Cuộc nội chiến 1861 – 1865
1. Cuộc đấu tranh gay gắt – Abraham Lincôn trúng cử Tổng thống
Do sức mạnh của công nghiệp thắng lợi, ưu thế hoàn toàn thuộc về các nhà tư bản miền Bắc, điều này đã làm lay chuyển tận gốc chế độ nô lệ ở Mĩ. Giữa thế kỉ XIX, các cuộc nổi dậy của nô lệ ngày càng nhiều, việc nô lệ bỏ trốn khỏi đồn điền trở thành phổ biến. Bọn chủ nổ muốn cứu vãn tình thế, đòi chính quyền các bang miền Bắc phải bắt và trao trả cho chủ nô ở miền Nam những nô lệ chạy trốn. Nam chính quyền thông qua đảng Dân chủ chiếm đa số trong hai viện, chủ nô miền Nam khống chế quyền hành pháp, sử dụng quyền lực để duy trì quyền lợi.
Cuộc đấu tranh của hai phe ngày càng gay gắt vào năm 1850 xoay quanh việc quyết định Nebraska và Kandot, một vùng đất mới được khai khẩn, sẽ theo chế độ nô lệ đồn điển hay trang trại. Các trại chủ và dân tự do đã đấu tranh kiên quyết chống lại ý muốn có tính chất bảo thủ của các chủ đón điển. Theo thỏa thuận Mitxuri năm 1820 thì vi tuyến 36″30 sẽ chia đôi hai miền và cho phép hai bên tùy ý lựa chọn chế độ mình tuân thủ. Cuộc đấu tranh đã dẫn tới việc hình thành hai chính phủ địa phương hai viện lập pháp đối lập. Lúc này, chính quyền trung ương do chủ nô khống chế đã tìm mọi cách giành thắng lợi cho chủ nổ. Cuộc đấu tranh đã nổ ra gay gắt vào năm 1854 trong dịp bầu cử Hội đồng địa phương Kandit. Các chủ nô đã dùng lực lượng vũ trang khủng bố để giành lá phiếu, các trại chủ cũng dùng vũ trang chống lại. Cuộc đấu tranh kéo dài trong 4 năm 1854-1858 dẫn tới thắng lợi của chủ nô.
Vào tháng 5 năm 1857 lại xảy ra sự kiện có tác động đến cuộc đấu tranh, đó là vụ kiện của một người da đen tên là Dret Scốt. Anh ta đã sống lâu năm ở bang tự do nhưng tòa án đã quyết định Đrét Soốt không có quyền khởi tố với lí do anh ta là tư hữu của chủ nô không có quyền công dân và như vậy chế độ nô lệ mặc nhiên được công nhận là chế độ phổ biến trên toàn nước Mĩ. Những trại chủ phe cộng hòa đại diện tư tưởng chống đối thầy đã đến lúc hành động quyết liệt.
Hai năm sau, tháng 10 năm 1859, một trại chủ ở Virginia tên là Giôn Brao đã đứng lên khởi nghĩa đòi xóa bỏ chế độ nô lệ. Quân khởi nghĩa chiếm kho vũ khí, tấn công các đồn điền, bắt các chủ nô làm con tin, đòi giải phóng nô lệ. Giôn Brao và các con định biến cuộc khởi nghĩa thành cuộc tấn công toàn diện, đánh đổ chính quyền. Nhưng lực lượng nghĩa quân ít, chính quyền Oasinhton đem quân đến tiêu diệt gần hết nghĩa quân Giôn Brao bị thương nặng và bị bắt, sau đó bị xử tử. Trước khi bị hành hình, Giôn Brao đã khẳng định ý chí của mình trước cuộc đấu tranh vì giải phóng tự do. Ông nói : “Tôi tin rằng chỉ có máu mới rửa sạch được tội ác của xứ sở tội lỗi này”.
Những phong trào đấu tranh của quán chúng nhân dân đã tác động mạnh mẽ đến hai phe. Cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860 là sự kiện phản ánh mâu thuẫn giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã phát triển đến cao độ.
Đảng Dân chủ ra đời năm 1791. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, đăng này thể hiện lợi ích của chủ đồn điền miền Nam và giai cấp tư sản ngân hàng, thương nghiệp miền Bắc. Đàng còn bao gồm cả tầng lớp tiểu tư sản thành thị và các phácmơ phản đối chính sách của đại tư sản. Đến năm 1860 Đảng Dân chủ phân hóa : bộ phận những người dân chủ miền Bắc gồm đại tư sản và chủ nô muốn củng cố nền kinh tế và địa vị của mình, họ phản đối việc duy trì chế độ nô lệ ở miền Bắc và miền Tây, bộ phận những người dân chủ miền Nam, đại diện cho lực lượng chủ đón điển bảo thủ, phản động, họ chủ trương duy trì chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc. Trong hàng ngủ chủ nô còn có một bộ phận ôn hòa hơn, đại diện cho các chủ nổ vùng biên giới và một số bang miền Nam. Cuộc đấu tranh phân hóa chính là sự phản ánh tình hình xã hội vào trong Đảng Dân chủ. Đảng bị phân chia lực lượng trong các cuộc bầu cử Tổng thống
Đảng Cộng hòa thành lập năm 1851, bao gồm những người của Đảng tự do ruộng đất (Free soil Party) thành lập vào cuối năm 40 của thế kỉ XIX, và một số người thuộc Đảng Dân chủ tách ra. Cánh hữu của Đảng này đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản và các trại chủ miền Bắc, họ chủ trương hạn chế chế độ nô lệ. Họ tích cực trong việc khai khẩn đất phía tây, thi hành chính sách quan thuế bảo đảm quyền lợi giai cấp tư sản Mĩ. Cánh tả của Đảng này gồm những đại biểu cấp tiến tiểu tư sản, những “phácmơ” và tư sản thành thị. Chủ trương của họ là đòi giải phóng nô lệ và cấp không những vùng đất phía tây cho những người không có đất. Đảng Cộng hòa tuy không hoàn toàn nhất trí với nhau nhưng nó có sức mạnh của quần chúng và xu thế lịch sử tiến bộ do nền sản xuất quyết định. Nó đã giành được ưu thế ngay từ đầu. Lãnh tụ của phía Cộng hòa và giai cấp tư sản công nghiệp là Abraham Lincoln (Abraham Lincoln).
Abraham Lincoln (1809-1865) xuất thân từ một trại chủ nghèo ở Kentácki. Bị bọn chủ nô ức hiếp, gia đình ông chạy sang miễn Tây để sống. Thuở nhỏ ông phải lao động vất vả, nhưng nhờ có trí thông mình và lòng dũng cảm, ông đã trở thành lãnh tụ của xu hướng mới. Năm 1848, ông được bầu vào Quốc hội, đến 1860 được Đảng Cộng hòa đưa ra tranh cử Tổng thống và ông đã thắng.
2. Diễn biến của cuộc nội chiến
Giai cấp chủ nô mất ưu thế trong chính quyền lập tức chống đối. Ngày 20-12-1860, bang Card Linna Nam tuyển bố tách ra khỏi Liên bang. Sau đó, tháng 2-1861 sáu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam cũng tuyên bố li khai. Những bang li khai đã mở đại hội ở Mỗngômêri (bang Alabama) quyết định thành lập chính phủ riêng và bầu đại tá Đêvit chủ nô ở miền Nam bang Mitxixipi làm Tổng thống. Về sau có thêm 4 bang nữa gia nhập Hiệp bang thủ đô đạt ở Rích môn (Richmond) thuộc bang Virginia. Chính phủ Hiệp bang ra lệnh lập một đạo quân 10 vạn để chống lại chính phủ trung ương.
Như vậy lúc này nước Mĩ có 2 Tổng thống, 2 Chính phủ, 2 Quốc hội và 2 hệ thống quân đội đối lập. Chính phủ Hiệp bang miền Nam ra tuyên bố thừa nhận quyền chiếm hữu nô lệ, và coi nỗ lệ là tình trạng tự nhiên của người da đen. Cuộc chiến tranh bắt đầu và được gọi là chiến tranh li khai. Ngày 12-4-1861, chiến tranh nổ ra ở Cardlinna Nam, rối diễn ra ác liệt ở trên biển, dọc sông Mitxixipi, trên đất các tiểu bang miền Nam dọc Đại Tây Dương.
Những tàu chiến của phe Liên bang Bắc phong tỏa các hải cảng phía nam, không cho tàu Anh và tàu các bang miền Nam ra vào. Nhưng ban đầu lực lượng quân sự của Hiệp bang miền Nam đã giành được ưu thế. Với những tàu có tốc độ cao hơn mua của Anh, các tàu chiến của Hiệp bang đã đánh đám khá nhiều tàu chiến của phe Liên bang miền Bắc.
Ở mặt trận trên biển, phe Liên bang bị thiệt hại nặng, nhưng ở trận tuyến dọc sông Mitxixipi lại giành được thắng lợi nhờ tài chỉ huy của tướng Gran. Quân Liên bang đã chiếm được Oócelian (1862) và thành phố Vichhốe (1863). Hai bang Tếch Dát và Akandát bị cô lập. Nhờ chiếm được lưu vực sông Mixixipi, quân miền Bắc đã bao vây chủ lực của Hiệp bang ở phía đông
Phía bờ biển đông, chiến tranh đã diễn ra bất lợi cho trại chủ và tư sản Liên bang Nguyên nhân thất bại ban đầu chủ yếu là do Lincôn và phe phái không dứt khoát sử dụng những biện pháp quyết liệt. Tư sản công thương miền Bắc muốn tiến đến một giải pháp ôn hòa hơn. Nhưng quá trình phát triển của chiến tranh và xu thế đòi hỏi của quần chúng buộc giai cấp tư sản công thương nắm quyền chỉ huy quân đội Liên bang phải chấp nhận biện pháp quyết liệt.
Đầu tháng 7 năm 1863, sau trận Genti Bóc, phe Liên bang giành được thắng lợi. Tình thế quân sự đã hoàn toàn có lợi cho miền Bắc. Năm 1864, Lincoln tái cử Tổng thống, tướng Gran được Lincôn bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội. Cuộc đấu tranh liên tiếp giành được thắng lợi, và vào mùa xuân 1865 cuộc tấn công thủ phủ Richmond đã diễn ra quyết liệt. Tưởng Sơman tấn công chiếm Gioocgia, đánh lên Savanna dọc bờ biển đông nam cùng phối hợp với cánh quân chủ lực của Tổng tư lệnh Gran tấn công Richmoon. Ngày 3-4-1865, quân đội Liên bang chiếm Richmond. Thủ phủ của Hiệp bang bị mất, một tuần sau, tướng Là (Lee). Tổng chỉ huy quân đội các bang miền Nam cùng với 280.000 quân đầu hàng
Cuộc nội chiến kết thúc. Trong cuộc chiến tranh này, cả hai phe mất chừng 60 vạn quân. Quân đội phe Liên bang giành được thắng lợi cuối cùng, hi sinh tới 36 vạn người.