Sự phục hồi vương triều Schiua và cuộc chính biến 1688
1. Sự phục hồi triều đại Schiua chính sách phản động của nó.
Trong thời kì Risa thống trị, mối mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Đồng thời, nội bộ quân đội xảy ra bất hòa. Bọn đại tư sản và quý tộc mới có khuynh hướng bảo hoàng muốn phục hồi chế độ quân chủ để bảo vệ tài sản. Tướng Môncơ, đại diện cho khuynh hướng đó là tư lệnh quân đội Anh ở Xcốtlen quyết định tiến quân về Luân Đôn nhằm ủng hộ phái tư sản bảo hoàng. Môncơ phục hồi chế độ hai viện như hồi trước cách mạng, đại đa số nghị viện là các phần tử phái hữu. Đồng thời họ quyết định phục hồi chế độ quân chủ và cử Môncơ đi thương lượng với Sáclo II (con Sáclơ I) đang lưu vong ở nước ngoài.
Năm 1660, Sáclo II về nước, lên ngôi vua, Sáclo II hứa sẽ “tha thứ cho những người tham gia cách mạng và giữ nguyên đất đai của bọn quý tộc mới chiếm được. Nhưng sau khi củng cố chính quyền, Sáclo II liền nuốt trôi lời hứa, tiến hành khủng bố những người tham gia cách mạng, thậm chí quật mà của Crômoen và những người lãnh đạo khác. Năm 1685, Sáclơ II chết, em là Jêm II lên nổi ngôi, nhưng chỉ cai trị được ba năm, vẫn tiếp tục dùng thủ đoạn trả thù đối với những dịch thủ ở nghị viện và bí mật nhận viện trợ của vua Pháp. Jêm II quyết định trao các trọng trách cho những người theo đạo Cơ đốc và do đó, những người bảo hoàng có tư tưởng quân chủ chuyên chế chiếm một địa vị quan trọng Chính sách đó, dẫn tới nguy cơ phục hồi chế độ phong kiến, đe dọa số phận của giai cấp tư sản và quý tộc mới. Điều mà giai cấp tư sản và quý tộc mới mong muốn là một chính quyền quân chủ mạnh mẽ đảm bảo cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thực tế hoạt động của vương triều Schiua chứng tỏ rằng các vua chúa không hề có ý muốn bảo vệ tài sản và địa vị chính trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới. Vì vậy, họ tìm cách lật đổ nền thống trị của Jêm II và tìm một nền quân chủ khác dễ sai khiến hơn.
2. Cuộc chính biến 1688 và những hậu quả của nó
Những đại biểu của giai cấp tư sản và quý tộc mới trong hai đảng Uých (tiền thân của đảng Bảo thủ, gồm chủ ngân hàng thương nhân, chủ đồn điền ở ngoài nước..) và đảng Tôry (tiền thân của đảng Tự do, gồm các đại địa chủ) đều thỏa thuận với nhau về việc tìm kiếm người thay thế Jêm II. Con người đó là Vinhem Orănggiơ (1650 – 1702), thống đốc Hà Lan. Về danh nghĩa, dòng họ Vinhem. có đủ tư cách thay thế ngôi vua vì ông ta là con rể của Jêm II. Về thực tế thì Vinhem làm vua nhưng là tư sản, được giai cấp tư sản Hà Lan ủng hộ. Trước đề nghị của Anh, giai cấp tư sản Hà Lan hoàn toàn đồng ý vì họ muốn phá vỡ liên minh Anh Pháp (giữa Jêm II và Lui XIV), một liên minh đe dọa tới sự tồn tại của nước cộng hòn Hà Lan.
Đầu tháng 11-1688, Vinhem Orănggiơ cùng 12 ngàn quân đổ bộ vào nước Anh và tiến về Luân Đôn. Được sự ủng hộ của giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh, Vinhem tháng lợi dễ dàng, không xảy ra một trận giao chiến nào với nhà vua Jêm II bị cô lập, bỏ trốn sang Pháp. Vinhem Oranggio lên ngôi vua, lấy danh hiệu Vinhem III, thống trị nước Anh trong 13 năm từ 1689 đến 1702.
Để bảo đảm chắc chắn mọi quyền lợi của giai cấp tư sản và quý tộc mới, tháng 2-1689, nghị viện thông qua “đạo luật về quyền hành”. Theo đó nhà vua không có quyền duy trì hay hủy bỏ luật pháp, đặt thuế hoặc thu thuế, tuyển binh. nếu không có sự đồng ý của nghị viện. Như vậy, các vấn đề quan trọng đều do nghị viện quyết định. Quyền hạn của vua bị thu hẹp, quyết định của vua chỉ có hiệu lực. khi có chữ kí của thủ tướng Các bộ trưởng trong nội các phải thi hành nghị quyết của nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện. chứ không phải trước vua.
Những quy định đó hạn chế quyền lực của vua, ngăn chặn mọi khả năng phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế và chuyển sang chế đo quân chủ lập hiến. Thực chất chính quyền chuyển từ nhà vua sang tay nghị viện gồm đại biểu của giai cấp đại tứ sản và đại địa chủ giàu có.
Sự kiện 1688 là một cuộc chính biến nhằm lật đổ vương triều Schiua đang có khuynh hướng quân chủ hóa và thay thế bằng triều đại Vinhem III có khả năng bảo đảm cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nó không phải là cuộc “cách mạng vẻ vang” như nhiều sử gia ca ngợi. Thực chất, nó là sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lớn và địa chủ phong kiến trước kia. Những địa chủ đó thường xuất thân từ những dòng họ quyền quý cũ nhưng lại có xu hướng tư sản hơn là phong kiến. Vì vậy, không thể coi sự kiện 1688 là một cuộc cách mạng theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ là một cuộc chính biến. một sự thỏa hiệp của những tập đoàn trong giai cấp hữu sản nhằm thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.