Các nước khác ở Châu Âu (1870 – 1914)
Sự phát triển kinh tế và bước chuyển sang chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ thứ XX không chỉ diễn ra ở các nước tư bản lớn mà còn lôi cuốn hầu hết các nước khác ở châu Âu.
Sau khi hoàn thành cuộc đấu tranh thống nhất, chủ nghĩa tư bản Ý có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà máy luyện kim, cơ khí được xây dựng. Sản lượng gang từ năm 1902 – 1913 tăng 2,4 lần, thép tăng gần 9 lần. Những ngành công nghiệp mới như hóa chất, ôtô, đóng tàu… cũng phát đạt. Nhiều công ti lũng đoạn ra đời như hãng “Inva” năm 3/4 sản xuất gang và thép, tơrơt “Edixon” thống trị ngành điện, công ti “Fiat” độc quyền ngành ôtô… Bốn nhà ngân hàng lớn nám hầu hết của cải trong nước. Riêng “Ngân hàng thương mại Ý” có số vốn tới 150 triệu lia, kiểm soát hầu hết công nghiệp luyện kim, sắt, cơ khí, đóng tàu… Tư bản nước ngoài, nhất là Pháp và Đức, đầu tư vào một số vốn đáng kể.
Trong khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, nước Ý vẫn chưa ra khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Ở miền Nam và một phần miền Trung quan hệ nửa phong kiến thống trị nông thôn, phần lớn đất đai ở trong tay quý tộc, đại đa số nông dân không có ruộng bị bóc lọt như xưa. Ở miền Bắc, chế độ tiểu tư hữu chiếm ưu thế ; một phần ruộng đất trong tay chủ tư bản được kinh doanh theo phương thức mới, nhưng những tàn dư cũ, nhất là chế độ bóc lột tả điển và cố nông, vẫn duy trì.
Tình hình đó làm nổi lên đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Ý là “chủ nghĩa đế quốc nghèo khổ.
Nhà nước “lưỡng hợp” Áo – Hung được thành lập năm 1867 trong điều kiện chưa tiến hành cuộc cách mạng tư sản, nên còn mang nhiều tàn tích phong kiến lạc hậu. Dưới sự thống trị của triều đại Hapxbua, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển chậm chạp, ách thống trị giai cấp và áp bức dân tộc rất nặng nể. Trong đế quốc nhiều dân tộc đó, chỉ có Séceơ (Tiệp) là hưng thịnh hơn, dẫn đầu về sản xuất gang, thép, sắt tấm và đường ray. Những ngành công nghiệp mới như ôtô, điện khí, dầu máy xe lửa… cũng phát đạt. Những nhà máy mới bắt đầu được xây dựng ở Hunggari, Xlôvac, Áo… Chiều dài đường sát năm 1901 lên tới gần 2 vạn km. Sản lượng dầu lửa đứng hàng thứ tư và gang đứng hàng thứ bảy trên thế giới. Nhiều ngành công nghiệp nằm trong tay bọn tư bản lũng đoạn. Hàng “Xcoda” độc quyền việc chế tạo vũ khí, ngành luyện kim và cơ khí, cung cấp quân trang, quân dụng cho quân đội Áo – Hung Sáu công ti lớn khống chế việc sản xuất 90% sắt, 92% thép. Các nhà ngân hàng tập trung một số vốn lớn tới 800 triệu bảng Anh, chi phối các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Tư bản Áo – Hung tìm cách xuất vốn sang vùng Ban Cang trong khi tư bản nước ngoài lại tăng cường đầu tư vào Áo – Hung : Đức khống chế các ngành luyện kim, điện khí, cơ khí, hóa chất ; Pháp kinh doanh đường sắt, cơ khí và khai mỏ than..
Áo – Hung chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu ; đưa nông thôn đi theo con đường kiểu Phổ” duy trì khá nhiều tàn tích phong kiến. Do đó nó thua kém rất xa so với các nước tư bản khác.
Mặc dầu là những đế quốc nhỏ yếu, giới cầm quyền ở Ý và Áo – Hung cũng nuôi tham vọng bành trướng đất đai. Trong nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Ý đã đặt ách thống trị thực dân ở Eritre (phía đông bắc Étiôpia năm 1865), Xômali (1869) và Livia (1912). Tuy nhiên, Ý vẫn thèm khát địa vị bá chủ ở Địa Trung Hải và miền đất rộng lớn của bán đảo Ban Càng Bọn thống trị Áo – Hung cũng dòm ngó vùng Ban Cang nhằm nô dịch người Xlave phương Nam. Gặp gỡ trong dã tâm xâm lược, cùng lo ngại Pháp và Nga, năm 1879 Đức và Áo – Hung kí kết hiệp ước liên minh và đến năm 1882, Ý tham gia, lập thành khối quân sự Liên minh tay ba, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới.