Phong trào công nhân Đức từ 1870 – 1914

1. Phong trào công nhân Đức cuối thế kỉ XIX 

Sự thống nhất đất nước và sự phát triển kinh tế làm cho giai cấp công nhân Đức trở nên đồng đào, tập trung và có khả năng đấu trình trên quy mô toàn quốc. Những bước vào đầu những năm 70 của thế kỉ XIX công nhân Đức chưa tập hợp thành một lực lượng thống nhất. Khi đó có hai đảng công nhân khác nhau về tư tưởng chính trị do phái Adonde (Đảng XHDC Đức) của Beben, Liepnech và phái Látxan (Liên minh công nhân toàn Đức). Công đoàn cũng bao gồm nhiều tổ chức riêng biệt, có khi đối lập nhau. 

Giai cấp công nhân Đức bị bóc lột nặng nề, đóng lương thấp, điều kiện lao động khác khổ. Vì vậy, phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống phát triển mạnh nhưng mang lại rất ít kết quả, bộc lộ nhược điểm phân tán của phong trào công nhân. Cuộc đấu tranh nghị viện (năm 1871 có 1 đại biểu của phong trào công nhân là Boben, năm 1874 có 6 đại biểu) cũng để lộ ra tình hình chia rẽ trấn trọng cần phải khắc phục. Vấn đề thống nhất lực lượng trở thành một yêu cầu khách quan cấp thiết. 

Năm 1875, phái Aidonác và phái Látxan đã họp đại hội ở thành phố Gota, thành lập một chính đảng thống nhất lấy tên là “Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức”. Sự thống nhất lực lượng công nhân Đức là một việc cần phải làm. Nhưng cương lĩnh của đại hội Gota mang tính chất cơ hội về những vấn đề cơ bản : chuyên chính vô sàn, liên minh công nông, đảng vô sản và con đường chuyển sang chủ nghĩa xã hội. Những người Aido Nắc rời bỏ lập trường mácxít, lùi bước trước phái Látxan. Ngay từ khi đại hội khai mạc, Múc và Ăngghen đã phê bình những luận điểm cơ hội chủ nghĩa của cương. lính, song những người lãnh đạo phái Ai Dơ Nắc không chịu tiếp thu và giấu kín, những nhận xét của Mắc không cho quần chúng biết. Sau này, năm 1891 Ăngghen đã công bố tập tài liệu đó, dưới nhãn để “Phê phán cương lĩnh Göta”), làm bài học chung cho giai cấp vô sản thế giới. 

Ảnh hưởng lớn mạnh của phong trào xã hội chủ nghĩa (trong cuộc bầu cử năm 1877 được 12 đại biểu) làm cho giai cấp thống trị lo ngại. Nhân hai vụ ám sát hụt vua Đức năm 1878 của những phản từ và chính phủ, Bixmác công bố “đạo luật đặc biệt, giải tán các tổ chức công nhân, đóng cửa các tòa báo công nhân, bắt bớ và truy nã hàng loạt đảng viên. 

Trước sự tấn công của Bixmác, những người lãnh đạo đảng tuyên bố giải tán đảng. Nhưng quần chúng ở các cơ sở đã biểu thị thái độ kiến quyết và vững vàng hơn nhiều. Họ tự thành lập những tổ chức bí mật và tiếp tục hoạt động Tạp chí “Người xã hội dân chủ được xuất bản và truyền đi bằng “bưu điện đô” – đường dây bí mật do quần chúng tổ chức – đến tay công nhân. Năm 1890, “đạo luật đặc biệt” bị hủy bỏ, đảng Xã hội dân chủ lại ra hoạt động công khai. có ảnh hưởng rất lớn ; số phiếu bầu cử tăng lên, đoàn viên công đoàn ngày càng đông đảo, cuộc biểu tình ngày 1-5-1890 được tiến hành rầm rộ. Đại hội công đoàn toàn Đức năm 1892 ở Anbecxtat quyết định kết nạp những công nhân chưa có tổ chức và thừa nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. 

Năm 1891, đại hội đảng Xã hội dân chủ họp ở Ecphuôcnơ thông qua cương lĩnh mới tiến bộ hơn cương lĩnh Gôta. Trong đó đã thiên nhận cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản nhất định sẽ dẫn tới chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh để ra yêu cầu đấu tranh đòi quyền tổng tuyển cử, ngày làm 3 giờ, quyền bãi công, hội họp… Tuy nhiên cùng còn có nhiều điểm nhân nhượng chủ nghĩa cơ hội : không nêu lên nhiệm vụ lật đổ nền quân chủ và xây dựng nhà nước cộng hòa dân chủ, không đề cập tới vấn đề chuyên chính vô sản, coi tôn giáo là việc riêng của mỗi người và không đủ động tới vấn đề ruộng đất. 

Trong đại hội Phrăngphua năm 1894, vấn đề ruộng đất được thảo luận và trao cho một tiểu ban đặc biệt nghiên cứu. Xuất phát từ luận điểm sai lầm là đảng Xã hội dân chủ không những là đảng của vô sản mà còn là đảng của tiểu tư sản thành thị và nông thôn, họ đưa ra chủ trương bảo vệ nông dân khỏi bị vô sản hóa và đề nghị góp phần vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp bằng con đường đưa “chủ nghĩa xã hội nhà nước” vào khuôn khổ chế độ tư bản chủ nghĩa : Đại hội Brétxlao năm 1895 đã bác bỏ cương lĩnh trên và đòi hỏi phải nghiên cứu vấn đề này hơn nữa, Ăngghen kịch liệt phê phán sự dao động của những người xã hội dân chủ trong tác phẩm Văn đề nông dân ở Pháp và Đức.

2. Chủ nghĩa xét lại Becxtaino 

Cuối những năm 90, phong trào công nhân Đức có những bước phát triển rõ rệt. Năm 1890 có 266 cuộc đình công với 38.536 người tham dự. Năm 1896 có 483 cuộc với 128308 người. Yêu cầu cơ bản của những cuộc đình công là đòi tăng lương và giảm giờ làm. 

Nhưng phong trào đấu tranh bị kìm hãm bởi chính sách của những bộ phận công nhân quý tộc. Mặc dấu đế quốc Đức không có nhiều thuộc địa như Anh nhưng nó cũng có nhiều nguồn siêu lợi nhuận do việc tham dự vào các công ti lũng đoạn quốc tế, xuất cảng tư bản, chế độ quan thuế cao để nâng cao giá thị trường trong nước, tăng cường bóc lột công nhân, nhất là công nhân người nước ngoài. Những nguồn siêu lợi nhuận to lớn tạo nên khả năng vật chất để giai cấp tư sản mua chuộc một bộ phận công nhân lớp trên. Tăng lớp này dán dẫn hình thành ý thức hệ thỏa hiệp với giai cấp tư sản. sợ hãi những biến đổi xã hội vì nó có thể phá vỡ cuộc sống ưu đãi của chúng. Điều kiện sống cao hơn người khác đã ràng buộc tăng lớp công nhân quý tộc vào bánh xe của chủ nghĩa tư bản. Chúng có thể phản bội giai cấp công nhân một cách hèn hạ, công khai liên minh với giai cấp tư sản, cúi mình trước giai cấp tư sản để hưởng “những mẩu bánh thừa trên bàn tiệc của nhà giàu”. Nó trở thành cơ sở xã hội của chủ nghĩa xét lại, thành “tay sai thật sự của giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, những công nhân tay chân của giai cấp tư sản (labour lienteants of the capitalist class), những kẻ truyền bá thật sự chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa sôvanh

Người đại diện cho trào lưu cơ hội chủ nghĩa Đức hồi cuối những năm 90 là E. Becxtaing (1850 – 1932) lên tiếng đòi xét lại chủ nghĩa Mác, nên được gọi là chủ nghĩa xét lại. Trong nhiều bài báo và đặc biệt tập trung trong cuốn “Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ của đảng Xã hội dân chủ”, Becxtaing nêu lên cơ sở lí luận của chủ nghĩa xét lại, rút ra kết luận là giai cấp công nhân sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải bằng con đường cách mạng mà bằng con đường chuyển hóa dẫn dần”, không phải bàng đấu tranh của quần chúng và hàng cách tăng số ghế đại biểu trong nghị trường. bằng việc giành đạo luật ngày làm việc 8 giờ, cải thiện điều kiện kinh tế và vật chất. Khẩu hiệu của Becxtaing *Phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng không đáng kể bộc lộ thực chất của nó không phải là đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chỉ lo tuyên truyền cho những cải cách trước mắt, cho hoạt động nghị trường. 

Đại hội đảng Xã hội dân chủ Đức năm 1899 ở Hanôvợ đã lên án chủ nghĩa Becxtaind. Beben kịch liệt phê phán, vạch trần tính chất cơ hội của Becxtaing và bảo vệ nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác. Roda Lucxembua cũng đấu tranh chống những luận điểm phản mácxít trong đại hội. Trong nhiều tác phẩm, Lênin đã phân tích nguồn gốc và cơ sở giai cấp của chủ nghĩa xét lại, vạch trần thực chất của nó là biến tướng của chủ nghĩa tự do tư sản khoác bộ áo mácxít, muốn chống chủ nghĩa Mác ngay trong nội bộ những người mácxít. 

3. Phong trào công nhân Đức đầu thế kỉ XX 

Đầu thế kỉ XX, phong trào công nhân Đức đạt tới đỉnh cao mới. Số người tham gia những cuộc bãi công tăng lên rõ rệt : năm 1900 – 1902 có gần 12 vạn người thì đến 1903 – 1904 có trên 25 vạn. Cuộc bãi công có tiếng vang nhất khi đó diễn ra ở Krimisau (Đắcxen), kéo dài trong nửa năm (8-1903 đến 1-1904), có 7 ngàn công nhân tham gia với yêu sách tăng lương và giảm giờ làm. Các cuộc bãi công tương tự cũng xảy ra ở các thành phố khác. 

Những tin tức của cuộc cách mạng Nga tháng 1-1905 lan truyền rất nhanh sang Đức. Giai cấp công nhân Đức nhiệt liệt đón chào sự kiện trọng đại đó bằng những cuộc mít tinh, những bàn kiến nghị, những khẩu hiệu “Chào mừng nước Nga giải phóng. Làn sóng đầu tranh ở Đức lại bùng lên mạnh mẽ. 

Tuy vậy. Đảng XHDC Đức ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng Cuộc khủng hoảng trong đăng xoay quanh các vấn đề chính trị và sách lược quan trọng ; tổng bãi công chính trị, khởi nghĩa và trang giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản, vai trò của đảng trong đấu tranh cách mạng. Dần dần trong phong trào công nhân Đức hình thành 3 khuynh hướng khác nhau : phải xét lại, phái giữa và phải tả. Becxtaine, Dauit Phonma tiêu biểu cho khuynh hướng xét lại, chống cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Đại diện cho phái giữa là Cauxky, Hase, ngoài miệng giả vỡ thừa nhận chủ nghĩa Mác nhưng trên thực tế biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc, che đậy những mâu thuẫn cơ bản của xã hội đó. Nêu lên cái gọi là chủ nghĩa siêu đế quốc”, Cauxky gây nên do tưởng là các