Tình hình chính trị trong thời gian 1870 – 1914

1. Chế độ hai đảng và thực chất của cuộc đấu tranh giữa hai đảng

Trong những năm giữa thế kỉ XIX, nước Anh vẫn là nước có chế độ chính trị tương đối dân chủ hơn so với các nước tư bản khác.

Nghị viện đã tiến hành hai lần cải cách tuyển cử vào năm 1832 và năm 1867. Tuy vậy, đông đảo công nhân chưa có quyền chính trị, quyền thống trị trong nước ở trong tay giai cấp tư sản. 

Đặc điểm của chế độ chính trị ở Anh là giai cấp tư sản thực hiện quyền lực của mình thông qua chế độ hai đảng : đảng Tự do và đảng Bảo thủ. Chính quyền chỉ ở trong tay đăng này hay đằng kia mà sự khác biệt giữa hai đăng không đáng kể. Hai đàng đó nhất trí về quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản, về việc đàn áp phong trào quần chúng và tăng cường mở rộng thuộc địa. Những điều khác biệt giữa hai đảng chỉ thuộc vấn đề chi tiết, về biện pháp thực hiện và tranh chấp quyền lợi của bộ phận này hay bộ phận khác trong giai cấp tư sản. 

Trong khoảng những năm 50-60 của thế kỉ XIX, ưu thế thuộc về đảng Tự do, đại diện lợi ích của tư sản công thương nghiệp. Nhưng từ những năm 70 trở đi, ưu thế đó chuyển sang đảng Bảo thủ, vốn là đảng đại diện cho lợi ích của bọn trùm công nghiệp nặng quý tộc ruộng đất và tư sản ngân hàng. Vấn đề sống còn đặt ra trước mắt giai cấp tư sản Anh là tình trạng sút kém của nước Anh trên thị trường quốc tế, là sự đe dọa của các nước cạnh tranh mà chủ yếu là Đức. Đảng Tự do do Glaxton đứng đầu vẫn theo đuổi chính sách tự do buôn bán. Nhưng giai cấp tư sản chỉ ủng hộ chính sách này khi hàng hóa của Anh được tự do tràn lấn vào thị trường nước khác. Trong tình hình mới, phần lớn tư sản, kể cả những người đảng Tự do, ngả sang phía Bảo thủ do Đixraeli đứng đầu là đảng chủ trương bảo hộ mậu dịch bảng hàng rào quan thuế, không cho hàng nước ngoài tự do xâm nhập vào thị trường của đế quốc Anh. Đixraéli mua kênh đào Xuyê, ngăn cản Nga tăng cường ảnh hưởng ở vùng Bancang và chiếm đảo Síp, tạo nên lợi thế cho nước Anh ở vùng Địa Trung Hải và trên đường sang châu Á. 

Vấn đề Ailen gây một tác động lớn tới không khí chính trị ở Anh. Chế độ tự trị (Home rule) của Ailen được quy định trong một phạm vi rất chật hẹp, mọi quyên ngoại giao, tuyên chiến, kí hòa ước, ngoại thương, thuế khóa, quân đội, cảnh sát vẫn ở trong tay người Anh Nhân dân Ailen chuẩn bị vũ trang chống lại chế độ thực dân Anh, giành độc lập. Cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ (8 – 1914) chính phủ Anh hoãn việc thực hiện chế độ tự trị. 

