Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng nhân dân từ 1870 – 1914
1. Phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa Mĩ
Giai cấp công nhân Mi có những đặc điểm khác với giai cấp công nhân châu Âu. Vùng đất đai rộng lớn ở phía tây là lối thoát cho những công nhân không chịu nổi ách áp bức của bọn chủ, bỏ sang canh tác và trở thành phácmơ. Do đó, trong một thời gian tương đối dài, giai cấp vô sản công nghiệp ở Mĩ không thực ổn định. Thành phần phức tạp trong công nhân, sự khác nhau về nguồn gốc dân tộc, màu da và ngôn ngữ là một trở ngại rất lớn. Bọn tư sản lợi dụng điều đó để gây chia rẻ, phá hoại sự đoàn kết trong nội bộ. đồng thời tăng cường bóc lột đông đảo quần chúng lao động cơ bản, mua chuộc công nhân quý tộc”, ngân trở sự trưởng thành về ý thức và sự hình thành những tổ chức độc lập của công nhân.
Lịch sử đấu tranh của công nhân Mỹ trong những năm 70-80 gắn liền với phong trào đình công và bài công sôi nổi khắp cả nước. Cuộc bài công của công nhân đường sắt (1877–1878) lan ra 17 bang, bao gồm các trung tâm xe lửa, biến thành cuộc bãi công toàn quốc đầu tiên và nhiều nơi mang tính chất một cuộc nội chiến nhỏ. Công nhân đường sắt, được sự ủng hộ của công nhân các ngành và của phácmơ, đã chiến đấu dũng cảm chống lại quân đội và cảnh sát. Mặc dấu bị trấn áp, cao trào 1877-1878 gây được ảnh hưởng lớn lao trong việc khích lệ tinh thần đấu tranh của quần chúng
Những cuộc biểu tình, đình công và tẩy chay trong những năm 80 xoay quanh khẩu hiệu đòi ngày làm 8 giờ. Gần 40 vạn công nhân đã tham gia cuộc tổng bãi công 1-5-1886. Cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt nhất ở Xicago với sự tham gia của 8 vạn người do “Liên đoàn Lao động Mĩ” lãnh đạo. Bọn cảnh sát nổ súng vào công nhân trên quảng trường, những người cấm đấu bị bắt và xử tử. Tuy nhiên, chính phủ buộc phải ban hành đạo luật ngày làm 8 giờ nhưng chỉ mới áp dụng cho khoảng 1-2 vạn người. Cuộc chiến đấu anh dũng và thắng lợi bước đầu của công nhân Mĩ được giai cấp công nhân toàn thế giới chào mừng Đại hội Quốc tế II năm 1889 đã quyết nghị lấy ngày đó làm ngày hội đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản thế giới. Từ đó, ngày 1-5 vinh quang vĩnh viễn được ghi vào lịch sử loài người – ngày Quốc tế Lao động.
Năm 1876, “Đảng Công nhân xã hội Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa các nhóm mác xít và phái Látxan trong các phân bộ Quốc tế I ở Mĩ. Tổ chức nghiệp đoàn có tính chất toàn quốc khi đó là “Liên đoàn lao động Mô (AFL) thành lập năm 1881. Trong những ngày đầu, Liên đoàn lao động còn có tính chất cách mạng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ sôi nổi năm 1886. Nhưng Liên đoàn chỉ kết nạp những công nhân da trắng có trình độ kĩ thuật, đẩy đại đa số công nhân rơi vào địa vị nô lệ chủ nghĩa tư bản và phản bội quyền lợi của người da đen.
Trong những năm 90, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cải lương và cách mạng được tiến hành trong phong trào công nhân Mĩ. Bọn cơ hội chủ nghĩa và những người cảm đầu Liên đoàn lao động. bệnh vực giai cấp tư sản, tìm cách điều hòa mâu thuẫn giữa chủ và thợ, xa lánh cuộc đấu tranh của quần chúng. Những người cảnh Tà trong Liên đoàn có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đòi phải ủng hộ phong trào đình công, tiến hành đấu tranh chính trị độc lập của giai cấp công nhân và thừa nhận đấu tranh giai cấp. Nhưng thành phần phức tạp của công nhân Mì và tình trạng thiếu một cường lĩnh thật sự cách mạng đã hạn chế những hoạt động của họ.
Bước vào đầu thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có những chuyển biến lao và những cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng mở rộng Tình hình đó có ảnh hưởng tới phong trào công nhân. Một mặt, do sự bóc lột tăng cường, giá sinh hoạt đất đỏ, tiền lương thực tế giảm sút, đời sống của đông đảo quần chúng bị đe dọa. Mặt khác, bọn chủ tư bản đẩy mạnh việc mua chuộc tầng lớp công nhân có kĩ thuật cao. Cho nên, trong khi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản được tăng cường thì sự phân hóa và đấu tranh giữa các trào lưu mác xít và cơ hội cũng diễn ra gay gắt trong phong trào công nhân.
Năm 1901, các nhóm xã hội chủ nghĩa tiến hành sự hợp nhất với đảng Xã hội dân chủ thành lập năm 1897 thành “Đảng Xã hội Mĩ. Đảng Xã hội Mĩ xây dựng theo kiểu các đảng Xã hội dân chủ châu Âu. Ngay từ đầu đã bộc lộ 2 khuynh hướng rõ rệt. Cánh Hữu cơ hội chủ nghĩa đi theo con đường cải lương hoạt động chủ yếu hướng vào các cuộc vận động tuyển cử. Cảnh “Từ” đấu tranh chống bọn cơ hội và bộ máy quan liêu thối nát của Liên đoàn lao động ủng hộ phong trào bãi công, chủ trương xây dựng lại nghiệp đoàn theo nguyên tắc nghề nghiệp, thống nhất công nhân da trắng và da đen. Trong những người lãnh đạo có Hayut, Phốxtơ, Rutenbớc mà sau này trở thành người sáng lập Đảng Cộng sản Mĩ.
Chống lại đường lối cơ hội chủ nghĩa của Liên đoàn lao động. năm 1905, một tổ chức nghiệp đoàn khác ra đời là “Công nhân sản nghiệp thế giới” (I.WW). Người sáng lập là Đepxơ, Hayut và Đo Leông “Công nhân sản nghiệp thế giới” kết nạp cả những công nhân không có hoặc có trình độ kĩ thuật thấp. I.WW đã đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của công nhân. Những cuộc bãi công liên tiếp nổ ra : năm 1905 bãi công của công nhân mỏ các bang miền Tây, năm 1907 ở bang Nevada, năm 1912 của công nhân dệt bang Masasuset và năm 1914 cuộc bai công mang tính chất nội chiến của công nhân mỏ bang Colorado… Nhưng chủ nghĩa nghiệp đoàn vô chính phủ và những sai lầm có tính chất bè phái không làm cho IWW phát huy được ảnh hưởng rộng rãi của nó.
2. Phong trào đấu tranh của người da đen
Vấn đề người da đen vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong sinh hoạt chính trị của nước Mi. Chính sách đàn áp và phân biệt chủng tộc của bọn tư sản đã làm bùng lên một đợt đấu tranh mới vào khoảng năm 1904-1914. “Phong trào Niagara’ do Uyliam Duyboa lãnh đạo đòi chấm dứt tất cả sự phân biệt đối xử và đòi quyền bình đẳng trong xã hội. Có thể nói phong trào Niagara là khởi điểm của cuộc đấu tranh giải phóng người da đen tiến hành trong hàng chục năm sau. Nó làm cho giai cấp tư sản hoàng sợ. “Hội giúp người da đen tiến bộ toàn quốc” thành lập năm 1909 là liên minh giữa những người trí thức da đen thuộc tầng lớp trung gian và những người bạn da trắng, chủ trương đấu tranh cho sự bình đẳng chủng tộc về pháp luật, kinh tế, xã hội và công đoàn. Nó chống luật treo cổ và thuế cử tri. Năm 1910, phong trào Niagara nhập vào hội trên.
Tuy nhiên, giai cấp công nhân da đen còn non về ý thức, yếu về tổ chức chưa thể giữ vai trò lãnh đạo. Họ còn bị tách rời khỏi phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa. Các chính đảng công nhân và các công đoàn, hoặc phạm vào sai lầm của tệ phân biệt chủng tộc, hoặc không nêu lên được những yêu sách chính đáng và cấp thiết của người da đen mà lí luận một cách giáo điều là vấn đề giải phóng người da đen hoàn toàn nằm trong vấn đề giải phóng giai cấp. Họ chỉ nêu khẩu hiệu đấu tranh giai cấp chung chung mà không đặt vấn đề đấu tranh giải phóng người da đen, không có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của phong trào. Cuộc đấu tranh của người da đen còn phải trải qua một quá trình lâu dài và gian khổ trong hàng chục năm sau nữa.