Sự phát triển kinh tế trong 30 năm cuối thế kỉ XIX

1. Sự tiến bộ kĩ thuật 

Trong ba mươi năm cuối thế kỉ XIX, lịch sử sản xuất của xã hội có những bước chuyển biến quan trọng. Sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng Việc sử dụng lò Betxơme và lò Mactanh đánh dấu một bước cách mạng trong ngành luyện kim, đưa sản lượng thép tăng từ 250 nghìn năm 1870 lên 28,3 triệu tấn năm 1900. Nhờ đó, thép được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo máy, đường ray, tàu biển, các công trình xây dựng… 

Việc khai thác các nguồn năng lượng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài máy hơi nước, từ những năm 80 đã có những tuốcbin chạy bằng sức nước, những tuốcbin liên hợp với đinamô thành máy tuốcbin phát điện, cung cấp nguồn điện năng mạnh mẽ và rẻ tiền. Việc tải điện đi xa được giải quyết đã giải phóng nền công nghiệp ra khỏi giới hạn về địa lí, tạo nên khả năng sử dụng ngay cả ở những nơi xa nguồn thủy năng. Nhiều ngành sản xuất mới xuất hiện như điện hóa học, điện luyện kim, hàn điện, xử điện… Động cơ nổ được dùng rộng rãi trong kĩ thuật vận tải, quân sự, cơ giới hóa nông nghiệp… Khả năng của nó chỉ có thể phát huy trên cơ sở giải quyết được vấn đề nhiên liệu lỏng Dầu hỏa được khai thác : năm 1870 sản lượng dầu toàn thế giới là 0,8 triệu tấn, đến năm 1900 lên 20 triệu tấn. Công nghiệp hóa học mới ra đời, phát triển rất nhanh, phục vụ cho ngành nhuộm, phân bón và thuốc nổ. 

Cùng với công nghiệp, ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng : trong 40 năm, chiều dài đường sắt toàn thế giới tăng lên 4 lần. Trên đường biển, tàu biển sử dụng tuyếcbin, chạy bằng sức nước hay động cơ nổ thay thế cho thuyền buồm. Các phương tiện liên lạc như diện báo, điện thoại ngày càng được hoàn thiện. Phát minh đặc biệt quan trọng là sự sáng chế radio và phát triển thành ngành liên lạc vỏ tuyến điện. 

Những tiến bộ kĩ thuật trên đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh chóng, đánh dấu một bước tiến mới cực kì quan trọng 

2. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản 

Sự phát triển nhanh chóng của sản xuất công nghiệp đã làm thay đối vai trò và tỉ trọng sản phẩm của mỗi nước trong nền kinh tế thế giới. Tính chất phát triển không đồng đều bộc lộ rõ rệt : nhịp độ công nghiệp nặng tiến triển rất nhanh so với công nghiệp nhẹ. nông nghiệp lại càng lạc hậu so với công nghiệp. Những cuộc khủng hoảng nông nghiệp diễn ra liên tiếp trong những năm 70 – 90 do viện lúa mì rẻ của Mĩ tràn vào châu Âu, chế độ ruộng đất duy trì nhiều tàn dư phong kiến, việc giảm địa tô vẫn còn chậm chạp và không đầy đủ. Tuy nhiên, sự tăng dân số thành thị dẫn đến nhu cầu to lớn về nông sản phẩm, việc áp dụng máy móc và phân bón hóa học, những biện pháp thâm canh. đã khắc phục dẫn tình trạng khủng hoảng và không cân đối trong từng thời kì một. 

Nhịp độ phát triển công nghiệp giữa các nước tư bản chênh lệch rất rõ : trong thời kì 1871 – 1900, sản xuất gang ở Anh tang 1/3 trong khi Đức tăng 5 lần rưỡi và Mĩ tăng 8 lần. Nhưng cùng lúc đó, Mi và Đức còn thua kém Anh về mặt đóng tàu, dệt vải… Do đó, vị trí của nổi nước trong nền sản xuất thế giới thay đổi. Anh mất dẫn địa vị độc quyền về công nghiệp. Những đế quốc “trẻ” như Mỹ và Đức vươn lên hàng thứ nhất và thứ hai. Tốc độ phát triển của công nghiệp Nga, Nhật cũng tăng nhanh nhưng sản lượng còn ít và chưa toàn diện. 

Tuy nhiên, sự thay đổi về tỉ lệ sản xuất chưa làm thay đổi ngay được địa vị trong thương nghiệp. Anh vẫn đứng đầu, xuất khẩu 197 tổng số hàng hóa trao đổi trên thế giới, Đức 13%, Mi 12%, Pháp 9%. Sự không tương xứng giữa khả năng và địa vị của mỗi nước trong công nghiệp và thương nghiệp trở thành nguồn gốc của sự tranh chấp quốc a về thị trường và thuộc địa của mối mâu thuẫn gay gắt giữa các đế quốc. 

Tình trạng không cân đối giữa các ngành sản xuất, giữa khả năng cung cấp và tiêu thụ (sức mua quá ít vì quần chúng bị bóc lột nặng nề), hiện tượng sản xuất võ chính phủ càng đào sâu mâu thuẫn cơ bản của kinh tế tư bản chủ nghĩa, dẫn tới những cuộc khủng hoảng liên tiếp. Trong hơn hai chục năm cuối thế kỉ XIX đã xảy ra 4 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn vào những năm 1873-1879, 1882-1886, 1890 và 1900-1903.

Mỗi lần khủng hoảng, các xí nghiệp nhỏ bị phá sản, các xí nghiệp lớn tăng cường ảnh hưởng, đẩy nhanh quá trình tập trung, dẫn tới lũng đoạn. Cuộc khủng hoảng năm 1900 – 1903 có tác động mạnh mẽ đến việc xác lập quyền thống trị của các tổ chức lũng đoạn ở các nước tư bản chủ nghĩa. 

3. Xu hướng dẫn tới chủ nghĩa tư bản lũng đoạn 

Trong những năm 60 – 70, tự do cạnh tranh phát triển tới cao độ. Nhưng sản xuất công nghiệp tăng nhanh chóng dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. Một số ít xí nghiệp lớn lên “nuốt chửng những xí nghiệp nhỏ bé. Trong nhiều lĩnh vực, tự do cạnh tranh dần dần được thay thế bởi những tổ chức lũng đoạn dưới nhiều hình thức : cácten (tổ chức hợp nhất nhàm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả), xanhđica (tổ chức hợp nhất để bán hàng chung cho các xưởng), torot (hợp nhất hoàn toàn quyền sở hữu xí nghiệp nhằm thống nhất trên cơ sở tài chính chúng phụ thuộc vào một nhóm lũng đoạn). Quá trình lũng đoạn diễn ra trong hầu hết các nước tư bản ở mức độ khác nhau, trong hầu hết các ngành sản xuất và ngay cả trong ngân hàng. 

Ngân hàng từ vai trò trung gian chuyển sang thành nhóm độc quyền sử dụng vốn của toàn thể tư bản và tiểu chủ, sử dụng phần lớn tư liệu sản xuất và những nguồn nguyên liệu. Với số tư bản kếch sù trong tay, ngân hàng có thể tham gia và can thiệp vào nội bộ các xí nghiệp, xuất hiện xu hướng dung hợp giữa nhà ngân hàng với chủ xí nghiệp, tạo thành tư bản tài chính. Ở nhiều nước, bọn trùm tài chính ít chú ý kinh doanh công nghiệp trong nước mà thường xuất khẩu, đầu tư sang nước khác để thu được những món lời lớn hơn gấp bội. Nó tạo nên tầng lớp cho vay nặng lãi, hoàn toàn tách rời sản xuất, chuyên sống bằng thực lợi. Điều đó làm tăng tính chất ăn bám trên sức lao động của nhân dân ở trong và ngoài nước. Ngay ở những nước tư bàn chậm phát triển, khuynh hướng xuất khẩu tư bản cũng lôi cuốn một phần đáng kể vốn liếng ra bên ngoài. Chẳng hạn Áo – Hung có dùng nhiều thủ đoạn để đầu tư vào Bancăng Nga và Nhật tuy là còn nợ của nhiều nước nhưng cũng tham gia đầu tư vào Trung Quốc và Triều Tiên. Do đó, thuộc địa không chỉ là nơi vơ vét nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa mà còn có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xuất khẩu tư bản. Các nước đế quốc đua nhau chiếm đoạt những vùng đất đai còn “bỏ trống” nghĩa là những nơi chưa bị xâm lược. Lịch sử ba mươi năm cuối thế kỉ XIX gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược do các nước đế quốc tiến hành ở châu Á, châu Phi và châu Mi latinh. Ngoài những nước thực dân lớn trước kia như Anh, Pháp, Nga.. còn xuất hiện thêm nhiều nước mới có thuộc địa như Mĩ, Đức, Ý, Nhật… 

Phác họa quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản trong khoảng 30 – 40 năm cuối thế kỉ XIX, Lênin chỉ ra rằng : “1. Những năm 60 và những năm 70, cạnh tranh tự do phát triển đến tột điểm. Các công ti độc quyền chỉ là mầm mống chưa rõ rệt lắm. 2. Sau cuộc khủng hoảng năm 1873 là thời kì những cácten phát triển rộng rãi, nhưng những cácten vẫn còn là ngoại lệ. Chúng vẫn còn chưa được ổn định. Chúng vẫn còn là một hiện tượng nhất thời. 3. Thời kì phồn vinh cuối thế kỉ XIX và cuộc khủng hoảng trong những năm 1900 – 1903 : những cácten trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế. Chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc.