Chế độ chính trị và chính sách bành trướng của Mĩ

Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, quyền thống trị ở trong tay giai cấp tư sản, thông qua hai chính đăng luân phiên cầm quyền là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa đại diện cho lợi ích của đại tư sản công nghiệp và tài chính, chủ trương thuế quan cao (chính sách bảo hộ) và lừa bịp người lao động bằng khẩu hiệu “Giá hàng cao thì lương cao, giá hàng thấp thì lương thấp”. Đảng Dân chủ sau nội chiến là đại biểu của đại địa chủ và phủ nông của giai cấp tư sản miền Nam và bộ phận tư sản miền Bắc không tán thành chính sách bảo hộ. Cả hai đảng đều muốn lôi kéo tiểu nông tiểu tư sản về phía mình và muốn gây ảnh hưởng trong công nhân, cả hai đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp đại tư sản, đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản mà chỉ khác nhau về một số biện pháp cụ thể. Trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ranh giới giữa hai đăng không còn đáng kể nữa. 

– Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chế độ nô lệ (1861–1865) đem lại những điều kiện cải thiện nhất định đối với đời sống của người da đen. Ở nhiều bang miền Nam, người da đen có quyền bầu cử và tham gia các cấp chính quyền. Trên cương vị đó, họ tỏ rõ khả năng xuất sắc và có nhiều cống hiến tiến bộ, lập thành hệ thống giáo dục nhà nước, tiến hành chế độ thuế khóa công bằng, bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, dân chủ hóa bộ máy chính quyền địa phương và tổ chức các cơ quan cứu tế xã hội. Song địa vị và các hoạt động của họ tồn tại không được lâu. Nam 1872, nghị viện thông qua đạo luật ân xá, cho bọn chủ nô trước đây trở về phục hồi ách áp bức đối với người da đen. Người da đen bị loại dán ra khỏi các cơ quan, bị tước đoạt quyền bầu cử. Họ phải có điều kiện cử tri (về tài sản, mức thuế, trình độ văn hóa…). Từ năm 1881, bắt đầu ra đời đạo luật quy định người da đen đi tàu phải ngồi toa riêng không được tới khách sạn, vườn hoa và các nơi công cộng dành cho người da trắng Những luật lệ đó đặt người da đen vào tình trạng hết sức nhục nhã, luôn luôn bị khinh rẻ và bị đe dọa bởi sự thù địch và đánh đập bừa bãi của người da trắng. Đàng Klu-Klux-Klan (3K) là tổ chức phản động, mang nặng tính chất phân biệt chủng tộc, chuyên hành hạ những người da đen. 

– Trong thời kì cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, hướng. thôn tính chủ yếu của giai cấp tư sản Mĩ là những vùng đất đai “bỏ trống” ở miền Tây và một vài khu vực láng giềng. 

Tuy vậy, tham vọng trong những năm 1866, 1867 và 1871, Mã tiến hành nhiều cuộc đột nhập vào Triều Tiên nhưng đều thất bại. Nam 1882, Mi dùng vũ lực uy hiếp Triều Tiên, giành được một hiệp ước bất bình đẳng, cho phép Mỹ vào buôn bán ở 3 cửa biển, đặt đại diện ngoại giao, kiểu dân Mĩ, có quyền lãnh sự tài phán tức là nếu họ phạm tội thì sẽ do người Mĩ xử mà pháp luật Triều Tiên không được xử. 

Cùng trong những năm nào, Mĩ xâm lược quần đảo Xamoa và giành được hòa ước 1878, biển Pagô Pagô thành một căn cứ quân sự. Nhưng Mĩ vấp phải sự kình địch của Anh và Đức là những kẻ đều muốn đặt quyền thống trị ở đây. Cuộc điều đình năm 1889 đạt Samoa dưới sự “bảo hộ chung của cả 3 nước Anh, Mĩ và Đức. 

Đồng thời, những hoạt động xâm chiếm quần đảo Haoai được đẩy mạnh. Dưới con mất nhà buồn thì đây là thị trường nguyên liệu quan trọng cho kẻ nghệ làm đường. Còn đối với giới chính khách và quân sự thì đó lại là một cái cấu dẫn tới miền Đông châu Á. Năm 1875, Mĩ ép Hawaii kí hiệp ước thương mại, biến nó thành một thuộc địa kinh tế, gạt ảnh hưởng của Anh, Pháp ra ngoài. Cuối những năm 80, “kiểu dân” Mỹ ở Hawaii gồm chủ đồn điền mía, thầy tu… với sự hỗ trợ của các hạm đội và đại bác đã làm một cuộc cách mạng” ( !) lật đổ vương triều tự chủ Hawaii Năm 1893, quần đảo bị đặt dưới sự “bảo hộ” của Mĩ. 

Ở châu Mỹ latinh, Mĩ đã giành được một số quyền lợi ở Mexico và các nước Trung Mĩ. Dưới chiều bài học thuyết Mơn Rô, năm 1889 Mã triệu tập hội nghị toàn châu Mĩ, để ra cái gọi là “chủ nghĩa Liên Mỹ đặt các nước Mĩ latinh dưới ảnh hưởng của Mĩ. 

Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha. Cuộc chiến tranh được tiến hành ở cả hai vùng biển Caribe và Thái Bình Dương. Chỉ sau 3 tháng. Tây Ban Nha thua. Hòa ước Pari tháng 12-1898 cho phép Mỹ được chiếm Philippin, các đảo Puecto Ricô và Guyam. Tây Ban Nha cam kết không dòm ngó đến Cuba và nhận đạt nơi đó dưới quyền “bảo của Mi. Tây Ban Nha được nhận món tiền “bồi thường là 20 triệu đôla. Cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa đầu tiên nhàm chia lại thế giới. 

Cùng thời gian đó, Mi hoàn thành việc thôn tính Haomi, sáp nhập thành một bộ phận của nước Mĩ. Việc thống trị chung giữa Anh, Đức và Mĩ trên quần đảo Xamoa chấm dứt, Mĩ được chiếm hoàn toàn phần phía đông Xamoa thủ phủ là PagoPagô một vị trí chiến lược quan trọng 

Rõ ràng là việc chiếm Cuba và Puectô Ricô đã củng cố vị trí của Mĩ ở vùng biển Caribe và thành một bàn đạp tiến vào châu Mỹ Latinh. Việc thôn tính Philippin, Guyam, Đông Samoa, và Haoai đã tạo nên những căn cứ hải quân chắc chắn để tiến hành âm mưu chinh phục châu Á. Cho nên, có thể nói rằng Cuba, Philippin, Hawai chỉ là “những món khai vị cho một bữa tiệc sang trọng hơn”. 

Một trong những bàn tiệc” mà đế quốc Mĩ thèm muốn là thị trường Trung Quốc rộng lớn và giàu có. Trong hơn nửa thế kỉ, các nước đế quốc phương Tây xâm nhập vào Trung Quốc, thành lập những “khu vực ảnh hưởng về mặt chính trị và kinh tế. Trong khi xâu xé Trung Quốc, các đế quốc không ngừng kèn cựa lẫn nhau. Với tham vọng độc chiếm Trung Quốc nhưng chưa chuẩn bị đẩy đủ lực lượng. Mĩ đưa ra cái gọi là chính sách “mở của năm 1889. Theo đó các nước thừa nhận chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc các nước đều bình đẳng đối với những đặc quyền ở Trung Quốc không xâm phạm vào những khu vực của nhau và ở khu vực ảnh hưởng của các nước đều đánh thuế ngang nhau đối với hàng hóa nước khác nhập vào. Thực chất là Mĩ ngăn chặn các nước để quốc tiếp tục xâm chiếm Trung Quốc để hàng hóa Mĩ nhập vào Trung Quốc và chờ thời cơ cho Mi len chân vào thị trường này. Trong tình trạng mâu thuẫn giữa các đế quốc gay gắt mà chưa nước nào có thể nuốt chửng Trung Quốc được, chúng phải tạm hòa hoãn bàng cách chấp nhận chính sách trên. Đồng thời, Mĩ cùng các đế quốc tham gia trấn áp khởi nghĩa Nghĩa hòa đoàn, làm áp lực buộc Mãn Thanh phải kí thêm bản hiệp ước bất bình đẳng Tần sửu (1901) cho phép các nước có quân đội bảo vệ đường giao thông và bối thường 450 triệu lạng bạc. Riêng Mĩ được 25 triệu đôla. Thực tế đó chứng tỏ rằng chính sách “mở cửa” chỉ là một bước, một thủ đoạn của quá trình xâm lược của Mĩ vào Trung Quốc mà thôi. 

Ở châu Mỹ latinh, Mĩ tăng cường mở rộng khu vực ảnh hưởng. Mĩ mua lại của Pháp tất cả các cổ phần của Công ti Panama bị phá sản và buộc Anh phải thừa nhận độc quyền khai thác của Mĩ ở đây. Tiếp theo, Mĩ đòi Colombia trao độc quyền thiết kế và khai thác hình Panama nằm trên lãnh thổ Colombia. Nhằm thực hiện âm mưu chiếm đoạt, năm 1903, Mi gây một cuộc phiến loạn ở Colombia với sự hỗ trợ của chiếc tuần dương hạm đậu ngoài biển. Panama tách khỏi lãnh thổ Colombia, tuyên bố độc lập, trao cho Mĩ độc quyền xây dựng kênh, đặt đường sắt và đóng quân ở hai bờ kênh. Sau 10 năm xây dựng (1904-1914) Mã độc chiếm kênh đào Panama vị trí chiến lược quan trọng về quân sự và kinh tế. 

Để xác lập quyền thống trị ở châu Mĩ latinh, năm 1904, tổng thống Mĩ Thô Đo Rudoven đưa ra trước quốc hội “chính sách cái gậy lớn” tự trao cho mình nhiệm vụ “sen đám Tây bán cầu”, đứng ra can thiệp vào nội bộ các nước hoặc các vụ tranh chấp giữa các nước châu Âu với khu vực này. Bàng “chính sách cái gây lớn”, kết hợp với “chinh sách ngoại giao đô la”, Mĩ đã nắm được về chính trị và kinh tế một số nước Mĩ la tinh : San Domingo, Mêhics, Nicaragua… xác lập quyền khống chế Tây bán cầu