Phong trào công nhân Anh trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX
1. Đời sống giai cấp công nhân Anh
Sự phồn vinh của chủ nghĩa tư bản không đem lại sự cải thiện căn bản cho giai cấp công nhân Anh. Trái lại đời sống của họ ngày càng khổ cực, nặng nề.
Trong khi đó, bọn chủ tư bản vẫn không ngừng tăng cường bóc lột. Điều kiện lao động không được đảm bảo, tai nạn luôn luôn xảy ra. Từ năm 1851 đến 1870, 1437 vụ nổ ở các mỏ than đã làm chết và bị thương gần 5000 công nhân.
Tình trạng công nhân nông nghiệp lại càng hết sức nặng nề, bị bóc lột cùng cực. Đời sống của họ còn thua kém cả những người tù. Lao động phụ nữ và trẻ em được sử dụng rộng rãi với tiến công hết sức rẻ mạt. Năm 1875, số trẻ em làm việc trong các xưởng dệt tăng gấp ba lần so với năm 1847.
Những con số đó thể hiện rõ rệt đời sống thấp kém của công nhân Anh, vẽ lên bức tranh tương phản giữa sự hưng thịnh của nền kinh tế, sự giàu có của giai cấp tư sản và tình trạng khổ cực của đông đảo công nhân. Đằng sau sự phồn vinh bé ngoài của chủ nghĩa tư bản chính là cuộc đời lam lũ, bán cùng của người dân lao động. Cho nên, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đối kháng giai cấp ngày càng lớn lên và dẫn tới những cuộc xung đột gay gắt.
2. Nghiệp đoàn và sự xuất hiện tầng lớp công nhân quý tộc
Điều nổi bật trong những năm 50 là sự phát triển của phong trào nghiệp đoàn. Bên cạnh những tổ chức cũ, nhiều nghiệp đoàn mới xuất hiện và có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn công nhân đấu tranh chống giới chủ, lãnh đạo những cuộc bài công và tăng cường đoàn kết trong công nhân. Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi đặc điểm chính của phong trào công nhân Anh trong thời kì này là sự đình trẻ, và phong trào Hiến chương có tính chất cách mạng được thay thế bằng chủ nghĩa nghiệp đoàn có tính chất cải lương. Chính sách của các thủ lĩnh nghiệp đoàn bắt đầu thay đổi. Họ hạn chế những cuộc đấu tranh của công nhân chống giới chủ trong phạm vi nhỏ hẹp, dưới hình thức những cuộc bãi công thuần túy kinh tế với mục đích đòi hỏi cải thiện đời sống của một bộ phận công nhân nào đó. Tầng lớp công nhân quý tộc gồm những người có trình độ chuyên môn giỏi, lương cao, là cơ sở xã hội ủng hộ đường lối đó. Họ đi vào con đường bè phái, thành lập nghiệp đoàn riêng tách rời khỏi quán chúng cơ bản để duy trì và bảo vệ những đặc quyền của họ. Những tổ chức đó gây nhiều tác hại cho phong trào đấu tranh giữa chủ và thợ, đưa những cuộc bãi công vào con đường thỏa hiệp, ngăn cản sự thống nhất và làm giảm sức mạnh của giai cấp công nhân. Số người tham gia những nghiệp đoàn trên còn rất ít, trong những năm 60 chỉ có chừng 10% số công nhân công nghiệp. Tuy vậy so với những nước châu Âu thì số lượng công nhân tham gia tổ chức ở Anh vẫn đồng hơn cả.
3. Phong trào đấu tranh đòi cải cách nghị viện
Năm 1857, ở Anh cũng như các nước khác, đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng làm cho đời sống của công nhân trở nên hết sức nặng nề, 12% đoàn viên nghiệp đoàn thất nghiệp, số công nhân ngoài tổ chức không có công ăn việc làm còn đồng gấp bội. Ở Mantretxtơ, hơn một nửa số công nhân bị mất việc. Bọn chủ lợi dụng điều đó để hạ giá thuê nhân công và giảm bớt điều kiện lao động. Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra ở khắp nơi.
Sự kiện quan trọng trong những năm này là cuộc đấu tranh chống chính sách đối ngoại của chính phủ. Trong thời kì nội chiến Mỹ (1861-1865), giai cấp công nhân Anh đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Mĩ do Lincôn đứng đầu, kiên quyết chống chính sách của chính phủ Anh can thiệp và giúp đỡ chủ nổ, chủ đổn điển miền Nam nước Mỹ. Giai cấp công nhân Anh cũng nhiệt liệt hoan nghênh cuộc khởi nghĩa năm 1863 ở Ba Lan, cuộc đấu tranh thống nhất của nhân dân Ý. Sự tham gia tích cực vào sinh hoạt chính trị đã có tác dụng nâng cao tính giác ngộ của công nhân, tăng cường ảnh hưởng của những phần tử tiên tiến trong những hoạt động quốc tế của công nhân. Giai cấp công nhân Anh đã có những cống hiến lớn lao cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất và Quốc tế cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho công nhân Anh.
Cuộc đấu tranh sôi nổi và quan trọng của công nhân trong những năm 60 của thế kỉ XIX tập trung vào yêu cầu cải cách chế độ tuyển cử. Trung tâm của cuộc đấu tranh là Mantretxtơ. Cơ sở quần chúng của phong trào đòi cải cách chế độ tuyển cử là các nghiệp đoàn, phần lớn bao gồm công nhân có kỹ thuật lành nghề. Tổ chức này khác hẳn thời kì Hiến chương vì nó thú nhận rất ít công nhân không lành nghề, quyền lãnh đạo trong tay lãnh tụ các nghiệp đoàn.
Cuộc đấu tranh của công nhân làm rung động chính quyền và nghị viện, Chính phủ phái Tự do bị sụp đổ. Đảng Bảo thủ lên cầm quyền buộc phải đưa ra trước nghị viện đạo luật cải cách tuyển cử năm 1867. Theo đó quyền đại biểu của 46 “thị trấn hoang tàn” còn tồn tại sau đạo luật năm 1832, nay bị bãi bỏ và chuyển sang các thành phố công nghiệp. Ở thành phố, những người thuê nhà được bỏ phiếu nếu tiến thuê hàng năm không dưới 10 bảng Anh và đã sống ở nơi bỏ phiếu từ một năm trở lên. Ở nông thôn những người thuê đất phải trả thuế đất hàng năm trên 12 bảng Anh hoặc những chủ đất có lợi tức 5 bảng Anh mới được đi bầu. Như vậy do điều kiện tuyển cử hạ thấp, số cử tri tăng lên từ 1 triệu lên 2 triệu rưỡi trong số 16 triệu dân. Nhưng thực ra quyển tuyển cử chỉ mở rộng cho tầng lớp tiểu tư sản và một số ít công nhân lớp trên, có đời sống khá giả. Còn phần lớn công nhân và nông dân vẫn không hé được tham gia bầu cử. Cuộc cải cách nghị viện lần thứ hai này, về thực tế cũng vẫn không mang lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động.