưng bị đói, bị vây hãm lâu ngày và sự phản bội của một số nộ lệ, thành Tôrômênium thất thủ. Quân Roma tiến sang vây hãm Enna, trong nhiều ngày, tình cảnh của nô lệ ở Enna cũng rất khó khăn, cuối cùng Enna lọt vào tay quân Rôma, Rôma đã tiến hành một cuộc thảm sát mang tính chất trả thù, 20.000 nô lệ bị giết hại, Cleong tử trận, còn Chút bị bắt và bị sát hại trong tù. Khởi nghĩa của nô lệ ở Xixin bị dìm trong biển máu. 

Lớn hơn cả và ảnh hưởng hơn cả là khởi nghĩa của nô lệ do Xpactacuxe lãnh đạo (73 – 71 TCN). 

Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ nô lệ đấu sĩ (Gladiato) ở đấu trường Batiata thuộc thành phố Capu (Italia). Những nô lệ đấu sĩ thường xuyên chịu dựng cuộc sống căng thẳng, luôn luôn đùa giỡn với cái chết để làm trò giải trí cho tầng lớp chủ nô. Tại các đấu trường, không có trận đấu nào không có nhiều nô lệ bị giết hại bởi ác thú hoặc đồng loại. 

Năm 75 TCN, 200 đấu sĩ thuộc đấu trường Batiata ở Capu tính chuyện bỏ trốn, nhưng kế hoạch bị bại lộ, chỉ có gần 80 nô lệ trốn thoát, tập hợp và ẩn náu ở núi Veduvơ – phía nam Capu. Họ bầu Enômaiuxơ (Enomaius), Crikxuxơ (Cricksus) và Xpactacuxơ làm chỉ huy. 

Xpactacuxơ là nô lệ đấu sĩ người xứ Toraxơ (Hi Lạp), trước đây đã từng cùng người Hi Lạp chống Roma, bị bắt làm tù binh và biến thành một Gladiato. Trong quá trình chiến đấu, Xpactacuxơ càng tỏ rõ là một người có bản lĩnh, thông minh, kiên quyết, có đầu óc tổ chức và chỉ huy quân sự. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều nô lệ ở Italia, Roma đã đem quân tới đàn áp nhưng đều thất bại. Nô lệ ở khắp Italia theo về với Xpactacuxơ ngày một đồng, lực lượng nghĩa quân phát triển rất nhanh chóng, quân số hơn 70.000 người, hầu hết Nam Italia thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân. 

Kế hoạch của Xpactacuxơ là hành quân lên phía bắc từ đó vượt dãy Anpơ để trở về quê hương (Hi Lạp). Nội bộ lãnh đạo và nghĩa quân bắt đầu có sự bất đồng ý kiến. Một bộ phận nghĩa quân chủ yếu là dân nghèo Italia, không muốn rời bỏ Italia, muốn chống lại Rôma ngay trên quê hương của họ. 2 vạn quân khởi nghĩa cùng phó tướng Crikxuxe tách ra thành một đoàn riêng, nhưng kết quả là bị quan chấp chính Heliuxe (Helllus) đánh bại, Crikxuxơ tử trận. Đoàn do Xpactacuxơ lãnh đạo vẫn phát triển mạnh thế lực, thu hút nhiều nô lệ, dân nghèo quân số đạt tới 120.000 người. Theo kế hoạch đã định sẵn, Xpactacuxơ dẫn đạo quân của mình tiến về phía bắc, nhưng tới đó, Xpactacuxơ lại thay đổi kế hoạch, kéo quân quay ngược lại hướng nam. Lí do nào đã khiến Xpactacuxơ thay đổi ý kiến ? Cho tới nay cũng chưa thật rõ, có thể là tại đường đi hiểm trở, khó vượt qua, có thể là do chính bản thân Xpactacuxe thấy nên chống Rôma ngay tại Italia. Nhưng rõ ràng, những hoạt động và chủ trương của quân khỏi nghĩa đã gây nên nỗi kinh hoàng cho chính quyền Rôma – nỗi kinh hoàng không kém gì khi nghe tên Haniban tới cổng thành Rôma xưa kia. Viện nguyên lão đã cử Craxiuxơ với 10 quân đoàn Roma tinh nhuệ tới đàn áp phong trào, nhưng vẫn không thu được kết quả, đến mức Viện nguyên lão đã phải triệu hồi cả Pompeiuxơ đang ở Tây Ban Nha và Luculuxe đang làm thống đốc Makedonia về tiếp ứng. 

