Phong trào công nhân thế giới sau khi Công xã Pari thất bại

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tư bản sau năm 1870 đã làm cho giai cấp vô sản các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ở Mĩ, Đức, Anh, Pháp, Nga phát triển nhanh chóng. Đội ngũ công nhân các nước này đã tăng lên tới hàng triệu. Nước Mĩ sau nội chiến (1861-1865) đã phát triển công nghiệp mạnh mẽ, số lượng công nhân tăng nhanh và cuộc đấu tranh bất đầu với những quy mô to lớn có ý nghĩa lịch sử trong phong trào công nhân quốc tế. 

Sau Công xã Pari 1871, Quốc tế I giải tán. Phong trào công nhân bắt đầu thời kì mới tập hợp lực lượng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh tương lai chống chủ nghĩa tư bản. 

Mác và Ăngghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế. Lúc này, phong trào công nhân Đức có vị trí đặc biệt trong những cuộc vận động cách mạng ở đó. Đảng của giai cấp công nhân Đức thành lập năm 1869 – Đảng Xã hội dân chủ Đức – trở thành chính đảng đầu tiên và có vai trò là ngọn cờ trong phong trào công nhân quốc tế. 

Học thuyết Mác đã giành được thắng lợi lớn trong phong trào công nhân. Những hoạt động thực tiễn và lí luận của Mác và Ăngghen có một tầm quan trọng to lớn đối với lịch sử. Tác phẩm lớn của Mác – bộ Tư bản tập I ra đời năm 1867 có tầm quan trọng đặc biệt về mặt lí luận. Đó là một bộ sách có ý nghĩa cách mạng và khoa học. 

Các Mác, người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, người cổ vũ và tổ chức phong trào công nhân quốc tế đã từ trần ngày 14 – 3 – 1883. Phong trào công nhân quốc tế mất một nhà lí luận chỉ đường, một lãnh tụ thiên tài, một nhà tổ chức chiến đấu của giai cấp vô sản. 

Sau khi Múc mất, trách nhiệm lãnh đạo phong trào công nhân đặt lên vai Ăngghen. Ăngghen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử trao cho ông. Ông đã sửa chữa và xuất bản tập II và tập III của bộ sách “Tư bản” vào những năm 1885 và 1894. Ngoài ra, Ăngghen đã hoàn thành nhiều công trình khoa học khác góp phần làm sáng tỏ và phát triển học thuyết của Mác. 

Do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác, ở một số nước châu Âu và châu Mĩ đã thành lập đảng công nhân, đảng xã hội hay các nhóm có khuynh hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân. Sau Đảng Xã hội dân chủ Đức thành lập đầu tiên năm 1869, các đảng công nhân lần lượt xuất hiện ở Hà Lan (1870), Đan Mạch (1871), Mĩ (1876), Pháp (1879), Tây Ban Nha (1879), nhóm xã hội trong phong trào công nhân Anh thành lập (1884) (sau thống nhất thành tổ chức công liên mới 1889) nhóm Giải phóng lao động ở Nga (1883), Bỉ (1885), Na Uy (1887), Áo, Thụy Điển, Thụy Sĩ (1889). Sự ra đời của các chính đảng công nhân, dù còn nhiều mặt hạn chế, cũng đánh dấu việc lớn lên của phong trào công nhân các nước. 

Phong trào công nhân quốc tế so với thời kì trước Công xã đã phát triển rộng rãi hơn, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước. Nhưng ngay sau khi mới ra đời, các chính đảng, các nhóm xã hội đã bị truy nã gắt gao, bị ngăn cấm hoạt động. Việc chính phủ phản động Đức ra đạo luật đặc biệt cấm Đảng Xã hội dân chủ Đức hoạt động là một điển hình về sự khủng bố đối với giai cấp công nhân và chính đáng của nó. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ tạo nên mảnh đất tốt cho chủ nghĩa Mác thảm nhập. Nhưng nhiều người lãnh đạo phong trào công nhân còn mang tư tưởng cơ hội chủ nghĩa nặng nề. Những người theo chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân như Beben, Liephếch, Ghexdo, Laphacgo dưới sự lãnh đạo của Ăngghen đã vạch ra kế hoạch tổ chức một quốc tế mới mang tính tổ chức và tính nguyên tác cao. Ăngghen đã nhắc các lãnh tụ quốc tế phải để phòng bọn cơ hội ở Anh, Pháp. Những nhà lãnh đạo mácxít trong phong trào công nhân Pháp được trao quyền triệu tập đại hội quốc tế ở Pari. Đồng thời, trong cuộc họp công đoàn ở Luân Đôn năm 1888, phái “Có thể ở Pháp cũng được ủy quyền triệu tập một đại hội quốc tế. Như vậy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa cơ hội và những người mácxít đã diễn ra quyết liệt ngay từ đầu.