Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, quá trình diễn biến của cuộc chiến tranh
Đến đấu thế kỉ XX, châu Âu bị phân chia thành 2 tập đoàn đế quốc : một bên là các nước Hiệp ước gồm có Anh, Pháp, Nga, sau thêm Nhật (1914), Ý (1915) và một bên là phe Liên minh gồm nước Đức. Áo – Hung sau thêm Thổ Nhĩ Kỳ (1914), Bungari (1915).
Các cuộc khủng hoảng về vấn đề Maroc ở Bắc Phi (1905 – 1906 và 1911) và chiến tranh ở Ban Cang (1912-1913) là những tiếng súng báo hiệu khả năng nổ ra chiến tranh thế giới đang đến gần và khó tránh khỏi. Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của hai phe đế quốc chủ nghĩa trên cơ bản đã xong
Ở Đức và Áo – Hung, chi phí quân sự chứng 4.000 triệu mác, chi phí quân sự ở Anh, Nga và Pháp chừng 4.760 triệu mác. Đức đã chuẩn bị xong 8 triệu quân được huấn luyện cần thận. Hàng năm, các nước Hiệp ước họp hội nghị các bộ tống tham mưu, đặt kế hoạch tỉ mỉ về việc xác chiến chung. Hai bên chỉ còn chờ thời cơ để gây chiến tranh.
Ngày 28 tháng 6 năm 1914, chính phủ Áo – Hung tổ chức một cuộc tập trận ở Bosnia. Thái tử Áo là Phơrăngxoa Phecdinan khi đến thủ đô Bosnia là Xaragievô để tham quan cuộc tập trận thì bị những người thuộc tổ chức “Bàn tay đen” ám sát. Đó là một tổ chức yêu nước Xécbi chống ách thống trị của đế quốc Áo – Hung.
1. Chiến tranh bùng nổ
Vụ ám sát ở Xaragiêvô khiến đế quốc Đức có được cái có mà họ mong mỏi từ lâu. Vinhem II lợi dụng ngay có đó, hùng hổ đòi Áo phải lập tức tuyên chiến với Xéc Bi. Mặc dầu Xéchi đã chịu hết những điều kiện trong tối hậu thư, nhưng ngày 28-7-1914, Áo – Hung vẫn tuyên chiến với Xéchi. Đức và Nga cùng một lúc đều động viên để viện trợ lực lượng đồng minh của mình : Đức viện trợ Áo – Hung. Nga giúp đỡ Xécbi.
Ngày 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga. Hai hôm sau, tức ngày 3-8, Đức tuyên chiến với Pháp.
Kế hoạch tác chiến của Đức do tổng tham mưu trưởng Sơliphen đặt ra, dự định đầu tiên sẽ đánh một đồn chỉ mạng vào Pháp, đánh bại Pháp chớp nhoáng trong vòng nửa tháng rồi sẽ điều chủ lực sang mặt trận Nga. Kế hoạch của Sơliphen xuất phát từ hai giả thiết : một cho rằng Anh không lập tức tham chiến ngay, hai là Nga còn cần phải một thời gian nữa mới có thể động viên được lực lượng mà trong thời gian đó, Đức có thể hoàn toàn đánh bại Pháp. Nhưng cả 2 giả thiết đều sai lầm. Ngày 4-8, một ngày sau khi Đức tuyên chiến với Pháp, Anh đã tuyên chiến với Đức. Còn Nga thì đã hoàn thành việc động viên một cách nhanh chóng. Khi chủ lực quân Đức chiếm được nước Bỉ trung lập, đang trên đường từ phía Bắc xâm nhập vào Pháp và tiến về Pari thì quân Nga đã tấn công ngay quân Đức ở phía đông để ủng hộ đồng minh của Nga là Pháp. Phía đông lại là đồn lũy của bọn quý tộc Đức, do đó Đức bị động phải rút ngay mấy sư đoàn ở mặt trận phía Tây sang phía Đông.
Mùa thu năm 1914 có hai trận chiến đấu xảy ra gắn cùng một lúc, đó là trận chiến đấu giữa chủ lực quân Đức và quân đội. Anh – Pháp trên sông Macno gần Pari và trận chiến đấu giữa quân Nga và quân Đức do tướng Hindenbua chỉ huy ở bờ hồ Mayuri thuộc Đông Phổ.
Trận kịch chiến trên sông Mác Nơ, có 150 vạn quân tham gia. Quân Đức đã thất bại và một bộ phận chủ lực phải điều sang phía đông. Pari được cứu thoát. Cuộc giao chiến dừng lại ở miền Bắc nước Pháp, và từ đó cho đến khi chiến tranh kết thúc, trong suốt mấy năm liền mặt trận vẫn ổn định. Hai bên đều nắp trong chiến hào, xây những công sự phòng ngự kiên cố. Trong trận ở bờ hồ Mayuri. quân Nga đã tràn vào Đông Phổ trong lúc chưa chuẩn bị một cách đầy đủ, nên bị thất bại và sau đó phải rút khỏi Đông Phổ.
Nhưng chiến tranh ngay từ đầu đã có lợi cho Nga. Quân đội Áo – Hung bị đánh tan, quân Nga chiếm được một phần tây Ukraina và vùng Bucovina. Người Tiệp Khắc và những người Xlavơ trong quân đội Áo – Hung không muốn đánh nhau cho Áo – Hung nên đã ra hàng hàng loạt. Tháng 10 – 1914, Thổ tham gia chiến đấu bên phe Đức, nhưng chỉ 2 tháng sau, quân Nga đã liên tiếp chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kì trên mặt trận Nam Capcado.
Tình hình chung trong mấy tháng đầu của chiến tranh làm cho kế hoạch Sơliphen, “kế hoạch chiến thắng chớp nhoáng” của Đức bị phá sản, làm đảo lộn kế hoạch của Bộ tổng tham mưu Đức vạch ra cho một cuộc chiến tranh ngắn hạn. Chiến tranh trở thành lâu dài. Đức bị động buộc phải chiến đấu ở cả hai mặt trận cùng một lúc. Các nước đồng minh của Đức tỏ ra yếu đuối. Nhưng các nước Hiệp ước cũng không thể gây được một chuyển biến có lợi cho mình. Cả hai bên đều ở thể cấm cự
2. Quá trình diễn biến của chiến tranh trong những năm 1915-1916
Chiến tranh bắt đầu ở châu Âu, lan tràn ra khắp thế giới. Tháng 5-1915, Ý gia nhập phe các nước Hiệp ước và tháng 10, Bungari gia nhập phe Đức ; còn Nhật Bản mặc dầu trên thực tế chưa tham chiến, nhưng đã nhân cơ hội có lợi, cướp lấy thuộc địa của Đức ở Trung Quốc và Thái Bình Dương Nam 1915, Nhật bất Trung Quốc phải tiếp thu hiệp ước “21 điều khoản” như nhường tỏ giới, căn cứ cho Nhật, mời cố vấn Nhật v.v.., thực chất là ra điều kiện để nổ dịch Trung Quốc. Ở châu Phi và những thuộc địa khác cũng đều xảy ra chiến tranh. Tại châu Phi, Anh và Pháp tiến hành cướp đoạt các thuộc địa của Đức. Chiến sự cũng diễn ra trên mặt biển và đại dương. Chiến tranh dần dần lan rộng, ngày càng lôi cuốn nhiều nước vào vòng chiến. Nó biến thành một cuộc chiến tranh có quy mô thế giới.
Ở mặt trận phía Tây châu Âu, trong 2 năm này không có một biến chuyển quan trọng nào lớn, tuy hai bên dồn sức và binh lực để có đánh thắng đối phương. Hai bên đều sử dụng kĩ thuật mới trong chiến tranh. Đức đã dũng hơi ngạt còn Anh thì đưa xe tăng vừa mới phát minh ra chiến đấu. Máy bay và các kĩ thuật quân sự khác đều được nghiên cứu cải tiến nhanh chóng.
Mặt trận chính chuyển sang phía Đông. Đức dồn lực lượng sang phía Đông mong đè bẹp Nga vì Đức cho rằng nước Nga Sa hoàng là một khâu yếu trong hàng ngũ các nước Hiệp ước và sau khi đánh bại Nga, Đức sẽ rảnh tay đánh Pháp. Năm 1915, Đức và Áo dồn lực lượng đánh Nga và Xécbi. Mùa xuân 1915, Nga tiếp tục tấn công ở Tây Nam, đánh bại Áo – Hung. Nhưng tháng 5 – 1915, quân Đức đem số quân đông gấp đôi quân Nga và số đại bác gấp 10 lần đại bác của Nga để chọc thủng chiến tuyến Nga. Nga thua lớn phải bỏ Galixia và Bucovina. Tháng 7, Đức lại tấn công phía Bắc và Nga phải rút khỏi đất Phổ. Cuối cùng, hai bên lại bước vào thế cấm cự.
Cho đến giữa năm 1915, bên Anh, Pháp, Nga thêm Ý, nhưng Ý chẳng giúp được gì mấy. Đức, Áo – Hung và Thổ được thêm Bungari tham chiến là một thắng lợi quan trọng về ngoại giao và quân sự. Sau khi phá tan Xéc-bỉ, phe Liên minh cùng Bungari làm thành đường giao thông quan trọng từ Đức, Áo – Hung sang Thổ Nhĩ Kì.
Năm 1915, tuy phe Liên minh tháng lớn, song không đạt được kết quả hoàn toàn vì không đè bẹp nổi Nga, và Đức vẫn không đốc được toàn lực sang phía tây đánh Pháp như dự tính.