Xpactacuxơ tiến xuống môm Brutium ở Nam Italia, và định vượt biển sang Xixin, nhưng do sự phản bội của bọn cướp biển, thuyền không có, kế hoạch của Xpactacux không thành. Trong khi đó, đại quân của Craxiuxe vẫn đuổi gấp ở phía sau, Craxiuxo quyết định chặn đường rút quân của Xpactacuxo, dẫn quân khởi nghĩa xuống cực nam của bán đảo. Craxinxơ đào một hào rộng, đắp luỹ cao thành một phòng tuyến dày đặc dài suốt 55 km cắt ngang vùng Bratium. Tình thế của nghĩa quân cực kì nguy hiểm, phía trước là biển, phía sau là chiến tuyến của quân Rôma, mặt khác nội bộ nghĩa quân lại không thống nhất, một số nô lệ, dân nghèo không đồng ý với kế hoạch rút sang Hi Lạp, đã tách ra thành những đoàn nhỏ. 

Mùa xuân năm 71 TCN, trận kịch chiến giữa quân đội Craxiuxơ và nghĩa quân Xpactacuxơ đã diễn ra ác liệt ở Apuli – Xpactacuxơ bị thương vào mông, ông đã chống đo bằng khiên và đánh lui những kẻ xông tới, cho tới khi nga xuống cùng một số đông người vây bọc xung quanh ông. Toàn quân đội của ông nằm trong tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, đã bị chém giết hết. 

Người ta không thể tính chính xác số người bị giết. Thi thể Xpactacuxe không tìm ra… 6.000 người bị bắt và bị treo cổ dọc đường từ Capu đến Rôma. Tuy nhiên, phong trào chưa tắt hẳn, mãi tới năm 62 TCN, Cotaviuxe mới tiêu diệt được bộ phận cuối cùng của những người theo Xpactacuxe. 

Cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxo lãnh đạo là một trong những cuộc đấu tranh vĩ đại nhất trong lịch sử của người nô lệ. Nghĩa quân bao gồm hàng chục vạn người, tồn tại suốt trong mấy năm trên một địa bàn rộng của ngay đế quốc Rôma, gây bao nỗi kinh hoàng cho giai cấp thống trị, trong đó nổi bật hình ảnh Xpactacuxơ “một nhân vật điển hình tốt đẹp nhất trong toàn bộ cổ sử. Đó là một tướng có tài… một bản chất cao quý, một đại biểu chân chính của giai cấp vô sản cổ đại.

– Những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô, sự sụp đổ của chế độ Cộng hòa và sự thiết lập nền độc tài Xila 

Ngay từ buổi đầu của nền cộng hòa, mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc chủ nó đã xảy ra. Đó là mâu thuẫn giữa quý tộc chủ nô ruộng đất mà trụ cột là Viện nguyên lão chủ trương tiếp tục duy trì nên chuyên chính của mình dưới hình thức chế độ cộng hòa và tầng lớp quý tộc chủ nô công thương kị sĩ (lấy đại hội nhân dân làm chỗ dựa), chủ trương hạn chế quyền lợi của Viện nguyên lao, mở rộng quyền công dân cho các công dân tự do ở ngoài Rôma, giải quyết phần nào vấn đề ruộng đất cho người bình dân. Cải cách điền địa của anh em Goacuxơ, phong trào Xaturoniuxơ, dự luật Ruluxơ, cuộc chiến tranh đồng minh… trong chừng mực nào đó đã phản ánh mâu thuẫn này. Mẫu thuẫn và cuộc xung đột giữa hai phái quý tộc Roma ngày càng quyết liệt và diễn ra theo khuynh hướng sử dụng sức mạnh bạo lực. Vai trò của các tướng lĩnh và quân đội đều được đề cao. Nền cộng hòa có nguy cơ bị tan vỡ. 