Sự lớn mạnh của phong trào công nhân luôn luôn là mối đe dọa đối với chính quyền tư sản. Cả hai đang đều nhất trí trong việc ban hành những sắc luật ngăn cản đình công, bát công nhân phải bồi thường cho chủ những thiệt hại do bãi công gây nên và khi cần thiết quân đội và cảnh sát thẳng tay đàn áp. Nhưng nước Anh có điều kiện đặc biệt là hệ thống thuộc địa rộng lớn đem lại cho giai cấp tư sản một món lợi khổng lổ. Một phần siêu lợi nhuận được dùng để mua chuộc bộ phận công nhân có kĩ thuật và biến họ thành công nhân quý tộc. Năm 1884, cuộc cải cách tuyển cử lần thứ ba được tiến hành, mở rộng quyền bầu cử cho những người ở nông thôn có nhà riêng hoặc thuê nhà với giá trên 10 đồng bảng Anh mỗi năm. Theo đó, đại đa số công nhân lớp dưới, cố nông, người đi ở và toàn thể phụ nữ đều bị gạt ra ngoài. Như vậy trải qua 3 lần cải cách tuyển cử kéo dài trong suốt 50 năm (1832 – 1884) chỉ có 4,5 triệu người trong số 36 triệu (12,5%) được bầu cử. Quá trình cắm quyền luân phiên giữa hai đăng Tự do và Bảo thủ về thực chất là sự tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm tư bản. Chế độ hai đăng ở Anh là một trong những thủ đoạn thống trị của giai cấp tư sản và ngăn trở sự ra đời của một đảng công nhân độc lập. 

2. Chính sách mở rộng thuộc địa 

Đến trước những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Anh là một quốc gia có thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Sau nhiều năm tiến hành chiến tranh xâm lược tàn bạo, chủ nghĩa thực dân Anh đã xây dựng được cơ sở vững chắc ở Ấn Độ, Ôxtrâylia, Canada, và nhiều nơi khác. Nhưng đến khi địa vị bá quyền công nghiệp bị giảm sút, các đế quốc trẻ đang ra sức cạnh tranh thì vấn đề thuộc địa càng có ý nghĩa cấp thiết đối với giai cấp tư sản. 

Lịch sử ba mươi năm cuối thế kỉ XIX của nước Anh gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Hai đăng Tự do và Bảo thủ, trong khi luân phiên cầm quyền và tranh cãi về nhiều vấn đề khác thì lại hoàn toàn nhất trí trong vấn đề này. 

Ở châu Á, thực dân Anh tăng cường bóc lột Ấn Độ, biến nơi đó thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, cung cấp lương thực và nguyên liệu, xuất khẩu tư bản của giai cấp tư sản Anh. Nữ hoàng Victoria của nước Anh được tôn làm Nữ hoàng Ấn Độ (năm 1876). Điều đó có ý nghĩa khủng định Ấn Độ là một bộ phận không tách rời của đế quốc Anh. Dưới ách thống trị của thực dân Anh, kinh tế Ấn Độ bị kìm hãm, đời sống quần chúng vô cùng cực khổ. Trong 10 năm (1896 – 1906) có 10 triệu người Ấn bị chết đói. Tuổi thọ trung bình của người Ấn Độ thời đó chỉ có 24 tuổi. 

Từ năm 1819, nước Anh đã chiếm đảo Singapore và biến nơi đó thành căn cứ hải quân ở vùng Đông Nam Á. Anh cũng đã giành được từ tay người Hà Lan bán đảo Malacca và âm mưu chiếm toàn bộ Mã Lai. Trong những năm 70 – 80, Anh tiến hành xâm lược các vương quốc miền Tây Mã Lai và đến năm 90 thì biến Mã Lai thành thuộc địa dưới hình thức “Liên bang các vương quốc Mã Lai”. Cùng thời gian này, Anh nhiều lần tấn công Miến Điện. Cuộc chiến tranh xâm lược Miến lần thứ ba (năm 1885) đã chấm dứt nền độc lập của Miến và biến nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. 

Năm 1878 Anh vẫn mở cuộc hành quân vào Afghanistan. Cùng năm đó, nước Anh tuyên bố đặt nền bảo hộ ở Bắc Kalimantan và chiếm phần đông nam Tân Ghinê. 

Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đóng vai trò là kẻ khởi xướng công cuộc chinh phục Trung Quốc. Sau hai lần chiến tranh Thuốc phiến quân Anh đã can thiệp vào việc đàn áp Thái bình Thiên quốc, trấn áp phong trào khởi nghĩa Nghĩa hòa đoàn và tiếp tay cho bọn phản động chống lại cuộc Cách mạng Tân Hợi (năm 1911). 