Sang năm 1916, mặt trận chính không cố định, khi ở phía Tây, khi chuyển sang Đông, hai bên đều tổn thất phần lớn binh lực. Đức muốn thoát khỏi cảnh khốn quẫn, liên mở cuộc tấn công dữ dội vào cứ điểm quan trọng Vec Doong của Pháp. Như vậy, Đức lại chuyển chủ lực từ Đông sang Tây. Trận Véc Đoong diễn ra trong 7 tháng liền, số thương vong của cả hai bên lên tới 70 vạn. Trong lúc chiến sự xảy ra ở đây thì quân Áo – Hung bắt đầu tấn công mặt trận Ý làm cho quân Ý hoang mang phải rút quân. Tháng 6-1916, quân Nga tấn công ở mặt trận Tây – Nam, đánh bại hoàn toàn quân đội. Áo – Hung, tiêu diệt chủ lực quân của Áo – Hung Rumani trước đây vẫn bàng quan, nay cũng tuyên chiến với Đức, song quân Rumani không giúp được gì mấy cho phe Hiệp ước. Còn quân Nga tuy đã giành được thắng lợi quan trọng bước đầu, nhưng vì thiếu đạn đại. bác nên không tiến được xa sang phía tây và cuộc tấn công bị ngừng lại. Trong tình hình nghiêm trọng đó, Đức buộc phải điều quân đi khắp nơi để cắm cự. Bộ tham mưu Đức liên ngừng cuộc tấn công ở Vécdoong và hạ lệnh rút một số pháo đài ở Vécdoong mà quân Đức đã chiếm được. Trong lúc đó, bộ chỉ huy Áo – Hung cũng không cho quân tiến sang Ý nữa.
Năm 1915 – 1916, chiến tranh cũng diễn ra trên mặt biển. Hạm đội Anh phong tỏa nước Đức. Trong 2 ngày 31-5 và 1-6-1916 hạm đội Anh và hạm đội Đức đánh nhau quy mô lớn ở gần bờ biển Giutlan và sau này tàu chiến Đức không dám ra khỏi hải cảng của mình.
Kết quả là đến cuối năm 1916, Đức bị thiệt hại lớn, Áo cũng bị thiệt hại nặng ở vùng Galicia trước sức tấn công của quân Nga. Đức – Áo từ thể chủ động chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông và Tây. Trong lúc đó, khả năng quốc phòng của Anh và Pháp càng được tăng cường. Trên mặt biển, Đức và Áo bị hải quân Anh phong tỏa. Phe Anh – Pháp định phản công một trận lớn – trận sông Xommơ – hòng đánh bại Đức, nhưng rút cục không đạt được mục đích. Ở mặt trận phía Đông, Anh Pháp lôi kéo được Romania, Hy Lạp và như vậy phe Hiệp ước đã thắng lợi về mặt ngoại giao. nhưng về mặt quân sự cũng không đạt được kết quả gì hơn.
Nhìn chung trong hai năm, phe Anh Pháp thì có giành thế chủ động, còn phe Đức – Áo thì cố giữ. Cả hai bên đều không đạt được mục đích, nhưng ưu thế nghiêng dẫn về phe Hiệp ước.
3. Chiến tranh thế giới trong năm 1917
Mùa xuân năm 1917, phe Hiệp ước định mở một cuộc tấn công. vào tất cả các mặt trận châu Âu để đánh bại Đức. Nga không tham gia vào kế hoạch đó vì ở trong nước bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga (tháng 2-1917). Anh cũng như Pháp dựa vào vũ khí mới, đánh vào mặt trận phía Tây, nhưng bị thất bại trong trận sông Enbơ tháng 4 và 6 năm 1917. Trước tình hình đó, Đức cố dồn lực lượng đánh vào điểm yếu của phe Hiệp ước để giành thế chủ động và củng cố bạn đồng minh Áo – Hung
Chính phủ lâm thời Nga lúc bấy giờ do Kêrenxki đứng đầu cũng cho quân tấn công Đức ngày 1-7-1917 để làm giảm áp lực quân sự của Đức ở mặt trận phía Tây, nhưng quân Nga cũng bị thất bại liên tiếp. Cũng như Nga, dưới áp lực Anh – Pháp, quân Ý phải đánh nhau với Áo tháng 10 năm 1917, nhưng Đức nhờ tháng được Nga nên đã đem quân giúp Áo đánh bại Ý.
Tháng 2 năm 1917, Đức tiến hành một cuộc chiến tranh tàu ngầm quyết liệt và đó là niềm hi vọng để Đức chiến thắng phe Hiệp ước. Lúc đó Đức tuyên bố rằng với chiến thuật này, Đức sẽ buộc Anh đầu hàng trong vòng 6 tháng. Chiến tranh tàu ngắm của Đức đã làm cho phe Hiệp ước nguy khốn vì bị phong tỏa, bị cắt đứt đường. tiếp tế lương thực, nhất là đối với Anh và đồng thời cũng làm cho thương nghiệp Mỹ đình đốn.
Việc phát động chiến tranh tàu ngầm đã tạo cho chính phủ Mỹ cãi cớ đang chờ đợi để cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức. Tháng 4 – 1917, Mĩ chính thức tuyên chiến với Đức với lí do chiến tranh tàu ngầm của Đức là vô nhân đạo, đã tấn công vào các tàu buôn của Mĩ.