Năm 88 TCN, Viện nguyên lão cử Xila (Sylla) làm tư lệnh quân Đông chính Rôma sang đàn áp cuộc nổi dậy của Mitorridát (ở Tiểu Á). Nhưng khi Xila vừa rời khỏi Rôma, phải công thương kị sĩ đối lập, thông qua đại hội nhân dân, đã cử Mariuxe, người thuộc phe cánh mình lên cầm quyền ở Roma. Được tin. Xila đã kéo đại quân quay về tấn công phái Mariuxe, phải công thương kị sĩ thất thế, Mariuxơ phải chạy sang Bắc Phi lánh nạn và chờ thời cơ. Năm 87 TCN, Xinna – đại biểu của phái công thương – trúng cử chức vụ chấp chính quan, lợi dụng cơ hội Xila đang ở Tiểu Á để đàn áp Mitoridat, Mariuxo từ Bắc Phi đã trở về Roma, phối hợp với Xinna tấn công phe quý tộc ruộng đất, tịch thu ruộng đất của quý tộc phe Xila chia cho bình dân, binh sĩ và thao túng chính quyền Rôma mai tới năm 82 TCN. Năm 83 TCN, sau khi đàn áp xong cuộc nổi dậy ở Mitoriđất và giải quyết tạm ổn tình hình Tiểu Á. Xila kéo quân về Rôma. Nội chiến đẫm máu giữa 2 phái xảy ra, hàng trăm ngàn người đã bị giết hại. Phái Xila ngày càng chiếm ưu thế, Xila đã cho lập bản danh sách những quý tộc đã theo Mariuxo, vây bắt, tịch thu tài sản và xử tử bêu đầu ở Phorum. Theo thống kê, có tới 90 quý tộc và 2.600 kị sĩ bị giết hại. Phe Mariuxơ nếm mùi thất bại nặng nề. Năm 82 TCN, phe quý tộc ruộng đất đã đưa Xila lên làm độc tài không thời hạn. Trong thời kì cầm quyền của độc tài Xila, quyền lực của đại hội nhân dân bị bài bỏ, quyền hạn của quan bảo dân cũng bị hạn chế, ngược lại vai trò và quyền lực của Viện nguyên lão được tăng cường. Số nghị viên Viện nguyên lão đang từ 300 người tăng vọt lên 600 người (toàn những kẻ thân tín của Xila). Xila còn tuyên bố bãi bỏ quyền bao thầu thuế các tỉnh của tầng lớp kị sĩ quy định nhà nước Rôma trực tiếp thu thuế từ các tỉnh. Xila trao cho Viện nguyên lão quyền thẩm phán và phân phối, quản lí ngân quỹ nhà nước. Để tạo chỗ dựa, Xila cũng đã giải phóng cho hơn 1 vạn nô lệ và đưa 12 vạn cựu binh sĩ tới lập nghiệp ở các vùng Latium, Pixenum. Etonuria, Campania. 

Chế độ độc tài Xila được thiết lập là kết quả của việc giải quyết mẫu thuẫn trong nội bộ quý tộc Roma, xác nhận thắng lợi đầu tiên của quý tộc chủ nô ruộng đất đồng thời cũng báo hiệu sự khủng hoảng của chế độ cộng hòa. Tuy nhiên, Xila và phải quý tộc ruộng đất cũng gặp những khó khăn và cùng một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề nan giải, mâu thuẫn : Muốn tạo ra chỗ dựa để củng cố quyền lực, Xila phải giải quyết nguyện vọng ruộng đất của binh sĩ, nô lệ (nghĩa là lại phải thực hiện những bước đi trong chủ trưng của phái đối lập Mariuxơ). Tăng cường quyền lực độc đoán nhưng lại phải giữ cho được hình thức bình đẳng, dân chủ đối với các tỉnh của Rôma. Đó là chưa kể, chế độ độc tài là một chế độ quá mới mẻ so với lối sống truyền thống dân chủ của cư dân Rôma. Do vậy, Xila không phải không có khó khăn và những kẻ thù.

Năm 78 TCN, quan chấp chính Lipiduxơ – người thuộc phái Xila – đã công khai chống lại đường lối của Xila, chủ trương khôi phục lại luật lúa mì và tăng cường quyền hạn của quan bảo dân. Xila và phe quý tộc ruộng đất phản công. Lipituxơ không đủ lực lượng chống đỡ, phải bỏ chạy sang Xácđen (rồi chết ở đó). Trật tự Rôma được thiết lập, nền độc tài Xila được củng cố nhưng phong trào phản kháng vẫn âm ỉ và lan sang các “tỉnh” của Rôma nhất là ở Tây Ban Nha. 

– Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nên độc tài Xeda. Trong thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo, mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô tạm thời dịu xuống và hòa hoãn. Nhưng ngay sau đó, hai phái quý tộc đối lập lại đối mặt nhau gay gắt hơn. Craxiuxe và Pompeiuxơ – hai kẻ có công trong việc dìm khởi nghĩa Xpactacuxơ trong biển máu – trở thành 2 nhân vật nổi bật trên trường chính trị Rôma. Cũng vào thời điểm này, từ Tây Ban Nha với tư cách là tổng đốc xứ này trong nhiệm kì 3 năm, Xéda trở về Rôma với những chiến tích huy hoàng. Xeda, Pompeiux và Craxiuxơ đã tạm thời liên kết với nhau, thiết lập nên chính quyền tay ba, lũng đoạn nền chính trị Rôma. Thực chất của “chính quyền tam hùng lần thứ nhất” là liên minh với 3 lực lượng : quân sự, kị sĩ và bình dân, theo khuynh hưởng của quý tộc chủ nô công thương. Năm 59 TCN, Xeda được bầu làm chấp chính quan. Được sự ủng hộ của đại hội nhân dân, Xêda thông qua những dự luật đem lại quyền lợi cho những người bình dân và binh sĩ : giảm 1/3 tổng số tiền nộp thuế đầu thầu, lấy đất đai ở khu vực Campania chia cho 2 vạn cựu binh sĩ, dân nghèo. Xeda còn đưa Colaudiuxơ (Claudius) – người thân tín của mình – lên làm quan bảo dân. Năm 58 TCN, hết nhiệm kì chấp chính quan, Xeda lại được cử làm tổng đốc xứ Golơ (với nhiệm kì 5 năm). Năm 56 TCN, một thỏa thuận trong nội bộ “tam hùng lần thứ nhất” quy định : Xêda tiếp tục làm tổng đốc xứ Golo, Pompeiuxơ và Craxiuxơ sẽ đảm đương chức vụ chấp chính quan của nhiệm kì 56, 55 TCN. Hết nhiệm kì chấp chính quan, Pompeiuxơ sẽ là tổng đốc Tây Ban Nha ; Craxiuxơ là tổng đốc xứ Xiri. Nên chính trị Rôma bị lãng đoạn và chia xẻ bởi 3 thế lực trong liên minh tam hùng lần thứ nhất. Năm 54 TCN, theo đúng thoả thuận, Craxiuxe sang trấn giữ xứ Xiri (nhưng chỉ năm sau – năm 53 TCN – Craxiuxơ bỏ mạng trong một trận giao chiến). Còn Pompeiuxơ, theo thoả thuận, đáng lẽ phải sang Tây Ban Nha, nhưng y đã không thực hiện cứ ở lại Rôma (chỉ cử người thân tín sang Tây Ban Nha). Pompeiuxơ trở mặt, quay lại dựa vào sự ủng hộ của Viện nguyên lão, hi vọng sẽ độc quyền thâu tóm mọi quyền lực ở Rôma. Thế là liên minh “tam hùng lần thứ nhất” tan vỡ. Ở Golo, Xeda liên tục giành được những chiến thắng : Các bộ tộc Golor đều khuất phục, các tộc Giécman bị dồn đẩy sang hữu ngạn sông Ranh. Lo sợ trước thế lực của Xéda, Pompeiuxơ càng bắt tay chặt chẽ với Viện nguyên lão, chống lại Xeda. Năm 52 TCN, được Viện nguyên lão ủng hộ, Pompeiuxơ được cử làm chấp chính quan duy nhất – “Chấp chính quan không cần có đủ ban chấp chính” – một điều trái với quy định của hiến pháp Roma. Pompeiuxơ và Viện nguyên lão buộc Xeda sau khi hết nhiệm kì phải giải tán quân đội và quay về Rôma với tư cách của một công dân thường. Xéda bị đặt trước một sự thách đố : hoặc sẽ có tất cả hoặc sẽ mất tất cả ! Sẵn có trong tay 13 quân đoàn Rôma thiện chiến, lại được sự ủng họ của bình dân, kị sĩ và quý tộc công thương, ngày 14 tháng 1 năm 49 TCN, Xeda thống lĩnh đại quân, từ Golơ, vượt sông Rubica và nhanh chóng, bất ngờ tấn công Rôma. Viện nguyên lão và Pompeiuxơ không kịp trở tay, buộc phải bỏ Rôma chạy sang Hi Lạp. Để tiêu diệt lực lượng của Pompeiuxơ, Xéda quyết định đưa quân sang tấn công 7 quân đoàn của Pompeiuxe hiện đang ở Tây Ban Nha. Trận kịch chiến đã xảy ra ở Hécđa (Ilerda), quân Pompeiuxe hoàn toàn tan vỡ, Tây Ban Nha theo Xeda. Tiếp đó, Xeda thống lĩnh đại quân tiền sang Hi Lạp. Năm 48 TCN, trận kịch chiến giữa Xeda và Pompeiuxơ đã xảy ra ở Phácxan (Pharsale), Xeda đại thắng, Pompeiuxe thảo chạy sang Ai Cập, tại đây, y bị một thủ hạ của vua Ai Cập giết chết. Từ Bắc Phi, Xeda kéo quân qua miền Tiểu Á đàn áp các cuộc nổi dậy của các quý tộc địa phương chống Rôma. Năm 45 TCN, Xeda toàn thắng và trở về Rôma. Viện nguyên lão buộc phải tôn Xeda là “quốc phụ” và trao cho y mọi chức vụ cao quý nhất : độc tài suốt đời, quan bảo dân vĩnh viễn, tổng tư lệnh quân đội Rôma, tăng là tối cao và thường xuyên được phép mặc y phục của kẻ chiến thắng. Theo truyền thống và phong tục của người Rôma, y phục này chỉ dành riêng cho người lãnh đạo cao nhất quốc gia và chỉ được mặc trong những ngày ăn mừng chiến thắng. Như vậy, trên thực tế, Xeda đã trở thành kẻ độc tài, thâu tóm trong tay mọi quyền lực vô biên về chính trị, quân sự, tôn giáo… “Chế độ tam hùng lần thứ nhất” kết thúc. Nền cộng hòa Rôma chưa bị loại bỏ, nhưng cũng chỉ còn là hình thức mà thôi. 

Sau khi trở thành độc tài, Xeda đã thực hiện một loạt chính sách mang lại quyền lợi cho quý tộc công thương, kị sĩ, binh lính và những người bình dân. Số nghị viên Viện nguyên lão từ 300 tăng lên 900 người, toàn những người thân tín Xeda thực hiện việc ban thưởng rộng rãi các chiến lợi phẩm thu được và ruộng đất cho binh sĩ, đưa 8 vạn binh sĩ và dân nghèo tới các vùng đất thực dân để lập nghiệp, hạn chế những hành động lộng quyền của các toàn quyền Rôma ở các tỉnh, công nhận quyền công dân Rôma cho nhiều quý tộc địa phương, nơi rộng quyền hành cho các quý tộc địa phương, ban hành đồng tiền vàng thống nhất trong toàn đế quốc và thực hiện việc cải cách lịch pháp.

Nên độc tài Xeda được thiết lập. Nền Cộng hòa chỉ còn là hình thức, nhưng tư tưởng và truyền thống cộng hòa vẫn còn in đậm trong suy tư của người Rôma, và sự đối lập của phải quý tộc chủ nô ruộng đất cũng chưa chấm dứt. Lấy cớ bảo vệ nền Cộng hòa, quý tộc chủ nô ruộng đất vẫn kích động phong trào chống Xeda. Tháng 3 năm 44 TCN, có chuẩn bị từ trước, phe quý tộc đối lập đã gây tình thể hỗn độn, tạo điều kiện cho Brutuxơ và Cátxiuxơ – những kẻ thân tín nhưng lại phản bội Xeda – đâm chết Xeda ngay trong khi ông đang chủ trì buổi họp của Viện nguyên lão. 

– “Chế độ tam hùng lần thứ hai”. Sự thắng thế của Octaviuxơ và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ cộng hòa

Cái chết đột ngột của Xeda năm 44 TCN đã tạo ra một bước ngoặt mới của lịch sử Roma. Trong khi đám bình dân đang đòi hỏi phải xét xử những kẻ đã mưu sát Xeda, thì một bộ tướng của Xeda là Lepiducơ chỉ huy kị binh đã kéo quân đội về Rôma, Antôniuxơ cũng kéo quân về và được Viện nguyên lão cử làm chấp chính quan. 

Mặc dù ủng hộ Antôniuxơ, nhưng Viện nguyên lão rất lo sợ y thiết lập lại nền độc tài mới theo kiểu Xeda, có lợi cho quý tộc công thương. Ngược lại, đám bình dân và binh sĩ lại cho rằng Antôniuxơ đã bị Viện nguyên lão mua chuộc, phản bội lại đường lối Xeda. Đúng vào thời điểm đó, Octaviuxe đã xuất hiện. Mặc dù mới có 19 tuổi, nhưng Octaviuxơ lại là cháu gọi Xeda bằng cậu, do vậy đám binh sĩ và bình dân hi vọng Octaviuxơ sẽ tiếp tục sự nghiệp Xeda, thực hiện lời hứa trước đây của nhà độc tài, cấp cho mỗi người 300 Séctécsium. Trong khi đó, Viện nguyên lão cũng muốn lợi dụng Octaviuxơ để kiềm chế quyền uy của Antôniuxơ, Octaviuxơ đã nhanh chóng xây dựng được lực lượng quân sự riêng của mình, nhưng y cũng đủ khôn ngoan để nhận thấy chưa đủ sức chống chọi với cả hai. Kết quả là, tháng 10 năm 43 TCN, Octaviuxơ, Antôniuxơ và Lepifuxơ đã bắt tay nhau. trong một thỏa ước được kí kết ở Bonônia, thiết lập nên “chính quyền tam hùng lần thứ hai” trong lịch sử Rôma, cùng nhau nắm giữ quyền chi phối nhà nước Roma. Theo thỏa ước, chức vụ chấp chính quan trọng năm 42 TCN sẽ giao cho Lepiduxơ đảm nhiệm. Ngoài vùng Italia, do cả 3 người cùng quản lí, Antôniuxơ được phân chia cai quản xứ Golo, Lepiduxơ, Tây Ban Nha và Nam Gola, còn Octaviuxơ cai quản các đảo Xixin, Xácđen và Bắc Phi. Sau khi kí thoả ước, cả ba đã kéo lực lượng quân sự về Rôma và ép Viện nguyên lão, đại hội nhân dân phải trao cho họ những quyền hành vô hạn để quản lí công việc nhà nước Rôma trong thời hạn 5 năm. Lên cầm quyền “Liên minh tam hùng lần thứ hai”, y đã thẳng tay trấn áp những lực lượng chống đối : 300 nghị viên Viện nguyên lão bị sát hại (tài sản của họ bị tịch thu). Octaviuxa và Antôniuxơ cùng thống lĩnh quân đội Rôma tấn công lực lượng chống đối do Catxiuxơ và Brutuxe chỉ huy ở vùng Bancăng. 

Năm 40 TCN, “nam hàng lần thứ hai” lại tự chia nhau cùng cai quân đế quốc. Antôniuxơ được chia cai quản những vùng đất ở Phương Đông Lepiduxơ cai quản vùng Bắc Phi ; Ôctaviuxơ cai quản xứ Gol và Tây Ban Nha. Cả ba tạm thời bắt tay nhau, dựa vào nhau nhưng đồng thời vẫn cố gắng tập hợp, xây dựng lực lượng, chờ thời cơ tiêu diệt nhau để độc quyền nắm lấy Rôma. Năm 36 TCN, nhờ đánh thắng lực lượng cuối cùng của phe đối lập ở Xixin (do Xếchtiuxơ chỉ huy), thế lực của Octaviuxơ ngày một mạnh lên, khéo léo và khôn ngoan, Octaviuxơ ngày càng thu hút được lực lượng binh sĩ và những người ủng hộ Lepiduxơ. Quyền lực thực tế của Lepiduxơ ở Rôma không còn, “tam hùng lần thứ hai” bắt đầu rạn vỡ. Trong khi đó, ở Phương Đông, Antôniuxơ sống như một hoàng đế, y kết hôn với nữ hoàng Ai Cập Cleopát (năm 37 TCN) và đem nhiều đất đai của Rôma ở vùng này tặng hoàng gia Ai Cập với tham vọng lập một giang sơn riêng biệt hùng cứ Phương Đồng. Lợi dụng thái độ bất bình của quý tộc Rôma trước. những việc làm của Antôniuxơ, Ôctaviuxơ đã thống lĩnh đại quân tấn công. Thế là “Liên minh tam hùng lẫn hai” tan vở. Năm 31 TCN, trận kịch chiến đã xảy ra ở mũi Actium (thuộc xứ Epia). Antôniuxơ đại bại, bỏ chạy sang Ai Cập. Năm 30 TCN, Octaviuxe tấn công Ai Cập, thế cùng Antôniuxơ và cả Clbopát phải tự sát. Ai Cập biến thành một “tỉnh” của đế quốc Rôma. 

Những thế lực đối lập và các đối thủ đã bị loại trừ. Octaviuxo độc quyền nắm lấy Rôma. Xã hội Roma ở thời điểm lịch sử này có những thay đổi mới, cơ sở xã hội của chế độ Cộng hòa không còn nữa, tầng lớp quý tộc thượng lưu giàu có bị suy giảm, những quý tộc loại vừa bao gồm các thương nhân, chủ nô ruộng đất nhỏ, các cựu chiến binh ngày càng chiếm ưu thế và trở thành chỗ dựa của Octaviuxơ tạo nên một cơ sở xã hội mới của Rôma. 

Khuynh hướng thiết lập một chính quyền quân sự, tập trung, độc tài nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc chủ nô và củng cố nhà nước chiếm nó Roma đã thắng thế. Lịch sử Rôma bước sang trang mới – thời kì đế chế.