Một hướng xâm lược quan trọng của chủ nghĩa thực dân Anh trong thời kì này là châu Phi. Việc nước Anh mua cổ phần trên kênh đào Xuyê có ý nghĩa lớn đối với việc xác lập quyền làm chủ trên con đường hàng hải sang châu Á (trước đây, Anh đã chiếm eo biển Gibranta và đảo Manta trên Địa Trung Hải). Năm 1882, lấy cớ bảo vệ kênh Xuyê quân Anh tràn vào Ai Cập, chiếm đóng toàn bộ đất nước này. 

Cuộc chiến tranh xâm lược Xudan diễn ra rất tàn khốc. Năm 1881, nhân dân Xuđan dưới sự lãnh đạo của nhà truyền đạo Hồi giáo Mohamet Atnet tiến hành cuộc “chiến tranh thiêng liêng” chống ách thống trị thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa lan ra khắp cả nước. Nam 1884, nghĩa quân nổi dậy ở Khactum và năm sau tiêu diệt được lực lượng quân Anh cùng với viên toàn quyền Anh ở đó. Năm 1896, cuộc chiến tranh Xuđan tái diễn, thực dân Anh đặt được nền thống trị ở đây sau những vụ tàn sát đẫm máu

Ở Xuđan, quân Anh chạm trán với Pháp đang đóng ở làng Phanôđa trên bờ sông Nin trắng. Trước áp lực ngoại giao hết sức kiên quyết của Anh, Pháp phải nhượng bộ và chịu rút lui. 

Cùng trong những năm 80 và 90. Anh hoàn thành việc xâm chiếm Nigiēria, Xômali, Kênia, Tandania, Uganda và Dandiba. 

Cuộc chiến tranh xâm lược ở Nam Phi gắn liền với tên tuổi của tên trùm thực dân Xêxin Rodd chủ trương lập một đường dãy gồm các thuộc địa từ Nam Phi lên phía bắc đến Ai Cập, sang phía đông đến Ấn Độ và Miến Điện ; đặt một đường xe lừa từ thành Cáp (mũi Hi vọng) qua thủ đô Ái Cập là Cairô đến Cancutta ở Ấn Độ (kế hoạch 3C). Rôđo đã tiến hành đánh chiếm vùng phía bắc sông Limpôpô, thành lập Nam Rôdedi và mở rộng sang bên kia sông Dámbơri, thành lập Bắc Rôdédi. Rôdơ được cử làm thủ tướng thuộc địa Cáp, chỗ dựa của cuộc bành trưởng của thực dân Anh ở Trung và Nam Phi.

Cho đến cuối thế kỉ XIX, hầu hết Nam Phi ở trong tay Anh. Chỉ còn hai nước cộng hòa Toringvan Orănggiơ của người Bồở – những di dân Hà Lan đã sống lâu đời trên vùng này – là giữ được độc lập. Hai nước đó nằm trên đường nối của kế hoạch 3C nên thực dân Anh có tâm thanh toán. Cuộc chiến tranh Anh – Bốơ là một trong những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên nhằm chia lại thế giới. Đến năm 1902, thực dân Anh làm chủ hầu hết miền Nam châu Phi. 

Giai cấp tư sản Anh cũng dòm ngó châu Mỹ latinh nhưng vấp phải sức kháng cự của Mĩ. Do áp lực của Mĩ, chính phủ Anh buộc phải đưa vụ tranh chấp biên giới giữa Guyana (thuộc Anh) với Venêxuela (1895) ra Tòa án quốc tế xét xử. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của Anh ở đây chưa đăng kể. 

Những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của thực dân Anh tiến hành song song với những hoạt động bành trướng của các đế quốc khác. Cho đến năm 1900, diện tích các đất đai thuộc Anh lên tới 33 triệu km với số dân là 370 triệu người. Với “đế quốc mặt trời không bao giờ lận” đó. Lênin đã nêu lên rằng : Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân.