Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội nước Pháp
Công xã Pari bị thất bại gây nên một tổn thất rất lớn đối với phong trào công nhân Pháp. 5 năm sau, những hoạt động của công nhân dân dẫn được khôi phục. Juyn Ghexdo và Pon Laphacgo hoạt động tích cực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác. Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của hai ông, đại hội công nhân năm 1880 ở Lo Havro đã chính thức thành lập “Đảng Công nhân”, thông qua cương lĩnh xã hội chủ nghĩa đã được Mác góp ý.
Ngay trong những năm đầu tiên, cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Công nhân Pháp diễn ra gay gắt giữa hai khuynh hướng mác xít và cải lương. Những người mácxít do Ghexdơ và Laphacgo làm đại biểu kiên trì đường lối cách mạng đã để ra trong cương lĩnh. Phải chi lương do Bruxơ (trước là người phải tả Pruđông) và Malông (một người vô chính phủ) đứng đầu, phản đối những hoạt động cách mạng. chủ trương chỉ tiến hành cải cách trong phạm vi những cái gì “có thể được” nên được gọi là phải “có thể” (possibilistes). Năm 1882 họ tách ra thành “Đảng Công nhân xã hội cách mạng” (thường được gọi là phải “Có thể), có ảnh hưởng trong tầng lớp thợ thủ công ở Pari và trong các nghiệp đoàn. Phái Ghexdd vẫn giữ nguyên tên “Đảng Công nhân”, tiếp tục đi theo đường lối mácxit và có ảnh hưởng lớn trong những trung tâm công nghiệp, nhất là ở miền Bắc.
Từ những năm 80, sự phục hồi và phát triển của phong trào công nhân được biểu hiện trong những cuộc bãi công sôi nổi ở các thành phố và các khu công nghiệp. Năm 1882 có đến 182 cuộc bãi công. Cuộc bài công của hơn 3 nghìn công nhân mỏ Decadovin kéo dài đến giữa năm 1886 bị quân đội đàn áp dữ dội. Những cuộc biểu tình ngày 1-5 năm 1890 và 1891 được tổ chức rầm rộ, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tình trạng thối nát của bọn Cộng hòa và Cấp tiến qua những vụ khủng hoảng Bulanggiê và vụ biển thủ Panama càng làm tăng uy tín của những người xã hội chủ nghĩa. Nhiều đại biểu công nhân trúng cử vào nghị viện, trong đó có Vaiăng. Laphacgo, Jan Joret. Jan Joret (1859 – 1914) là một chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng lao động kiên quyết chống chế độ phản động, quân phiệt và chiến tranh, có ảnh hưởng lớn trong quần chúng Nhưng ông không phải là một người mác xít cùng với một bộ phận cánh tả từ sản tập hợp thành một phái lấy tên là những người xa hội chủ nghĩa độc lập”.
Đến những năm 90, phong trào công nhân vẫn ở trong tình trạng phân tán,thiếu một tổ chức thống nhất. Nhiều phái xã hội chủ nghĩa hoạt động tách rời nhau có khi đối lập nhau. Điều nguy hại là đảng mác xít duy nhất – Đảng Công nhân – mắc một số sai lầm nghiêm trọng. Đã từng có công lao giáo dục công nhân tinh thần đấu tranh giai cấp, những người phải Ghexdơ lại quá say sưa với tháng lợi ở nghị trường nên dần dần có do tưởng nghị viện chủ nghĩa. lơ là việc phát động đồng đảo quần chúng ở bên ngoài. Để thu được nhiều phiếu. họ phạm sai lầm thuộc về nguyên tắc trong cương lĩnh nông nghiệp được thông qua năm 1892 và 1894, hứa sẽ bảo vệ quyền từ hữu của nông dân.
Phong trào nghiệp đoàn bị phân hóa thành nhiều tổ chức như Liên hiệp công đoàn, Liên hiệp nghiệp đoàn lao động.. Năm 1902. Tổng liên đoàn lao động (C.G.T) được thành lập là tổ chức hợp nhất các nghiệp đoàn, đáp ứng yêu cầu thống nhất của công nhân.
Những năm đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng một cao trào đấu tranh mới của giai cấp công nhân. Tình cảnh của quần chúng cơ bản hết sức khổ cực, giá cả lên cao, nên tiền lương thực tế bị sụt, nhất là những công nhân không có kĩ thuật và công nhân người nước ngoài (Ý. Tây Ban Nha) bị bạc đài thậm tệ. Tình hình đó dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, sự phân hóa giữa các phe phái trở nên hết sức sôi nổi xoay quanh vấn đề Mirroring, một người “xã hội chủ nghĩa độc lập”, tham gia chính phủ tư sản của Oandee Rútxô (1899).
Một bộ phận đáng kể trong phong trào xã hội chủ nghĩa do Jôret đứng đầu tán thành hành động của Milorăng, hi vọng rằng nhờ đó mà ảnh hưởng của giai cấp vô sản được tăng cường Phái Ghexd và phái Blangki đã đúng khi họ công kích Miloring, coi đó như một hành động cơ hội vì chính phủ Rutxô tập hợp từ cực tà sang cực hữu nhằm đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng. Cuộc tranh luận gay gắt giữa hai phải làm cho ý định thống nhất phong trào công nhân Pháp không thực hiện được. Năm 1901, họ phân liệt thành 2 đảng : phái Ghexđo và phải Blangki thành lập “dảng Xã hội nước Pháp” (Parti Socialiste de France), còn phải ủng hộ Miloràng thành lập đảng “Xã hội Pháp* (Parti socialiste français) do Jônét đứng đầu
Do đòi hỏi của quần chúng cơ bản và nghị quyết của Quốc tế II, tháng 4 – 1905, hai đảng tiến hành đại hội hợp nhất thành “Đảng Xã hội thống nhất. Những phần tử cải lương cực đoan tách ra khỏi đảng. Vai trò lãnh đạo của đảng ngày càng nghiêng về phía Jôret. Họ tập trung sức lực vào việc tham gia các hoạt động nghị trường vào các cuộc tuyển cử và tuyên truyền ảo tưởng “chuyển sang chủ nghĩa xã hội bằng con đường hòa bình”. rời phong trào công nhân và không Phái Ghexđơ ngày càng xa tránh khỏi những sai lầm có tính chất cơ hội. Từ trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần chúng công nhân, ý thức phản đối đường lối cơ hội chủ nghĩa ngày. càng tăng cường. Một khuynh hướng cách mạng mới xuất hiện do Macxen Casanh làm đại biểu. Ông kịch liệt phê phán đường lối nghị trường, đòi phải tiến hành cách mạng : “Chúng ta sẽ không tiến hành chính sách của bàn tay ngửa ra xin mà là chính sách của bản tay nắm lại thành quả đám”. Ông được quần chúng hoan nghênh, được bầu vào ban lãnh đạo đảng, nhưng khi đó lực lượng phải Tá còn yếu, chưa đủ để thay đổi đường lối của đảng.